Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông đề cương chi tiết môn công tác xã hội nhóm...

Tài liệu đề cương chi tiết môn công tác xã hội nhóm

.DOC
8
6910
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP. Hồ Chí Minh KHOA XÃ HỘI HỌC --------------- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM Tên môn học : Phương pháp Công tác xã hội nhóm Mã môn học : Số tín chỉ : 3 [2 – 1] Môn học tiên quyết : Nhập môn khoa học giao tiếp Hành vi con người và Môi trường xã hội An sinh xã hội Nhập môn Công tác xã hội Phương pháp Cơng tác xã hội cá nhân Giảng viên phụ trách : ThS Nguyễn Ngọc Lâm, ĐTDĐ 0918017871, ĐT Khoa 9300951 Mô tả môn học : Môn học trình bày phương pháp thứ hai trong thực hành công tác xã hội với các thân chủ có cùng vấn đề khó khăn tương đối giống nhau hoặc có liên quan với nhau. Phương pháp này dựa trên sự tương tác của các thành viên trong một nhóm, mối tương tác này ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực được nhân viên xã hội dự kiến trong một kế họach hành động. Vai trò của nhân viên xã hội là xây dựng nhóm, giúp điều hòa các vai trò, sự tham gia tích cực của các nhóm viên trong các hoạt động của nhóm, đánh giá sự biến chuyển hành vi của từng cá nhân trong nhóm cũng như quá trình phát triển của nhóm. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC I. Mục tiêu của môn học : - Giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hòa sinh họat nhóm Giúp sinh viên có nền tảng kiến thức, các bước thực hiện trong tiến trình công tác xã hội nhóm và các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp giúp điều hòa sinh họat nhóm nhằm đạt được những mục tiêu xã hội theo kế họach đã dự định. Giúp sinh viên có khả năng thực hành phương pháp công tác xã hội nhóm với các thân chủ có cùng vấn đề giống nhau. II. Nội dung giảng dạy : Phần 1 : Tổng quan về Công tác xã hội với nhóm : Mục tiêu : Giúp sinh viên nhận thức về vai trò của nhóm nhỏ và mục triêu của phương pháp nhóm trong CTXH và các loại hình ứng dụng phương pháp này. 1. Khái niệm : - Phương pháp ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý (hoặc năng động) nhóm Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế họach hỗ trợ thân chủ ( cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. 2. Các mục tiêu của Công tác xã hội nhóm : o Khảo sát về cá nhân : nhu cầu/khả năng/hành vi (nhóm hỗ trợ trẻ ph5m pháp, trẻ em đường phố). o Duy trì và hỗ trợ cá nhân : Hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhân hay trước hoàn cảnh xã hội ( nhóm người khuyết tật) o Thay đổi cá nhân : từ những hành vi cá biệt đến phát triển nhân cách do các yếu tố như : kiểm soát xã hội, xã hội hóa, quan hệ tương tác, giá trị và thái độ cá nhân, hoàn cảnh kinh tế ( tìm việc làm cho người thất nghiệp), Khám phá bản thân và cảm xúc của mình (nhóm tăng năng lực), phát triển nhân cách. o Giáo dục, cung cấp thông tin ( nhóm giáo dục sức khoẻ) o Bù trừ/ giải trí o Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh nhân và bệnh viện o Thay đổi nhóm và/hoặc hỗ trợ :nhóm gia đình, nhóm trẻ phạm pháp, o Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng, nhóm phụ huynh của trường mẫu giáo… o Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức xã hội (nhận thức về người khuyết tật, chia sẻ quyền lực…) 3. Các đặc điểm của công tác xã hội với nhóm : - Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân. Nhóm là một môi trường bộc lộ. Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố : * Đối tượng là ai * Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt * Nhu cầu gì cần được đáp ứng * Mục tiêu cần đạt được * Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì * Lý thuyết : sử dụng viển cảnh lý thuyết nào * Phương cách thực hành : cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức… 4. Các loại hình nhóm: - Nhóm giải trí : Rèn luyện và phát triển nhân cách Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi..) Nhóm tự giúp : Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các phụ huynh trẻ khuyết tật). Nhóm với mục đích xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội. Nhóm trị liệu : Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải. Nhóm trợ giúp : Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác. 5. Các quy điều đạo đức trong công tác xã hội nhóm : (Theo các quy điều đạo đức của ngành CTXH) 6. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm 6.1. Những thuận lợi :  Giúp những kinh nghiệm xã hội  Nhóm với nhu cầu chung có thể là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề  Thái độ, cảm xúc, hành vi có thể thay đổi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội, đảm nhận vai trò, củng cố, phản hồi (cửia sổ Johari)  Trong một nhóm, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng  Một nhóm có thể sinh hoạt một cách dân chủ và tự quyết, cung cấp quyền lực hơn cho thân chủ  Môi trường nhóm thích hợp cho đối tượng thụ hưởng các dịch vụ  CTXH nhóm làm giảm thời gian và công việc của NVXH. 6.2. Những bất lợi : * Vấn đề riêng tư khó được duy trì trong nhóm * Nhóm trong tổ chức phức tạp hơn, khó sinh hoạt * Nhóm cần nhiều tài nguyên : quỹ, trang bị, tiện nghi, di chuyển, thương lượng * Cá nhân ít được quan tâm riêng biệt hơn trong nhóm * Cá nhân trong dễ bị “dán nhãn”hơn * Nhóm có thể làm hỏng thiểu số 7. Lịch sử phát triển phương pháp công tác xã hội nhóm - Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêng của các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá nhân. Cùg thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng với những nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng của Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970 để cải tiến các phương pháp can thiệp. Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanh thiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tù trở về cộng đồng… Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và nhóm  CTXH cá nhân : khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến tâm lý với sự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa trên chương trình hoạt động kích thích các nhóm viên hành động.;  CTXH cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm dùng bầu khí vui tưởi để giải quyết vấn đề.  Phương pháp CTXH nhóm tại cơ sở có mục tiêu và quan tâm khác với phương pháp sự dụng trong CTXH cá nhân  Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém may mắn, thiếu thốn, kém năng lực ( từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXH nhóm bao gồm nhiều loại thành phần hơn (từ được thích dùng hơn là thành viên hơn là thân chủ ), nhắm đến mặt mạnh hơn là mặt yếu.  Các báo cáo của CTXH cá nhân quan tâm nhiều về đầu ra, chuẩn đoán, trị liệu trong khi các báo cáo trong CTXH nhóm chú trọng đến tiến trình nhóm. - Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm :  Thuyết hệ thống :Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau. Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất, huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu thay đổi để được tồn tại.  Thuyết Tâm lý năng động : Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người : Freud (1922)và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm, cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâu thuẩn chưa được giải quyết.  Thuyết học hỏi (Bandura, 1977) : Hành vi của thành viên nhóm đóng vai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử như thế nào đó và B đồng tình thì A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽ không ứng xứ như thế trong tương lai.  Thuyết hiện trường (field) : Kurt Lewin ( 1947) : Nhóm có khoảng không gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó di chuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại. Có 6 khái niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm : Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắn kết, sự đồng thuận và sự phối hợp.  Thuyết trao đổi xã hội : Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên nhóm. Đối với cá nhân,quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa thưởng và phạt xuấ`t phát từ các hành vi. Phần 2 : Tâm lý nhóm và năng động nhóm. Mục tiêu : Giúp sinh viên hiểu thế nào là : - Tâm lý nhóm : Khi nói đến mối tương tác giữa các nhóm viên và các giai đoạn phát triển của nhóm. Năng động nhóm : Khi nói đến sự biến chuyển của các vai trò và vi trí của các nhóm viên lúc tham gia sinh hoat nhóm. Vai trò và tác động của nhóm nhỏ trong cuộc sống 1. Nhóm nhỏ trong cuộc sống : - Khái niệm nhóm nhỏ : Tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu chung. - Nhóm tự nhiên, nhóm được thành lập, nhu cầu gia nhập nhóm của con người trong cuộc sống. Nhóm nhỏ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người (liên hệ các nhu cầu cơ bản của Abraham Maslow : Nhu cầu sinh tồn, nhu cầu được an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện). Nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người MẸ khi ta lớn. - 2. Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi : - Thực nghiệm tâm lý về việc sử dụng thực phẩm (lòng bò) sau Thế chiến thứ II. Nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý xã hội ở mỗi cá nhân. Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi ( tích cực hoặc tiêu cực) để thích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm. Các yếu tố giúp thay đổi hành vi khi tham gia nhóm :  Cố gắng thích nghi với nhóm.  Quy tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên.  Tự bộc lộ, chia sẻ.  Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình.  Bắt chước người khác.  Khám phá những giá trị mới ( giá trị của nhóm). - 3. Các vai trò được thể hiện trong nhóm : - Các đặc điểm tâm lý của nhóm :  Mối quan hệ tương tác  Chia sẻ mục tiêu chung : mục tiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh.  Hệ thống các quy tắc : sự tuân thủ.  Cơ cấu chính thức và phi chính thức ( cơ cấu ngầm) – Bài tập trắc lượng xã hội ( sociogram). Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức.  Các vai trò thể hiện trong nhóm : vai trò hướng về công việc, vai trò củng cố nhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân ( hoặc vai trò cản trở hay vai trò thúc đẫy). Các vai trò này luôn biển đổi làm cho nhóm năng động, ảnh hưởng lên từng con người trong nhóm. - Bài tập thể hiện 8 vai trò chính thường thể hiện trong nhóm. 4. Các giai đoạn phát triển của nhóm : - Giai đoạn thành lập : Giai đoạn tìm hiểu, thăm dò nhau. Giai đoạn “bão táp”: Giai đoạn cạnh tranh, xác định vị trí của mình trong nhóm. Giai đoạn ổn định: Giai đoạn chấp nhận sự khác biệt của nhau, môi trường thay đổi. Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn chia sẻ lãnh đạo và trách nhiệm. Giai đoạn kết thúc : Khi các mục tiêu của nhóm đã đạt. Phần 3 : Tiến trình công tác xã hội với nhóm. Mục tiêu : Qua phần này, sinh viên nắm được các bước cần thực hiện khi thực hành CTXH nhóm, những vấn đề cần chú trọng trong vai trò của nhân viên xã hội để đạt được mục tiêu xã hội. 1. Thành lập nhóm : - Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của các thân chủ. Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ. Chú ý mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm. Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm. Một số vấn đề khi lập nhóm : tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phương cách xây dựng kế hoạch ( chú ý là các hoạt động của nhóm chỉ là công cụ chứ không phải là mục tiêu) 2. Khảo sát nhóm : - Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân - Tìm hiểu tiến trình - Tìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên nhóm - Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm 3. Duy trì nhóm : - Coi trọng cả hai khía cạnh : Công việc và con người Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng đến mục tiêu thay đổi hành vi, thái độ và trị liệu. Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu :  Phương pháp căn bản  Phương pháp riêng biệt Đánh giá thường xuyên :  Hành vi và vai trò của cá nhân trong nhóm,  Quá trình phát triển của nhóm.  Mối quan hệ trong nhóm. 4. Kết thúc nhóm : - Các mục tiêu xã hội đã đạt được. Công tác đánh giá Nhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề. 5 . Vai trò của nhân viên xã hội : - Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm, giúp cho hai cơ cấu này gần nhau. Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp các thành viên nhón kỹ năng diễn đạt. Am hiểu tâm lý cá nhân và chẩn đoán được diễn biến tâm lý trong nhóm Phát hiện nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân để có hướng hỗ trợ. Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hành động và điều phối các hoạt động của nhóm. Xác định rõ vai trò của mình : xúc tác hay lãnh đạo ( tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm). Phần 4 : Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác xã hội với nhóm. Mục tiêu : Giúp sinh viên có sự hiểu biết về một số đặc điểm của nhóm nhỏ để sự can thiệp của nhân viên xã hội được hiệu quả. 1. Hiểu biết một số vấn đề của nhóm để tác động hiệu quả : - Khi có vướng mắc trong truyền thông Khi có mâu thuẫn trong nhóm Khi có xu hướng thống trị của thiểu số trong nhóm. Khi có hiện tượng ngôi sao trong nhóm. Khi có hiện tượng cá nhân bị bỏ rơi trong nhóm. Khi cơ cấu phi chính thức lấn áp cơ cấu chính thức. 2. Các điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội : - Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng. Lấy quyết định một cách dân chủ. Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình. Xây dựng thói quen hợp tác. Nhân viên xã hội trực tiếp điều hành nhóm hoặc một thành viên của nhóm có khả năng với sự hỗ trợ của nhân viên xã hội. 3. Vai trò của trưởng nhóm : - Làm rõ các đề nghị Duy trì thảo luận vào trọng tâm Khuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa. Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau. Giúp nhóm giải quyết mâu thuẩn Giúp nhóm lấy quyết định. Giúp nhóm dấn thân vào hành động. Phần 5 : Kết luận. - Trong công tác xã hội, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi nhân viên xã hội để phục vụ cho các nhu cầu của các thành viên nhóm. Các thành viên thân chủ này chỉ tham gia vào nhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm. Nhóm là môi trường giúp đỡ song phương. Điều mà nhân viên xã hội cần tránh là làm nhân vật trung tâm. III. Thực hành tại lớp : Các sinh viên sẽ thực hành trên phân tích nhóm học tập của sinh viên để hiểu về mối quan hệ, vai trò của các thành viên nhóm, vai trò lãnh đạo trong nhóm. Sau đó, sinh viên sẽ phân tích các trường hợp công tác xã hội nhóm đã có để nhận thức về tiến trình can thiệp của nhân viên xã hội trong phương pháp này. VI. ĐÁNH GIÁ Thi cuối kỳ 70%, tham gia tại lớp 30% VII. SÁCH GIÁO KHOA [1] Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta &Company Ltd, 1997. [2] Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen, Công tác xã hội chuyên nghiệp, Khoa Phụ nữ học, ĐHMBC TP.HCM, 1997. [3]. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐHMBC TP.HCM., 1998. [4] Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998. [5] Ronald W. Toseland, Robert F.Rivas, An introduction to Group work Practice, 3d Edition, Allyn &Bacon, USA, 1997. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, tập 1-2, tài liệu tập huấn, 1998. [2] Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, Tài liệu tập huấn Công tác xã hội, Hà nội, 1997.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan