Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề cương môn dân số d2 k2...

Tài liệu đề cương môn dân số d2 k2

.DOCX
18
642
146

Mô tả:

Đề Cương môn dân số Câu 1: thế nào là mức sinh? Mức sinh thay thế? Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh? Lấy một ví dụ cụ thể để phân tích xu hướng biến động của mức sinh. 1. Mức sinh: a. Các khái niệm: + Mức sinh thực tế: là số con sinh ra sống đến tuổi trưởng thành của các cặp vợ chồng. + Mức sinh tự nhiên: là số con mà các cặp vợ chồng sẽ có nếu họ không điều tiết sinh đẻ. + mức sinh thay thế: Mức sinh thay thế là mức sinh mà trung bình một phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời sinh đẻ của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống + Ngoài ra, mức sinh còn được dùng để chỉ tổng số trẻ em sinh ra sống trong một năm tại một cộng đồng nhất định hay trên phạm vi cả nước. Lưu ý là mức sinh hiểu theo nghĩa này là kết quả tổng hợp của các quyết định và hành vi sinh đẻ của hàng triệu cặp vợ chồng. b. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Tuy vậy, người ta vẫn phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng và có nhiều cách phân nhóm khác nhau. - Về tình trạng hôn nhân: Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học, vì vậy, nó phải chịu sự tác động của các yếu tố này. Khả năng sinh sản chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định (tuổi có khả năng sinh sản). Nơi nào có số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản càng cao (đặc biệt độ tuổi từ 20 đến 30) thì mức sinh cao và ngược lại. Cơ cấu giới tính càng phù hợp càng tạo điều kiện thuận lợi cho mức sinh. - Điều kiện tự nhiên của môi trường sống cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển sinh sản thì nơi đó dân số tăng nhanh. Ví dụ như ở thành phố Hà Nội điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, ít có thiên tai lũ lụt, thiên nhiên không quá khắc nghiệt nên tập trung dân cư đông đúc và tỷ lệ mức sinh cao. - Về phong tục tập quán và tâm lý xã hội: Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc, mỗi hình thái KT-XH đều có các phong tục tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức sinh đẻ. Ví dụ người Việt Nam có quan niệm “ đông con nhiều cháu là nhà có phúc” nếu vẫn giữ quan niệm như vậy thì sẽ dẫn tới mức sinh tăng. Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) Khi mà mức sống và trình độ học vấn cao người dân tự biết chăm sóc sức khỏe, nhận thức tốt về chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, hiểu rõ ý nghĩa hạnh phúc là chất lượng cuộc sống chứ không phải là “đông con nhiều cháu” thì mức sinh lại giảm. - Về chính sách dân số: Nhận thức được vai trò của dân số, mối quan hệ giữa dân số với phát triển KT-XH, Nhà nước với chức năng quản lý của mình đã đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp để điều tiết quá trình vận động và phát triển dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ. Chính sách dân số là công cụ để điều tiết dân số thông qua 4 yếu tố: Tỉ lệ phụ nữ có hành vi quan hệ tình dục; tỉ lệ phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai; mức độ phá thai; tỉ lệ phụ nữ không sẵn sàng sinh đẻ. Ví dụ: để cuộc sống của nhân dân được ổn định và chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn Đảng và nhà nước đã đề ra chính sách dân số với khẩu hiệu mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt…. - Về các yếu tố kỹ thuật: Trình độ phát triển kỹ thuật càng cao, đặc biệt những thành tựu về y học, càng tạo điều kiện cho loài người chủ động điều tiết mức sinh. Ngoài ra mức sinh còn bị ảnh hưởng bởi đặc trưng nhân khẩu học của các cặp vợ chồng (Tuổi kết hôn; thời gian chung sống; ý muốn sinh con). - Về những yếu tố kinh tế: Khi trình độ phát triển kinh tế thấp thì nhu cầu tăng lao động được coi là nhân tố để tăng thu nhập, tất yếu dẫn đến mức sinh tăng Ví dụ: ngày xưa nhà còn nghèo lại làm nhiều ruộng nương nên ông bà thường đẻ rất nhiều để lấy người làm. Như vậy đã dẫn đến mức sinh tăng. Khi trình độ phát triển kinh tế cao thì nhu cầu cần nhiều con để lao động lại giảm dẫn đến mức sinh giảm. Câu 2: phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi trường? Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam hiện nay. a. Khái niệm: - dân số: dân số là tập hợp người sống trên lãnh thổ, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế xã hội bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ - Môi trường: gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống sx, tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Tài nguyên: gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) Gia tăng dân số trước hết tác động đến nguồn tài nguyên. Dân số tăng nhanh, càng khiến người ta gia tăng mức độ “bóc lột” đất đai và làm kiệt quệ độ màu mỡ của đất. Diện tích đất canh tác giảm do nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác tăng lên. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng thiếu lương thực trên thế giới trầm trọng hơn và nạn đói có thể còn nhiều hơn. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do con người đốt rừng để lấy đất trồng trọt, khai thác rừng, chặt phá rừng bừa bãi, không thể kiểm soát được. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ: đất bị bào mòn ở miền núi, bị nhiễm mặn, bị lấp cát ở vùng đồng bằng ven biển. Việc mất rừng nhiệt đới, khí hậu bị thay đổi, tài nguyên sinh vật bị thu hẹp, đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, là những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Mối tương quan giữa dân số - tài nguyên - môi trường: Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và sự quá nhiều tiêu thụ. Sự quá nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiều hơn thức ăn, nước uống và các tài nguyên khác. Việc này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, làm suy thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của sự nghèo đói. Sự quá nhiều tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ít người sử dụng một lượng lớn tài nguyên. Đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể phục hồi và làm ô nhiễm môi trường. b. Tác động: * Dân số lên tài nguyên: Số lượng dân xác định nhu cầu tài nguyên, cách sử dụng, số lượng dùng. Các nhân tố dân số (trình độ xã hội, kinh tế của một nước) có ảnh hưởng lên việc sử dụng tài nguyên. Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phức tạp và có khuynh hướng sử dụng nhiều từ nguyên không thể tái tạo. Các nước đang phát triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được. Sự phân bố dân cư cũng ảnh hưởng lên quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên. * Tài nguyên lên dân số + Tác động dương: Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làm tăng dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Tài nguyên cho phép con người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tài nguyên trước đây không được dùng. Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạo nên nhiều nơi ở trong các môi trường khó khăn. + Tác động âm: Cạn kiệt tài nguyên làm giảm sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Suy thoái tài nguyên (đất, rừng, không khí...) có thể tiêu diệt quần thể. Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) * Môi trường lên dân số: Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xã hội, kinh tế và công nghệ. Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnh hưởng xấu lên kinh tế và xã hội. Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của con người từ đó làm thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên. * Dân số lên môi trường: Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ô nhiễm có thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sự suy thoái môi trường. Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác, sử dụng chúng xác định khối lượng ô nhiễm. Tóm lại, mối quan hệ giữa dân số - tài nguyên - môi trường cho thấy con người sử dụng tài nguyên và gây ô nhiễm. Cả 3 thành phần này có tác động tương hỗ như phân tích ở trên. Chúng ta thấy sự đông dân khiến người ta sử dụng nhiều tài nguyên hơn và làm suy thoái môi trường nhiều hơn. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cách sống, chưa ngừng huỷ hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sự phát triển của chúng ta còn bị nhiều nguy cơ, như về tài nguyên đất, không khí, nước, các chất hóa học và chất lượng cuộc sống. Câu 3: Thế nào là mức chết? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết? Lấy một ví dụ cụ thể để phân tích xu hướng biến động của mức chết. a. Khái niệm: - Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống tại một thời điểm nhất định sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra. Sự kiện này chỉ xảy ra sau khi có sự kiện sinh ra và sống được. - Mức chết là sự biểu thị mức độ chết của con người xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian nào đó. Ví dụ: tháng 10 đến tháng 12 số người chết tăng cao tại đồng bằng sông cửu long do dịch sốt xuất huyết. b. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết: - Các yếu tố tác động làm tăng mức chết: * Chiến tranh: Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao ). Là nguyên nhân gây chết người hàng loạt trong 1 thời gian ngắn, nhất là trong các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại. Các cuộc chiến tranh xảy ra không chỉ gây nên tử vong cho các nạn nhân quân đội mà còn mang lại nhiều thương vong và rủi ro về sự chết chóc cho nhiều người khác Ví dụ: tự liên hệ Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) * Mất mùa, nạn đói, dịch bệnh: Sự khắc nghiệt của khí hậu, thiên tai, sâu bệnh, là những nguyên nhân chính gây nên mất mùa. Mất mùa và nạn đói có thể gây nên tình trạng tử vong với số lượng lớn. Đói kém dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và bệnh còi xương, chậm lớn làm thể chất và trí lực của con người giảm đi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực bị hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến các quá trình phát triển. Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ nang của một bộ phận hay nhiều bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người, làm cho con người khó chịu đau đớn. Trước kia con người mắc những bệnh như phong, lao, đậu mùa, cúm, thường thì tỉ lệ tử vong là rất cao, chúng ta có thể nhắc đến những đại dịch mà cả thế giới kinh hoàng, chúng có sức lây lan và gây thiệt hại không kém gì chiến tranh. Ví dụ tự liên hệ * Các tai họa tự nhiên: Động đất, núi lửa, giông bão, sóng thần, hạn hán, lũ lụt và nhiều thiên tai khác cũng là nguyên nhân gây tử vong cao. Cùng với gia tăng dân số nhanh chóng và việc khai thác 1 cách bừa bãi, thiếu ý thức của con người đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ sẽ gây ra nhiều hiểm hoạ lớn cho con người. Ví dụ tự liên hệ * Điều kiện tự nhiên, sinh học, khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế: Mức chết có liên quan đến sự già cỗi của con người. Theo quy luật tự nhiên, con người chỉ sống đến một giới hạn nhất định. Tuy nhiên giới hạn đó đối với các nước, các thời rất khác nhau và còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác (kinh tế, xã hội, y học, môi trường...). Nhưng nếu thuần tuý về sinh lý thì cơ cấu dân số (đặc biệt cơ cấu về tuổi) có ảnh hưởng đến việc nâng cao hay hạ thấp tỷ suất chết. Ví dụ tự liên hệ * Trình độ học vấn và mức sống trình độ học vấn và mức sống thấp người dân không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe dẫn đến mức chết tăng. Ví dụ tự liên hệ * Các nguyên nhân khác: Tai nạn giao thông, nghiện ngập, bạo lực, tự tử, ngộ độc... Cũng là những nguyên nhân gây tử vong đáng kể, mặc dù chúng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Trong khi các loại dịch bệnh mang tính quốc gia và quốc tế đã được kiểm soát, thì các nguyên nhân này ngày càng có xu hướng gia tăng. c. Các yếu tố tác động làm giảm mức chết: * Nâng cao mức sống của dân cư * Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực y tế Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) * Bảo đảm môi trường sống trong lành, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân tốt, giúp con người kéo dài được tuổi thọ khỏe mạnh của con người, góp phần làm giảm mức chết Câu 4: phân tích mối quan hệ giữa dân số với giáo dục? Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Dân số là tập hợp người sống trên lãnh thổ, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế xã hội bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. ảnh hưởng của dân số tới phát triển  Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến: nhận thức, đến thu nhập, tuổi kết hôn, sinh đẻ.  Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến chấp nhận quy mô gia đình nhỏ. +Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết.  Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức chết của bà mẹ và trẻ em.  Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến khả năng chăm sóc SKSS. Mối quan hệ dân số và giáo dục. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục:là mối quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy và ức chế lẫn nhau. +Khi KT-XH phát triển chậm, DS tăng nhanh, quy mô DS lớn, cơ cấu DS trẻ, phân bố DS không đều giữa các vùng địa lý kéo theo sự bất hợp lý giữa khả năng cung ứng các dịch vụ giáo dục với nhu cầu mong muốn tiếp cận các DV giáo dục của dân cư. Cho ví dụ Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) +Quy mô DS lớn, Số dân tăng nhanh sẽ dẫn đến gia tăng số người trong độ tuổi đi học, khả năng đáp ứng các dịch vụ đó không theo kịp dẫn đến hậu quả là trường lớp thiếu, không đảm bảo. Cho ví dụ +Số lượng giáo viên không theo kịp số TE nhập học, tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp thấp, tỷ lệ mù chữ ở người trưởng thành cao-> là nguyên nhân làm cho tỷ lệ bất bình đẳng trong GD cao. Cho ví dụ +Khi học vấn của người phụ nữ còn thấp họ khó kiểm soát được các hành vi sinh đẻ và ngược lại. Vì vậy các nước đều vạch ra mục tiêu về số lượng và chất lượng giáo dục:  Phổ cập THPT,  Tích cực chuyển sang hệ thống học tập suốt đời, giáo dục đa dạng mềm dẻo;  Đầu tư cho GD và coi GD là quốc sách,  Đưa GD dân số vào trường học,  Tăng cường GD cơ bản. Liên hệ với việt nam nhé. Câu 5: Tại sao Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải truyền thông giáo dục về dân số - sức khỏe – môi trường cho thanh niên? Đoàn thanh niên đã tổ chức các hoạt động giáo dục về dân số- sức khỏe – môi trường nào cho thanh thiếu niên. Dân số là tập hợp người sống trên lãnh thổ, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế xã hội bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ Sức khỏe Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) Môi trường: gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống sx, tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Dân số - sức khỏe – môi trường có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau. Chúng ta cần phải có những hiểu biết cơ bản, những quan niệm đúng đắn về vấn đề này để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp và phát triển bền vững. Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội. Dân số ổn định, kinh tế sẽ ổn định dẫn đến chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Dân số cũng ảnh hưởng đến mặt bằng chất lượng cuộc sống của người dân Khi dân số tăng hoặc giảm mà không phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì sẽ dẫn đến các vấn đề như sức khỏe, giáo dục, việc làm, môi trường….. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường. đảng và nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt tới vấn đề này trong đó đoàn thanh niên giữ vị trí quan trọng trong công tác dân số, sức khỏe, môi trường. trong đó có công tác truyền thông về vấn đề dân số sức khỏe môi trường Thanh niên có lực lượng đông đảo trong xã hội và thanh niên là trụ cột của quốc gia, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước là trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên về mọi mặt trong đó có vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường. hoạt động công tác đoàn trong đó có công tác truyền thông về vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường nhằm mục đích để thanh niên có thêm nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường, khi đó họ sẽ biết cách thay đổi hành vi đối với vấn đề ấy( liên hệ thêm khi được đoàn thanh niên tuyên truyền họ nhận thức được thì họ thay đổi thế nào… ví dụ như sinh từ 1- 2 con, có ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe tốt hơn) Thanh niên chú yếu trong độ tuổi sinh đẻ Là vì thanh niên đang ở tuổi sinh đẻ, Giáo dục cho thanh niên để giúp họ có thái độ , hành vi, nhận thức đúng đắn. Họ biết giới hạn dân số như thế nào, và họ chấp nhận qui mô gia đình nhỏ , biết cách chăm sóc sức khỏe gia đình ( lấy ví dụ) Đoàn thanh niên đã tổ chức các hoạt động giáo dục về dân số- sức khỏe – môi trường nào cho thanh thiếu niên : Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) 1. Xây dựng nội dung giáo dục, tuyền truyền về DS-SK-MT thông qua các hình thức hội thảo khoa học, biên soạn tài liệu chuyên đề... 2. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn các cấp và tuyên truyền viên trẻ về DS-SKMT. CHú trọng kiến thức, thông tin, kỹ năng và vận dụng các phương pháp mới. 3. Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây án tượng mạnh bằng các phối hợp nhiều phương tiện, nhiều kênh, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia, xây dựng các thông điệp thiết thực, dễ nhớ, dễ hiều 4. Tổ chức các hội thi, hội trại hội thi 5. Tổ chức hội trại, văn nghệ về DS-SK-MT 6. Đa dạng hóa và xã hội hóa hoạt động DS-SK-MT trong thanh niên bằng việc ký các nghị quyết liên tịch với các ban ngành khác và sử dụng các phương pháp, kỹ năng công tác xã hội trong hoạt động DS-SK-MT 7. Tăng cường công tác chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, Hội xây dựng bộ máy chuyên trách triển khai phong trào 3 mục tiêu. Câu 6: phân tích một vấn đề về mối quan hệ giữa dân số với phát triển cụ thể? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. ( chọn một vấn đề cụ thể , có thể lấy câu 4, mối quan hệ giữa dân số và giáo dục , cho đỡ phải học nhiều ) Câu 7: SKSS vị thành niên?Trong các vấn đề về sức khỏe sinh sản của vị thành niên/thanh niên, Đoàn Thanh niên cần quan tâm truyền thông giáo dục những vấn đề nào nhất? Vì sao? Lấy ví dụ minh họa Khái niệm Tuổi vị thành niên  Theo Tổ chức Y tế thế giới, VTN là những người có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi  Tuổi VTN là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển con người từ trẻ con thành người lớn.  Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và khả năng hoà nhập xã hội, cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) - Sức khoẻ sinh sản vị thành niên : là những nội dung về sức khoẻ sinh sản tương ứng với lứa tuổi VTN. Có nghĩa là: Sức khỏe sinh sản VTN là một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển lành mạnh của bản thân mỗi vị thành niên về thể chất, tinh thần và xã hội. Đó là sự phát triển toàn diện và hoàn thiện về hệ thống cơ quan sinh sản, sự phát triển năng lực tình dục, sự phát triển hài hòa về nhân cách và tâm sinh lí lứa tuổi dậy thì . 8 vấn đề về sức khỏe sinh sản của vị thành niên/thanh niên : + DẬY THÌ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TÂM SINH LÍ + QUAN HỆ TÌNH DỤC SỚM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN + CÓ THAI, PHÁ THAI Ở TUỒI VTN VÀ HẬU QUẢ + BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC + XÂM HẠI TÌNH DỤC VTN + TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ TÌNH DỤC CÓ TRÁCH NHIỆM + THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI MÀ VTN CẦN THỰC HIỆN + CÁC HÀNH VI TÌNH DỤC XẤU ẢNH HƯƠNG TỚI SKSS VỊ THÀNH NIÊN ð Lựa chọn một vấn đề trong 8 vấn đề để phân tích ( vì sao lại chọn, lấy ví dụ ) Câu 8 Tránh thai là gì? để phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên/ thanh niên cần phải sử dụng các hình thức nào? Đoàn thanh niên cần phải làm gì để giúp vị thành niên/ thanh niên phòng tránh có thai và phá thai. Tránh thai là các biện pháp Quá trình ức chế sự rụng trứng, Hoặc ngăn trứng gặp tinh trùng để thụ tinh, Hoặc ngăn cản không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung để phát triển thành thai nhi. Các hình thức Phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên - Không giao hợp ở tuổi vị thành niên - Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục - Sử dụng viên thuốc tránh thai - Thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) - Thuốc tránh thai kết hợp - Dụng cụ tránh thai trong tử cung. - Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai. - Biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo). - Thuốc diệt tinh trùng Đoàn thanh niên cần phải làm gì để giúp vị thành niên/ thanh niên phòng tránh có thai và phá thai. Đoàn thanh niên giữ vai trò quan trọng trong vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. Để giúp vị thành niên phòng tránh thai có hiệu quả và tránh tình trạng phá thai thì đoàn thanh niên cần Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về tầm quan trọng của vấn đề dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên đối với sự phát triển KT-XH của đất nước Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh. Huy động đông đảo đoàn viên- thanh niên thiếu niên tham gia vào công tác giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niênqua đó Đoàn thanh niên cũng tăng cường truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cơ sở về vấn đềdân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên giúp họ có thái độ nhận thức đúng đắn khi thực hiện mục tiên về dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Mở lớp tập huấn và Tăng cường giáo dục sức khỏe sinh sản giúp họ tự bảo vệ để phòng tránh bị xâm hạn tình dục và tự biết điều chỉnh hành vi và thái độ đúng đắn tình bạn, tình yêu, trong quan hệ tình dục, phòng tránh thai ngoài ý muốn, các bênh LTQĐTD và HIV/AIDS Xây dựng, củng cố hoạt động một số mô hình, CLB về kỹ năng sống, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên Tổ chức tuyên truyền cung cấp cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức về vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên Tăng cường công tác kiểm tra giám sát góp phần nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của cán bộ, đoàn viên TTN trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Động viên khen thưởng kịp thời các mô hình, gương điển hình tiên tiến của Đoàn, Hội, Đội để tạo ra bước chuyển biến sâu rộng từ nhận thức đến hành vi và hành động cụ thể về dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) Câu 9 thế nào là “cơ cấu dân số vàng”? Để tận dụng được lợi thế của cơ cấu dân số vàng, theo bạn Việt Nam phải làm gì? Dân số “vàng” là thời kỳ cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc. Đây là thời kỳ duy nhất trong quá trình quá độ dân số. Thời kỳ này đem đến cơ hội là nguồn lao động dồi dào, tạo ra lượng của cải vật chất lớn để tích lũy cho tương lai, tuy nhiên, sẽ là thách thức nếu nguồn lao động này kém chất lượng. Để tận dụng cơ hội dân số “vàng” tạo sức bật cho phát triển kinh tế, đòi hỏi cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nguồn nhân lực. Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Đây là cơ hội “vàng” cho phát triển đất nước. Dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại. Để tận dụng được lợi thế của cơ cấu dân số vàng, theo bạn Việt Nam phải làm gì : + Đầu tư cho giáo dục + Tạo ra nhiều việc làm tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước + Hạn chế dùng đồ xa xỉ + Thực hiện gia đình ít con => nâng mức thu nhập + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tăng cơ cấu dịch vụ và công nghiệp + Cần ban hành và thực hiện một nhóm chính sách kết hợp với : giáo dục, kinh tế, văn hóa, y tế, chính sách về an sinh, đào tạo lao động việc làm. Câu 10 các quan điểm, chủ trương của Đoàn thanh niên trong công tác dân số, sức khoẻ và môi trường. tại sao Đoàn thanh niên phải tham gia xây dựng chính sách dân số, môi trường. Liên hệ với thực tiễn? Các quan điểm của Đoàn về giáo dục DS-SK-MT Công tác giáo dục DS- SK- MT cho thanh niên phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội Công tác giáo dục DS- SK- MT cho thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên Chủ trương của Đoàn thanh niên trong công tác dân số, sức khỏe và môi trường Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) Thứ nhất: hoạt động DS-SK-MT phải được tổ chức thông qua các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ (phong trào 3 mục tiêu DS- SK- MT) Thứ hai: đảm bảo sự thống nhất về mặt tổ chức của Đoàn, sự lãnh đạo của Đảng, và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể khác nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục DS-SK-MT của Đảng Thứ ba: phong trào phải đảm bảo tính tự nguyện, chủ động, sáng tạo, xung kích của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên. - Thứ tư: phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. - Thứ năm: tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn. Tại sao Đoàn thanh niên phải tham gia xây dựng chính sách dân số, môi trường. Liên hệ với thực tiễn? Vì sao phải tham gia xây dựng chính sách: vì Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội, là thành viên trong hệ thống chính trị đất nước. Do đó, Đoàn có tiếng nói trong việc tham gia xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và những chủ trương, chính sách cụ thể của nhà nước về kinh tế - xã hội, đặc biệt chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên. Tham gia xây dựng chính sách: - Khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên là cánh tay nối dài của Đảng - Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác dân số - Củng cố và xây dựng tổ chức - Nâng cao chất lượng sống (giáo dục, y tế, nhà ở, kinh tế,..) Liên hệ: ( thanh niên và dân số, luật thanh niên..Tự làm nhé) Câu 11 Thế nào là bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/ADIS. Để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/ADIS cho vị thành niên, thanh niên Đoàn thanh niên cần phải làm gì? Trả lời Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. HIV/AIDS Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có nghĩa là nếu bạn nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của bạn sẽ bị suy yếu. AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/ADIS cho vị thành niên, Đoàn thanh niên cần phải: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, vì tổ chức đoàn là tổ chức của đoàn viên thanh niên là tổ chức gần sát với thanh niên nhất nên nắm bắt được diễn biến tình hình tâm tư nguyện vọng của thanh niên, từ đó mà kịp thời đưa ra những giải pháp cho phù hợp với từng tình hình cụ thể. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về tầm quan trọng của vấn đề dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên và trang bị cho họ kiến thức cơ bản về phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS. - Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh. Tạo môi trường sống lành mạnh cho thanh thiếu niên Huy động đông đảo đoàn viên- thanh niên thiếu niên tham gia vào công tác giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS Qua đó Đoàn thanh niên cũng tăng cường truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cơ sở về vấn đề dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên giúp họ có thái độ nhận thức đúng đắn khi thực hiện mục tiêu về dân số- sức khỏe sinh sản. đẩy lùi tệ nạn xã hội. - Mở lớp tập huấn và Tăng cường giáo dục sức khỏe sinh sản giúp họ tự bảo vệ để phòng tránh bị xâm hạn tình dục và tự biết điều chỉnh hành vi và thái độ đúng đắn tình bạn, tình yêu, trong quan hệ tình dục, phòng tránh thai ngoài ý muốn, các bênh LTQĐTD và HIV/AIDS - Xây dựng, củng cố hoạt động một số mô hình, CLB về kỹ năng sống, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) - Tổ chức tuyên truyền cung cấp cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức về vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên và phòng chống HIV/AIDS. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát góp phần nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của cán bộ, đoàn viên TTN trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên. và phòng chống HIV/AIDS. - Động viên khen thưởng kịp thời các mô hình, gương điển hình tiên tiến của Đoàn, Hội, Đội để tạo ra bước chuyển biến sâu rộng từ nhận thức đến hành vi và hành động cụ thể về dân số- sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. và phòng chống HIV/AIDS. Ngoài các biện pháp trên Đoàn thanh niên cần phải phối hợp với các ban nghành, đoàn thể, tổ chức xã hội để chung tay góp phần định hướng phát triển cho thanh niên thật tốt. Câu 12: Anh/ chị hãy phân tích mối quan hệ giữa dân số với phát triển. Liên hệ với tình hình thực tễ ở Việt Nam hiện nay? a. Khái niệm: - Dân số là tập hợp người đưuọc đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng và sự biến động dân cư, đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội, tính chất phân công lao động xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số là số người sống trên một đơn vị lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định. - Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc có tổ chức tại các vùng lãnh thổ khác nhau. - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. - Phát triển bền vững: là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. b. Mối quan hệ: * Tác động dân số lên phát triển kinh tế - xã hội: + Kinh tế: tăng thì sẽ… giảm thì sẽ… + Giáo dục: tăng nhanh thì sẽ… tăng hợp lý sẽ… + Y tế, sức khỏe: tăng nhanh thì… tăng hợp lý thì… + Tài nguyên môi trường: tăng nhanh thì… hợp lý thì… + KHCN, nguồn lực con người, việc làm… Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) * Tác động phát triển kinh tế - xã hội lên dân số: + Mức sinh: đời sống cao thì… đời sống thấp thì... + Mức chết: dịch vụ y tế, chăm sóc, trình độ học vấn hiểu biết… * Tác động quy mô cơ cấu và phân bố dân số: Nơi nào có cơ hội…thì sẽ… * Tác động chất lượng và số lượng dân số: + Phát triển bền vững sản xuất tiêu dùng thích hợp sẽ nâng cao chất và lượng cuộc sống. + Mất cân bằng sản xuất tiêu dùng thì… c. Thực tiễn Việt Nam: * Thực trạng: - Quy mô dân số lớn, mật độ đông: trên 90tr người, đứng thứ 14 TG, thứ 3 khu vực. Mật độ 270ng/km2. - Tốc độ gia tăng dân số cao: trên 1%. Phân bố dân cư không đồng đều: Đồng bằng sông Hồng 970 người/km2, Trung du miền núi phía Bắc 120 người /km2, Tây Nguyên 100 người/km2, Đông Nam Bộ 650 người/km2. - Mất cân bằng giới tính: 114 nam/100 nữ. Câu 13 Thế nào là có thai? có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên để lại hậu quả và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào cho vị thành niên? Đoàn thanh niên cần phải làm gì để giúp vị thành niên/ thanh niên phòng tránh có thai và phá thai. ( đoàn thanh niên giống câu 8 ) Thế nào là có thai : là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử . Hợp tử phát triển thành thai nhi trong tử cung của người phụ nữ Phá thai ở tuổi vị thành niên để lại hậu quả và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào cho vị thành niên : — Theo điều ta của viện sức khoẻ, Bộ Y tế năm 2004:90% cô gái trẻ đều chọn biện pháp phá thai — Tai biến thai nghén rất cao: — Mang thai và sinh dưới 15 tuổi thì tử vong mẹ 60% — Làm mẹ dưới 15 tuổi chết do đột huyết cao hơn 3,5 lần so với lứa tuổi khác — Tử vong con của mẹ dưới 15 tuổi cao hơn 2,5 lần con của mẹ trên 20 tuổi — Tỷ lệ những người vô sinh dưới 20 tuổi tăng 16,8 lần so với 10 năm trước Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) — Về sức khỏe: sức khỏe giảm sút, có rất nhiều tai biến như nhiễm khuẩn, vô sinh, thủng tử cung... và thậm chí là tử vong. — Về tinh thần: phá thai có thể gây sốc tâm lý gây nên tâm trạng buồn chán, lo lắng, đau khổ, mặc cảm, tự ti hoặc chai lỳ, bất cần... — Về kinh tế, xã hội: gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình và xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng đến chất lượng giống noi. Đoàn thanh niên cần làm gì ( giống câu 8 ) Câu 14 Để công tác giáo dục dân số - sức khỏe - môi trường đạt hiểu quả thì Đoàn thanh niên CSHCM cần phải làm gì? Lấy một ví dụ cụ thể. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về tầm quan trọng của vấn đề dân số- sức khỏe- môi trường đối với sự phát triển KT-XH của đất nước - Huy động đông đảo đoàn viên- thanh niên thiếu niên tham gia vào công tác giáo dục DS-SK- Môi trường - Góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến công tác DSSK- MT trong thanh, thiếu niên hiện nay - Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh - Mở các lớp tập huấn về kỹ năng tuyên truyền trong các lĩnh vực này - Xây dựng, củng cố hoạt động một số mô hình, CLB - Mở lớp học tiền hôn nhân cho đoàn viên, thanh niên - Tổ chức tuyên truyền cung cấp cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức về vấn đề dân số - sức khoẻ- môi trường,… - Thành lập các đội thanh niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích bảo vệ và cải thiện môi trường xã, phường... Chủ động tích cực tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc về DS-SK-MT đặc biệt là môi trường. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát góp phần nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của cán bộ, đoàn viên TTN trong lĩnh vực DS-SK-MT. - Động viên khen thưởng kịp thời các mô hình, gương điển hình tiên tiến của Đoàn, Hội, Đội để tạo ra bước chuyển biến sâu rộng từ nhận thức đến hành vi và hành động cụ thể về DS-SK-MT. Ví dụ Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh ) Mô hình câu lạc bộ SKSS  Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên:  Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên là diễn đàn để tổ chức Đoàn cung cấp thông tin, kiến thức, nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, đồng thời hướng tới hành vi có lợi  Giáo dục kỹ năng sống về sức khoẻ sinh sản cho thanh niên, vị thành niên.  Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn là nơi thuận lợi để vị thành niên thực hiện quyền về sức khoẻ sinh sản, như quyền được thông tin, được tiếp cận với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và quyền được lựa chọn dịch vụ thích hợp kể cả quyền kết hôn. • Nội dung hoạt động: - Cung cấp các kiến thức,bổ sung nâng cao nhận thức và hình thành kỹ năng sống chăm sóc SKSS cho TN, VTN, hướng tới hành vi có lợi và giáo dục kỹ năng sống về SKSS cho TN, VTN • Hình thức hoạt động: Tuyên truyền, cổ động, tọa đàm, hội thảo, pa nô, truyền thanh, sân khấu hóa.... Nhóm đềề cương D2 K2 HVTTN VN ( Ngọc Tuyềến , Đinh Ng ọc , Hoàng Tuấến Anh )
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan