Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 Đề cương ôn tập học kì II môn sinh học 10...

Tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn sinh học 10

.DOCX
7
420
149

Mô tả:

Đề cương ôn tập học kì II môn sinh học 10
Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh H ọc10 A.NHẬN BIẾT – THÔNG HIỂU. 1.Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật.     Vi sinh vật là những cơ thể rất bé nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Cấu tạo phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào Hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh  sinh trưởng và sinh sản nhanh,phân bố rộng. Đại diện: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo, vi nấm, vi rút,.. 2.Trình bày đặc điểm của các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Hoá tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Ví dụ Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá hidro và lưu huỳnh Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. 3.Các môi trường nuôi cấy VSV (dùng để xác định môi trường qua ví dụ)  Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên): chưa biết rõ số lượng và thành phần  Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng  Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên chưa xác định rõ thành phần và số lượng còn một số chất hoá học đã xác định rõ thành phần và số lượng 4.Tại sao lại có sự xuất hiện của pha tiềm phát trong môi trường nuôi cấy không liên tục mà moi trường nuôi cấy liên tục không có?  Trong ôi trường nuôi cấy không liên tục  VK cần thời gian thích nghi với môi trường mới.  Cần thời gian để tổng hợp Enzim phù hợp để phân giải cơ chất trong môi trường mới.  Trong môi trường nuôi cấy liên tục môi trường ổn định,luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi sản phảm chuyển hóa nên không có pha tiềm phát. 5.Tại sao lại có sự xuất hiện của pha suy vong trong moi trường nuôi cấy không liên tục mà môi trường nuôi cấy liên tục không có?  Trong môi trường nuôi cấy không liên tục:  Do chất dinh dưỡng cạn kiệt.  Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.  Trong môi trường nuôi cấy liên tục do môi trường ổn định, luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi sản phẩm chuyển hóa nên chất độc ko tích lũy, chất dinh dưỡng ổn định. 6.Nêu đặc điểm cơ bản của virut.  Kích thước siêu nhỏ (10-100 nM).  Kí sinh nội bào bắt buộc ( để nhân lên phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào).  Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào và cấu tạo rất đơn giản ( chỉ gồm 1 loại axit nucleic được bọc bởi vỏ protein). 7.Nêu cấu tạo của Virut. Bao gồm lõi axit nucleic và vỏ protein. a.Lõi axit nucleic:  Cấu tạo: chỉ chứa ADN hoặc ARN có thể là mạch đơn hoặc mạch kép.  Vai trò: mang thông tin di truyền quy định thành phần cấu tạo cảu virut. b.Vỏ protein  tạo từ nhiều đơn vị protein gọi là capsôme.  Vai trò là bảo vệ lõi axit nucleic. Lõi axit nucleic + vỏ protein = nuclêôcapsit. 8.Vai trò của Interferon, cơ sở khoa học và quy trình sản xuất Interferon (IFN)  Vai trò: Chống virut, chống tế bào ung thư, tăng khả năng miễn dịch. Dùng virut làm vật chuyển gen lí tưởng.  Cơ sở khoa học:  Một số Phagơ chứa các đoạn gen không thực sự quan trọng nên cắt đi cũng không ảnh hưởng tới quá trình phát triển, nhân lên của chúng.  Cắt bỏ đoạn gen không quan trọng của Phagơ thay bằng đoạn gen mong muốn vào đó  Dùng Phagơ làm vật chuyển gen.  Quy trình sản xuất:  Cắt gen IFN ở tế bào người nhờ enzim cắt.  Găn gen IFN vào ADN của Phagơ (đã loại bỏ gen không quan trọng của Phagơ) để tạo ra Phagơ với ADN tái tổ hợp.  Đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn Ecôli.  Nuôi vi khuẩn Ecôli trong bình nuôi cấy.  Tách chiết tinh chế IFN. 9.Trình bày các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa AIDS: Con đường lây nhiễm: Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng,..đã bị nhiễm HIV. Qua đường tình dục: quan hệ tình dục không an toàn Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. Biện pháp phòng tránh: Thực hiện lối sống lành mạnh (chung thủy một vợ một chồng, quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh y tế (kiểm tra nguồn máu trước khi truyền, ko sử dụng chung kim tiêm,.., loại trừ tệ nạn xã hội (đặc biệt là tệ nạn ma túy và mại dâm.  Hiểu biết về HIV/AIDS       10.Hiểu biết về HIV/AIDS.Quan điểm thái độ của mình với người nhiễm HIV  HIV/AIDS là một loại bệnh chỉ lây qua con đường máu, đường tình dục và có thể qua đường mẹ sinh con, hoặc qua sữa mẹ chứ không lây qua đường tiếp xúc thông thường, đường tiêu hóa,hô hấp nên người bình thường và người nhiễm HIV vẫn có thể sống chung  Giao tiếp và hỗ trợ những người bị bệnh, làm việc và tham gia với họ như những người bình thường, không kì thị và phân biệt đối xử. 11.Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu: Chỉ tiêu Miễn dịch đặc hiệu Khái niệm Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Điều kiện có miễn dịch Cần phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Vai trò Có vai trò quan trọng trong việc ức chế và tiêu diệt tác nhân gây bệnh bị xâm nhiễm vào cơ thể mà MD k đặc hiệu không tiêu diệt được. Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng. Phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên Cơ thể phản ứng giống nhau đối với mọi tác nhân không phân biệt đối với từng loại kháng nguyên Cách phản ứng Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Mang tính tự nhiên không cần phải tiếp xúc trước với kháng nguyên. 12.Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Chỉ tiêu Loại tế bào tham gia Cơ chế tác động Vai trò Nơi tồn tại của kháng thể Miễn dịch thể dịch Tế bào T hỗ trợ (Th ) thể dịch tiết ra tế bào B Tế bào Th tiét ra protein kích thích tế bào B tăng sinh và sản xuất kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên, kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể làm cho kháng nguyên không hoạt động được Chỉ có tác dụng với các tác nhân gây bệnh: nấm ĐVNS, VK mà không có tác dụng với bệnh do VR gây ra vì VR nằm trong tế bào. Nằm trong thể dịch của cơ thể như máu , hệ bạch huyết, dịch tủy, dịch khớp,… Miễn dịch tế bào Có sự tham gia của tế bào limpo T độc Các tế bào T độc phát hiện và tiếp cận với tế bào nhiễm virut hoặc ung thư để tiết ra protein độc làm tan tế bào nhiễm độc, làm ngăn cản sự nhân lên của virut Virut Không Có Không Không Không Vi khuẩn Có Không Có Có Có Có vai trò chủ đạo trong bệnh virut gây ra. Nằm trên bề mặt của tế bào T độc 13.Phân biệt vi khuẩn và virut. Tính chất Có cấu tạo tế bào Chỉ chứa ADN hoặc ARN Chứa cả AND và ARN Chứa ribôxôm Sinh sản độc lập 14.Các biện pháp phòng bệnh do virut gây ra:  Tiêm vacxin.  Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh.  Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. B.BÀI TẬP VẬN DỤNG I.Một số công thức cần nhớ để áp dụng vào bài tập 1.Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t là Nt = N0 x 2n 2.Công thức về nguyên phân: *Tính số tế bào con tạo thành: Từ a bào ban đầu qua n đợt nguyên phân tạo thành a.2n tế bào con. *Tính số NST môi trường cung cấp: -Số NST môi trường cung cấp = 2n(2x – 1) Trong đó: 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. x là số lần nguyên phân. -Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu từ môi trường = 2n(2x – 2) t 3.N= g trong đó N là số lần phân chia; t là thời gian phân chia; g là thời gian thế hệ. II.Các dạng bài tập Bài 1: Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 qua 5 lần nguyên phân liên tiếp.Tính a.Số tế bào con được sinh ra khi kết thúc quá trình. b.Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi. Bài làm: a. Số tế bào con được tạo ra sau quá trình là: 25 = 32 (TB) b. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 2n.(25-1) = 24.31 =744 (NST) Bài 2: Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần. Trong các tế bào con có chứa 448 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định: a.Tính số tế bào con được tạo ra ? b.Xác định bộ NST của loài nói trên? Bài làm: a. Số tế bào con được tạo ra là: 7.23 = 56 (TB) b. Số NST có trong các TB con là 488 ở trạng thái chưa nhân đôi nên ta có: 56.2n = 448  2n = 8 c.Số lượng NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là 8.7.(23-1) =392 (NST) Bài 3*: Có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 1 số lần đòi hỏi môi trượng nội bào cung cấp 280 NST đơn.Các TB sinh dục được tạo ra đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử (2n=8) a.Tính số lần nguyên phân của tất cả tế bào sinh dục sơ khai b.Tính số trứng được tạo ra. c.Tính số NST bị hao phí. Bài làm: a. Gọi số lần nguyên phân là k lần Số tế bào mà môi trường cung cấp cho nguyên phân k lần là: a.2n.(2k – 1) = 280  5.8.(2k – 1) = 280  2k – 1 = 7  k = 3  Tế bào đã nguyên phân 3 lần. b. Số trứng được tạo ra là: a.2k = 5.23 = 40 (giao tử)  Tế bào sau 3 lần nguyên phân tạo ra 40 giao tử. Số NST bị hao phí là 3.40 = 480 (giao tử)  Số giao tử bị hao phí( ko tham gia vào quá trình thụ tinh) là 480 giao tử. Bài 4: Cấy 102 tế bào vào môi trường tự nhiên sau 5h quần thể đạt tới pha cân bằng biết pha tiềm phát kéo dài 1h, thời gian thế hệ của chúng là 20p. Tính số tế bào vi khuẩn có trong môi trường trong thời gian trên. Bài làm: Thời gian của pha lũy thừa (pha phân chia): 5-1 = 4 (giờ) Thời gian phân chia là: N = t g = 4.60 20 = 12 (lần) Mà Nt = No.2n = 102.212 = 409600 (tế bào) Bài 5: Trả lời câu hỏi:  Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Vì trong sữa chua có vi khuẩn lactic tạo ra môi trường axit ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh Vì trong sữa chua có nồng độ pH thấp làm cho VSV gây bệnh không phát triển được.  Muối dưa vào mùa hè và mùa đông thì mùa nào nhanh chua hơn vì sao? Mùa hè vì nhiệt độ cao hơn mùa đông thích hợp cho VSV lactic trong muối dưa Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.  Tại sao những quả có vị ngọt như vải, nhãn,.. để chín qua 3-4 ngày sẽ bị chua? Vì dịch vải chứa nhiều đường, dễ bị nấm men hoặc vi khuẩn lactic ở vỏ xâm nhập, diễn ra quá trình lên men, vi sinh vật chuyển hoá đường thành rượu và rượu thành axit nên bị chua.  Tại trẻ em ăn nhiều kẹo dễ bị sâu răng? Vì trong khoang miệng có nhiều loại VSV như cầu khuẩn, trực khuẩn, đặc biệt có Vk lactic đồng hình, khi có nhiều đường ở trong khoang miệng VK này sẽ biến đổi đường thành axit lactic ăn mòn chân rang, tạo điều kiện cho VK gây nhiễm khác làm sâu răng.  Vì sao sữa chua từ trạng thái lỏng chuyển thành đặc sệt ?Vì sao sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng? -Khi axit lactic tạo thành thì Ph của dung dịch sữa giảm làm cho protein (casein) của sữa kết tủa từ trạng thái lỏng trở thành trạng thái đặc sệt. -Sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng vì nó có chứa nhiều vitamin và protein dễ đồng hóa.  Tại sao muối dưa cần cho nước dưa cũ và nước ấm? -Cho nước dưa cũ để cung cấp vi khuẩn lactic đồng hình đồng thời làm giảm độ Ph của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển -Mua dưa cho nước ấm vì vi khuẩn lactic là vi khuẩn ưa ấm, tạo điều kiện cho dưa nhanh chua. -------------------------------------------TÀI LIỆU ĐƯỢC BIÊN SOẠN THEO MA TRẬN MỚI NHẤT (Với sự cộng tác của HSG Sinh CNT)  Chúc các bạn học đề cương này gặp nhiều may mắn ❤ Biên soạn: Tài liệu này được chia sẻ trên trang: THPT Gia Lộc Connection (F/hauvanvo.2602) thptgialocconnection https://sites.google.com/view/glcp/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan