Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã lĩnh vực xây dựng (chức danh địa chín...

Tài liệu đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã lĩnh vực xây dựng (chức danh địa chính – xây dựng) năm 2017

.DOC
12
1934
110

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ LĨNH VỰC XÂY DỰNG (CHỨC DANH ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG) I. Luật Xây dựng năm 2014 1. Chương I: Những quy định chung gồm 12 điều (từ Điều 1 đến Điều 12). Chương này quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng; loại và cấp công trình; áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng; chủ đầu tư xây dựng; giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng; giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng; bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng; hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng; chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng. 2. Chương II: Quy hoạch xây dựng, gồm 36 điều (từ Điều 13 đến Điều 48). Nội dung chủ yếu tại Chương này là các vấn đề sau: - Mục 1: Quy định chung, gồm các nội dung: các loại quy hoạch xây dựng; căn cứ lập quy hoạch xây dựng; yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng; rà soát quy hoạch xây dựng; trách nhiệm, hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; kinh phí lập quy hoạch. - Mục 2: Quy hoạch xây dựng vùng, gồm các nội dung: đối tượng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng; nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng. - Mục 3: Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, gồm các nội dung: đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; quy hoạch phân khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; quy hoạch chi tiết khu chức năng đặc thù ngoài đô thị. - Mục 4: Quy hoạch xây dựng nông thôn, gồm các nội dung: đối tượng, loại và trách nhiệm tổ chức lạp quy hoạch xây dựng nông thôn; quy hoạch chung xây dựng xã; quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. - Mục 5: Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; Hội đồng, nội dung thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. - Mục 6: Điều chỉnh quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: điều kiện, nguyên tắc; các loại và trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng. - Mục 7: Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: trách nhiệm công bố, công khai quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về -1- quy hoạch xây dựng; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng; cắm mốc theo quy hoạch xây dựng. - Mục 8: Quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: Nguyên tắc quản lý quy hoạch; giới thiệu địa điểm; giấy phép quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng. 3. Chương V: Giấy phép xây dựng, gồm 17 điều (từ Điều 89 đến Điều 106) Chương này gồm các nội dung về: quy định các trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng; nội dung của giấy phép xây dựng; điều kiện cấp giấy phép xây dựng; điều kiện cấp giấy phép xây dựng tạm; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng; thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng; trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng; quyền và nghĩa vụ của người xin cấp giấy phép xây dựng. 4. Chương IX: Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước, gồm 6 điều (Điều 160 và Điều 165). II. Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 1. Chương I: Những quy định chung 2. Chương II: Lập quy hoạch đô thị - Mục 3. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị - Mục 4. Lập đồ án quy hoạch đô thị - Mục 5. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị 3. Chương V: Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch - Mục 1. Tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị. - Mục 2. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - Mục 3. Quản lý và sử dụng đất đô thị theo quy hoạch - Mục 4. Quản lý xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng và không gian ngầm đô thị theo quy họach - Mục 5. Quản lý xây dựng theo quy họach đô thị III. Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Chương I. Quy định chung Chương II. Trách nhiệm bảo đảm trật tự xây dựng đô thị Chương III. Xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị Chương IV. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Chương V. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị * Lưu ý: Đây là một trong những văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng khá hiệu quả trong công tác quản lý TTXD tuy nhiên Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm -2- 2015; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 đã hết hiệu lực thi hành, do đó trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 180/2007/NĐ-CP thì việc xử lý vi phạm về trật tự xây dựng vẫn tiếp tục áp dụng các nội dung quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ trong quá trình áp dụng để không trái với các nội dung quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Một số biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng: - Áp dụng các nội dung quy định về buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. - Tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng quy định tại Điều 4, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP để xử lý những hành vi vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình vi phạm được quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ; tuy nhiên không áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ. IV. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Chương I. Quy định chung Chương 2. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động xây dựng Điều 12. Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng Điều 27. Vi phạm quy định về thi công xây dựng Điều 28. Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình Điều 33. Vi phạm quy định về ngừng cung cấp điện, cung cấp nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng Chương 5. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật Chương 6. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong quản lý phát triển nhà và công sở Điều 55. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở Điều 56. Vi phạm quy định về giao dịch nhà ở Điều 57. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà công sở -3- Chương 8. Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính Điều 59. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Điều 67. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã V. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chương I. Những Quy định chung Chương III. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng 1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 91, Điều 92 và Điều 93 của Luật Xây dựng năm 2014. 2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng trong đô thị tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị thì giấy phép quy hoạch xây dựng hoặc thông tin quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng. Điều 41. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình; nhà ở riêng lẻ; công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng năm 2014. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng; b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định; d) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng; b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định; -4- d) Các tài liệu khác theo quy định của hiệp định hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam. 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn như quy định đối với từng loại công trình, nhà ở riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này. 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo giai đoạn: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng; b) Bản sao một trong những giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bản vẽ thiết kế xây dựng theo quy định, văn bản thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo từng giai đoạn (nếu có); d) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy định phải lập dự án. 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án: a) Tài liệu quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 2 Điều 95 của Luật Xây dựng năm 2014; b) Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, văn bản thẩm định thiết kế đối với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. VI. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Chương I . Những quy định chung Điều 2. Đối tượng áp dụng Điều 3. Giải thích từ ngữ Điều 7. Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ Điều 8. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng Chương VI . Sự cố công trình xây dựng Điều 46. Phân cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình Điều 47. Báo cáo sự cố công trình xây dựng Điều 48. Giải quyết sự cố công trình xây dựng Điều 50. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng Chương VII. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng VII. Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng Chương I . Những quy định chung Chương II. Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng Mục 3. Quy hoạch xây dựng nông thôn Điều 16. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng nông thôn -5- 1. Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. 2. Các khu vực dân cư nông thôn được xác định trong quy hoạch chung đô thị thì thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định tại Nghị định này. 3. Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng. Điều 17. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn 1. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã: a) Vị trí, phạm vi ranh giới xã; mục tiêu và thời hạn quy hoạch. b) Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động, đất đai. c) Các nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích, đánh giá hiện trạng; rà soát các dự án và quy hoạch trong địa bàn xã đang còn hiệu lực; xác định các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế xã hội của xã; yêu cầu về tổ chức không gian tổng thể toàn xã, tổ chức phân bố các khu chức năng (sản xuất, khu dân cư), hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. d) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện. đ) Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch chung xây dựng xã. 2. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn: a) Xác định phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, quy mô dân số. b) Các nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; lựa chọn các chỉ tiêu áp dụng về sử dụng đất, xây dựng công trình; các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt. c) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm; tiến độ và tổ chức thực hiện. d) Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn. 3. Thời gian lập nhiệm vụ đối với quy hoạch chung xây dựng xã không quá 01 tháng; đối với quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn không quá 01 tháng. Điều 18. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã 1. Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau: a) Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường; hiện trạng xây dựng và sử dụng các công trình. -6- b) Xác định các tiềm năng, động lực phát triển; dự báo về phát triển kinh tế, quy mô dân số, đất xây dựng; xác định chỉ tiêu đất đai, hạ tầng kỹ thuật toàn xã. c) Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã: - Xác định cơ cấu phân khu chức năng (khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư mới, khu vực làng xóm cũ cải tạo, khu trung tâm xã) và định hướng phát triển các khu vực; - Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, xác định quy mô, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng thôn xóm, khu làng nghề, khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; - Định hướng hệ thống công trình công cộng, xây dựng nhà ở, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử. d) Dự kiến sử dụng đất xây dựng toàn xã theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. đ) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân cư và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, cấp năng lượng (điện, khí đốt), chiếu sáng, hạ tầng viễn thông thụ động, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang. e) Đánh giá môi trường chiến lược: - Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch; - Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã; - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện. g) Dự kiến các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện. 2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chung xây dựng xã không quá 06 tháng. Điều 19. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn 1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau: a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung xã có liên quan đến điểm dân cư nông thôn. b) Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho điểm dân cư nông thôn. c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất. -7- d) Xác định hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; xác định các công trình cần bảo tồn, tôn tạo trong khu vực. đ) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến lô đất, bao gồm các nội dung sau: - Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất; - Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bãi đỗ xe, điểm quay đầu xe; - Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình cấp nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết; - Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng; - Xác định nhu cầu công trình hạ tầng viễn thông thụ động; - Xác định lượng nước thải, chất thải rắn; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn của điểm dân cư nông thôn. e) Đánh giá môi trường chiến lược: - Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch; - Dự báo, đánh giá tác động đến môi trường của phương án quy hoạch; - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện. g) Dự kiến nhu cầu vốn và xác định nguồn lực thực hiện. 2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn không quá 04 tháng. Điều 20. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn 1. Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ranh giới, phạm vi, tính chất xã. b) Kiểm soát không gian, kiến trúc các phân khu chức năng và công trình trọng điểm: Cơ quan hành chính xã, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại dịch vụ. c) Chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường trục chính xã, liên thôn xóm, trục chính thôn xóm, cốt xây dựng khống chế. d) Khu vực cấm xây dựng; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật; biện pháp bảo vệ môi trường. đ) Khu vực bảo tồn, tôn tạo công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan. 2. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau: -8- a) Ranh giới, phạm vi điểm dân cư nông thôn. b) Vị trí, ranh giới, chức năng, quy mô các lô đất trong điểm dân cư nông thôn; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chiều cao, cốt sàn, hình thức kiến trúc và hàng rào công trình, vật liệu xây dựng của các công trình. c) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường, ngõ xóm; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật. d) Các quy định về bảo tồn, tôn tạo, cải tạo và chỉnh trang công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan. đ) Yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. VIII. Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng. Chương I. Quy định chung Chương II. Hồ sơ, thẩm quyền và quy trình cấp giấy phép xây dựng Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp phép giấy phép xây dựng cho dự án Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình Điều 14. Giấy phép xây dựng có thời hạn Điều 15. Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng Điều 16. Hồ sơ đề nghị Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng Điều 17. Quy trình và thẩm quyền cấp, Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng IX. Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nhà ở riêng lẻ (sau đây viết tắt là nhà ở) là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật. 2. Công trình liền kề là công trình nằm sát nhà ở được xây dựng, có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái) với nhà ở được xây dựng. -9- 3. Công trình lân cận là các công trình ở gần vị trí xây dựng nhà ở có thể bị ảnh hưởng lún, biến dạng hoặc bị các hư hại khác do việc xây dựng nhà ở gây nên. 4. Chủ nhà là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở. Điều 4. Khảo sát xây dựng nhà ở Tùy theo quy mô nhà ở, việc khảo sát xây dựng thực hiện theo các quy định sau: 1. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, chủ nhà được tự thực hiện hoặc thuê cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát xây dựng. Trường hợp không thuê khảo sát xây dựng, chủ nhà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: kiểm tra trực tiếp thông qua hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà; tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình, giải pháp xử lý nền móng của các công trình liền kề, lân cận; tham khảo số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp. 2. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc khảo sát xây dựng phải được tổ chức khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện. Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở 1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế. 2. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện. 3. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐCP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Điều 6. Thi công xây dựng nhà ở 1. Quản lý trong thi công xây dựng a) Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận; b) Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế để kịp thời xử lý; - 10 - c) Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng. 2. Khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở với các nội dung chủ yếu sau: a) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận; b) Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng; c) Kiểm tra hệ thống cốp pha, giàn giáo thi công; d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công. X. Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Chương I. Những quy định chung Chương II. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng Chương III. Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự xây dựng Chương IV. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan Chương V. Tổ chức thực hiện. XI. Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị Chương I. Những quy định chung Chương 3. Trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị Điều 13. Bảo vệ cây xanh đô thị Điều 14. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị Điều 15. Đối với cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị Điều 16. Đối với cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị Điều 17. Đối với cây được bảo tồn trong đô thị Điều 18. Đối với cây nguy hiểm trong đô thị Chương 4. Trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị XII. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu Chương I. Những quy định chung - 11 - Chương II. Quản lý chất thải nguy hại Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại Chương III . Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Điều 15. Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chương V . Quản lý nước thải Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải Chương VII. Quản lý một số chất thải đặc thù Điều 49. Quản lý chất thải từ hoạt động y tế Điều 50. Quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng Điều 51. Quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp Điều 53. Quản lý bùn nạo vét Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại - 12 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan