Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài khảo sát một số loại tinh dầu của cây ngò ( coriandrum sativum l ) copy...

Tài liệu đề tài khảo sát một số loại tinh dầu của cây ngò ( coriandrum sativum l ) copy

.PDF
98
42
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN BÍCH HÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ LOẠI TINH DẦU CỦA CÂY NGÒ (Coriandrum sativum L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN BÍCH HÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ LOẠI TINH DẦU CỦA CÂY NGÒ (Coriandrum sativum L.) Chuyên ngành: Hóa học Hữu Cơ Mã số: 60 44 27 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH – 2010 “Không Thầy đố mày làm nên” Với tất cả lòng thành kính sâu sắc nhất, em xin gửi lời tri ân đến : Thầy Lê Ngọc Thạch, Thầy đã chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Thầy cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, những người đã từng bước truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Thầy Lê Khắc Tích, dù tuổi cao sức yếu vẫn tận tình đóng góp nhiều ý kiến giúp hoàn thiện đề tài. Thầy Trần Hữu Anh đã cung cấp những tài liệu tham khảo có ích. “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Suốt ba năm học tập, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chân tình đã góp phần giúp tôi hoàn thành chương trình cao học. Tôi xin chân thành cảm ơn : GV Hoàng Việt, em Nguyễn Xuân Minh Ái – BM. Sinh thái - Sinh học tiến hóa- Khoa Sinh. Anh Trương Văn Tài. ThS. Nguyễn Thị Thảo Trân – BM. Hóa hữu cơ- Khoa Hóa. Lãnh đạo cơ quan cùng các đồng nghiệp Viện Vệ Sinh Y tế Công cộng TP. HCM: chị Trần Bích Ngọc; TS. Nguyễn Đỗ Phúc; bạn Trịnh Khánh Hưng; em Trần Thị Ngọc Phương, Lê Thụy An My, Nguyễn Minh Phi, Cù Hoàng Yến, Lê Thùy Trinh, Trần Ngọc Minh Tuấn. Các em sinh viên Hạnh, An, My, Phát. Các bạn cao học hóa hữu cơ khóa 17. Cuối cùng tôi xin dành lời tri ân đến các thành viên trong đại gia đình đã hy sinh rất nhiều để tôi học tập và thực hiện đề tài. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - TỔNG QUAN 2 1.1. Đại cương về họ Hoa tán 2 1.2. Giới thiệu về ngò 2 1.2.1. Danh pháp 2 1.2.2. Phân loại 4 1.2.3. Đặc điểm thực vật 4 1.2.4. Phân bố, sinh thái 5 1.2.5. Trồng trọt và thu hái 5 1.2.6. Công dụng 6 1.2.6.1. Công dụng của phần trên mặt đất 6 1.2.6.2. Công dụng của trái 7 1.3. Tinh dầu ngò 8 1.3.1. Trạng thái 8 1.3.2. Giá trị kinh tế 8 1.4. Những nghiên cứu về tinh dầu ngò 9 1.4.1. Tinh dầu phần trên mặt đất của ngò 9 1.4.1.1. Hàm lượng tinh dầu 9 1.4.1.2. Tính chất hóa lý 10 1.4.1.3. Thành phần hóa học 10 1.4.1.4. Hoạt tính sinh học 17 1.4.2. Tinh dầu hột ngò 18 1.4.2.1. Hàm lượng tinh dầu 18 1.4.2.2. Tính chất hóa lý 19 1.4.2.3. Thành phần hóa học 20 1.4.2.4. Hoạt tính sinh học 34 Chương 2 - NGHIÊN CỨU 35 2.1. Xác định bộ phận chứa tinh dầu 35 2.2. Ly trích tinh dầu 38 2.2.1. Ly trích tinh dầu lá ngò 39 2.2.1.1. Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 39 2.2.1.2. Chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu 40 2.2.1.3. So sánh và nhận xét giữa hai phương pháp ly trích 41 2.2.2. Ly trích tinh dầu thân ngò 42 2.2.2.1. Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 42 2.2.2.2. Chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu 43 2.2.2.3. So sánh và nhận xét giữa hai phương pháp ly trích 44 2.2.3. Ly trích tinh dầu hột ngò 45 2.2.3.1. Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 45 2.2.3.2. Chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng thêm nước vào nguyên liệu 46 2.2.3.3. So sánh và nhận xét giữa hai phương pháp ly trích 47 2.2.4. So sánh sự ly trích tinh dầu 3 bộ phận : lá, thân, hột 48 2.2.5. So sánh hàm lượng tinh dầu ngò của luận văn với nghiên cứu trước 49 2.3. Chỉ số vật lý 50 2.3.1. Các chỉ số vật lý ở 20oC của tinh dầu lá, thân và hột ngò 50 2.3.2. So sánh kết quả chỉ số vật lý của luận văn với các nghiên cứu trước 51 2.4. Chỉ số hóa học 52 2.4.1. Các chỉ số hóa học của tinh dầu lá, thân và hột ngò 52 2.4.2. So sánh kết quả chỉ số hóa học của luận văn với các nghiên cứu trước 52 2.5. Thành phần hóa học 53 2.5.1. Thành phần hóa học tinh dầu lá ngò 54 2.5.2. Thành phần hóa học tinh dầu thân ngò 55 2.5.3. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò 56 2.5.4. So sánh thành phần hóa học tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo 57 2.6. Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật 59 2.6.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá ngò 60 2.6.2. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu thân ngò 60 2.6.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu hột ngò 61 2.6.4. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu ngò 62 2.6.5. So sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo 63 Chương 3 - THỰC NGHIỆM 64 3.1. Nguyên liệu 64 3.2. Xác định bộ phận chứa tinh dầu 65 3.3. Ly trích tinh dầu ngò 66 3.3.1. Ly trích tinh dầu lá ngò 66 3.3.1.1. Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 66 3.3.1.2. Chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu 67 3.3.2. Ly trích tinh dầu thân ngò 67 3.3.2.1. Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 67 3.3.2.2. Chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu 68 3.3.3. Ly trích tinh dầu hột ngò 68 3.3.3.1. Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 68 3.3.3.2. Chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng thêm nước vào nguyên liệu 69 3.4. Xác định chỉ số vật lý của tinh dầu ngò 70 3.4.1. Tỷ trọng 70 3.4.2. Chỉ số khúc xạ 71 3.4.3. Góc quay cực 73 3.5. Xác định chỉ số hóa học của tinh dầu ngò 74 3.5.1. Chỉ số acid 74 3.5.2. Chỉ số savon hóa 75 3.5.3. Chỉ số ester 77 3.6. Thành phần hóa học 77 3.6.1. Phân tích GC/FID 77 3.6.2. Phân tích GC/MSD 77 3.7. Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật 78 Chương 4 - KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tên gọi ngò ở một số nước trên thế giới Bảng 1.2. Tính chất hóa lý tinh dầu rau ngò có trái xanh ở Ohio và Ấn Độ Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tinh dầu rau ngò Bảng 1.4. Thành phần hóa học tinh dầu rau ngò Hoa Kỳ theo thời kỳ sinh trưởng Bảng 1.5. Thành phần hóa học tinh dầu rau ngò sống trên cây và rau ngò đã được hái Bảng 1.6. Thành phần hóa học của tinh dầu rau ngò ra hoa trồng ở Orange Bảng 1.7. Ảnh hưởng của việc xử lý nguyên liệu đến thành phần hóa học (% GC/FID) tinh dầu rau ngò Bảng 1.8. Thành phần hóa học tinh dầu rau ngò Bảng 1.9. Thành phần hóa học tinh dầu rau ngò ở Kenya Bảng 1.10. Thành phần hóa học tinh dầu rau ngò ở Bangladesh Bảng 1.11. Tóm tắt cấu phần chính của các loại tinh dầu rau ngò Bảng 1.12. Kết quả kháng khuẩn của tinh dầu rau ngò Bảng 1.13. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu rau ngò Kenya Bảng 1.14. Kết quả kháng nấm của tinh dầu rau ngò Brazil Bảng 1.15. Tính chất hóa lý tinh dầu hột ngò thu được từ những nơi trồng khác nhau Bảng 1.16. Tính chất hóa lý tinh dầu hột ngò ở Ma rốc, Nam Tư, Nga, Hungary, Ohio và Guatemala Bảng 1.17. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Bảng 1.18. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò thu được từ phương pháp: SD và AD Bảng 1.19. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Ấn Độ Bảng 1.20. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Nga Bảng 1.21. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Pakistan Bảng 1.22. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Bảng 1.23. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Bảng 1.24. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò thu được từ phương pháp CD và HS Bảng 1.25. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò ở thượng và hạ Ai Cập Bảng 1.26. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Phần Lan theo 3 phương pháp với 3 mẫu CE Bảng 1.27. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò được trồng nhiều nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ Bảng 1.28. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Bảng 1.29. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Hoa Kỳ Bảng 1.30. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu trái ngò xanh đang sống trên cây, trái ngò xanh đã được hái và mẫu tinh dầu thương mại Bảng 1.31. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Liên Xô (cũ) Bảng 1.32. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò ở Bulgaria và Argentina Bảng 1.33. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Phần Lan thu được từ 3 phương pháp Bảng 1.34. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò ở Nga, Ý, Albani, Ấn Độ, Trung Quốc Bảng 1.35. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò của Albani, Ai Cập, phương Đông, Ma rốc, Thổ Nhĩ Kỳ được trồng ở Pháp Bảng 1.36. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò thu được từ 4 phương pháp khác nhau Bảng 1.37. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Bảng 1.38. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Bulgari Bảng 1.39. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò Cuba Bảng 1.40. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Iran theo phương pháp SWE, HD, SE Bảng 1.41. Kết quả kháng khuẩn của tinh dầu hột ngò Bảng 2.1. Khối lượng tinh dầu lá ngò theo thời gian chưng cất hơi nước cổ điển Bảng 2.2. Khối lượng tinh dầu lá ngò theo thời gian chiếu xạ vi sóng không thêm nước Bảng 2.3. So sánh hàm lượng và thời gian ly trích của 2 phương pháp Bảng 2.4. Khối lượng tinh dầu thân ngò theo thời gian chưng cất hơi nước cổ điển Bảng 2.5. Khối lượng tinh dầu thân ngò theo thời gian chiếu xạ vi sóng không thêm nước Bảng 2.6. So sánh kết quả của 2 phương pháp Bảng 2.7. Khối lượng tinh dầu hột ngò theo thời gian chưng cất hơi nước cổ điển Bảng 2.8. Khối lượng tinh dầu hột ngò theo thời gian chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng có thêm nước vào nguyên liệu Bảng 2.9. So sánh kết quả của 2 phương pháp Bảng 2.10. So sánh sự ly trích tinh dầu lá, thân và hột ngò Bảng 2.11. So sánh hàm lượng tinh dầu lá ngò, thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Bảng 2.12. So sánh hàm lượng tinh dầu hột ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Bảng 2.13. Các chỉ số vật lý ở 20oC của tinh dầu ngò Bảng 2.14. So sánh chỉ số vật lý tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Bảng 2.15. So sánh chỉ số vật lý tinh dầu hột ngò của luận văn với nghiên cứu trước (phương pháp CD) Bảng 2.16. Các chỉ số hóa học của tinh dầu ngò Bảng 2.17. So sánh chỉ số hóa học tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Bảng 2.18. Chỉ số hóa học tinh dầu hột ngò của luận văn với nghiên cứu trước (phương pháp CD) Bảng 2.19. Thành phần hóa học của tinh dầu lá ngò theo hai phương pháp ly trích Bảng 2.20. Thành phần hóa học của tinh dầu thân ngò theo hai phương pháp ly trích Bảng 2.21. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò theo hai phương pháp ly trích Bảng 2.22. Thành phần hóa học tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước (phương pháp CD) Bảng 2.23. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò của luận văn với các nghiên cứu trước (phương pháp CD) Bảng 2.24. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu lá ngò Bảng 2.25. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu thân ngò Bảng 2.26. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu hột ngò Bảng 2.27. So sánh đường kính vòng vô trùng của tinh dầu ngò nguyên chất Bảng 2.28. So sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo (phương pháp CD) Bảng 3.1. Tỷ trọng ở 20oC của tinh dầu lá ngò Bảng 3.2. Tỷ trọng ở 20oC của tinh dầu thân ngò Bảng 3.3. Tỷ trọng ở 20oC của tinh dầu hột ngò Bảng 3.4. Chỉ số khúc xạ ở 20oC của tinh dầu lá ngò Bảng 3.5. Chỉ số khúc xạ ở 20oC của tinh dầu thân ngò Bảng 3.6. Chỉ số khúc xạ ở 20oC của tinh dầu hột ngò Bảng 3.7. Góc quay cực ở 20oC của tinh dầu lá ngò Bảng 3.8. Góc quay cực ở 20oC của tinh dầu thân ngò Bảng 3.9. Góc quay cực ở 20oC của tinh dầu hột ngò Bảng 3.10. Chỉ số acid của tinh dầu lá ngò Bảng 3.11. Chỉ số acid của tinh dầu thân ngò Bảng 3.12. Chỉ số acid của tinh dầu hột ngò Bảng 3.13. Chỉ số savon hóa của tinh dầu lá ngò Bảng 3.14. Chỉ số savon hóa của tinh dầu thân ngò Bảng 3.15. Chỉ số savon hóa của tinh dầu hột ngò DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Một vài hình ảnh ngò theo tài liệu Hình 2.1. Mô chứa tinh dầu ở lá ngò Hình 2.2. Mô chứa tinh dầu ở thân ngò Hình 2.3. Mô chứa tinh dầu ở hột ngò Hình 3.1. Mẫu ngò thu hái tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Sơ đồ 2.1. Quy trình ly trích tinh dầu với hệ thống chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển và chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng Đồ thị 2.1. Khối lượng tinh dầu lá ngò theo thời gian chưng cất hơi nước cổ điển Đồ thị 2.2. Khối lượng tinh dầu lá ngò theo thời gian chiếu xạ vi sóng không thêm nước Đồ thị 2.3. So sánh hàm lượng và thời gian ly trích của 2 phương pháp Đồ thị 2.4. Khối lượng tinh dầu thân ngò theo thời gian chưng cất hơi nước cổ điển Đồ thị 2.5. Khối lượng tinh dầu thân ngò theo thời gian chiếu xạ vi sóng không thêm nước Đồ thị 2.6. So sánh hàm lượng và thời gian ly trích của 2 phương pháp Đồ thị 2.7. Khối lượng tinh dầu hột ngò theo thời gian chưng cất hơi nước cổ điển Đồ thị 2.8. Khối lượng tinh dầu hột ngò theo thời gian chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng có thêm nước vào nguyên liệu Đồ thị 2.9. So sánh hàm lượng và thời gian ly trích của 2 phương pháp Đồ thị 2.10. So sánh sự ly trích tinh dầu lá, thân và hột ngò DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn Phụ lục 2. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu lá ngò (phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển) Phụ lục 3. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu lá ngò (phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển) Phụ lục 4. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu lá ngò (phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu) Phụ lục 5. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu lá ngò (phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu) Phụ lục 6. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu thân ngò (phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển) Phụ lục 7. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu thân ngò (phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển) Phụ lục 8. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu thân ngò (phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu) Phụ lục 9. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu thân ngò (phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng không thêm nước vào nguyên liệu) Phụ lục 10. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu hột ngò (phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển) Phụ lục 11. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu hột ngò (phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển) Phụ lục 12. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu hột ngò (phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng thêm nước vào nguyên liệu) Phụ lục 13. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu hột ngò (phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng thêm nước vào nguyên liệu) Phụ lục 14. Sắc ký đồ GC/MS của n-alkan Phụ lục 15 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 14 Phụ lục 16 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 2 và phụ lục 3 Phụ lục 17 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 4 và phụ lục 5 Phụ lục 18 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 6 và phụ lục 7 Phụ lục 19 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 8 và phụ lục 9 Phụ lục 20 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 10 và phụ lục 11 Phụ lục 21 : Bảng tổng hợp chú thích phụ lục 12 và phụ lục 13 -1- MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới, con người ngày càng quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là vấn đề thực phẩm sạch sẽ và ngon miệng. Đó cũng là những ưu điểm của tinh dầu. Ngoài ra tinh dầu còn góp phần quan trọng trong nhiều lãnh vực khác như y học, nông nghiệp, mỹ phẩm … Một đặc điểm quan trọng, không thể thay thế, của tinh dầu so với các hợp chất hữu cơ tổng hợp khác là nó không gây hại môi trường và dễ phân hủy. Do có những công dụng thực tiễn quan trọng nên ngày càng có nhiều nghiên cứu cũng như khai thác về tinh dầu trên toàn thế giới.[14] Ở nước ta, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loài thực vật, trong đó cây tinh dầu là một nguồn nguyên liệu đa dạng và vị trí của nó ngày càng được khẳng định. Ngò là loại rau gia vị, rau ăn phổ biến, là nguồn thuốc quý, tinh dầu của chúng có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp hương liệu, thực phẩm, dược liệu,… Tại những nước vùng ven Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, người ta trồng ngò quy mô để lấy hột (trái chín) làm thuốc và chưng cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa. Bên cạnh đó, tinh dầu hột ngò đã được nghiên cứu làm chất phụ gia an toàn thực phẩm sử dụng trong bia, rượu, kẹo. Cây ngò được trồng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng chủ yếu lấy lá làm gia vị, hột chủ yếu làm hột giống, đôi khi dùng làm thuốc chữa bệnh. [11], [31] Nhằm đưa ra những kết quả ban đầu góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và ứng dụng của cây ngò, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tinh dầu lá, thân và hột của cây ngò. -2- Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về họ hoa tán Họ Hoa tán hay họ Cà rốt theo tiếng Latin là Umbelliferae hay Apiaceae là một họ của các loài thực vật thường là có mùi thơm với các thân cây rỗng, bao gồm các cây như mùi tây, cà rốt, thì là và các loài cây tương tự khác. Nó là một họ lớn với khoảng 430-440 giống và trên 3.700 loài đã biết. Tên gọi ban đầu Umbelliferae có nguồn gốc từ sự nở hoa trong dạng "tán" kép. Các hoa nhỏ là đồng tâm với 5 đài hoa nhỏ, 5 cánh hoa và 5 nhị hoa.[47] Họ này có một số loài có độc tính cao, chẳng hạn như cây độc cần, là loài cây đã được sử dụng để hành hình Socrates và cũng được sử dụng để tẩm độc các đầu mũi tên. Nhưng họ này cũng chứa nhiều loại cây có ích lợi cao cho con người như cà rốt, mùi tây, thì là….[47] Các cây thuộc họ này được phân bố khắp nơi, một số loài tập trung trong vùng ôn đới, có đời sống bán niên hoặc nhất niên, chiều cao thay đổi từ vài cm đến vài m. Hầu hết chúng được dùng làm hương liệu, sản xuất tinh dầu dùng trong thực phẩm, hương liệu, dược phẩm…[14] 1.2. Giới thiệu về ngò 1.2.1. Danh pháp Tên thường gọi : ngò ta, rau mai, mùi, ngò, ngò rí, ngổ, ngổ thơm, nguyên tuy, hương tuy.[8], [9], [11] Ngò còn được gọi là hồ tuy. Hồ là tên gọi của Trung Quốc cổ dành cho các nước khu vực Trung Á và Ấn Độ; và tuy là ngọn và lá tản mát. Xưa kia Chương Khiên người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa thớt tản mát.[11] Tên gọi của ngò trong các ngôn ngữ châu Âu là từ tiếng Latin “coriandrum”, tên này lại có gốc từ tiếng Hy Lạp, John Chadwick ghi chú rằng cách viết theo tiếng Hy Lạp vùng Mycenae - koriadnon "rất giống với tên người con gái Ariadna của thần Minos, và từ đó được viết thành koriannon hay koriandron.[48] -3- Tên gọi ngò ở một số nước trên thế giới được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Tên gọi ngò ở một số nước trên thế giới [6], [18], [51] Nước A rập Ac-mê-ni Trung Quốc Séc Đan Mạch Hà Lan Anh Ê-ti-ô-pi Pháp Đức Hy Lạp Ấn Độ Hung-ga-ri Ý Nhật Mã Lai Ba Tư Ba Lan Bồ Đào Nha Ru-ma-ni Nga Tây Ban Nha Thụy Sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Thái Brunây Indonesia Lào Tên gọi Kuzbara, Kuzbura Chamem Yuan sui, hu sui, hsiang tsai, yen-sui, yuen sai, yuin si tsoi (leaves) Koriandr Koriander Koriander Coriander, Collender, Chinese parsley Dembilal Coriandre, Persil arabe Koriander, Wanzendill, Schwindelkorn Koriannon, korion Dhania, Dhanya Coriander Coriandolo Koendoro Ketumbar Geshnes Kolendra Coentro Coriándru Koriandr, Koljandra, Kišnec, Kinza, Vonjučee zel’e, Klopovnik Coriandro, Cilantro, Cilandrio, Culantro Chrapfechörnli, Böbberli, Rügelikümmi Kişniş Phắc hom pẻn leo nannambin (leaves), nannamzee (seed) Ketumbar phak hom pom Tên khoa học : Coriandrum sativum L. Trái ngò loại lớn Trái ngò loại nhỏ Ngò đang ra hoa Hình 1.1. Một vài hình ảnh ngò theo tài liệu [53] -4- 1.2.2. Phân loại [46], [48] Giới (Kingdom) Giới phụ (Subkingdom) Plantae – Plants (Thực vật) Tracheobionta – Vascular plants (Thực vật có mạch) Trên ngành (Superdivision) Spermatophyta – Seed plants (Thực vật có hột) Ngành (Division) Magnoliophyta – Flowering plants (Thực vật có hoa) Lớp (Class) Magnoliopsida – Dicotyledons (Thực vật hai lá mầm) Lớp phụ (Subclass) Rosidae Bộ (Order) Họ (Family) Apiales Apiaceae – Carrot family Giống (Genus) Loài (Species) Coriandrum L. – coriander Coriandrum sativum L. – coriander Coriandrum sativum L. được chia thành hai loại, căn cứ vào kích cỡ của trái ngò: − Coriandrum sativum L. var. microcarpum DC : loại trái nhỏ có đường kính 1.5- 3 mm. − Coriandrum sativum L. var. vulgare Alef. : loại trái lớn có đường kính 3-5 mm. [29], [39], [32], [41] 1.2.3. Đặc điểm thực vật [2], [15] Cây thảo, sống hàng năm, cao 0.5-1 m. Thân mọc thẳng đứng, có khía rãnh, phân nhánh ở gần ngọn. Lá có nhiều dạng : lá gốc có cuống dài 2-4 cm và bẹ ngắn, hình trứng rộng, đơn hoặc chia thùy không rõ, dài 1-1.5cm, rộng 0.5-0.8 cm, khía răng sâu; lá ở thân phía dưới chia thùy sâu hình chân vịt có răng nông và to; lá ở giữa thân xẻ 2-3 lần hình lông chim, càng lên trên, phiến càng hẹp dần; lá ở ngọn không cuống, các thùy hình sợi nhỏ. Cụm hoa gồm 3-5 tán kép gần đều mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá; không có tổng bao hoặc chỉ có 1-2 lá bắc; tiểu bao cũng chỉ có vài lá bắc nhỏ; mỗi tán có 6-12 hoa màu trắng hoặc hơi hồng; dài có răng không đều; tràng có những cánh phía ngoài không bằng nhau; bầu có vòi ngắn. -5- Trái bế đôi, hình cầu, nhẵn bóng, có cạnh lồi không rõ, gồm hai nửa (phân liệt trái), mỗi nửa có bốn sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa. 1.2.4. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải và được trồng từ lâu đời trên thế giới. Hiện nay được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Việt Nam, nhiều nước ở Trung Á và ven Địa Trung Hải.[3], [4] Ở nước ta, cây ngò được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.[5], [6], [12] Tại nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ, cây ngò được trồng đại quy mô để lấy trái làm thuốc và cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa.[11] Cây ưa ẩm và ưa sáng, trồng ở các tỉnh phía Bắc thường trùng với thời gian có nền nhiệt độ thấp trong năm, trung bình 15-20oC, lượng mưa cũng thấp, nhưng độ ẩm không khí tương đối cao (trên 80%). Ở các tỉnh phía Nam và một số nước Đông Nam Á khác, cây ngò thích nghi với khí hậu nhiệt đới điển hình, có thể trồng được ở mùa khô, khi nhiệt độ không khí lên đến 30oC. Cây ra hoa trái nhiều; sau khi trái già, toàn cây tàn lụi. Năng lực nảy mầm của trái giảm dần theo thời gian.[2] 1.2.5. Trồng trọt và thu hái Cây được trồng bằng hột vào mùa thu – đông. Có thể gieo liên tiếp nhiều đợt từ tháng 7 đến tháng 11. Cây ngò tương đối dễ tính, dễ trồng, chúng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, trừ những chân đất bị nhiễm phèn hay bị nhiễm mặn nhiều. Tuy nhiên, muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao thì nên trồng trên những loại đất tơi xốp, có hàm lượng mùn và dinh dưỡng cao. Ở các tỉnh phía Nam có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô (khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau).[52] Cần chọn đất tơi xốp, không chua, thoát nước. Nếu trồng lấy trái thì đất phải thoáng, dãi nắng. Đất sau khi làm nhỏ, lên thành luống cao 20-25 cm, rộng 1-1.2 m, -6- tưới 300 l/ha nước giải nguyên chất hoặc nước phân chuồng. Trái ngâm nước trong 2030 giờ, sau đó gieo vãi trên luống, lấp đất bột dày 1cm, dùng rơm rạ phủ kín, tưới thật đều. Mỗi hecta cần gieo 12 kg trái. Sau khi gieo 10-15 ngày, trái bắt đầu nảy mầm, tiến hành dỡ bỏ rơm rạ phủ, nhặt sạch cỏ, tưới nước đạm (2%). Cả tháng đầu, tưới 5-6 lần với 100 kg đạm/ha hoặc nước giải. Cây ngò không có sâu bệnh gì đáng kể. Sau khi mọc khoảng 1 tháng là có thể tỉa dần rau đem bán. Nếu lấy trái thì nhổ tỉa rau ăn dần, để lại cây với khoảng cách 20x20 cm, tưới thêm một đợt nước phân lợn và nhổ sạch cỏ. Khoảng 2 tháng, cây ngò ra hoa. 10 tuần, cây ngò có trái. Sau khi gieo khoảng 3 tháng, có thể thu trái. Trái ngò cần được thu hái vào lúc chín tới để tránh rơi rụng. Cắt cả tán đem về phơi trên nong, nia, đập lấy trái rồi tiếp tục phơi thật khô, bảo quản trong lọ kín nơi khô ráo. Nếu làm giống thì trước khi gieo lựa lấy trái mẩy. Mỗi hecta có thể thu được 6-8 tạ trái.[2], [6], [11], [52] 1.2.6. Công dụng 1.2.6.1. Công dụng của phần trên mặt đất Rau ngò vị cay, tính ấm, vào phế, vị, có tác dụng phát tán, làm cho sởi mọc, tiêu đờm trệ, gây trung tiện, dễ tiêu hóa, kích thích. [5], [6] Để chữa bệnh sởi, giúp sởi mau mọc, ngoài việc dùng trái ngò, còn có thể dùng 10-20 g lá hoặc cả cây ngò tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Ở Peru, người ta dùng lá ngò giã nát ngửi chữa chảy máu cam, đắp trên trán chữa chứng say leo núi. Ở Angiêri, nước hãm phần trên mặt đất của rau ngò trị chứng nuốt hơi.[2] Rau mùi là loại thuốc chủ yếu trị đậu sởi. Trẻ em lên sởi, nhân gặp gió lạnh, sởi không mọc được, dùng rau mùi một nắm sắc cho trẻ uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc tiếp. Bên ngoài, có thể dùng một nắm lá mùi tươi, giã nát, chưng nóng, hoặc một nắm trái mùi khô giã dập, chế thêm tí rượu vào, chưng nóng, gói vải thưa lại, xát cho trẻ từ đầu xuống chân, sởi sẽ mọc đều và khỏi biến chứng.[3], [4], [6]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan