Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã lĩnh vực nông nghiệp (chức danh địa c...

Tài liệu đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã lĩnh vực nông nghiệp (chức danh địa chính – xây dựng) năm 2017

.DOC
13
1954
137

Mô tả:

1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (CHỨC DANH ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG) A. DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP I. Giống cây trồng 1. Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH ngày 24 tháng 3 năm 2016. 2. Nghị định số 31/2016/NĐ- CP ngày 6/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 3. Thông tư số 42/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/7/2009 quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa II. An toàn thực phẩm 1. Luật An toàn thực phẩm 2010 2. Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm 3. Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 4. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 5. Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. 6. Quyết định số 3251/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ quan kiểm tra vật tư nông nghiệp và quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. III. Phân bón 1. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa 2. Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về Quản lý phân bón. 3. Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; 4. Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 IV. Nông thôn mới 1. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 2. Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 3. Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 4. Quyết định 3190/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của tỉnh. V. Quản lý đất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1. Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa. 2. Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đồi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam trung Bộ và Tây nguyên. 3. Quyết định số 3930/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của Chủ tịch UBND Tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. VI. Bảo vệ thực vật 1. Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013 2. Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. VII. Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn 1. Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. 2. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn VIII. Chăn nuôi- Thú y 1. Luật Thú y 2015. 2. Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004 3. Nghị định 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi 4. Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn 5. Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi heo an toàn sinh học. 3 B. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Giống cây trồng 1. Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH ngày 24 tháng 3 năm 2016: Cần nắm chắc các khái niệm về giống cây trồng: Giống cây trồng mới là giống cây trồng mới được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. 2.Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng: Nắm chắc và hiểu nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng và chính sách của nhà nước - Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương. - Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả giống cây trồng mới, phát huy quyền tự chủ, quyền bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng. - Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính. - Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động về giống cây trồng; bảo đảm đủ giống chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. - Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với kinh nghiệm của nhân dân. - Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen cây trồng; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội. Chính sách của Nhà nước về giống cây trồng - Bảo đảm phát triển giống cây trồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng. - Ưu tiên đầu tư cho các hoạt động sau đây: a) Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới, duy trì hạt giống tác giả; b) Bảo tồn cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống; c) Điều tra, thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm. 4 - Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện sản xuất bất lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc thu thập, bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. - Khuyến khích hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về giống cây trồng; gắn nghiên cứu với sản xuất. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nhân, giữ giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống. 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng: Nắm chắc trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng và nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giống cây trồng. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp trong phạm vi cả nước. - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thực hiện việc quản lý nhà nước về giống cây trồng. - Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng tại địa phương. Nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới - Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả đối với giống cây trồng mới dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới trên phạm vi cả nước. - Việc bảo hộ giống cây trồng mới phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Thông tư số 42/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/7/2009 quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa Nắm chắc điều kiện sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa để vận dụng vào công tác quản lý tại địa phương + Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa xác nhận (XN1, XN2) nhằm mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa xác nhận; 5 c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp phục vụ cho khâu sản xuất, chế biến và bảo quản giống lúa; d) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa do Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức; đ) Giống lúa sản xuất phải có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; e) Tuân thủ Quy trình sản xuất hạt giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho hạt giống xác nhận. +Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa SNC, NC, giống lúa bố mẹ và hạt lai F1 nhằm mục đích thương mại, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo quy định, trước khi sản xuất hạt giống; b) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ tối thiểu đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật; c) Tuân thủ Quy trình sản xuất hạt giống lúa SNC, NC, giống lúa bố mẹ và hạt lai F1 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đối với sản xuất hạt giống lúa SNC, NC phải thực hiện nghiêm ngặt các nội dung sau: - Nếu vật liệu khởi đầu là hạt giống tác giả hoặc hạt giống SNC thì phải qua hai vụ để có hạt giống SNC và ba vụ để có hạt giống NC; - Nếu vật liệu khởi đầu từ nguồn hạt giống chưa đạt tiêu chuẩn hạt giống SNC thì phải qua ba vụ để có hạt giống SNC và bốn vụ để có hạt giống NC; - Nghiêm cấm việc sản xuất hạt giống SNC theo phương pháp chọn và nhân đơn dòng. + Hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, hô ô gia đình nông dân tham gia chương trình, dự án sản xuất giống lúa có đầu tư, hỗ trợ của chính quyền hoặc cơ quan khuyến nông các cấp: a) Đối với sản xuất hạt giống NC, hạt lai F1: Có đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1,2 Điều này. b) Đối với sản xuất hạt giống xác nhận (XN1, XN2): Khuyến khích có đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Các điều kiện quy định tại điểm b,c,d,e khoản 1 Điều này; - Giống lúa đưa vào sản xuất phải theo hướng dẫn của chính quyền hoặc cơ quan khuyến nông. 3. Nghị định số 31/2016/NĐ- CP ngày 6/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Nắm chắc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các hành vi vi phạm. 6 +Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. +Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh giống cây trồng chính đã quy định: a) Không có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng loài cây trồng, từng cấp giống; b) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có giấy chứng nhận, xác nhận tập huấn về trồng trọt, bảo vệ thực vật. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại: a) Địa điểm sản xuất không phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp; yêu cầu sản xuất của từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định; b) Không có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định; c) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên; d) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học chuyên ngành Nông học, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên đối với sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống bố mẹ và hạt lai F1. 3. Hình thức xử phạt bổ sung Đình chỉ hoạt động sản xuất giống cây trồng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. II. An toàn thực phẩm 1. Luật An toàn thực phẩm 2010 Nắm chắc Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm; những hành vi bị cấm tăng cường công tác quản lý nhà nước tại địa phương. - Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. 7 - Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng. - Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm. Những hành vi bị cấm - Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm. - Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm. - Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm… Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;….. Nghiên cứu thêm các văn bản của Chính phủ, các bộ về phâm công phối hợp trong quản lý nhàn nước về an toàn thực phẩm - Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm -Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Nắm rõ cơ quan xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Quản lý Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm 1. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp. 8 2. Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự. Nghiên cứu kỹ thông tư hướng dẫn của bộ Nông nghiệp & PTNT và triển khai phân cấp của UBNd tỉnh về an toàn thực phẩm - Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. - Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. - Quyết định số 3251/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ quan kiểm tra vật tư nông nghiệp và quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. III. Phân bón 1. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nắm và hiểu rõ quy định về nhãn hiệu hàng hóa đề quản lý phân bón. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá - Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hoá; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; c) Xuất xứ hàng hoá. - Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá. 2. Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về Quản lý phân bón. Hiểu rõ phân loại các loại phân bón và trách nhiệm các tổ chức, các nhân trong sản xuất, kinh doanh phân bón: - Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. - Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. - Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón 9 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón 3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất phân bón. 2. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng. 3. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng. 4. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh rõ về nguồn gốc nơi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh. 5. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng phân bón. 6. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp quy, các dấu hiệu gian lận khác về chất lượng phân bón…. Quy định chuyển tiếp Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014. Ngoài ra, nắm thêm thông tư hướng dẫn của Bộ nông nghiệp & PTNT trong quản lý phân bón hữu cơ và phân bón khác. Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn IV. Nông thôn mới Nắm rõ các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 để vận dụng triển khai tại địa phương 1. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 2. Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 3. Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 V. Quản lý đất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng Nắm chắc điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, trách nhiệm người trồng lúa để triển khai công tác quản lý và phát triển đất lúa tại địa phương. 1. Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa. 10 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa - Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa; b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa); c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa. - Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp -Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. -Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất. - Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa -Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. - Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. -Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái. -Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan. -Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: 11 a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này; b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề; c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề; d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản. - Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa: a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này; b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại. 2. Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đồi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam trung Bộ và Tây nguyên. Nắm chắc chính sách hỗ trợ để chuyển đổi đất lúa và quy hoạch chuyển đổi tại địa phương. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô như sau: a) Đối tượng áp dụng: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi là người sản xuất). b) Phạm vi áp dụng: Trên diện tích đất trồng lúa chuyển sang trồng ngô, ở các vụ trong năm từ vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. c) Cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ: cây ngô. d) Điều kiện hỗ trợ: Người sản xuất thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô được Ủy ban Nhân dân xã xác nhận: -Thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa các vụ trong năm từ vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019; -Diện tích chuyển đổi được hỗ trợ phải nằm trong quy hoạch (hoặc kế hoạch) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; -Việc chuyển đổi đáp ứng các Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Mức hỗ trợ: 12 Hỗ trợ một lần không quá 3 (ba) triệu đồng/1 héc ta chi phí về giống ngô để chuyển đổi. Quyết định số 3930/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của Chủ tịch UBND Tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. VI. Bảo vệ thực vật: cần tập trung nắm chắc các nội dung sau: 1. Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013: - Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp - Điều 13. Hành vi bị cấm - Điều 18, Khoản 3: Tổ chức chống dịch hại thực vật - Điều 23, Khoản 1, Điểm d. Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật 2. Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. - Điều 5, Khoản 1. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền - Điều 25, Khoản 1, Điểm a .Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - Điều 25, Khoản 3, Điểm c. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - Điều 25, Khoản 2. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - Điều 31, Khoản 1, Điểm b. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp - Điều 31, Khoản 1, Điểm c. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Điều 70. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật VII. Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Cần tập trung nắm chắc các nội dung sau: 1. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Điều 4. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp Điều 5. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại diện của nông dân Điều 6. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nông dân 2. Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Điều 5. Quy định về xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn VIII. Chăn nuôi- Thú y: cần tập trung nắm chắc các nội dung sau: 1. Luật Thú y 2015. 13 2. Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004: Giải thích từ ngữ lưu ý; Giống vật nuôi thuần chủng; Đàn nhân giống; Cải tạo giống. 3. Nghị định 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi : Quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về thức ăn chăn nuôi; Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi; 4.Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; quy định việc báo cáo dịch bệnh động vật ở các cấp ; quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tâ pâ trung. 5. Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại nuôi lợn an toàn sinh học. ………………………………………………………………………..
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan