Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử đề cương môn học pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo...

Tài liệu đề cương môn học pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo

.DOC
35
3166
70

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHÁP LUẬT THANH TRA, KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO Chương 1 TỔ CHỨC THANH TRA 1. Khái niệm, vị trí, vai trò của thanh tra 1.1 Khái niệm thanh tra 1.1.1 Khái niệm thanh tra nhà nước - Thuật ngữ “thanh tra” với tư cách là tên gọi, dùng để chỉ Thanh tra Nhà nước và Thanh tra nhân dân. - Thuật ngữ “thanh tra” tư cách là hoạt động, thì theo Đại từ điển Tiếng Việt, Thanh tra được hiểu là hoạt động “điều tra, xem xét để làm rõ sự việc” (1) . - Thanh tra được hiểu đúng nghĩa về tổ chức và hoạt động, đó là thanh tra nha nước. - Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, Thanh tra nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan sau:  Cơ quan thanh tra được theo cấp hành chính: Thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện; 1 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB VH – TT, 1998, Tr 1529 1  Cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực: Thanh tra bộ, Thanh tra sở;  Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Tổng cục, Cục, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục thuộc Sở và Chi cục thuộc Cục. 1.1.2 Khái niệm thanh tra nhân dân Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. 1.2.3 Phân biệt thanh tra với giám sát, kiểm sát và kiểm tra  Về chủ thể;  Về nội dung;  Về hình thức;  Về hậu quả pháp lý. 1.2 Vị trí của thanh tra 1.2.1 Trong bộ máy hành chính nhà nước Là Cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan của cơ quan hành chính nhà nước, được giao thực hiện chức năng thanh tra. 1.2.2 Trong quản lý hành chính nhà nước Là khâu cơ bản, chức năng không thể thiếu trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. 1.3 Vai trò của thanh tra - Góp phần phòng chống vi phạm pháp luật, phòng chóng tham nhũng. - Góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước; 2 - Đảm bảo pháp chế; - Mở rộng dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. 1.4 Mục đích của thanh tra - Phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật - Khắc phục những bất cập trong cơ chế quản lý - Phát huy nhân tố tích cực trong quản lý hành chính nhà nước. 2. Cơ quan thanh tra theo pháp luật hiện hành 2.1 Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính 2.1.1 Thanh tra Chính phủ  Vị trí, chức năng - Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; - Thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.  Cơ cấu, tổ chức: - Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên. - Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm 3 trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.  Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh thanh tra Chính phủ. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng thanh tra Chính phủ. 2.1.2 Thanh tra Tỉnh  Vị trí, chức năng - Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. - Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; - Tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.  Cơ cấu, tổ chức: - Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. - Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. 4 - Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.  Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh. - Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh thanh tra tỉnh. 2.1.3 Thanh tra Huyện  Vị trí, chức năng: - Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh. - Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; - Tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.  Cơ cấu, tổ chức: - Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. - Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. - Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. 5  Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra huyện. 2.2 Cơ quan thanh tra được thành lập theo cơ quan hành chính quản lý ngành, lĩnh vực 2.2.1 Thanh tra Bộ  Vị trí, chức năng: - Thanh tra bộ là cơ quan của bộ. - Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. - Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; - Tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; - Tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.  Cơ cấu, tổ chức: - Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. 6 - Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. - Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.  Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra bộ. 2.2.2 Thanh tra Sở  Vị trí, chức năng: - Thanh tra sở là cơ quan của sở. - Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. - Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ. - Giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.  Cơ cấu, tổ chức: - Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. 7 - Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. - Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.  Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở. 2.3 Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành  Vị trí, chức năng: - Là cơ quan hành chính nhà nước hoặc bộ phận của cơ quan hành chính nhà nước quản lý theo ngành lĩnh vực (là cơ quan thuộc bộ, thuộc sở). - Được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.  Cơ cấu, tổ chức: - Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. - Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật - Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bao gồm:  Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.  Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 8  Chi cục thuộc Sở, thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.  Nhiệm vụ, quyền hạn - Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2.4 Tổ chức thanh tra trong một số cơ quan khác của Bộ máy nhà nước 2.4.1 Thanh tra trong CAND và QĐND - Hoạt động thanh tra của CAND và QĐND được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và Pháp luật về CAND và QĐND hiện hành. 2.4.2 Thanh tra trong TAND và VKSND - Hoạt động thanh tra của TAND và VKSND được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và Pháp luật về TAND và VKSND hiện hành. 2.5 Thanh tra nội bộ  Khái niệm: - Cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ để giúp Thủ trưởng cơ quan, 9 đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình.  Vị trí, tính chất pháp lý: - Tổ chức thanh tra nội bộ hoặc cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ thuộc biên chế tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ,  Chức năng: - Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình.  Nhiệm vụ, quyền hạn: - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2.6 .Thanh tra nhân dân 2.6.1 Vị trí, chức năng - Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân. - Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. 2.6.2 Cơ cấu, tổ chức 10 - Ban thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn có từ 05-11 thành viên, nhiệm kỳ 02 năm chịu sự lãnh đạo của UBMTTQVN xã, phường, thị trấn. - Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có từ 03-09 thành viên, nhiệm kỳ 02 năm, chịu sự lãnh đạo trực tiếp bởi tổ chức Công đoàn cơ sở. 2.6.3 Nhiệm vụ, quyền hạn - Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi giám sát theo quy định của pháp luật thanh tra hiện hành. 3. Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra và công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 3.1 Thanh tra viên 3.1.1 Khái niệm - Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 3.1.2 Tiêu chuẩn - Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; - Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; - Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra; 11 - Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước. - Thanh tra viên có 03 ngạch: Thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp. 3.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên - Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật thanh tra và các quy định pháp luật về cán bộ, công chức. 3.2 Cộng tác viên thanh tra 3.2.1 Khái niệm - Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra. 3.2.2 Tiêu chuẩn - Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập. 3.2.3 Trưng tập cộng tác viên thanh tra - Cộng tác viên thanh tra khi tham gia Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được trưng tập theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. 3.2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra - Cộng tác viên thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra khi thực hiện nghiệm vụ thanh tra. 3.3 Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành 12 3.3.1 Khái niệm - Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra. 3.3.2 Tiêu chuẩn - Có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra. 3.3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn - Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định pháp luật về cán bộ, công chức. Chương 2 HOẠT ĐỘNG THANH TRA 13 1. Khái niệm hoạt động thanh tra - Hoạt động mang tính chuyên trách, được tiến hành bởi cơ quan thanh tra, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. 2. Phân loại và ý nghĩa của việc phân loại hoạt động thanh tra 2.1Phân loại hoạt động thanh tra 2.1.1 Thanh tra hành chính - HĐTT của CQNN có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2.1.2 Thanh tra chuyên ngành - Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. 2.2 Ý nghĩa của việc phân loại thanh tra - Phân loại hoạt động thanh tra giúp xác định rõ ràng thẩm quyền, thủ tục thanh tra tương ứng đối với từng loại thanh tra. - Giúp xác định được nội dung, phạm vi, phương pháp và nghiệp vụ thanh tra phù hợp với từng loại thanh tra. Qua đó, tránh được sự trùng lấp, chồng chéo trong thanh tra. Đồng thời đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra. 14 3. Nguyên tắc thanh tra 3.1 Khái niệm - Nguyên tắc hoạt động TT là những tư tưởng chủ đạo, làm cơ sở, nền tảng để tiến hành hoạt động TT. 3.2 Các nguyên tắc thanh tra - Tuân theo pháp luật; - Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. - Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; - Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 4. Hoạt động thanh tra hành chính 4.1 Thẩm quyền thanh tra hành chính - Cơ quan thanh tra được thành lập theo cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền quản lý chung: Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện. - Cơ quan thanh tra được thành lập theo cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền quản lý theo ngành, lĩnh vực: Thanh tra bộ, thanh tra sở 4.2 Thời hạn thanh tra hành chính - Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, 15 nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; - Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; - Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. - Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. 4.3 Hình thức thanh tra hành chính - Thanh tra theo Chương trình, kế hoạch - Thanh tra đột xuất 4.4 Phương thức thanh tra hành chính - Thanh tra hành chính chỉ có thể tiến hành bằng cách thành lập Đoàn thanh tra. 4.5 Quy trình thanh tra hành chính - Chuẩn bị thanh tra - Tiến hành thanh tra - Kết thúc thanh tra 5. Thanh tra chuyên ngành 5.1 Hình thức thanh tra chuyên ngành - Thanh tra theo chương trình, kế hoạch - Thanh tra đột xuất - Thanh tra thường xuyên 16 5.2 Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành - Cơ quan thanh tra được thành lập theo cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền quản lý theo ngành, lĩnh vực: Thanh tra bộ, thanh tra sở - Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 5.3 Thời hạn thanh tra chuyên ngành - Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. - Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày; - Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. - Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc. 5.4 . Phương thức thanh tra chuyên ngành - Thanh tra bằng cách thành lập Đoàn thanh tra; - Phân công thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện độc lập. 5.5 .Quy trình thanh tra chuyên ngành 5.5.1 Quy trình bằng cách thành lập đoàn thanh tra 17 - Quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành bằng cách thành lập Đoàn thanh tra về cơ bản giống như quy trình tiến hành thanh tra hành chính. 5.5.2 Quy trình thanh tra độc lập - Quy trình thanh tra độc lập được thực hiện theo thẩm quyền của thanh tra viên hoặc công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được phân công thực hiện. 6. Thanh tra lại 6.1 Khái niệm 6.2 Căn cứ thanh tra lại 6.3 Thẩm quyền thanh tra lại 6.4 Thời hiệu, thời hạn thanh tra lại 6.5 Quy trình tiến hành thanh tra lại Chương 3 18 KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 1. Khiếu nại 1.1 Khái niệm, đặc điểm 1.1.1 Khái niệm Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1.1.2 Đặc điểm - Chủ thể có quyền khiếu nại. - Đối tượng khiếu nại. - Thủ tục khiếu nại. - Căn cứ khiếu nại. - Nội dung khiếu nại. - Mục đích khiếu nại 1.1.3 Phân biệt khiếu nại hành chính với các loại khiếu nại khác  Khiếu nại hành chính với khiếu nại tư pháp - Chủ thể khiếu nại - Đối tượng khiếu nại - Căn cứ khiếu nại - Thủ tục khiếu nại - Cơ quan giải quyết khiếu nại  Khiếu nại hành chính với khiếu nại lao động 19 - Chủ thể khiếu nại - Đối tượng khiếu nại - Căn cứ khiếu nại - Thủ tục khiếu nại - Cơ quan giải quyết khiếu nại  Khiếu nại hành chính với khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp và đơn vị kinh tế - Chủ thể khiếu nại - Đối tượng khiếu nại - Căn cứ khiếu nại - Thủ tục khiếu nại - Cơ quan giải quyết khiếu nại 1.2 .Chủ thể khiếu nại 1.2.1 Khái niệm Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. 1.2.2 Quyền và nghĩa vụ - Người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật khiếu nại và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 1.3 .Đối tượng khiếu nại - Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan