Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 10...

Tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 10

.DOCX
5
2021
110

Mô tả:

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 10
Đề cương ôn tập học kì 2 L ịch S ử 10 1.Tình hình nước Anh trước cách mạng ?  Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu  Công nghiệp : công trường thủ công phát triển, chiếm ưu thế của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.  Ngoại thương: phát triển mạnh mẽ giúp tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ bán len dạ, nô lệ.  Nông nghiệp: Chủ nghĩa tư bản xâm nhập vào nông thôn, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu.Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.  Chính trị:  Chế độ phong kiến của vua Saclơ ra sức bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.  Xã hội:  Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.  Đời sống nhân dân khổ cực.  Xuất hiện mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới, nông dân với phong kiến phản động. 2.Diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh:  8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến diễn ra từ 1642 – 1648.  1649 vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) đứng đầu, cách mạng đạt tới đỉnh cao.  1653 thiết lập nền độc tài quân sự được thiết lập.  1688 sau khi Crôm-oen mất, nước Anh rơi vào tình trạng rối ren về chính trị  sự thỏa hiệp giữa quốc hội và lực lượng phong kiến cũ.  12/1688,Quốc hội tổ chức chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-gơ lên ngôi vua, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 3.Tính chất của cách mạng tư sản Anh:  Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để (vì cuộc cách mạng này do giai cấp tư sản liên minh với quý tộc mới lãnh đạo, lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển. Tuy nhiên nó chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến và chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân).  Là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. 4.Nguyên nhân của Cách mạng Anh:  Nguyên nhân gián tiếp:  Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.  Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.  Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ.  Nguyên nhân trực tiếp:  Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.  Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.  Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công. 5.Kết quả của cách mạng Anh  Lật đổ được chế độ phong kiến, đưa quý tộc và tư sản lên nắm quyền  Thiết lập nền quân chủ lập hiến duy trì quyền lợi của một số bộ phận quý tộc cũ 6.Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ và nguyên nhân - diễn biến chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mĩ.  Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người).(di dân từ châu Âu sang châu Mĩ, dồn người In-đi-an về phía Tây, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền).  Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển.  Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý tập trung chỷ yếu ở miền Bắc, Cảng Bô-xtơn sầm uất...).  Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá... (đất đai phì nhiêu; sử dụng rộng rãi, bóc lột tàn bạo nô lệ da đen).  Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.( yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây, nhưng bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.)Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.  Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.  Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ  Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:  Quyết định xây dựng quân đội lục địa.  Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội.  Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.  Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.  Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng. 7.Phân tích kết quả, tính chất, ý nghĩa cảu cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.  Kết quả  Tháng 9-1783 với hiệp ước Véc-xai, Anh chính thức công nhận độc lập của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ.  Năm 1787, Hiến pháp của nước Mĩ được thông qua. Mĩ là một nước cộng hoà liên bang được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. ..  1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Mĩ.  Ý nghĩa lịch sử  Cuộc chiến tranh này đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới. Mở đường cho kinh tế tư bản ở Mĩ phát triển.  Về thực chất, đây là một cuộc cách mạng tư sản, thực hiện 2 nhiệm vụ cùng một lúc: lật đổ thống trị thực dân Anh và mở đường cho CNTB phát triển.  Tuy nhiên cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản hưởng quyền lời còn nhân dân lao động không được hưởng gì.  Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào dân tộc ở Mĩ la-tinh cuối TK XVIII… 8.Tình hình kinh tế của Anh cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.  Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.  Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.  Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.  Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.( 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.)  Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực. 9.Tình hình kinh tế của Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX  Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại. tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh.  Sự thâm nhập của phương thức: sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ, không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.  Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (chậm hơn các nước khác). 10.Tình hình kinh tế của Đức cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX -Sau thống nhất nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ chóng mặt, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới sau Mĩ. -Đặc điểm của quá trình phát triển công nghiệp là sự tập trung sản xấut và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở Châu Âu, phổ biến là cácten và xanhđica. -Các ngành công nghiệp gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính nên ngành ngân hàng cũng tập chung cao độ. -Nông nghiệp Đức có tiến bộ nhưng vẫn còn chậm chạp hơn do cách mạng tư sản không triệt để. 11.Tình hình kinh tế của Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX  Trong 30 năm (1865-1894) Mĩ từ hàng thứ 4 vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp – bằng ½ tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.Sản xuất gang thép,máy móc,..đứng đầu thế giới.  Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.  Công nghiệp diễn ra quá trình tập chung sản xuất, ra đời các công ti độc quyền diễn ra. nhanh chóng.Hình thức chủ yếu là các Tơ rớt chi phối mọi hoạt động kinh thế chính trị cảu Mĩ (Moóc-Gân ; Rốc-phe-lơ).  Trước chiến tranh thế giới 1 là nước phát triển mạnh về ngoại thương và xuất khẩu tư bản với thị trường đầu tư buôn bán là Canada, khu vực Ca-ri-bê, Trung Mĩ, Châu Á. 12.Nguyên nhân của sự phát triển nền kinh tế Đức ?  Thống nhất được thị trường dân tộc.  Có nguồn tài nguyên dồi dào, nhát là than đá; giàu có về sắt do chiếm được 2 vùng An-dát và Loren của Pháp.  Nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp.  Do công nghiệp hóa muộn nên thừa hưởng các thành tựu của các nước đi trước.  Có nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước. 13.Nguyên nhân của sự phát triển nền kinh tế Mĩ ?  Giàu nguyên liệu và nhiên liệu và nguồn nhân lực dồi dào.  Phát triển sau nên áp dụng được các thành tự khoa học của các nước đi trước.  Có thị trường rộng lớn. 14.Tại sao nền kinh tế Anh suy giảm ?  Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.  Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp. 15.Tại sao nền kinh tế Pháp suy giảm ?  Kĩ thuật lạc hậu  Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ , mất đất ,phải bồi thường chiến tranh  Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.  Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.  Sự thâm nhập của phương thức: sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ, không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. 16.Đánh giá về sự thay đổi vị trí kinh tế của các nước đề quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và đặc điểm của đế quốc đó. Mĩ từ vị trí thứ 4 lên đứng đầu thế giới ; Đức vươn lên đứng đầu Châu Âu và thứ 2 thế giới ; Anh từ vị trí đầu tụt xuống vị trí thứ 3 và bị tụt xuống cuối là Pháp Đặc điểm: Đức là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi, Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân, Mĩ là chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới.( xứ sở của các ông vua công nghiệp/nhà tài phiệt khổng lồ) -------------------------------------------TÀI LIỆU ĐƯỢC BIÊN SOẠN THEO MA TRẬN MỚI NHẤT (Có sử dụng nhiều nguồn tài liệu)  Chúc các bạn học đề cương này gặp nhiều may mắn ❤ Biên soạn: Tài liệu này được chia sẻ trên trang: THPT Gia Lộc Connection (F/hauvanvo.2602) thptgialocconnection https://sites.google.com/view/glcp/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan