Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề cương ôn triết học

.DOC
46
380
85

Mô tả:

Đề cương ôn Triết học Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê nin và rút ra ý nghĩa của nó? 1.1. Các quan niệm về vật chất trong triết học trước C. Mác * Thời kì cổ đại – Tương ứng với thời kì này là chế độ chiếm hữu nô lệ. Vào thời kì này, trình  độ nhận thức của con người còn thấp, hiểu biết có hạn nên con người  thường đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó. – Trong triết học Ấn Độ, người ta đồng nghĩa vật chất với những gì họ cho là  con người cần nhất, như: nước, lửa, khí, đất. – Ở Trung Quốc, trường phái Âm dương cho rằng âm và dương là vật chất;  còn trường phái Ngũ Hành cho rằng vật chất chính là 5 yếu tố: kim, thủy,  mộc, hỏa, thổ. – Ở Hy Lạp, Talet nói vật chất là nước, Hê ra clit nói vật chất là lửa. Và đỉnh  cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là thuyết nguyên tử của  Đê mô  crit. Ông cho rằng vật chất là nguyên tử. Ông định nghĩa nguyên tử là đơn vị  (hạt) nhỏ nhất, không thể xâm nhập được, không cảm giác được. Quan niệm  vật chất là nguyên tử đã trở thành quan niệm truyền thống trong nhân loại. * Thời kỳ trung đại – Tương ứng với thời kỳ này là chế độ phong kiến. – Ở thời kỳ này, quan niệm vật chất bị biến mất vì đây là thời kỳ của tôn giáo  với những tư tưởng hoang đường về con người và thế giới. Thơi kỳ thần  quyền thắng vương quyền. Triết học lúc này trỏe thành tôi tớ cho thần học  (đêm trường trung cổ) * Thế kỷ 17, 18 Loài người lúc này bước vào thời kỳ Phục Hưng, thời kỳ Ánh Sáng: khôi phục lại quan niệm duy vật thời cổ đại, mở ra thời kỳ ánh sáng của khoa học. – Thời kỳ này, khoa học đã được trỗi dậy và đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô, các ngành khoa học cụ thể được ra đời dẫn đến quan điểm siêu hình máy  móc về vật chất. Loài người đã đồng nhất các thuộc tính của vật chất là vật  chất. – VD: người ta đồng nhất vật chất với khối lượng, trọng lượng, độ dài, tốc độ, …. * Cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20 – Trong vật lý học có những phát minh mang tính bước ngoặt. + 1895: phát hiện ra tia phóng xạ + 1896: phát hiện ra tia X (Rownghen) + 1897: phát hiện ra điện tử +1901 phát hiện ra thể tích của điện tử tăng khi gia tốc tăng – Những phát minh này đã phủ nhận quan niệm truyền thống xưa nay rằng  vật chất là nguyên tử, bởi vì điện tử là một phần của nguyên tử. – Lợi dụng điều này, chủ nghĩa duy tâm, nhà thờ, giáo hội đã tấn công chủ  nghĩa duy vật. Vật chất không phải là nguyên tử nên cơ sở của chủ nghĩa duy vật bị phá vỡ. Vật lý học rơi vào tình trạng khủng hoảng về phương pháp  luận. Các nhà triết học duy vật bị lung lay, thậm chí còn chuyển sang chủ  nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật rơi vào bế tắc, điều này dẫn đến sự bế tắc  của khoa học. – Đứng trước tình hình đó, V. I. Lê nin đã đưa ra định nghĩa về vật chất có  tính kinh điển nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, chống chủ nghĩa  duy tâm, mở đường cho khoa học phát triển. 1.2. Quan điểm của C. Mác về vật chất Lê nin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại  khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của  chúng ra chép lại, chụp lại. phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Trong định nghĩa này, Lê nin chỉ rõ: + “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát  nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng  trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hằng ngày. + Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ  thuộc vào cảm giác”. Đó chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và  cái gì không phải là vật chất. + “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”. “tồn tại  không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật  chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức. + “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được  cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh”. Điều này nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng “cảm  giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và “thực tại khách quan”  chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác”. Định nghĩa của Lê nin về vật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề  cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng 1.3. Ý nghĩa của định nghĩa Định nghĩa vật chất của Lê nin có ý nghĩa: – Khi khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, con người có khả năng  nhận thức thế giới, định nghĩa đã giải quyết được một cách triệt để vấn đề cơ  bản của triết học, qua đó chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa  duy tâm về phạm trù vật chất. – Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và  những biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học  tư sản hiện đại, Do đó, định nghĩa này cũng giải quyết được sự khủng hoảng  trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan  điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình. – Khi chỉ ra thuộc tính cơ bản của vật chất là thực tại khách quan, tồn tại  không lệ thuộc vào cảm giác, định nghĩa đã cung cấp một cơ sở khoa học để  nhận thức vật chất trong thế giới tự nhiên và xã hội. Nó còn là cơ sở, là  phương pháp luận để nghiên cứu vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đó là tồn tại  xã hội. – Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động  và phát triển không ngừng nên đã có rác động cổ vũ, động viên các nhà khoa  học đi sâu ngheien cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những  thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú  thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Loài người sẽ tìm ra nhiều dạng lạ lùng  khác nhau của vật chất nhưng định nghĩa về vật chất của Lê nin vẫn giữ  nguyên giá trị. – Định nghĩa về vật chất của Lê nin đã khẳng đinh: trong thế giới của chúng  ta không có gì khác ngoài vật chất hoặc do vật chất sinh ra. Câu 2: Trình bày nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức. Vai trò của ý thức  trong hoạt động thực tiễn 2.1. Nguồn gốc của ý thức Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của ý thức – Quan điểm duy tâm cho rằng: Ý thức có nguồn gốc thần thánh (VD: Chúa  được sinh ra vào thứ Bảy, được tạo ra từ đất sét) – Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta cho rằng loài người là do người ngoài hành tinh sinh ra. – Quan điểm của Mác – Lê nin khẳng định: ý thức gồm 2 nguồn gốc: nguồn  gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. * Nguồn gốc tự nhiên – Muốn hiểu được nguồn gốc tự nhiên của ý thức, chứng ta phải hiểu được  thuộc tính phản ánh của vật chất. + Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện thuộc tính kết cấu vật chất này trong  kết cấu vật chất khác khi hai kết cấu vật chất đó tương tác lẫn nhau. VD: Khi cho 2 vật thể A, B va chạm với nhau thì cả hai đều sẽ bị tổn thương,  biến dạng hoặc phân hủy ( cỏ may bám vào quần). + Cùng với sự tiến hóa của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh cũng có  trình độ cao thấp khác nhau, kết cấu vật chất càng phát triển thì năng lực  phản ánh càng cao. Trình đọ thấp nhất của phản ánh là ở giới thực vật. Đó là  tính cảm ứng của thực vật. VD: hoa hướng dương luôn xoay về hướng có ánh nắng mặt trơi, ngọn cây  luôn vươn về nơi có ánh sáng. Tính phản ứng ở động vật bậc thấp: khi môi trường tác động lên cơ thể động  vật thì chúng phản ứng lại VD: mùa đông chim bay về phương nam… Trình độ phản ánh tâm lý ở động vật bậc cao (động vật đã có bán cầu đại  não). Động vật này đã xuất hiện cảm giác, tri giác và biểu tượng. Trình độ phản ánh ý thức ở bộ não người. Đây là trình độ phản ánh cao nhất  và chỉ có ở con người. Não người là cơ quan nhục thể, nơi sinh ra ý thức, là  kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của vật chất. Não người có  trọng lượng bằng 1/45 trọng lượng cơ thể. Nó có khoảng 14 – 17 tỉ tế bào  thần kinh (tế bào thần kinh điều khiển mọi hoạt động của con người). Não bị  tổn thương, hoạt động của ý thức sẽ bị hỗn loại. Số lượng tế bào thần kinh  tham gia điều khiển hoạt động của cơ thể người là không đáng kế (khoảng  1000 tế bào). Muốn thông minh phải huy động được càng nhiều tế bào tham  gia càng tốt. – Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm não người và sự phản ánh của thế giới xung quanh. + Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của cộ  óc con người diễn ra trên cơ sở sinh lý thần kinh của bộ óc người. Nghĩa là ý  thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não con người, do đó, khi bọ não bị tổn  thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường. Vì vậy, không thể  tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. + Thế giới khách quan: Ý thức được hình thành nhờ có sự tác động của thế  giới khách quan lên bộ não người. Thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan, đã tác động lên bỗ não con người, hình  thành nên ý thức. * Nguồn gốc xã hội Nếu chỉ có nguồn gốc tự nhiên thì ý thức chưa thể xuất hiện, vì các loài động  vật cũng bị tác động bởi thế giới xung quanh như con ngời. Cùng với nguồn  gốc tự nhiên, ý thức còn có nguồn gốc xã hội. Đó là lao động và ngôn ngữ. – Lao động là hoạt động đặc thù của con ngwoif, làm cho con người khác với  tất cả các động vật khác. + Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ lao động và sử  dụng những công cụ đó để tạo ra của cải, vật chất. + Lao động của con người là hành động có mục đích – tác động vào thế giới  vật chất khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thảo mãn nhu cầu của con  người. + Trong quá trình lao động, bộ não người được phát triển và ngày càng hoàn  thiện, làm cho khả năng tư duy trưu tượng của con người cũng ngày càng  phát triển. – Lao động sản xuất cong là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ: + Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu  vầu cần trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, nảy sinh sự “cần thiết phải nói với nhau  một cái gì đấy”. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động. + Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là  phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quá sự vật, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trao đổi chúng giữa các thế hệ.  Chính vì vậy, Ăng ghen coi lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ  yếu” biến bọ não con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật  thành phản ánh ý  thức. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp qan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát  triển của ý thức là lao động và thực tiễn xã hội, Ý thức phản ánh hiện thực  khách quan vào bộ não người, thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. 2.1. Bản chất của ý thức CNDVBC cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người  thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan  của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất. – Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là  nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình  ảnh chủ quan, hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất  như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm. – Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan cũng có nghĩa  là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới, bởi + Phản ánh ý thức bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định, Nhu cầu đó  đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh, Trên cơ sở đó,  hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơ nhiện thực khách quan. Song, sự sáng tạo của ý thức là sự  sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh. + Phản ánh ý thức bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩm  của các quan hệ xã hội. Là sản phẩ của các quan hệ xã hội, bản chất của ý  thức có tính xã hội. Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn  toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức, tư duy là cái có  trước, dinh ra  vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là một dạng vật chất  hoặc coi ý thức là sự pahnr ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất. 2.3. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn. MB: CNDVBC khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng  thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật  chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có  tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông  qua hoạt động thực tiễn của con người. – Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất  và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý  thức, quyết định ý thức; song, ý thức có thể tác động ngược trở lại vật chất  thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, con người phải tôn  trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. – Phải xuất phát từ thực tế khách quan. Điều này đòi hỏi trong hoạt động  nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng thực tiễn khách  quan, tuân theo các quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan để  đề ra các chủ trương, đường lối. Đồng thời, phải dựa trên cơ sở thực tế  khách quan để kiểm nghiệm, đánh giá các chủ trương, đường lối đó. Nói  cách khác, chúng ta phải lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt  động của mình. – Phát huy tính năng động chủ quan. Điều này đòi hỏi con người phải tôn  trọng và biết làm chủ tri thức khoa học, truyền bá tri thức đó vào trong quần  chúng nhân dân để nó dẫn dắt quần chúng. Đồng thời, đòi hỏi mỗi người phải biết tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, cùng có nhân sinh quan tiến  bộ và nâng cao ý chí, nghị lực trong hoạt động thực tiễn. – Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản  chất quy luật khách quan của đối tượng. Trên cơ sở ấy, con người xác định  đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo,  con người vói ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức  các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của  mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. – Nhận thức rõ vai trò tích cực của ý thức, của nhân tố chủ quan, Đảng ta đã  xác định, trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, phải “lấy  việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, đồng thời phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí  quật cường, phát huy tài chí của người Việt Nam” (Văn kiện Đại hội Đảng  VIII). – Phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, tức là khắc phục tình trạng không tôn trọng quy luật khách quan, lấy ý chí áp đặt cho thực tế,  lấy tình cảm làm điểm xuât phát cho chiến lược, sách lược, lấy ý muốn chủ  quan làm chính sách… – Phải phòng, chống và khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thụ động và bệnh  kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường tri thức khoa học, coi thường lý luận trong  hoạt động nhận thức và thực tiễn. Câu 3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức và ý nghĩa của nó đối  với nước ta hiện nay / bản thân mỗi người. 3.1. Trình bày vai trò của vật chất đối với ý thức Giải quyết nguyên lý mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là giải quyết vấn đề  cơ bản của triết học. – Vật chất quyết định ý thức, điều đó được thể hiện ở chỗ: + Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức, giữ vai  trò quyết định đối với ý thức. VD: Về thế giới quan cũng như trình tự về mặt thời gian, yếu tố vật chất xuất  hiện trước yếu tố ý thức. Cụ thể, phải có yếu tố vật chất mới sinh ra loài  người có ý thức. + Trong đời sống hiện thực, nhân tố vật chất có trước nhân tố tinh thần. + Trong đời sống xã hội của con người, kinh tế quyết định chính trị, đời sống  vật chất quyết đinh đời sống tinh thần. VD: các nước nhỏ, yếu về kinh tế rất sợ các cường quốc. Kinh tế Việt Nam có khởi sắc thì vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế mới được nâng cao. “có thực mới vực được đạo” – Ý thức có tính độc lập tương đối và có sự tác động ngược trở lại vật chất.  Sự tác động này theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Có nghĩa, nếu ý thức  năng động, sáng tạo, nhận thức đúng quy luật khách quan, hành động đúng  thực tiễn thì sẽ thúc đẩy sự phát triển. Ngược lại, nếu không năng động sáng  tạo, rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí sữ kìm hãm sự phát triển. Vì nói  đến vai trò của ý thức đối với vật chất  là nói đến vai trò của con người trong  nhận thức và trong thực tiễn. Điều đố lý giải vì sao, cùng một xuất phát điểm  nhưng người tiến về phía trước, kẻ lại lùi lại phía sau. VD: Sau năm 1975, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều bị tàn phá bởi chiến tranh  và mới giành lại độc lập, nhưng hiện nay, kinh tế Việt Namthua xa Hàn Quốc. Sau năm 1975, người dân Thái Lan rất ngưỡng mộ Sài Gòn – “hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng chỉ sau 10 năm, Việt Namsai lầm về đường lối kinh tế xã hội,  còn Thái Lan nhanh chóng thể chế hóa theo đường lối kinh tế thị trường nên  họ đã bứt lên nhanh chóng và vượt qua Việt Nam. – Trong đời sống hiện thực, với những điều kiện cụ thể, không gian và thời  gian xác định, nhân tố ý thức có thể là nhân tố quyết định chứ không phải là  vật chất. VD: Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại tộc của dân tộc ta, chúng ta thường yếu hơn kẻ thù về tiềm năng vật chất, binh lực nhưng cuối cùng,  chúng ta là người chiến thắng. Vì ta có sức mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc,  có lòng yêu nước nồng nàn và có nghệ thuật đánh giặc rất tài tình (lấy nhu  thắng cương, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh). – Tuy nhiên, ý thức chỉ giữ vai trò quyết định trong những điều kiện không  gian, thời gian nhất định. Vượt ra khỏi giới hạn đó, vai trò của ý thức sẽ bị  mất đi. VD: người ta chỉ có thể chịu đựng hoàn cảnh khó khăn trong một thời gian  nhất định, còn nếu hoàn cảnh khó khăn kéo dài thì sẽ không chịu được. Trong một khu phố, nếu tất cả mọi người cùng nghèo, người ta vẫn sống vui  vẻ được, nhưng nếu chỉ cần một nhà giàu lên, cả khu phố đó sẽ có sự đố kỵ  và sẽ tan rã. – Như vậy, ngay cả khi yếu tố ý thức trở thành yếu tố quyết định thì đã bị  nhân tố vật chất quy định. Bởi tự bản thân ý thức không làm thay đổi được gì  trong hiện thực nếu không có vật chất tác động, làm nền tảng 3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. – Khi thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức thf trong nhận  thức và trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật khách quan. Mọi  hành động đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải căn cứ vào những  điều kiện vật chất và năng lực vật chất hiện có khi đề ra các quyết sách;  không được xuất phát từ ý chí, nguyện vọng cá nhân. VD: Trước thời kỳ đổi mới, đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta đã không  xuất phát từ thực tế khách quan, kết quả đưa đến tình trạng khủng hoảng về  mọi mặt. Và hiện nay, căn bệnh đó vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. – Khi khẳng định ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất thì trong cuộc  sống và trong kiến tạo các quyết định, thi hành các quyết định phải luôn luôn  phát huy tính năng động của ý thức bằng cách không ngừng trau dồi nhận  thức lý luận và chuyên môn, gắn bó với thực tiễn, luôn luôn năng động. – Đối với nước ta: Nếu khi lien hệ với Việt Nam, trong mọi đường lối chính  sách, Đảng ta luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, tôn trọng các quy luật  khách quan. Vì vậy, đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng  lợi khác. Nhất là trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, thời kỳ  trước đổi mới, nước ta đã vấp phải những sai lầm chủ quan trong hoạch định  chiến lược kinh tế – xã hội. Hạn chế đó đang đượ từng bước khắc phục.  Đảng ta khẳng định: mọi đường lối, chủ trương phát triển đất nước đều lấy  chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng lý luận. Đồng  thời, xuất phát từ hiện thực của đất nước, quốc tế và thời đại. Câu 4. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật * Phép biện chứng là gì? Phép biện chứng chẳng qua là khoa học về các quy luật phổ biến của tự  nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng được thể hiện cô đọng trong hai  nguyên lý. Đó là “nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng”  và “nguyên lý về sự phát triển”. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Khái niệm mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng  buộc lẫn nhau, quy định và chuển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các  bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. a, Nội dung của nguyên lý – Các sự vật, hiện tượng trong thế giới có mối liên hệ với nhat không? Nếu có thì tính chất của các mối liên hệ đó như thế nào và ý nghĩa của việc nghiên  cứu vấn đề này như thế nào? – Phép siêu hình cho rằng: các sự vật, hiện tượng trong TGKQ không có liên  hệ gì với nhau, chúng tồn tại một cách biệt lập nhau. Do đó, không có sự tác  động qua lại, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Đây là một quan niệm sai lầm,  không phản ánh đúng bản chất của thế giới. VD: Trong tự nhiên: Giới tự nhiên là một thể thống nhất, nó phụ thuộc lẫn  nhau. Nếu một loài sinh vật tuyệt chủng thì mắt xích của sự sống trên thế giới sẽ bị tổn thương. Trong xã hội, các sự kiện kinh tế – chính trị ở một quốc gia nào đó không chỉ  ảnh hưởng đến quốc gia đó mà còn lan tỏa khắp thế giới. Về tư duy, các truyền thống, phong tục tập quán ảnh hưởng rất mạnh mẽ  trong cộng đồng. Hay như ông cho có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì  rạng” – Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng cũng như cá bộ phận của chúng  không tồn tại biệt lập với nhau mà có sự liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Phép biện chứng duy vật sử dụng phạm trù mối liên hệ phổ biến để  khái quát thực trạng trên. – Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới.  Trên cơ sở đó, phép biện chứng duy vật xem xét thế giơi như một chỉnh thể.  Theo đó, các sự vật, hiện tượng dù có phong phú, đa dạng thế nào thì cũng  chỉ là những dạng cụ thể của một thế giới duy nhất và thống nhất – thế giới  vật chất. – Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy  vật thể hiện ở các luận điểm cơ bản sau: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế  giới hay giữa các mặt, các bội phận, yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong những mối liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau;  bản chất, tính quy luật trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng  chủ yếu được bộc lộ thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau của chúng. Để  thấy rõ hơn nội dung này, hãy xem xét các khía cạnh sau: – Về sự tồn tại của các mối liên hệ: + Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan cho rằng,  cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện  tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của  con người. + Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có  sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính  ngẫu nhiên. Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng, các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình  thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. + Những người theo quan điểm biện chứng duy vật cho rằng:  các sự vật,  hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác  động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau; Tính thống nhất vật chất của thế giới là  cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song  chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống  nhất – thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại  biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn  nhau theo những quan hệ xác định. – Về vai trò của các mối liên hệ: + Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng trong thế  giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động  qua lại lẫn nhau. + Do sự tồn tại cũng như bản chất của sự vật hiện tượng cũng chỉ bộc lộ qua  các mối quan hệ, cho nên, trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thưc,  chúng ta không được tuyệt đối hóa, hay xem nhẹ một mối quan hệ nào, cũng  không nên tách rời các mối qaun hệ với nhau mà phải tính đến tổng thể các  mối liên hệ trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. b,  Tính chất của mối liên hệ: Gồm 3 tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng  phong phú. – Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của  mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức con người. – Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào;  ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với  những sự vật hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì  bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những  thành phần, những yếu tố khác. – Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện  tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên  hệ biểu hiện khác nhau. Phát triển có thể từ thấp đến cao, từ đơn giản đến  phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. VD: sự học tập phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện  hơn; sự sống phát triển từ đơn giản (đơn bào) đến phức tạp (động vật) 2. Nguyên lý về sự phát triển a. Nội dung nguyên lý: Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng cũng như các bộ phận của chúng  không tồn tại một cách tĩnh tại, bất biến mà luôn vận động, chuyển hóa lẫn  nhau, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Phép biện chứng duy vật sử  dụng phạm trù phát triển để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,  từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật,  hiện tượng. – Cơ sở của nguyên lý này là quan niệm về vật chất vận động, theo đó, vật  chất luôn luôn vận động, không có vận động nào lại không phải là vận động  của vật chất; vận động là thuộc tính của sự vật, là phương thức tồn tại của  vật chất. – Nội dung cơ bản của nguyên lý về sự phát triển được thể hiện ở những  điểm sau: Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động, phát triển, trong đó phát triển được xem như trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá  trình phát triển, sự vật, hiện tượng chuyển hóa sang chất mới cao hơn, hoàn  thiện hơn. Phương thức của sự phát triển là sự thay đổi về chất trên cơ sở  những thay đổi về lượng. Nguồn gốc, động lực của sự phát triển là những  mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng, khuynh  hướng của sự phát triển diễn ra theo đường “xoáy ốc” – Để hiểu rõ nội dung này, chúng ta hãy xem xét cá khía cạnh sau: + Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi  đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật;  hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra  theo một vòng tròn khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với  những chất mới. + Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi  dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo  đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lập lại dường như sự vật ban đầu  nhưng ở cấp độ cao hơn. + Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, họ cho rằng mọi sự vật, hiện  tượng từ lúc sinh ra cho đến lức mất đi không hề phát triển b, Tính chất của sự phát triển : Ba tính chất cơ bản : Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong  phú. – Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì, theo quan điểm  duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn  tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự vật luôn phát triển. – Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển được  hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật,  hiện tượng nào của thế giới khách quan. – Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Phát triển là khuynh hướng  chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng l ại có quá trình phát triển không giống nhau. 3. Ý nghĩa phương pháp luận : – Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần có  quan điểm toàn diện. Với quan điểm này, khi nghiên cứu sự vật phải xem xét  tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật với sự vật và hiện tượng khác. Phải phân loại các mối liên hệ để hiểu rõ vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của sự vật. – Nếu khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng trong TGKQ là vận động đi  lên thì trong nhận thức và thực tiễn cần phải có những quan đểm phát triển.  Quam điểm phát triển đòi hỏi: phải phân tích sự vật trong sự phát triển, cần  phát hiện cái mới, ủng hộ cái mới, cần phải tìm nguồn gốc của sự phát triển  trong bản thân sự vật. Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận  của quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Với cách xem xét,  nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ giúp ta hiểu được bản  chất sự vật, làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động  thực tiễn có hiệu quả cao. Câu 5. Nội dung và ý nghĩa của quy luật từ thay đổi về lượng dẫn đến thay  đổi về chất và ngược lại. Sự vật nào cũng bao hàm hai mặt: chất và lượng. Hai mặt này tác động qua  lại lẫn nhau tạo thành quy luật phổ biến của sự phát triển. Đó là quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất 1. Khái niệm chất và khái niệm lượng. – Chất: + Là phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vạt, là sự thống nhất  hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái  khác. + Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên  chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành  sự vật,… VD: Nước nguyên chất là chất lỏng nên có khả năng hòa tan, ăn mòn kim  loại, không dẫn điện, không màu, không mùi, không vị, nhiệt độ sôi là 1000C.  Tập hợp tất cả những thuộc tính đó chính là nước nguyên chất. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Muốn nhận thức đúng đắn về  những thuộc tính của sự vật, chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với các sự vật khác. + Chất có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Thuộc tính cơ bản  quyết định chất của sự vật. Do vậy, nếu thuộc tính cơ bản của sự vật còn tồn  tại thì chất còn tồn tại; nếu thuộc tính cơ bản của sự vật không còn thì chất  cũng không còn nữa. VD: thuộc tính cơ bản của nước nguyên chất là không màu, không mùi,  không vị dùng để phân biệt với các chất khác. Tuy nhiên, ranh giới giữa thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng  chỉ có tính tương đối. Bởi, cũng thuộc tính ấy trong quan hệ này là thuộc tính  cơ bản nhưng trong quan hệ khác nó lại không phải là thuộc tính cơ bản. VD: Cốc nước thủy tinh, trong quan hệ dùng để uống nước thì thuộc tính có  đáy cốc là thuộc tính cơ bản, còn những thuộc tính khác như trọng lượng,  chiều cao, màu sắc không phải là thuộc tính cơ bản. Nhưng khi dùng để chặn giấy thì thuộc tính trọng lượng lại là thuộc tính cơ bản. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của  sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ  chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại  sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. – Lượng: + Khái niệm: Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số  lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như  các thuộc tính của sự vật. Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa  làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật  và cũng có tính khách quan như chất của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít,  quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp,… trong thực tế, lượng của sự vật  thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể (vd: vận tốc ánh  sáng là 300000km/s). Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới  dạng trừu tượng và khái quát như ý thức trách nhiệm cao hay thấp,.. Khi đó,  ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng  và khái quát hóa. – Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những  tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan  hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại (vd: số học sinh giỏi trong  lớp­ lượng­ lại biểu thị chất lượng học tập của lớp đó­chất) 2. Quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất. – Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất: + Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và  mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại, nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. + Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động  và phát triển của sự vật. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới  sự thay đổi về chất và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng  với thay đổi về lượng của nó. Để thấy rõ phương thức thay đổi này, chúng ta cần làm rõ quan hệ biện  chững giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất qua các phạm trù: độ, điểm  nút, bước nhảy. + Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi  về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối  liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa  lượng và chất của sự vật. VD: chỉ khi bản án, quyết định của TA có hiệu lực thi hành thì một người mới  được coi là tội phạm. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự tích lũy đủ về lượng sẽ  tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời. VD: nhiệt độ sôi của nước là ở 99,99oC = 100oC. đây chính là điểm nút Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự  vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự  kết thúc quá trình biến đổi của lượng cũ, chất cũ; chúng sẽ mất đi và chất mới ra đời, thay thế sự vật cũ. VD: Cách mạng tháng 8 năm 1945 là bước nhảy về chất, nó đã kết thúc hàng nghìn năm chế độ phong kiến, hàng trăm năm chế độ thực dân, chuyển nước ta sang một giai đoạn mới của sự độc lập, hòa bình và phát triển. – Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động  ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu  của sự vận động và phát triển của sự vật. Như vậy, không chỉ những thay đổi  về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã  dẫn đến những thay đổi về lượng. VD: khi đun nước đạt đến 100oC, nước sẽ bốc hơi, thể tích sẽ lớn hơn, tốc  độ hoạt động cảu các phân tử nước nhanh hơn, khả năng dẫn nhiệt kém  hơn. – Trong tính đa dạng của những hình thức thay đổi về chất, chúng ta lưu ý tới một số loại bước nhảy cơ bản sau đây: Bước nhảy để chuyển hóa về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú  với những hình thức rất khác nhau. Dựa theo nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân  chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biếnlà  bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của  toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Bước nhảy dần dần là bước nhảy được  thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của  chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ  và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất  của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước  nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật. =>  Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng, chúng ta có thể phát  biểu nội dung của quy luật này như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay  đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại  sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn… Quá trình tác động đó  diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi và phát triển.(quy luật  này đôi khi được gọi vắn tắt là quy luật lượng, chất hoặc quy luật từ những  thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại) . c. Ý nghĩa phương pháp luận: – Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích  lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để  chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn,  con người phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo  quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu  sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành bão”…  Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp chúng ta  tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn muốn  thực hiện bước nhảy liên tục. – Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song  quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ  được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã  tích lũy đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp  thời chuyển những sự thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi  mang tính chất cách mạng. – Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức  của bước nhảy. – Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần vận dụng linh hoạt các hình thức  của bước nhảy để trong những điều kiện cụ thể, chúng ta có thể lựa chọn  bước nhảy để trong những điều kiện cụ thể, chúng ta có thể lựa chọn bước  nhảy phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Câu 6. nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa  các mặt đối lập 1. Các khái niệm cơ bản: –  Mặt đối lập: là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những  tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. VD: điện tích âm và điện tích dương, quá trình đồng hóa và dị hóa, giai cấp  thống trị và giai cấp bị trị,… – Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành  mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan  và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa cá mặt đối lập bên trong của sự vật hoặc giữa các sự vật đối lập với  nhau. Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. – Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách  rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của  mặt kia làm tiền đề. VD: không có quá trình đồng hóa thì không có quá trình dị hóa và ngược lại. – Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng  có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng  nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của  mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau. – Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn “đấu tranh” với  nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau. VD: giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân ở nước ta luôn có khuynh hướng  phủ định, bài trừ, tieu diệt nhau. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy  thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tùy điều  kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng. 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển: – Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động  khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự  thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự  đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Lúc đầu  mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh  hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi  đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ  chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất  cũng được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra  đời thay thế. Lênin viết :”Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”, tuy nhiên không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có  đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không  thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra nội dung của quy luật này như  sau: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối  lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu  tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát  triển, làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Chúng ta cũng có  thể diễn đạt ngắn gọn: sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là  nguồn gốc, động lực của sự phát triển. – Phân loại mâu thuẫn: Từ nội dung khái quát trên, để hiểu sâu hơn về quy luật này, cần tìm hiểu cụ  thể hơn về các loại mâu thuẫn. + Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các  mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng  đối lập của cùng một sự vật. VD: Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội Việt  Namtrước cách mạng tháng 8 Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong  mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. VD: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuận giữa quốc gia này với quốc gia khác. + Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu  thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự  phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn  tại các sự vật. VD: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay là mâu thuẫn cơ bản, còn những mâu thuẫn khác trong thời đại ngày nay  là những mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện  nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. + Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành  mâu thuẫn  chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ  yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển  nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. VD: Ở nước ta hiện nay, vấn đề tham nhũng là mâu thuẫn chủ yếu; còn các  mâu thuẫn khác giữa các giai cấp, các thành phần kinh tế là mâu thuẫn thứ  yếu Mâu thuẫn thứ  yếu là những mâu thuẫn ra đời, tồn tại trong một giai đoạn  phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. + Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn  trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn  người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi  ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản,  cục bộ, tạm thời. VD: mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân trước cách mạng tháng 8 ở Việt  Nam là mâu thuẫn đối kháng; còn mâu thuẫn giữa các giai cấp khác trong xã  hội là mâu thuẫn không đối kháng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan