Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề cương huyen...

Tài liệu đề cương huyen

.DOC
8
371
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRUỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN ĐỀ CUƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẦN THỊ VÂN TRUNG Giảng viên huớng dẫn: Cao Thị Hảo Sinh viên thực hiện: Nông Thị Thu Huyền Lớp: Văn chất luợng cao K48 Thái Nguyên, tháng 10, năm 2016 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống nhân sinh của ngưởi nghệ sĩ đó. Thoew trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là biểu hiện của cái tôi trữ tình. 1.2. Trần Thị Vân Trung là một trong số ít các nhà thơ nữ tiêu biểu của mảnh đất thép Thái Nguyên. Trong các sáng tác của mình, nữ sĩ đã đem một bộ cánh mới khoác lên cho thơ ca dân tộc bằng tình cảm, nét kế thừa một vùng quê – vùng văn hóa trung du miền núi phía Bắc. Những trang thơ của Trần Thị Vân Trung là sự giao thoa giữa sắc màu của truyền thống và hiện đại. Đó là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh độc đáo mới mẻ với cái tình chân thật mà nữ sĩ gửi gắm trong mỗi tác phẩm thơ. Nhưng có lẽ chiếc cầu nối gần nhất đến trái tim độc giả chính là cái tôi trữ tình đằm thắm, da diết có đủ sức “làm tan chảy” mọi trái tim bạn đọc mang đậm dấu ấn Trần Thị Vân Trung . Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung” với mong muốn trau dồi thêm kiến thức về thơ địa phương cũng như có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về phong cách nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung. Đồng thời góp một tiếng nói khẳng định vị trí của nhà thơ đối với văn học Thái Nguyên. Bên cạnh đó, đây có thể là tài liệu tham khảo góp phần tạo cơ sở cho việc học tập và giảng dạy văn học địa phương Thái Nguyên ở mọi cấp học. 2. Lịch sử vấn đề. 2 Trong Lời giới thiệu mở đầu tập thơ Xin đừng té nước của Trần Thị Vân Trung, PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh đã viết: “Người yêu thơ và bạn đọc cả nước đã biết đến thơ Vân Trung từ khá lâu và đã yêu mến hồn thơ vừa giàu nữ tính vừa trí tuệ này. Điều đó có lẽ cũng là tất yếu bởi chị vừa là nhà thơ vừa là nhà nghiên cứu khoa học. Có một tâm hồn thi sĩ đã rất hiếm hoi, nhưng nếu tâm hồn thi sĩ ấy còn được “chắp cánh” bởi một tầm cao tri thức và văn hóa thì càng đáng quý! Nhà thơ Vân Trung đã có được hạnh phúc ấy”. Tập thơ “Xin đừng té nước vào em” xuất bản năm 1989 đã đươc trao giải nhì (không có giải nhất) – Giải thưởng về văn học nghệ thuật 5 năm lần thứ nhất của tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh thái Thái Nguyên) mà sau này đã được tái bản có chỉnh sửa bổ sung với cái tên ngắn gọn hơn “Xin đừng té nước” vào năm 2012. Tập thơ tình đầu tay nhưng cũng đã mang đến cho nữ sĩ thành công nhất định, góp phần khẳng định được dấu ấn riêng trong sự nghiệp sáng tác của Trần Thị Vân Trung. Để rồi qua những tập thơ tiếp sau ta lại càng hiểu rõ hơn cái hồn trong thơ Vân Trung, cái tôi trữ tình rất mực dịu dàng đằm thắm nhưng mãnh liệt vô cùng. Hà Đức Toàn cũng viết trong “Cảm nghĩ riêng khi đọc thơ Trần Thị Vân Trung”: “Khát khao mà kín đáo, mãnh liệt mà dịu dàng, khổ đau mà lạc quan. Tất cả những cái đó song song đi cùng nhau, hòa trộn vào nhau để tạo ra một chất men vừa đắng, vừa ngọt, chất men Vân Trung”[42]. Vũ Nho cũng đưa ra lời bình : “Thơ của Vân Trung là thơ của tình yêu, chủ yếu là tình yêu” (Khát khao mãnh liệt). Tuy nhiên bên cạnh đó Vân Trung cũng còn nhiều bài thơ viết về các mảng đề tài khác như gia đình, quê hương, cho những mảnh đất đã đi qua: Quê hương huyền thoại, Chiều Sa Pa, Chùm dừa lửa,... ”Tôi nhận ra tiếng tim của nhà thơ đập dịu dàng và xót xa, thắm thiết và bâng khuâng, đắm say và khắc khoải… trong nhiều câu thơ như thế. Và đó chính là những bông Hoa bất tử mà nhà thơ nữ này tặng cho mỗi chúng ta.” Đó là những chia sẻ của Trần Nhuận Minh khi đọc tập thơ Hoa bất tử của 3 Trần Thị Vân Trung trong lời giới thiệu mang tên Những câu thơ nghe tiếng tim còn đập. Có thể thấy, hầu như những bài viết này mới chỉ đưa ra những nhận định, tìm hiểu một cách khái quát về thơ Trần Thị Vân Trung mà chưa đi sâu vào việc phân tích thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung một cách có hệ thống. Tuy nhiên những đánh giá nhận xét của những người nghiên cứu đi trước chính là con đường gợi mở vô cùng quý giá để chúng tôi thực hiện đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung”. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc khảo sát, nghiên cứu văn bản thơ, tìm hiểu hành trình sáng tạo của nhà thơ chúng tôi hướng tới xác định cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Vân Trung về: ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh và thể thơ... Từ đó, có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về bút pháp và phong cách nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung. Đây cũng là bước tập dượt nghiên cứu quan trọng của sinh viên trong qúa trình học tập ở khoa Ngữ Văn của trường Đại học để có thể vận dụng vào việc giảng dạy sau này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. 4.1. Đối tuợng nghiên cứu Đối tuợng nghiên cứu của đề tài này là: Thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: Ba tập thơ của Trần Thị Vân Trung, bao gồm: 1. Xin đừng té nuớc vào em (1989) 2. Khoảnh khắc cuối cùng (1999) 3. Hoa bất tử (2011) 5. Nhiệm vụ của đề tài. 4 - Nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về thế giới nghệ thuật, khái quát về văn học Thái Nguyên. Tìm hiểu về hành trình thơ Trần Thị Vân Trung. - Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm cái tôi trữ tình và thế giới nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung. Qua đó khẳng định những đóng góp của nhà thơ đối với thơ ca Thái Nguyên. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thống kê phân loại. - Phương pháp khái quát tổng hợp. - Phương pháp phân tích theo đặc trưng thể loại. - Phương pháp so sánh – đối chiếu. 7. Cấu trúc của đề tài. Đề tài gồm các phần: - Mở đầu - Nội dung chính - Kết luận - Tài liệu tham khảo Trong phần nội dung chính bao gồm 02 chuơng: - Chuơng 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài. - Chuơng 2: Những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Vân Trung. - Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Vân Trung B. NỘI DUNG CHÍNH Chuơng 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài. 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm. 1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thế giới nghệ thuật 1.2. Nhà thơ Trần Thị Vân Trung trong dòng chảy văn học Thái Nguyên 5 1.2.1. Khái quát về văn học Thái Nguyên 1.2.2. Hành trình thơ Trần Thị Vân Trung Chuơng 2: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Vân Trung 2.1. Cảm hứng chủ đạo - Cảm hứng hiện thực - Cảm hứng lãng mạn 2.2. Cái tôi trữ tình mang nhiều cung bậc cảm xúc. - Cô đơn nhưng lạc quan. - Cái tôi đắm say nhưng đầy khắc khoải. - Cái tôi nữ tính trí tuệ. - Cái tôi dịu dàng, đằm thắm. Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Trần Thị Vân Trung 3.1. Giọng điệu thơ - Giọng tha thiết, day dứt - Giọng sôi nổi, đắm say 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật - Cách sử dụng từ ngữ tinh tế. - Hình ảnh thơ sinh động, gần gũi đời thường. C. KẾT LUẬN. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2015), Dự thảo Giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2. Đỗ Thị Hà (2011), Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI. Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Thái Nguyên. 6 3. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 4. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nhiều tác giả, Văn học Thái Nguyên (tài liệu giảng dạy văn học địa phương cấp Trung học cơ sở) (2008), Nxb Sở Giáo dục và đào tạo Thái Nguyên. 7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Nhiều tác giả (2004), Ngàn năm thương nhớ, Nxb Hội nhà văn. 9. Nhiều tác giả (2003), Tấm lòng giáo viên (tập 3), Nxb Giáo dục, HN. 10. Nhiều tác giả (2004), Thơ nhà giáo (tập 5), Nxb Văn hóa dân tộc, HN. 11. Nhiều tác giả (2005), Viết ở chiến trường, Nxb Hội nhà văn, HN. 12. Lý Thị Nhiên, Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. 13. Phương Lựu (chủ biên, 1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H, 1997. 14. Nguyễn Hồng Thúy (2014), Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà thơ: Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHSP Thái Nguyên. 15. Nguyễn Thị Anh Thơ (2006), Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Luận văn cử nhân khoa học Ngữ Văn, ĐHSP Thái Nguyên. 16. PGS.TS Trần Thị Việt Trung (Chủ biên), (2015), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên. 17. Trần Thị Vân Trung (2011), Hoa bất tử, Nxb Đại học Thái Nguyên. 18. Trần Thị Vân Trung (1999), Khoảnh khắc cuối cùng, Nxb Thanh niên. 19. Trần Thị Vân Trung (2012), Xin đừng té nuớc, Nxb Đại học Thái Nguyên. 20. Trần Thị Vân Trung (1989), Xin đừng té nuớc vào em, Nxb Hội văn học nghệ thuật Bắc Thái. 7 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng