Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức đề cương ôn thi tuyển công chức với 3 chuyên đề kiến thức chung, tiếng anh và ti...

Tài liệu đề cương ôn thi tuyển công chức với 3 chuyên đề kiến thức chung, tiếng anh và tin học

.PDF
66
800
121

Mô tả:

Chuyên đề 1 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ___________________________ I. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 2, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) ghi nhận bản chất của Nhà nước ta là: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Như vậy bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước XHCN thể hiện tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại: a. Tính giai cấp của Nhà nước Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của Nhà nước b.Tính nhân dân của Nhà nước được thể hiện: -Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước. Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Quyền của công dân là trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của Nhà nước. - Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân chủ vừa là nhu cầu vừa là đòi hỏi mang tính nguyên tắc của Nhà nước . Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu cơ bản bao trùm trong hoạt động của Nhà nước Để có nền dân chủ thật sự không hình thức, trong tổ chức, hoạt động và xây dựng Nhà nước phải thể hiện dân chủ hóa và phải gắn dân chủ với kỷ luật, kỷ cương chống mọi hiện tượng vô tổ chức, vô chính phủ, lợi dụng dân chủ. b. Tính dân tộc của Nhà nước Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân 1 tộc. Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam vừa là bản chất, vừa là truyền thống, là nguồn sức mạnh của Nhà nước ta. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền và nghĩa vụ giữ gìn bản sắc dân tộc và những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình. c. Tính thời đại của Nhà nước Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị; mở rộng hợp tác, hội nhập, giao lưu với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau.Trong quan hệ đối ngoại, lấy phương châm đối thoại thay cho đối đầu trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nôi bộ của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi. Thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại. Tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Những quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta Để đảm bảo Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây: - Một là: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Hai là: Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp - Ba là: Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt dộng của Nhà nước. - Bốn là: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. - Năm là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước - Sáu là: Xây dựng Nhà nước có bộ máy gọn nhẹ, có đủ năng lực quản lý, có đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có đức, có tài. Tóm lại: Ở nước ta, muốn tăng cường sức mạnh của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân chúng ta phải quán triệt sâu sắc quan điểm mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội( bổ sung và phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng : “ Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. 2 II. CƠ CẤU BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, được tổ chức theo những quan điểm, nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy Nhà nước ta, theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) gồm các bộ phận cấu thành sau: - Quốc hội. - Chủ tịch nước. - Chính phủ. - Các cơ quan Toà án nhân dân - Các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân. - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. 1. Quốc hội a. Vị trí pháp lý của Quốc hội Theo điều 83, Hiến pháp 1992 quy định vị trí pháp lý của Quốc hội là: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. b. Tổ chức của Quốc hội Nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là 5 năm (QH khóa XIII bầu 500 ĐB hiện nay còn 499ĐB) - UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội làm các Phó chủ tịch. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể. - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể. * Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên. * Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và các ủy viên. Quốc hội khóa XIII thành lập 9 Ủy ban của Quốc hội 3 - Đoàn đại biểu Quốc hội là các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn và có đại biểu hoạt động chuyên trách. - Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân địa phương bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội. 2. Chủ tịch nước Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi), “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.(Điều 101). Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chủ tịch nước giữ quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. 3. Chính phủ a. Vị trí pháp lý của Chính phủ Chính phủ có vị trí pháp lý quy định tại điều 109 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) là: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. b. Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ - Về tổ chức: Chính phủ gồm có Thủ tướng do Quốc hội bầu, là đại biểu Quốc hội; các Phó thủ tướng và các thành viên là Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chính phủ làm việc kết hợp chế độ trách nhiệm tập thể Chính phủ và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng. - Về cơ cấu của Chính phủ gồm có: Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan hành chính quản lý theo ngành hay lĩnh vực có thẩm quyền chuyên môn, làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016 có: 18 Bộ, 04 cơ quan ngang bộ, 08 cơ quan thuộc Chính phủ. 4 4. Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân a. Toà án nhân dân Toà án nhân dân các cấp là những cơ quan thực hiện chức năng xét xử của Nhà nước ta. Ở nước ta hiện nay theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định hệ thống các cơ quan xét xử gồm có: Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể lập Toà án đặc biệt. Toà án nhân dân địa phương chỉ thành lập ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, không thành lập ở cấp cơ sở. Các cơ quan toà án trong hệ thống xét xử có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm do pháp luật quy định. b. Viện kiểm sát nhân dân Ở nước ta, hệ thống các cơ quan kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương (lập ở cấp tỉnh, huyện và tương đương) và các Viện kiểm sát quân sự. Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định: Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân, các Viện Kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và Viện Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định. 5. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (chính quyền địa phương) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và các đơn vị tương đương. a. Hội đồng nhân dân (HĐND) - Vị trí pháp lý của HĐND HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. 5 HĐND chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. HĐND được ra nghị quyết để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. - Tổ chức của HĐND + Nhiệm kỳ của HĐND các cấp là 5 năm. + Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra. Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực. Thường trực HĐND cấp xã có Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND. Kết quả bầu cử Thường trực HĐND phải được Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Đối với cấp tỉnh phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. + Các ban của HĐND. HĐND cấp tỉnh thành lập 3 ban gồm: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hóa – xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc. HĐND cấp huyện thành lập 2 ban gồm: Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế. Ở cấp xã không lập các Ban của HĐND. + Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước. b. Ủy ban nhân dân (UBND) - Vị trí pháp lý của UBND UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội; củng cố an ninh, quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. UBND cấp dưới chịu sự chỉ đạo của UBND cấp trên. UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. UBND được ra quyết định và chỉ thị để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. - Tổ chức của UBND UBND có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên ủy ban. 6 Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu trong số các đại biểu HĐND. Các Phó chủ tịch và Ủy viên UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND do HĐND bầu. Số lượng thành viên UBND các cấp hiện nay pháp luật quy định: + Cấp tỉnh có từ 9 – 11 Ủy viên (có 3 – 4 Phó Chủ tịch) + Cấp huyện có từ 7 – 9 Ủy viên (có 2 – 3 Phó Chủ tịch) + Cấp xã có từ 3 – 5 Ủy viên (có 1 – 2 Phó Chủ tịch) Kết quả bầu cử UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu UBND tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND cấp dưới. UBND chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp. UBND tỉnh báo cáo trước HĐND tỉnh và Chính phủ. UBND hoạt động kết hợp trách nhiệm tập thể UBND với trách nhiệm của Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND. Những vấn đề quan trọng mà pháp luật quy định nhất thiết UBND phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số( Đ124 Luật tổ chức HĐND&UBND năm 2003). Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp khi được yêu cầu. Ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay số lượng cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh là: 16 Sở và 02 cơ quan ngang sở; của UBND cấp huyện là 10 Phòng và 02 cơ quan ngang phòng; UBND cấp xã không lập cơ quan chuyên môn mà chỉ có công chức chuyên môn Cơ quan chuyên môn thuộc UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng./. 7 Chuyên đề 2 VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC _______________________ Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. Những khái niệm cơ bản về văn bản 1. Khái niệm về văn bản Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ hay một ký hiệu nhất định. 2. Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định quản lý và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) được các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước bảo đảm thi hành bằng những biện pháp khác nhau, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ, hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 3. Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính 3.1. Văn bản quy phạm pháp luật * Khái niệm: Văn bản quy pham phap luât là văn bản do cac cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo thủ tục trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. 3. 2. Văn bản hành chính a) Văn bản quản lý hành chính thông thường. - Là những loại hình văn bản mang tính chất thông tin quy phạm. - Do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành. - Không chứa các quy phạm pháp luật, dùng để giải quyết các công việc cụ thể và để tác nghiệp hàng ngày của các cơ quan nhà nước. Ví dụ: Công văn, Báo cáo, Tờ trình, Biên bản, Thông báo.v.v. b) Văn bản hành chính cá biệt Là văn bản áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết một công việc, một vấn đề, một lĩnh vực cụ thể nào đó. Đây là loại văn bản chứa đựng quy tắc xử sự riêng, được áp dụng một lần, cho một đối tượng cụ thể. c) Văn bản chuyên môn kỹ thuật + Văn bản chuyên môn: Trong các ngành chuyên môn: Thống kê, Kế hoạch, Tài chính, Ngân hàng, Y tế, giáo dục. + Văn bản Kỹ thuật: Trong ngành Xây dựng, Khoa học công nghệ (bản vẽ, thiết kế…) 8 II. Vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý nhà nước ( - Đảm bảo thông tin cho hoạt động của các cơ quan quản lý HC nhà nước. - Là phương tiện truyền đạt các thông tin quản lý. - Là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo quản lý. - Là công cụ hình thành hệ thống pháp luật III. Chức năng của văn bản 1. Chức năng thông tin Là chức năng cơ bản nhất, bao gồm: việc ghi lai cac thông tin quản ly, truyền đạt các thông tin đó, giúp các cơ quan thu nhận các thông tin cần thiết cho hoạt động quản ly, đanh gia cac thông tin thu được qua cac hệ thống truyền đat thông tin khac. - Dưới dạng văn bản, thông tin thường gồm ba loại: + Thông tin quá khứ: liên quan tới sự việc đã được giải quyết + Thông tin hiện hành: liên quan đến sự việc đang xảy ra hàng ngày + Thông tin dự báo: mang tính kế hoạch tương lai, dự báo chiến lược 2. Chức năng quản ly Chức năng quản ly cua văn bản thể hiện trên 2 phương diện: + Tao nên tính ổn định cua bộ may lãnh đao và quản ly: xac định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí của mỗi cơ quan, xác lập mối quan hệ, điều kiện hoạt động của cơ quan. + Văn bản giúp cho cơ quan quản ly hành chính nhà nước tổ chức cac hoat động cụ thể theo quyền hạn của mình: quyết định, chỉ thị, thông báo, công văn, báo cáo… 3. Chức năng pháp ly Là cơ sở phap ly để giải quyết cac nhiệm vụ cụ thể trong quản ly hành chính nhà nước (văn bản ghi lại và truyền đạt các quy phạm pháp luật và các quyết định hành chính). Thể hiện trên hai phương diện: Chứa đựng cac quy pham phap luât và là căn cứ phap ly để thực hiện cac nhiệm vụ cụ thể. 4. Các chức năng khác - Chức năng văn hóa – xã hội: văn bản là sản phẩm sáng tạo của con người hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội và cải tạo thiên nhiên. - Chức năng thống kê: là đặc trưng cua loai văn bản quản ly hành chính nhà nước sử dụng vào mục đích thống kê quá trình diễn biến công việc. Do vậy, cần phải đảm bảo thông tin số liệu chính xác, đầy đủ, khoa học… Chương II HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC I. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước 1. Khái niệm về hệ thống Hệ thống văn bản quản ly nhà nước là một tâp hợp cac văn bản được ban hành tao nên mộ chỉnh thể cac văn bản cấu thành hệ thống, trong đó tất cả cac văn bản có liên hệ mât thiết với nhau về mọi phương diện, được sắp xếp theo trât tự 9 phap ly khach quan logíc và khoa học. Đó là một hệ thống kết hợp chặt chẽ cac cấu trúc nội dung bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài và phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội, yêu cầu cua công tac quản ly nhà nước. Hiến pháp Luật - VB QPPL: Luật Mang tính chất luật Dưới luật Không mang tính chất luật Văn bản cá biệt - Văn bản QLNN: Văn bản hành chính thông thường Văn bản chuyên môn- Kỹ thuật * Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc Hội. - Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội. - Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước. - Nghị định của Chính phủ. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao. - Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. - Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. - Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc Hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. - Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân. 2. Các tiêu chí phân loại văn bản Có 3 tiêu chí để phân loại văn bản: + Căn cứ vào chức năng của văn bản. + Căn cứ vào tác giả: + Căn cứ vào tên gọi văn bản: 10 II. Hiệu lực của văn bản 1. Hiệu lực về thời gian 2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng 3. Giám sát, kiểm tra văn bản 4. Xử lý văn bản trái pháp luật 5. Kỹ thuật trình bày Thông thường công văn thường có: + Phần mở đầu: (kính gửi, nếu gửi cho một cơ quan, cá nhân thì ghi ngay sau kính gửi, nếu từ 2 cơ quan trở lên thì xuống dòng. + Phần nội dung văn bản: - Đặt vấn đề: Nêu lý do, cơ sở thực trạng tình hình dẫn đến yêu cầu ban hành văn bản. - Giải quyết vấn đề: Trình bày yêu cầu cần giải quyết một cách cụ thể, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề đặt ra. - Kết luận: Khẳng định thêm những nội dung đã nêu, hoặc làm sáng tỏ thêm yêu cầu thực hiện, nhấn mạnh trách nhiệm, giải quyết văn bản khi cần thiết. + Phần kết. Chương III NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN I. Những yêu cầu về nội dung. Trong quá trình soạn thảo nội dung của văn bản cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau đây: 1. Tính mục đích 2. Tính khoa học 3. Tính đại chúng 4. Tính dân chủ của văn bản 5. Tính công quyền 6. Tính khả thi II. Những yêu cầu về thể thức văn bản 1. Khái niệm về thể thức văn bản - Thể thức văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản, nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các cơ quan. - Thể thức của văn bản là những yếu tố hình thức và nội dung có tính bố cục đã được thể chế hóa. - Thể thức của văn bản là một trong những yếu tố cấu thành nghi thức nhà nước - Thể thức cần phải được tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản. 11 2. Các thành phần thể thức văn bản quản lý nhà nước Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ 2.1. Quốc hiệu Dòng chữ "cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam" viết bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng đậm. Dòng chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" bằng chữ thường cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng đậm, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch ngang nhỏ, phía dưới có đường kẽ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. VD: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 2.2. Tên cơ quan ban hành văn bản - Tên cơ quan ban hành văn bản cho biết vị trí của cơ quan ban hành trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. - Tên cơ quan được đặt ở góc trái tờ đầu văn bản, ngang hàng với quốc hiệu, tại ô số 2. - Phía dưới có một gạch ngắn có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 của dòng chữ và đặt cân đối theo dòng chữ. - Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như: UBND, HĐND… VD: UBND TỈNH ĐỒNG THÁP SỞ NỘI VỤ 2.3. Số và ký hiệu - Số và ký hiệu văn bản giúp cho việc vào sổ, tìm kiếm văn bản được dễ dàng, tại ô số 3. - Số văn bản được viết bằng chữ số Arập và được đánh từ 01 và bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 mỗi năm; các số dưới 10 phải viết thêm số 0 ở đằng trước. Số văn bản được viết trước ký hiệu, ngăn cách với ký hiệu bởi một dấu gạch chéo (/). Giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-). VD: Số: 01/QĐ-UBND - Ký hiệu văn bản được viết bằng chữ in hoa. - Số và ký hiệu của văn bản được ghi bên dưới tên cơ quan ban hành văn bản. 2.4. Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản - Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phương, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở. - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản Ngày tháng được viết ngay dưới quốc hiệu, chữ nghiêng, cỡ chữ 14. Đầy đủ các chữ "..., ngày ...tháng . .. năm ...". Những số chỉ ngày dưới 10 và chỉ tháng dưới 3 phải viết thêm số 0 ở đằng trước 12 2.5. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản 2.5.1. Tên loại văn bản - Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. - Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều phải ghi tên loại, trừ công văn. - Tên loại văn bản được trình bày ở giữa trang giấy, bên dưới yếu tố địa danh, ngày tháng. 2.5.2. Trích yếu nội dung công văn hành chính - Là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản 2.6. Nội dung văn bản - Là phần trọng tâm của văn bản. - Trong việc áp dụng văn điều khoản nếu số lượng các điều khoản lớn thì phần nội dung được chia thành: Phần (đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã: I, II, III, IV,... ) Chương ( - chữ số La Mã) Mục ( - chữ cái in hoa: A, B, C, ... ) Điều ( - chữ số ảrập: 1, 2, 3, ...) Khoản ( - chữ số ảrập: 1, 2, 3, ...) Điểm ( - chữ cái thường: a, b, c, ...) Tiết ( - ) Thông thường bố cục này được áp dụng để viết những văn bản như nghị định, quyết định. 2.7. Chức vu, họ tên và chữ ky của người có thẩm quyền. 2.7.1. Thẩm quyền ký. Thẩm quyền ký bao gồm: hình thức đề ký, chức vụ, chữ ký và họ tên đầy đủ của người có thẩm quyền ký. 2.7.2. Chữ ký 2.7.3. Họ tên người ký 2.8. Dấu của cơ quan ban hành văn bản. Dấu của cơ quan ban hành văn bản được đóng ngay ngắn, rõ ràng trùm lên 1/3 đến 1/4 về bên trái chữ ký. 2.9. Nơi nhận. Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận văn bản với mục đích và trách nhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám sát; để xem xét, giải quyết; để thi hành; để trao đổi công viêc; để biết và để lưu. Nơi nhận được trình bày trên một dòng riêng, sau đó có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng đậm. Phần liệt kê các cơ quan đơn vị nhận bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, đứng, cuối mỗi đơn vị nhận có dấu chấm phẩy, riêng dòng cuối cùng là lưu, sau chữ lưu có dấu hai chấm kế đó là viết chữ VT (văn thư). 13 2.10. Dấu chỉ mức độ khẩn. Trong trường hợp cần thiết văn bản có thể có dấu hiệu chỉ mức độ mật ("Mật", "Tối mật", Tuyệt mật") hoặc/và mức độ khẩn ("Khẩn", "Thượng khẩn", "Hoả tốc", “Hỏa tốc hẹn giờ”). - Việc đóng dấu này do người ký văn bản quy định. 2.11. Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành. 2.12. Chỉ dẫn về dự thảo văn bản. 2.13. Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành. 2.14. Địa chỉ cơ quan. 2.15. Logo (in chìm dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN (Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm) (Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ) Ghi chú: Ô số 1 2 3 : : : : Thành phần thể thức văn bản Quốc hiệu Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Số, ký hiệu của văn bản 14 4 5a 5b 6 7a, 7b, 7c 8 9a, 9b 10a 10b 11 12 13 14 15 : : : : : : : : : : : : : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản Tên loại và trích yếu nội dung văn bản Trích yếu nội dung công văn Nội dung văn bản Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền Dấu của cơ quan, tổ chức Nơi nhận Dấu chỉ mức độ mật Dấu chỉ mức độ khẩn Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành Chỉ dẫn về dự thảo văn bản Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail: địa chỉ Website; số điện thoại, số Telex, số Fax : Logo (in chìm dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC BẢN SAO VĂN BẢN (Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm) (Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ) 15 Ghi chú: Ô số 1 2 3 4 5a, 5b, 5c 6 7 : Thành phần thể thức bản sao : Hình thức sao: “sao y bản chính”, “trích sao” hoặc “sao lục” : Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản : Số, ký hiệu bản sao : Địa danh và ngày, tháng, năm sao : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền : Dấu của cơ quan, tổ chức : Nơi nhận Chương IV VĂN PHONG VÀ NGÔN NGỮ VĂN BẢN I. Đặc điểm của văn phong hành chính - công vụ 1. Tính chính xác, rõ ràng Văn bản phải được viết sao cho mọi người có thể hiểu một cách rõ ràng, chính xác, đúng như nội dung văn bản muốn truyền đạt. Câu văn gọn ghẽ, mạch lạc, sử dụng từ ngữ một cách chính xác và đúng ngữ nghĩa, đánh dấu câu cho phù hợp với chính tả tiếng Việt và nội dung của câu. 2. Tính phổ thông, đại chúng Văn bản phải được trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu, bằng từ ngữ phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương, từ lóng, từ thông tục. Câu tường thuật chiếm chủ đạo trogn văn bản quản lý nhà nước, các loại câu khác như câu cảm, câu nghi vấn…, rất ít được sử dụng. 3.Tính khách quan, phi cá tính Nội dung văn bản phải trình bày trực tiếp, không thiên vị, không định kiến, mang chí chí của cơ quan nhà nước. 4. Tính trang trọng lịch sự Văn bản là tiếng nói của chính quyền nên phải thể hiện tính trang trọng, lịch sự, tôn trọng đối với các chủ thể thi hành. Thể hiện tính văn minh hành chính của một nền hành chính văn chủ, pháp quyền, hiện đại. 5. Tính khuôn mẫu Văn bản cần được trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẩu, thể thức quy định. Tính khuôn mẫu bảo đảm cho sự thống nhất, tính khoa học và tính văn hóa của văn bản. II. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước 1. Cách dùng từ Xử dụng từ ngữ chính xác, đúng phong cách. 2. Cách sử dụng câu 16 Câu phải được viết đúng nguyên tắc của ngữ pháp tiếng Việt, logic, diễn đạt chính xác rõ ràng. Chương V QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN I. Khái niệm về quy trình xây dựng và ban hành văn bản 1. Định nghĩa Quy trình xây dựng và ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình. Tuỳ theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản, một số quy trình soạn thảo và ban hành có thể được quy định bằng những quy phạm pháp luật mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng. Tuy nhiên, việc xác định một trình tự chuẩn là hết sức cần thiết nhằm trật tự hoá công tác này. 2. Hình thức thể chế hóa quy trình Quy trình xây dựng và ban hành văn bản được thể chế hoa bằng cac văn bản như: quy chế, quy định … Tuỳ theo tính chất và quy mô tổ chức của cơ quan, đơn vị, có thể ban hành riêng một quy chế, quy định độc lâp về quy trình xây dựng và ban hành văn bản, một bộ phận của quy chế, quy định về hoạt động, làm việc của cơ quan, đơn vị, có thể ban hành như một văn bản độc lập hoặc như một văn bản phụ kèm theo một quyết định. II. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản 1. Bước 1: Sáng kiến và soan thảo văn bản . Đề xuất văn bản; Lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản; Quyết định cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo; Thành lập ban soạn thảo, hoặc chỉ định chuyên viên soạn thảo. Thu thâp tài liệu thông tin, tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thông tin; nghiên cứu rà soát các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật hiện hành; khảo sát điều tra xã hội; tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài. Chọn lựa phương án hợp lý. Viết dự thảo lần thứ nhất: Phác thảo nội dung ban đầu; soạn đề cương chi tiết; tổ chức thảo luận nội dung phác thảo; chỉnh lý phác thảo; viết dự thảo. Biên tập và tổ chức đánh máy dự thảo. 2. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo. Không bắt buộc đối với trình tự xây dựng và ban hành tất cả mọi loại văn bản. Bước này có thể được tiến hành nghiêm ngặt theo luật định đối với một số loại văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, luật, pháp lệnh ..., song lại không nhất thiết đối với các văn bản khác có hiệu lực pháp lý thấp hơn, mà tuỳ theo tính chất và nội dung của các văn bản đó hoặc tuỳ xét của các cơ quan, đơn vị ban hành chúng. Kết quả đóng góp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo phải được 17 đánh giá, xử lý và tiếp thu bằng văn bản tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo. 3. Bước 3: Thẩm định dự thảo. Thẩm định dự thảo văn bản là hoat động xem xet đanh gia tính hợp hiến, hợp phap, tính khả thi, tính thống nhất cua văn bản trong hệ thống phap luât hiện hành do cac cơ quan chuyên môn thực hiện. Tuỳ theo tính chất, nội dung cua văn bản, lãnh đạo cơ quan soạn thảo quyết định việc thẩm dự thảo văn bản. 4. Bươc 4: Thông qua văn bản. - Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên cấp trên (tập thể hoặc các nhân) để xem xét và thông qua. Văn phòng giúp thủ trưởng xem xét trước các yêu cầu về nội dung, thể thức và các yêu cầu khác của văn bản trước khi thủ trưởng ký. - Thông qua và ký ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục luật định. - Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lý và trình lại dự thảo văn bản trong thời hạn nhất định. 5. Bươc 5: Công bố văn bản. a) Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nước, tuỳ theo tính chất và nội dung phải được công bố, yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật định. b) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. c) Các văn bản khác tuỳ theo tính chất và nội dung được công bố kịp thời theo quy định của pháp luật. 6 6. Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịp thời và lưu trữ theo quy định cua phap luât. Theo cac trình tự: - Thu tục trình ky văn bản. - Thu tục ky văn bản. - Thu tục sao văn bản. - Thu tục lưu văn bản. Văn bản được lưu một bản ở bộ phận chuyên môn phụ trách, hay bộ phận soạn thảo, một bản khác lưu ở văn phòng hoặc văn thư cơ quan. Cuối năm nộp lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước./. 18 Chuyên đề 3 LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC _____________________ I. KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Quá trình xây dựng hệ thống thể chế về quản lý cán bộ, công chức và công vụ Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam kể từ năm 1945 đến năm 1998 được thể hiện qua việc ban hành các văn bản sau: - Sắc lệnh số 75/SL ngày 10/11/1945 về trưng tập công chức; - Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam; - Sắc lệnh số 02/SL ngày 9/3/1998 của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Từ đây, cán bộ, công chức đã từng bước tiếp cận, xây dựng đội ngũ theo những quy định của Pháp lệnh, từ khâu tuyển dụng dưới hình thức thi tuyển đầu vào đến các khâu thực hiện chế độ, chính sách, đánh giá, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật… đều theo những quy định thống nhất. Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2008), đã tạo thành hệ thống thể chế và cơ sở pháp lý quan trọng để đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức. Trong quá trình tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước và hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua hai Bộ Luật quan trọng về quản lý công chức, viên chức, đó là Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010. Đây là bước tiến mới, mang tính cách mạng về cải cách chế độ công vụ, công chức, thế chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 1.2 Mục tiêu, quan điểm của Luật cán bộ, công chức 1.2.1 Mục tiêu - Luật Cán bộ, công chức trở thành công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần vào thực hiện quá trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. - Luật Cán bộ, công chức tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới; phát huy tính năng động, sáng tạo của công chức và thể hiện được chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới. 19 - Luật Cán bộ, công chức góp phần đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, quy định và thực hiện có hiệu quả việc kết hợp giữa hệ thống chức danh tiêu chuẩn công chức với hệ thống vị trí việc làm đang là xu hướng tích cực của các nền hành chính hiện đại trên thế giới hiện nay. 1.2.2 Quan điểm - Thể chế hoá đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; - Hoàn thiện chế độ công vụ, cán bộ, công chức đồng bộ với tiến trình đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; - Bảo đảm tính minh bạch, công khai và tính tự chịu trách nhiệm trong hoạt động công vụ; - Bảo đảm tính kế thừa và phát triển của các quy định hiện hành về cán bộ, công chức; - Các quy định của Luật Cán bộ, công chức phải phù hợp với tình hình đặc điểm cụ thể của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm, thành tựu khoa học của các nền công vụ tiên tiến trên thế giới. 1.3 Các khái niệm cơ bản 1.3.1 Cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. ( Khoản 1 Điều 4 của Luật cán bộ, công chức quy định ) Như vậy, tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội thông qua con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. 1.3.2 Công chức Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan