Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 Đề cương ôn tập Vật Lí 10 HK II...

Tài liệu Đề cương ôn tập Vật Lí 10 HK II

.DOCX
5
379
128

Mô tả:

Đề cương ôn tập Vật Lí 10 HK II
Đề cương ôn tập học kì 2 V ật lí 10 A.CHỦ ĐỀ I.CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 1.Động năng:  Khái niệm: Động năng là dạng năng lượng mà 1 vật có được do nó đang chuyển động  Chú ý: Khi 1 vật có động năng thì vật này có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này sinh công  Công thức tính: Wđ : Động năng (J) 1 v : vận tốc (m/s) 2 Wđ = 2 mv m: khối lượng cảu vật (kg) 2.Thế năng a.Thế năng trọng trường:  Khái niệm: Thế năng trọng trường cảu một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.  Biểu thức: Wt : thế năng (J) m: khối lượng của vật (kg) Wt = mgz z: độ cao của vật so với mốc thế năng (m) g: gia tốc rơi tự do (m/s2) b.Thế năng đàn hồi:  Khái niệm: Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.  Biểu thức tính thế năng đàn hồi của lò xo ở trạng thái biến dạng ∆ l là: 1 Wt = 2 .k.  ∆ l 2 Wt : thế năng (J) k: độ cưnngs của lò xo (N/m) ∆ l : độ biến dạng của lò xo (m) 3.Hệ cô lập và định luật bảo toàn động lượng:  Hệ cô lập là hệ mà trong đó chỉ có nội lực các vật của hệ tác dụng lẫn nhau.Có nghĩa là một hệ không chịu tác dụng của ngoại lực hoặc ngoại lực bị triệt tiêu lẫn nhau.  Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc → v là đại lượng được xác định bởi công thức: → → P m . v → : động lượng của vật → : vecto vận tốc của vật P v m: khối lượng của vật  Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn. -Biểu thức: → → → P1 P 1  P 2 hằng số → P1 : động lượng trước : động lượng sau 4.Định luật bảo toàn cơ năng:  Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đai lượng bảo toàn. W = Wđ + Wt = hằng số  Khi một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xò đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn. 1 1 W = 2 .mv2 + 2 .k.  ∆ l 2 = hằng số B.CHỦ ĐỀ 2.CHƯƠNG V:CHẤT KHÍ 5.Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi lơ-Mariot  Qúa trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.  Định luật Bôi lơ-Mariot: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích  Biểu thức: 1 p ~ V hay pV= hẳng số * Đường đẳng nhiệt: P V V P T T 6.Quá trình đẳng tích. Định luật Saclo  Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích chất khí được giữ nguyên không đổi  Định luật Saclo: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuân với nhiệt độ tuyệt đối P T  Biểu thức: = hằằng sốố *Đường đẳng tích P V P V P T T 273 t 7.Quá trình đẳng áp.  Qúa trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất của chất khí được giữ nguyên  Định luật: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối  Biểu thức: V T = hằằng sốố *Đường đẳng áp P V P V T T 8. Phương trình trạng thái khí lí tưởng.  Phương trình: pV hằng số → T V p 1V 1 p 2 V 2  T1 T2 273 t C.CHỦ ĐỀ 3.CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 9.Nguyên lí I nhiệt động lực học  Phát biểu: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.  Công thức: ∆U  A Q  Quy ước dấu: Q > 0 : vật nhận nhiệt lượng Q < 0 : vật truyền nhiệt lượng A > 0 : vật nhận công A < 0 : vật sinh công ∆U = U2 -U1 > 0  U2 > U1  nội năng tăng và ngược lại 10.Nguyên lí II nhiệt động lực học: Cách phát biểu của Clau-di-ut: Nhiệt không thể truyền từ 1 vật sang vật khác nóng hơn. Cách phát biểu của Các-nô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng thành công cơ học. D.CHỦ ĐỀ 4.CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ 11.Đặc điểm của chất rắn kết tinh  Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.  Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) cso một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở áp suất cho trước.  Các chất rắn kết tinh có thể là đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. 12.Đặc điểm của chất rắn vô định hình:  Là chất rắn không có cấu trúc tinh thể nên chúng không có dạng hình học xác định  Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.Khi bị đun nóng chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. 13.Công thức của sự nở dài và sự nở khối:  Độ nở dài ∆ l của vật đó. của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ ∆l ∆t và độ dài ban đầu lo = l -lo = ∝ .lo. ∆t  Độ nở khối của vật rắn (đồng chất, đẳng hướng) cũng được xác định theo công thức : ∆V = V -Vo = β .lo. ∆t 14.Lực căng bề mặt của chất lỏng:  Mặt thoáng của chất lỏng luôn có các lực căng, theo phương tiếp tuyến với mặt thoáng.Những lực căng này làm cho mặt thoáng của chất lỏng cí khuynh hướng co lại đến diện tích nhỏ nhất.Chúng được gọi là những lực căng bề mặt của chất lỏng.  Công thức: f = σ .l -------------------------------------------TÀI LIỆU ĐƯỢC BIÊN SOẠN THEO MA TRẬN MỚI NHẤT (Có sử dụng nhiều nguồn tài liệu)  Chúc cho bạn nào học đề cương này gặp nhiều may mắn ❤ Biên soạn: Tài liệu này được chia sẻ trên trang: THPT Gia Lộc Connection (F/hauvanvo.2602) thptgialocconnection https://sites.google.com/view/glcp/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan