Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược đề cương môn giải phẫu sinh lý người...

Tài liệu đề cương môn giải phẫu sinh lý người

.DOCX
28
5782
107

Mô tả:

câu hỏi về giải phẫu sinh lý người
ĐỀ CƯƠNG MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ NGƯỜI CHƯƠNG 1: GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ CƠ- XƯƠNG Câu 1: Thành phần, cấu trúc của bộ xương người? chức năng của hệ xương- khớp? vẽ hình? Trả lời:  Thành phần, cấu trúc của hệ xương người: + Thành phần: Bộ xương người gồm có 208 xương, chia làm 3 phần: xương đầu( sọ), xương thân, xương chi.  Xương sọ mặt: gồm có 22 xương  Xương sọ gồm 8 xương: 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, 1 xương sàng, 1 xương chẩm, 1 xương bướm. Xương sọ tạo thành hộp sọ có hình bán cầu, có chức năng che phủ bộ não ở bên trong, hộp sọ phát triển mạnh, hộp sọ chứa não.  Xương mặt gồm 14 xương, gồm 2 bản, phát triển ít ngắn lại. Gồm các xương: xương lệ, xương mũi, xương gò má, xương hàm trên, xương hàm dưới.  Xương thân:  Xương ức: nằm ở lồng ngực.  Xương sườn: Gồm 12 đôi xương sườn, dài, dẹt,cong, nằm ở 2 bên lồng ngực.  Xương cột sống: nằm ở đằng sau. → Các xương gắn với nhau tạo thành lồng ngực.  Xương chi trên và xương chi dưới:  Xương chi trên: dính với thân bởi đai vai. Gồm xương đai vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay và xương ngón tay.  Xương chi dưới: dính với thân bởi đai hông, gắn vào xương cùng. Gồm xương đai hông, xương cẳng chân, xương bàn chân, xương ngón chân. + Cấu trúc: 208 xương của cơ thể có hình dáng khác nhau, chia thành 6 loại theo hình thể. Gồm xương dài, xương ngắn, xương dẹt, xương có hình thù đặc biệt, xương khó định hình, xương vừng.  Xương dài(xương ở chi): Cấu tạo xương dài gồm thân xương và 2 đầu xương. Phần nối giữa thân và đầu xương là cổ xương.  Thân xương được cấu tạo gồm 3 lớp: lớp ngoài mỏng( màng xương), lớp giữa dày( mô xương), lớp trong mỏng( tủy tạo cốt sinh ra).  2 đầu xương gồm có đầu trên và đầu dưới.  Xương ngắn: hình thể như xương dài, gồm xương bàn tay, xương ngón tay, xương bàn chân, xương ngón chân.  Xương dẹt: gồm xương sọ, xương bả vai, xương ức, xương chậu.  Xương có hình thù đặc biệt: gồm 3 loại.  Xương cổ tay: thuộc loại xương ngắn, gồm 8 xương xếp thành 2 hàng. Phần trên( xương nguyệt, xương thuyền, xương tháp, xương đậu), phần dưới( xương thang, xương thê, xương cả, xương móc).  Xương cổ chân:gồm 7 xương, xếp 2 hàng. Phần trước gồm xương chêm ngoài, xương chêm giữa và xương chêm trong; phần sau gồm xương gót, xương sên, xương ghe, xương hộp.  Xương ở tai giữa: xương trần hòm nhĩ, xưong sàn hòm nhĩ, xương bàn đạp,..  Xương khó định hình: gồm 4 loại.  Xương hàm trên.  Xương bướm: nằm ở giữa nền sọ.  Xương sàng: nằm ở trước nền sọ. gồm xương mào gà hình tam giác nhô lên khớp với xương trán, xương mảnh đứng, xoang sàng, mảnh sàng.  Xương thái dương: gồm 3 phần, phần trai, phần đá, phần nhĩ.  Xương vừng: các xương nằm ở giữa các gân cơ. Hình thể mặt ngoài của xương có chỗ lồi chỗ lõm khác nhau giữa người lớn, trẻ em, nam, nữ, người lao động chân tay và người ít lao động chân tay. Sự lồi lõm của xương có 2 loại: loại tiếp khớp( diện khớp) và loại không tiếp khớp( thường là nơi bám của các cơ vân). Ở 1 số xương còn có các khe, rãnh, ống… là do mạch máu hay thần kinh tạo nên khi chạy qua xẻ vào xương hoặc xuyên qua xương. Ngoài ra, ở 1 số xương sọ, mặt có các hốc xương ở giữa goị là xoang. Các xoang này thông với mũi( trừ xoang ở xương chũm) và tạo nên các thùng cộng hưởng khi ta phát âm.       Chức năng của hệ xương- khớp: Hệ xương khớp có 3 chức năng chính là bảo vệ, nâng đỡ và vận động. Bảo vệ: Xương bảo vệ cho những cơ quan phía trong khỏi bị tổn thương. Hộp sọ bảo vệ não, ống sống bảo vệ tủy, khung xương lồng ngực bảo vệ cơ quan trong trung thất( tim, phổi, các mạch máu lớn), khung chậu bảo vệ các cơ quan đáy chậu, sinh dục. Nâng đỡ: Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể. Bộ xương là trụ cột của cơ thể, lắp đặt các phần mềm vào bô xương làm cho cơ thể có hình dáng, kích thước nhất định. Vận động: Xương kết hợp với cơ tạo nên hệ đòn bẩy mà điểm tựa là các khớp xương bảo đảm cho hoạt động của cơ thể. Nhờ có xương, khớp, cơ mà người ta thực hiện được tất cả các loại động tác khác nhau trong hoạt động sống. Tủy đỏ của xương còn là cơ quan tao máu của cơ thể. Trao đổi chất: là nơi dự trữ canxi, photpho. Câu 2: Cấu tạo của cơ vân, tơ cơ vân? Cơ chế co cơ vân? Các nguồn năng lượng cần thiết cho sự co cơ? Vẽ hình? Trả lời:  Cấu tạo của cơ vân, tơ cơ vân:  Cấu tạo hình thái của cơ vân:  Sợi cơ hình trụ, vân ngang sáng tối xen kẽ nhau, kích thước lớn, thun nhọn ở 2 đầu.  Màng sợi cơ: là màng mỏng, có chức năng giúp cho các sợi cơ trao đổi chất với nhau, nhận các xung động điện, hoạt động tế bào cơ.  Nhân: dẹt, nhiều nhân( khoảng 7000 nhân/ sợi cơ)  Cơ tương gồm các bào quan phát triển: Bộ golgi, ti thể; lưới nội bào không hạt; ống ngang T( nơi nhận các xung động điện); hạt glycogen, myoglobin.  Cấu tạo tơ cơ vân:  Dọc tơ cơ có những đoạn sáng tối xen kẽ nhau.  Đường kính 0,5- 2 micromet.  Tơ cơ gồm:  2 loại sợi: sợi actin, sợi myosin  Đoạn sáng là đĩa I: đẳng hướng với ánh sáng  Đoạn tối là đĩa A: dị hướng với ánh sáng  Đơn vị co cơ; Sarcomere hay lồng Krause: dài 1,2- 2,2 micromet.  Sợi actin gồm 3 thành phần protein khác nhau: actin, tropomyosin, troponin. Sợi actin có 2 dạng: dạng cầu( Gactin) là actin đơn phân (monomer), chúng trùng hợp tạo thành dạng sợi( F- actin). Mỗi sợi F- actin có khoảng 300400 phân tử G- actin, gồm 2 chuỗi xoắn với nhau tạo thành chu kỳ gồm 7 phân tử G- actin. Trên mỗi phân tử G- actin có điểm hoạt động(active) có chứa ADP, đó là nơi cầu nganh của sợi myosin gắn vào. Ép vào 2 khe của chuỗi xoắn F- actin là 2 phân tử tropomyosin, nó che khuất các vị trí hoạt động của G-actin. ở 2 đầu mỗi vòng xoắn của F- actin có troponin. Troponin có vai trò định vị tropomyosin trong chuỗi F- actin. Troponin và tropomyosin có vai trò điều hòa sự co cơ.  .Sợi myosin có khoảng 300-500 phân tử myosin. Mỗi phân tử myosin gồm 6 chuỗi polypeptit: 2 chuỗi nặng và 4 chuỗi nhẹ. Hai chuỗi nặng có phần đuôi xoắn kép tạo thành bó sợi. phần đầu của 2 chuỗi nặng k xoắn, mà mỗi chuỗi gấp Cấấu tạo phấn tử sợi actn lại thành khối cầu và liên kết với 2 chuỗi nhẹ. Ngoài cùng của phần đầu có phần nhô ra gọi là cầu ngang( crossbridge). Các đầu myosin quay về phía sợi mảnh và hoạt động như enzyme ATPase.  Cơ chế co cơ vân: Cơ kích thích từ noron vận động → màng sợi cơ, sợi cơ sang trạng thái điện hoạt động → lan truyền theo dọc sợi cơ, rồi theo ống ngang( ống chữ T) lan vào trong→ ion Ca++ giải phóng từ mạng nội cơ tương vào bao quang tơ cơ.  Các nguồn năng lượng cần thiết cho sự co cơ: - Chia ra làm 2 pha: pha yếm khí và pha hiếu khí. - Chia nguồn năng lượng co cơ thành 3 hệ: Hệ năng lượng phosphogen, hệ NL lactic, hệ NL oxi hóa.  Hệ năng lượng phosphogen: Hệ năng lượng phosphogen gồm ATP và creatinphosphat. ATP là nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ hoạt động, nó bị thủy phân và tái tổ hợp liên tục khi cơ co. Một phân tử ATP bị thủy phân thành ADP và phospho vô cơ sẽ giải phóng khoảng 12000 calo.  H 2O ATP ATPase   ADP + H3PO4 + 12000 calo Song ATP ở cơ có nồng độ rất thấp, khoảng 5 mmol/g mô cơ, chỉ đủ cho cơ hoạt động trong khoảng nửa giây đến 1s. Nhưng mỗi khi ADP được giải phóng thì ngay lập tức nó được tái tổ hợp thành ATP nhờ nguồn năng lượng dự trữ trong creatinphosphat. Nhưng lượng creatinphosphat trong cơ chỉ nhiêuf gấp 4-6 lần lượng ATP. Do vậy nguồn năng lượng phosphogen cũng chỉ đủ co cơ tối đa trong 5-7s, sau đó cơ phải sử dụng do oxi hóa glucid( glycogen và glucose) và lipit dự trữ trong tế bào cơ để tái tổ hợp ATP và creatinphosphat.  Hệ năng lượng lactic Hệ năng lương lactic là hệ năng lượng do đường phân yếm khí bằng cách phân giải glucose hay glycogen. 1 phân tử glucose sau khi được phosphoryl hóa thành glucose-6phosphat sẽ biến đổi qua nhiều giai đoạn để thành 2 phân tử acid pyruvic, 2 NADH2 à 2 ATP. Do không có oxi nên các acid pyruvic bị khử thành acid lactic với sự xúc tác của enzyme lactat dehydrogenase(LDH). Acid pyruvic + NADH2 LDH ⇔ Acid lactic + NAD+ Như vậy, theo con đường đường phân yếm khí 1 phan tử glucose sau khi chuyển thành 2 acid lactic, chỉ giải phóng năng lượng đủ tổng hợp 2 ATP ( nếu đi từ glycogen sẽ được 3 ATP). Con đường đường phân yếm khí tạo ra năng lượng ít nhưng rất quan trọng, vì nó diễn ra cả khi không có oxi và với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần con đường oxi hóa có oxi.  Hệ năng lượng oxi hóa Nguồn năng lượng bảo đảm cho cơ hoạt động kéo dài là oxi hóa vật chất năng lượng, chủ yêu là glucid, lipid và 1 phần pr. Trong 1 lượng vận động nhất định, tốc độ hấp thu oxi ở cơ tăng đảm bảo cho quá trình đường phân ái khí ( aerobic- có oxi). Theo đường đường phân ái khí, 1 phân tử glucose oxi hóa hoàn toàn thành CO2 và H2O sẽ giải phóng năng lượng đủ tổng hợp 38 ATP. Nếu phân tử glucose được tách từ glycogen sẽ cho 39 ATP. C6H12O6 + 6 O2 → 6CO2 + 6 H2O + 38ATP Trong trường hợp vận động cơ kéo dài, cơ sẽ sử dụng nguồn năng lượng dự trữ trong lipid. Lipid có dung lượng năng lượng lớn, nên khi oxi hóa lipid sẽ cho năng lượng nhiều hơn so với glucid, song nó cũng sử dụng lượng oxi nhiều hơn. Oxi hóa 1 gam glucid cho 4,1 Kcal, còn 1 gam lipid cho 9,3 Kcal. CHƯƠNG 2: SINH LÝ MÁU Câu 1: Khối lượng, thành phần và chức năng của máu? Trả lời:  Khối lượng máu: -Ở người, máu chiếm 7-9% toàn bộ khối lượng của cơ thể. -Tổng số máu có khoảng 4-5 lít. -Sau bữa ăn, khi truyền dịch khối lượng máu thường tăng, khi đói hay mất nước thì khối lượng máu giảm. -Trong trạng thái sinh lý bình thường, 50% lượng máu được lưu thông trong hệ thống mạch máu, và 50% lượng máu còn lại được lưu trữ trong kho. -Tỉ lệ giữa 2 lượng máu trong cơ thể có thể biến đổi theo trạng thái hoạt động của cơ thể. -Khi bị mất máu có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.  Thành phần của máu: gồm huyết tương chiếm 55-57%; hồng cầu, bạch cầu , tiểu cầu chiếm 43-45% +Huyết tương: -gồm 90% là nước, 10% các chất khác ( dinh dưỡng, các hoócmôn, các kháng thể, chất thải) -chức năng: duy trì máu ở trạng thái lỏng. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải. -Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì gọi là huyết thanh. +Huyết cầu: chỉ số huyết cầu được gọi là hematocrit. Trong huyết cầu, hồng cầu là thành phần chiếm nhiều nhất.  Chức năng của máu: -Chức năng dinh dưỡng: Máu khi đi qua ruột → nhận được các chất dinh dưỡng→ đưa về tim → tới các tế bào và cơ quan để nuôi chúng. -Chức năng hô hấp: ở phổi diễn ra quá trình lấy ôxi từ MT ngoài → vào trong máu → thải cacbonic ra phổi→ thải ra MT ngoài. -Chức năng bảo vệ: Máu nhờ bạch cầu, tiểu cầu và các pr đặc biệt, nhờ cơ chế thực bào,ẩm bào và cơ chế miễn dịch → chức năng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc vật lạ khi vào cơ thể. Máu tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu khi cơ thể bị tổn thương. -Chức năng đào thải: Mạch máu→ khoảng gian bào→ tế bào chất dinh dưỡng→ cơ quan bài tiết ( thận, phổi,…) để thải ra ngoài cơ thể. -Chức năng điều hòa thân thiệt:Máu mang nhiệt ở phần “lõi” của cơ thể ra ngoài để thải vào môi trường hoặc giữ nhiệt cho cơ thể nhờ cơ chế co mạch da. -Chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể: Máu chứa nhiều chất hóa học như các hormon, các enzym, các yếu tố vi lượng,… có vai trò điều hòa chuyển hóa và hoạt đông của các cơ quan trong cơ thể. Câu 2: Nêu cấu trúc, chức năng các thành phần huyết cầu của máu? Trả lời:  Hồng cầu: +Cấu trúc( hình dáng, kích thước, số lượng): -Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở người, hồng cầu dạng hình đĩa lõm 2 mặt và không có nhân. Hồng cầu trưởng thành, lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. -Kích thước: nhỏ, đường kính 7,2-7,8µm. phần ngoại vi dày khoảng 2,22,3µm, ở trung tâm là 1 µm. -Tổng diện tích hồng cầu người 3000-3200m2 -Số lượng: Ở người Việt Nam trưởng thành trong 1 lít máu ngoại vi ở nam có 4,2 x 1012 hồng cầu/ lít và ở nữ là 3,8 x 10 12 hồng cầu/1 lít. Ở trẻ mới sinh, trong ngày đầu số lượng hồng cầu rất cao ( 6 x 10 12 hồng cầu/lít).Sau đó, do hiện tượng tan máu sinh lý, số lượng hồng cầu giảm dần. Trẻ em 15 tuổi có sl hồng cầu thấp hơn ng trưởng thành 0,1 – 0,2 x 10 12 hồng cầu/lít. Số lượng hồng cầu ổn định ở độ tuổi trưởng thành. Hồng cầu người Châu Âu thường cao hơn: trong 1 mm 3 ở nam là 5,11± 0,3 triệu, ở nữ là 4,6 ± 0,25 triệu. Số lượng hồng cầu tăng lên sau bữa ăn, khi lao động thể lực, sống ở trên núi cao 700-1000m, khi ra nhiều mồ hôi, ỉa chảy, bỏng mất huyết tương, trong bệnh đa hồng cầu, bệnh tim bẩm sinh… Số lượng hồng cầu giảm lúc ngủ, khi uống nhiều nước, cuối kì hành kinh, sau đẻ, đói lâu ngày, ở nơi có phân áp oxi cao, khi bị các loại bệnh thiếu máu, suy tủy, nhiễm độc, chảy máu trong, chảy máu vết thương… -Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu là màng hồng cầu và hemoglobin. Màng hồng cầu có tính thấm chọn lọc để cho O 2, CO2, H2O, glucose và các ion có thể thấm qua. Hemoglobin chiếm khoảng 35% khối lượng hồng cầu và làm cho máu có màu đỏ, nước chiếm 60% và các chất khác chiếm 5%. Hàm lượng hemoglobin ở nam chiếm 16g, nữ 14g. -Đời sống trung bình hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày. +Chức năng của hồng cầu: -Chức năng vận chuyển khí oxi và cacbonic: Hồng cầu vận chuyển khí oxi từ phổi tới mô và vận chuyển CO 2 từ mô về phổi nhờ vai trò của Hb. Mặt khác, hồng cầu còn đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự vận chuyển CO2 ở dạng HCO3- của huyết tương. -Chức năng điều hòa cân bằng acid- base của máu: Chức năng này do hệ đệm hemoglobinat đảm nhiệm. đồng thời với hệ đệm của Hb, hồng cầu còn tạo ra HCO3- trong quá trình vận chuyển CO 2, nên nó đã tạo ra hệ đệm bicacbonat HCO3-/H2CO3, hệ đệm quan trọng nhất của máu. -Chức năng tạo độ nhớt của máu: hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch ổn định. Tốc độ tuần hoàn ổn định là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi vật chất giữa tế bào và máu. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi chất của tế bào.  Bạch cầu: +Cấu trúc ( hình dáng và số lượng): -Bạch cầu là những tế bào hoàn chỉnh, có khả năng di động và lách qua thành mao mạch đi ra ngoài. -Là những TB có nhân, hình dáng và kích thước khác nhau từ 5-7 µm. Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể: bạch huyết, dịch não tủy, hạch bạch huyết, các mô liên kết… -Thành phần các chất chứa trong bạch cầu rất phức tạp, gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ. Bạch cầu có 1 hệ thống enzym rất phong phú và 1 số chất có khả năng diệt vi khuẩn. -Trong 1 mm3 máu người có 7000 ± 700 bạch cầu ở nam, 6200 ± 550 bạch cầu ở nữ. trẻ sơ sinh có số lượng bạch cầu rất cao : 20 x 10 9 bạch cầu/ 1 lit máu ngoại vi. Lúc 1 tuổi còn 10 x 10 9 bạch cầu/1 lít máu. Từ 12 tuổi trở đi số lượng bạch cầu trở về ổn định bằng người trưởng thành. -Số lượng bạch cầu tăng lên khi ăn uống, khi lao động thể lực, vào tháng cuối của thời kì mang thai,sau khi đẻ. Đặc biệt số lượng bạch cầu tăng lên khi nhiễm khuẩn, khi bị bệnh bạch cầu ( bệnh máu trắng). Một số hormon và 1 số tinh chất mô cũng làm tăng số lượng bạch cầu như hormon tuyến giáp, adrenalin, estrogen, tinh chất gan, tinh chất lách, tinh chất tủy xương. -Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, bị đói, khi già yếu, suy nhược tủy xương, nhiễm virut, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng,.. -BC sống trong máu khoảng 4 -5 ngày. Thời gian BC sống cả trong và ngoài mạch máu khoảng 8- 12 ngày. Thời gian BC tồn tại trong tủy xương khoảng 4-8 giờ. +Chức năng của bạch cầu:chức năng là bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng 2 cách là thực bào và miễn dịch. -Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng thực bào: Sự thực bào thực hiện chủ yếu ở bạch cầu trung tính, bạch cầu mono, bạch cầu ưa axit. Bạch cầu trung tính: có khả năng thực bào các vi khuẩn và các vật thể có kích thước nhỏ và thực bào nhanh. Bạch cầu mono: có thể thực bào các vi khuẩn và các vật thể có kích thước tương đối lớn và có thể thực bào cả hồng cầu già. BC ưa axit cũng khả năg thực bào nhưng rất yếu và tập trung ở vùng viêm nhiễm vào giai đoạn cuối để dọn sạch các SP viêm nhiễm. -Chức năng của bạch cầu lympho: BC lympho tiết ra kháng thể, chúng khu chú trong các hạch bạch huyết nên rất thuận lợi trong việc ngăn cản các VSV hay các thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Lympho bào B sản xuất ra kháng thể đảm bảo miễn dịch dịch thể, lympho bào T chịu trách nhiệm về miễn dịch tế bào.  Tiểu cầu: +Cấu trúc: Tiểu cầu không có nhân, hình dáng không ổn định, có thể hình tròn hoặc hình bầu dục, bào tương tím nhạtcó hạt màu xanh, rất khó đếm vì dễ vỡ khi lấy ra khỏi cơ thể. Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ 2- 4µm, thể tích 7- 8 µm. Bình thường số lượng tiểu cầu có 150- 300 x 109 tiểu cầu/1 lít máu ngoại vi. Tiểu cầu được sinh ra từ những TB có nhân khổng lồ trong tủy đỏ của xương. Tiểu cầu bị tiêu diệt ở lách. Đời sống tiểu cầu chưa được nghiên cứu đầy đủ, người ta cho rằng chúng sống ở trong máu khoàng 9- 11 ngày.Số lượng tiểu cầu bị thay đổi trong 1 số trường hợp bệnh lý. Khi số lượng tiểu cầu tăng dễ gây tình trạng đông máu rải rác nội mạch; số lượng tiểu cầu giảm dễ gây xuất huyết dưới da , niêm mạc và nội tạng. +chức năng: giải phóng enzym prothrombinase để gây đông máu khi bị thương, do đó góp phần bảo vệ cơ thể. Câu 3: Nguyên tắc truyền máu? Vẽ sơ đồ truyền máu? Trả lời:  Nguyên tắc truyền máu: - Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết). - Cần phải làm các phản ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận. -Trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận “ và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm.  Sơ đồ truyền máu: A A O O AB AB B B Câu 4: Cấu trúc, chức năng của hemoglobin? Trả lời:  Cấu trúc: -Hemoglobin là hợp chất protit có trọng lượng phân tử 66.000 68.000. Thuỷ phân thành hai phần là sắc tố Hem và Globin, trong đó Globin chiếm 96%, hem chiếm 4%. -Sắc tố Hem: là sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng poorphyrin có khả năng kết hợp với những nguyên tử kim loại (Fe2+) chính giữa. - Globin ở người do 4 dãy polypeptit hợp thành, mỗi dãy có khoảng 500 axit amin gắn với 1 nhân Hem, 4 dãy giống nhau từng đôi một (α, β, γ, δ).  Chức năng: 2.3.2. Chức năng của hemoglobin *Chức năng vận chuyển khí oxy - Hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức nhờ phản ứng sau: Hb + O2 ⇔ HbO2 (oxyhemoglobin) - Oxy được gắn lỏng lẻo với ion Fe ++. Ðây là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp oxy quyết định. - Trong phân tử Hb, oxy không bị ion hoá mà nó được vận chuyển dưới dạng phân tử O2.HbO2 có màu đỏ tươi đặc trưng cho máu động mạch Hb + CO ⇔ HbCO - Ái lực của Hb đối với CO gấp 210 lần đối với oxy, vì vậy một khi đã kết hợp với CO thì Hb không còn khả năng vận chuyển oxy nữa. Dấu hiệu đầu tiên là da đỏ sáng, bệnh nhân rơi vào trạng thái kích thích, rồi buồn ngủ, hôn mê và tử vong. => Nhiễm độc khí CO điều trị bằng cách đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nhiều CO, đồng thời cho thở oxy phân áp cao để tái tạo lại oxyhemoglobin. Lượng CO trong không khí là chỉ số đo mức độ ô nhiễm môi trường. *Chức năng vận chuyển khí cacbonic Hồng cầu vận chuyển CO2 từ tổ chức về phổi theo phản ứng sau: Hb + CO2 ⇔ HbCO2 (carbaminohemoglobin) CO2 được gắn với nhóm NH2 của globin. Đây cũng là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp CO 2 quyết định. HbCO2 có màu đỏ thẫm, đặc trưng cho máu tĩnh mạch. Chỉ khoảng 20% CO 2 được vận chuyển dưới hình thức này, còn lại do muối kiềm của huyết tương vận chuyển. -Hemoglobin có tính chất đệm. Hệ đệm hemoglobin là 1 trong các hệ đệm quan trọng của máu,đó là hệ đệm HHb/KHb và hệ đệm HHbCO 2/KHbO2. Câu 5: Cầm máu và đông máu? Trả lời:  Cầm máu: Cầm máu là 1 quá trình sinh lý, hóa sinh tổng hợp nhằm chấm dứt hoặc ngăn cản sự mất máu của cơ thể khi mạch máu bị tổn thương. Cầm máu được thực hiện nhờ các cơ chế: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, co cục máu, tan cục máu đông và phát triển mô xương trong cục máu đông để bịt kín vết thương. ●Co mạch: Ngay khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch co lại do các cơ chế sau: - Phản xạ thần kinh do đau. - Sự co mạch tại chỗ, được khởi phát trực tiếp bởi thương tổn thành mạch. - Các yếu tố thể dịch từ tổ chức thương tổn và tiểu cầu -Thành mạch bị thương tổn càng nhiều thì co mạch càng mạnh. =>Ý nghĩa: Sự co mạch tức thời này hạn chế lượng máu ra khỏi thành mạch tổn thương. ●Sự hình thành nút tiểu cầu: - Kết dính tiểu cầu: khi thành mạch bị tổn thương, lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu được lộ ra. Tiểu cầu đến dính vào lớp collagen. - Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động: sau khi tiểu cầu kết dính với collagen, nó trở nên được hoạt hoá. Tiểu cầu phình to ra, thò các chân giả và giải phóng nhiều chất, trong đó có một lượng lớn ADP, thromboxane A2. - Kết tập tiểu cầu: ADP và thromboxane A2 hoạt hoá các tiểu cầu ở gần và làm chúng dính vào lớp tiểu cầu ban đầu gọi là kết tập tiểu cầu ->giải phóng các chất hoạt động làm hoạt hoá và dính thêm lớp tiểu cầu khác ->các lớp tiểu cầu đến dính vào chổ tổn thương càng lúc càng nhiều ->nút tiểu cầu bịt kín chỗ tổn thương. => Ý nghĩa: Sự hình thành nút tiểu cầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bít kín các thương tổn nhỏ ở các mạch máu nhỏ xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày. ●Sự hình thành cục máu đông: - Khi mạch máu bị rách, mạch máu liền co lại và các tiểu cầu dính vào vết rách tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. Khi các tiểu cầu chạm vào vết thương làm cho máu đông lại thành cục máu bịt kín vết thương nên máu không cháy ra ngoài được và cơ thể không bị mất máu nữa.  Đông máu: ●Định nghĩa đông máu: - Bình thường máu trong lòng mạch luôn ở dạng lỏng, khi mạch máu bị tổn thương hoặc máu chảy ra khỏi cơ thể, máu sẽ chuyển sang dạng đặc. - Quá trình hình thành dạng đặc đó thực chất là chuyển fibrinogen ở dạng hòa tan thành fibrin ở dạng không hòa tan và tạo thành mạng lưới fibrin bọc giữ trong nó tất cả các thành phần của máu được gọi là quá trình đông máu. ●Cơ chế đông máu: Các yếu tố đông máu kinh điển được ký hiệu theo thứ tự bằng chữ số La Mã như sau: Yếu tố I : Fibrinogen. Yếu tố II : Prothrombin. Yếu tố III : Thromboplastin tổ chức. Yếu tố IV : Calcium. Yếu tố V : Proaccelerin. Yếu tố VII : Proconvertin. Yếu tố VIII : Yếu tố chống chảy máu A. Yếu tố IX : Yếu tố chống chảy máu B còn gọi là yếu tố Christmas. Yếu tố X : Yếu tố Stuart. Yếu tố XI : Tiền Thromboplastin huyết tương. Yếu tố XII : Yếu tố Hageman. Yếu tố XIII : Yếu tố ổn định Fibrin. Quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng xảy ra theo kiểu bậc thang được chia thành 3 giai đoạn như sau: +Giai đoạn thành lập phức hợp prothrombinase: Khởi động cho cơ chế đông máu là sự hình thành phức hợp prothrombinase. Đây là 1 cơ chế rất phức tạp và kéo dài nhất của quá trình đông máu. Qua trình được xảy ra khi có chấn thương thành mạch và mô, chấn thương máu, chấn thương tế bào nội mạc máu… Sự hình thành phức hợp prothrombinase diễn ra theo 2 cơ chế: ngoại sinh và nội sinh. Sự hình thành phức hợp prothrombinase theo cơ chế ngoại sinh: Khi mô bị tổn thương giải phóng yếu tố III và phospholipid từ màng TB mô. Yếu tố III hoạt hóa yếu tốVII thành yếu tố VII a.Yếu tố III cùng yếu tố VIIa, ion Ca++ và phospholipid làm hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X a với sự tham gia của yếu tố Va ( yếu tố V được hoạt hóa nhờ thrombin), ion Ca ++ và phospholipid hình thành phức hợp prothrombinase. Sự hình thành phức hợp prothrombinase theo cơ chế nội sinh: Máu bị tổn thương, máu tiếp xúc với collagen hoặc bề mặt vật lạ thì làm hoạt hóa yêu tố XII thành XIIa và giải phogs phospholipid tiểu cầu. Yếu tố XIIa chuyển yếu tố XI thành yếu tố XI a. Yếu tố XIa chuyển yếu tố IX thành IXa ( có sự tham gia của yếu tố tiểu cầu). Yếu tố X được hoạt hóa có sự tham gia của yếu tố VIIIa ( yếu tố VIII được hoạt hóa nhờ thrombin), yếu tố IXa, ion Ca++ và phospholipid. Yếu tố Xa với sự tham gia của phospholipid, yếu tố Va( yếu tố V được hoạt hóa nhờ thrombin) và ion Ca ++ hình thành phức hợp prothrombinase. ð Thời gian hình thành phức hợp prothrombinase theo cơ chế nội sinh chậm hơn rất nhiều ( 1-6 phút) so với cơ chế ngoại sinh (15s). +Giai đoạn hình thành thrombin:Khi phức hợp prothrombinase hình thành với sự có mặt của ion Ca++ nó sẽ chuyển prothrombin thành thrombin trong vài giây. +Giai đoạn hình thành fibrin: Thrombin ngay sau khi hình thành sẽ chuyển fibrinogen thành fibrin đơn phân.Các fibrin đơn phân tự trùng hợp thành fibrin ở dạng sợi tạo thành mạng lưới fibrin và giữ lại nó trên các tế bào máu tạo nên các cục máu đông và được ổn định nhờ yếu tố XIII. Giai đoạn này cũng có sự tham gia của ion Ca++. ●Sự co cục máu đông: - Sau khi cục máu đông hình thành, nó bắt đầu co lại và rỉ ra huyết thanh. - Tiểu cầu có vai trò quan trọng cho sự co cục máu đông. - Tiểu cầu bám trên lưới fibrin, khi nó co rút nó làm cho lưới fibrin co theo, đồng thời với sự giải phóng yếu tố VIII (Yếu tố chống chảy máu A) của tiểu cầu làm cho cục máu đông co càng mạnh hơn. - Co cục máu đông còn có sự tham gia của thrombin, ion Ca++. Cục máu đông lúc này rất bền vững, giữ cho các mép của thành mạch tổn thương khép lại gần nhau tạo điều kiện thuận lợi cho liền vết thương. ●Sự tan cục máu đông: Trong huyết tương có pasminogen → plasmin (là một enzym làm tiêu fibrin và cả fibrinogen ) → làm tan cục máu đông. => Nhờ cơ chế này mà trong cơ thể có hiện tượng tự tiêu fibrin làm khai thông nhiều mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn. ●Sư chống đông máu trong cơ thể: +Các yếu tố trên bề mặt nội mạc: - Sự trơn nhẵn của nội mạc ngăn cản sự hoạt hoá do tiếp xúc bề mặt của hệ thống gây đông máu. - Lớp glycocalyx trên bề mặt nội mạc, có tác dụng đẩy tiểu cầu và các yếu tố gây đông máu cho nên ngăn cản được sự hoạt hoá hệ thống gây đông máu. -Thrombomodulin là một protein của nội mạc có khả năng gắn với thrombin làm bất hoạt thrombin. Do đó ngăn cản sự tạo các sợi fibrin. +Các yếu tố trong huyết tương: yếu tố đông máu, Antithrombin, Heparin, β2 - macroglobulin, Coumarin,… CHƯƠNG 3: GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN Câu 1: Cấu trúc và chức năng của hệ tuần hoàn? Vẽ sơ đồ đường đi của máu trong hệ tuần hoàn? Trả lời:  Cấu trúc hệ tuần hoàn: Trong cơ thể có tuần hoàn máu và tuần hoàn bạch huyết. Tuần hoàn máu là sự lưu thông của máu khắp cơ thể trong 1 hệ thống kín bao gồm tim và các mạch máu ( động mạch, mao mạch, tĩnh mạch). Người ta chia hệ tuần hoàn thành 2 vòng là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. ●Vòng tuần hoàn lớn: Là vòng tuần hoàn chung,vòng này bắt đầu từ tâm thất trái, máu chứ nhiều oxi từ đó đi theo động mạch chủ rồi tỏa ra các động mạch vừa và động mạch nhỏ, cuối cùng tới mạng lưới mao mạch trong các cơ quan. Tại các cơ quan diễn ra quá trình TĐC giữa máu và mô, oxi từ máu vào mô và cacbonic từ mô vào máu làm cho máu chuyển từ đỏ tươi thành đỏ sẫm rồi theo hệ tĩnh mạch đổ vào các tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới để trở về tâm nhĩ phải. -Nhiệm vụ: Vòng tuần hoàn lớn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxi, cacbonic và các chất dinh dưỡng, các sản phẩm nội tiết( hormon) đi tới cơ quan, đồng thời đưa chất thải ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể ổn định nhiệt độ và cân bằng nước. đây là vòng tuần hoàn làm nhiệm vụ dinh dưỡng. ●Vòng tuần hoàn nhỏ: là vòng tuần hoàn đi qua phổi, vòng này bắt đầu từ tâm thất phải, máu đi theo động mạch phổi tới mạng lưới mao mạch dày đặc quanh các phế nang, ở đây khí cacbonic được khuếch tán từ máu vào phế nang và đào thải ra ngoài. Ngược lại oxi từ phế nang được khuếch tán vào máu, làm máu trở thành đỏ tươi.Dòng máu từ các mao mạch phế nang được gom vào các tĩnh mạch phổi để đổ vào tâm nhĩ trái. -Nhiệm vụ: thực hiện chức năng thải khí cacbonic và nhận khí oxi, đồng thời giúp máu chuyển từ nửa tim phải sang nửa tim trái. ●Trong lâm sàng, người ta quan niệm quả tim chia thành 2 phần: tim trái và tim phải, do đó tuần hoàn cũng chia thành tuần hoàn trái và tuần hoàn phải. +Tuần hoàn trái: là tuần hoàn của máu đỏ tươi chứa nhiều O 2, còn gọi là máu động mạch. Tuần hoàn trái bắt đầu từ các mao mạch phế nang, gom về tĩnh mạch phổi để đổ vào tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái máu được đưa xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái máu được bơm vào động mạch chủ, sau đó đi theo các đông mạch để tới các cơ quan. Với quan niệm này, máu ở tĩnh mạch phổi cũng được gọi là máu động mạch. +Tuần hoàn phải: là tuần hoàn của máu đỏ sẫm chứa nhiều CO 2 và các sản phẩm chuyển hóa do các tế bào sản sinh ra, còn gọi là máu tĩnh mạch. Tuần hoàn phải bắt nguồn từ các mao mạch ở các cơ quan, gom về các tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới để đổ vào tâm nhĩ phải rồi xuống tâm thất phải. Sau đó đi theo các động mạch phổi tới các phế nang để đào thải CO2 qua đường hô hấp. Với quan niệm này máu ở động mạch phổi cũng là máu tĩnh mạch.  Chức năng của hệ tuần hoàn: -Cung cấp, phân phối các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và các TB: oxi và các chất dinh dưỡng( như pro, glucose, lipid…) được máu đưa tới các tế bào tùy theo nhu cầu hoạt động của cơ quan. -Vận chuyển các chất cặn bã tới các cơ quan đào thải: cacbonic và các chất cặn bã là sản phẩm của sự chuyển hóa TB,được máu vận chuyển đến phổi, da, thận để thải ra ngoài. -Đảm bảo điều tiết các cơ quan theo cơ chế thể dịch và thần kinh- thể dịch: các hormon và các chất chuyển hóa được vận chuyển đến các cơ quan khác nhau, nhờ đó mà các cơ quan hoat động phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, đảm bảo cho sự thich nghi trong 1 cơ thể toàn vẹn. -Bảo vệ cơ thể: các BC và kháng thể được vận chuyển khắp nơi trong cơ thể, tới các mô đang bị VK hoặc các chất độc lạ xâm nhập, nhằm tham gia vào các phản ứng chống đỡ của cơ thể. Các mạch máu còn có khả năng co giãn, do đó tham gia vào cơ chế cầm máu, ngăn chặn sự mất máu của cơ thể khi bị tổn thương và điều hòa lưu lượng máu tới các cơ quan.  Vẽ sơ đồ đường đi của máu trong hệ tuần hoàn: Phổi O2 Tĩnh mạch chủ Tĩnh mạch phổi TNP CO2 CO2 TTP TNT TTT Động mạch phổi Cơ quan chủ O2 Động mạch Câu 2: Cấu trúc và đặc tính sinh lý của cơ tim? Trả lời:  Đặc điểm cấu trúc cơ tim: ●Buồng tim và van tim: +Vị trí: Tim người nằm ở lồng ngực có màng bao tim, dài khoàng 12cm, gần giống hình nón. Mỏm tim chếch xuống dưới và sang trái. +Vai trò: Tim là cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. + Các buồng tim: có 4 buồng, 2 tâm nhĩ (TNT,TNP) và 2 tâm thất (TTT,TTP). Sự thật tim gồm 2 nửa có vách ngăn riêng biệt. -Nửa tim phải gồm TNP và TTP thông với nhau qua van 3 lá. -Nửa tim trá gồm TNT và TTT thông với nhau qua van 2 lá. -Giữa tâm thất và các gốc động mạch có van tổ chim( van bán nguyệt). van tim là những màng mỏng được nối với nhú cơ bởi các dây chằng, nhờ đó được đóng mở theo 1 chiều đảm bảo cho máu lưu chuyển theo 1 chiều nhất định. +Về phương diện mô học, thành tim gồm 3 lớp: -Ngoài cùng là lớp ngoại tâm mạc, có chứa ít dịch bảo vệ tim. -Bên trong là lớp nội tâm mạc, lớp này bao trùm lên cả các van tim. -Giữa 2 lớp nội tâm mạc và ngoại tâm mạc là lớp cơ tim. ●Các tế bào cơ tim: -Cơ tim là 1 khối tập hợp của 3 loại TB: TB phát nhịp, TB dẫn truyền, TB co rút. -Dài: 50µm, Ф 15µm. -có 1 nhân/tb, TB cơ tim có tính co bóp tự động theo chu kì. -Có các tơ cơ là actin và myosin xếp song song tạo nên vân ngang mờ và mảnh hơn cơ vân. -vạch bậc thang là nơi 2 đầu sợi cơ tim tiếp giáp nhau.  Các đặc tính sinh lý của cơ tim: ●Tính hưng phấn: -Là bị kích thích -Là lan truyền tất cả tế bào cơ tim -Là khả năng của cơ tim đáp ứng lại với 1 kích thích bên ngoài ( hóa học, điện học, cơ học) Cơ tim hoạt động theo quy luật “ tất cả hoặc không có gì” -Kích thích dưới ngưỡng :cơ tim không co -Kích thích tới ngưỡng: cơ tim co tối đa -Kích thích trên ngưỡng: cơ tim không co mạnh hơn -Hưng phấn của cơ tim thể hiện qua 4 gđ: +Giai đoạn trơ tuyệt đối tương ứng với quá trình khử cực của màng cơ tim ( kích thích không làm co cơ) Thời gian trơ tuyệt đối của cơ tim ở tâm thất khoảng 0,25s – 0,3s, ở tâm nhĩ từ 0,1- 0,15s. -Giai đoạn trơ tương đối: tương ứng với lúc màng tái cực ( kích thích cường độ cao có thể gây co cơ); tgian tương đối kéo dài khoảng 0.03s. -Giai đoạn hưng vượng: kích thích yếu,dưới ngưỡng cũng có thể gây co cơ. Giai đoạn này rất ngắn 0,03s. -Giai đoạn phục hồi hoàn toàn: khả năng hưng phấn ứng với trạng thái phân cực của màng như trước lúc bị kích thích. Lúc này kích thích ngưỡng có t/d làm cơ tim co bóp như bình thường. ●Tính co bóp: -Tim có khả năng co bóp nhịp nhàng theo chu kì dưới ảnh hưởng của hệ tự động. -Khả năng co bóp của cơ tim thể hiện theo định luật Starling và tương quan laplace: trong 1 giới hạn nhất định lực co bóp của tim càng mạnh khi cơ tim càng căng, áp lực trong tâm thất càng cao, bán kính buồng tâm thất càng lớn và độ dày buồng tâm thất càng giảm. ●Tính tự động: -Biểu hiện: Khả năng tự động phát các điện thế hoạt động 1 cách nhịp nhàng của hệ thống nút. -Xung động gây cho tim co bóp phát sinh ở nút xoang rồi truyền đi khắp tim. Nút nhĩ- thất, tâm nhĩ, tâm thất, bó his có khả năng tự động phát xung nhịp nhàng khi chúng không tiếp nhận được các xung từ nút xoang truyền đến. -Ý nghĩa: Giúp tim tự động đập,cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho cơ thể ngay cả khi ngủ. -Nút xoang: Nằm giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15mm, rộng 3mm và dày 1 mm. Có khả năng tự phát xung điện theo chu kỳ. -Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải,trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ nút tĩnh mạch vành.Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới. Bó His: Xuất phát từ hạch nhĩ thất, chia 2 nhánh đi đến cơ của 2 TT → mạng lưới Purkinje. -SợiPurkinje:Là những sợi cơ tim nối với nhau hoặc tập trung thành từng đám bào tương nhiều glycogen, ti thể và lysosome ít tơ cơ. -Bó His: Xuất phát từ hạch nhĩ thất, chia 2 nhánh đi đến cơ của 2 TT → mạng lưới Purkinje Cơ tim có khả năng tự động do: Nút xoang nhĩ tự phát nhịp truyền xung động tới: +2 tâm nhĩ → tâm nhĩ co +Nút nhĩ thất → bó his→mạng lưới Purkinje→tâm thất co Tính tự động của tim có ý nghĩa với cơ thể người: Tim đập tự động, cung cấp đầy đủ ôxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể, ngay cả khi chugs ta ngủ. ●Tính dẫn truyền: Trong sợi cơ tim, điện thế hoạt động được dẫn truyền với tốc độ 0,3-0,5m/s, chỉ bằng 1/10 ở sợi cơ xương và 1/250 ở sợi thần kinh to. Tốc độ dẫn truyền trong hệ thống nút và lưới Purkinje khác nhau khoảng từ 0,02-4m/s tuỳ từng phần tim. -Tốc độ dẫn truyền bó his là 2m/s; các nhánh bó his là 3-4m/s,ở các sợi Purkinje là 5m/s. +Hoạt động của hệ dẫn truyền: Nút xoang nhĩ tự phát nhịp→ Xung được truyền tới 2 TN→ Nút nhĩ thất→truyền theo bó His→ Theo mạng Purkinje lan khắp tâm thất→ Tâm thất co. -Xung động từ nút xoang tới cơ nhĩ với vận tốc vừa phải, 0.8 – 1 m/s. Dẫn truyền theo kiểu nan hoa. -Dẫn truyền chậm lại 0,1-0,2 m/s từ tâm nhĩ qua nút nhĩ thất, điên thế hoạt động rất chậm của nút nhĩ thất, do gồm các sợi cơ có đường kính rất nhỏ. -Sau đó vận tốc tăng trong bó His(2 m/s) và đạt rất cao trong mạng Purkinje: 5m/s. Cuối cùng chậm lại khi đi vào các sợi cơ thất với vận tốc: 0,3- 0,5 m/s. Câu 3: Cấu tạo thành mạch máu( ĐM,TM,MM)? Trả lời:  Cấu tạo thành động mạch: Đặc điểm chung động mạch: -Xuất phát từ tâm thất phải đến phổi và từ tâm thất trái đến các cơ quan, các mô trong cơ thể. -ĐMC có đường kính 25-30mm, dày 2 mm. -Các ĐM nhánh lớn được phân nhánh từ ĐMC có đường kính từ 10-15mm, dày 1mm. -Các động mạch vừa có đường kính là 1mm, ĐM nhỏ có đường kính là 0,6mm. -ĐM tận rất nhỏ, đường kính 0,03mm và thành mạch chỉ dày 0,01mm. Thành động mạch được cấu tạo từ 3 lớp: lớp vỏ ngoài, vỏ giữa và vỏ trong: -Vỏ áo ngoài là những sợi collagen và sợi đàn hồi, ở ĐM lớn có mạch máu nuôi ĐM. -Vỏ áo giữa: là lớp dày nhất, chứa các tế bào cơ trơn, sợi liên kết, có khả năng chun giãn theo chiều vòng và các sợi đàn hồi. -Vỏ áo trong: Gồm 1 lớp võng nội mô lót mặt trong lòng ống mạch máu, và dưới nội mô bao gồm những mô liên kết lỏng lẻo và rải rác các tế bào cơ trơn. Phía dưới lớp dưới nội mô là màng ngăn chun trong, ngăn cách lớp áo trong với lớp áo giữa. -Tính đàn hồi: Tim đập ngắt quãng nhưng máu vẫn chảy liên tục. -Tính co thắt: Do lớp cơ trơn của thành mạch được chi phối bởi thần kinh, có thể chủ động thay đổi đường kính.  Đặc điểm cấu tao hệ thống mao mạch: Vị trí: MM là những mạch máu được phát nhánh từ ĐM tận, nối ĐM với TM. Chức năng: là nơi xảy ra sự trao đổi O2, CO2, chất dinh dưỡng giữa máu và tổ chức. SL kích thước: hàng tỉ MM, chiều dài tổng cộng các MM trong cơ thể người khoảng 100.000Km, tổng diện tích trao đổi khoảng 500-700m2. Đơn vị tuần hoàn gầm những phần sau: -Các ĐM→ Các tiểu ĐM→ cơ thắt tiền mao mạch→ các MM→ các tĩnh mạch nhỏ sau MM→ Các TM nhỏ. Ngoài ra còn có mạch tắt là những mạch máu mang máu đi tắt từ động mạch sang tĩnh mạch hoặc từ các ĐM nhỏ sang TM nhỏ. -Thành mao mạch rất mỏng được tạo thành bởi tế bào nội mô, màng nền và các tế bào quanh mạch. -Các tế bào nội mô sắp xếp không liên tục, có các vi lỗ. Màng nền k liên tục, nó cũng có các vi lỗ, chức năng như 1 màng lọc. -MM có đường kính khoảng 4-6 μ m, dài 0,5-1,1mm. Các tế bào quanh mạch có khả năng chun giãn làm thay đổi đường kính mao mạch. Chúng nối với nhau thành 1 mạng lưới giữa ĐM và TM.  Đặc điểm cấu tạo hệ thống tĩnh mạch: Là hệ thống mạch dẫn máu trở về tim đi qua các mạch máu từ nhỏ tới lớn dần gọi là tĩnh mạch. -Cấu tạo gồm 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa và lớp áo trong. + Lớp áo trong: gồm các tế bào nội mô hình đa giác dẹt, lớp mô lk thưa dưới nội mô có ít sợi chun. ở TM vùng dưới tim còn có các van TM là những nếp gấp hình bán nguyệt của lớp áo trong, chúng thường xếp thành từng đôi đối diện 2 bên thành tĩnh mạch. Van TM có vai trò quan trọng giữ cho máu chỉ chảy 1 hướng về tim. + lớp áo giữa: gồm có mô lk, ở 1 số TM có cả tế bào cơ trơn. + lớp áo ngoài: gồm mô lk với bó sợi tạo keo, lưới chun và đôi khi có ít sợi cơ trơn. TM k có k.năng thay đổi đường kính lòng mạch, nên không tgia điều tiết dòng máu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng