Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De cuong.

.DOCX
26
377
65

Mô tả:

I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH. 1. Cấu trúc của một máy tính cá nhân gồm 3 phần ( Nhập → Xử lý → Xuất) Thiết bị đầu vào Các thiết bị đầu vào cơ bản của máy tính là bàn phím và con chuột. ngoài ra còn các thiết bị khác như máy quét ảnh (scanner), webcam.. Bộ xử lý trung tâm (CPU) Bộ xử lý trung tâm bao gồm các thành phần tham gia vào quá trình xử lý thông tin như bộ vi xử lý (processor), các bộ điều khiển bộ nhớ (memory controller), điều khiển vào ra (I/O controller)… Thiết bị đầu ra Thiết bị ra cơ bản của máy tính là màn hình. Ngoài ra còn có máy in, loa, … 2. Các thành phần cơ bản của máy tính : 1. Bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) Đây là "Não" của máy tính, nó đảm nhận công việc xử lý thông tin và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính. Tốc độ xử lý của CPU là một trong các yếu tố để phân chia máy tính theo từng loại khác nhau "đời máy tính" Tương ứng với sự ra đời của bộ vi xử lý Intel 8088, 80286, 80386, 80486, 80586, Pentium, Pentium I, Pentium II, Pentium III, Pentium IV là sự ra đời của các thế hệ máy vi tính PC-8088, XT- 8088, AT-286, AT- 386, AT- 486, AT-586, Pentium, Pentium I, Pentium II, Pentium III, Pentium IV... Phương thức làm việc của bộ vi xử lý - Đọc lệnh từ bộ nhớ vào; - Phân tích thực hiện, xử lý, điều khiển công việc tiếp theo; - Thực hiện tiếp các lệnh tiếp theo. 2. Bộ nhớ Dùng để lưu trữ thông tin (các dữ liệu và các lệnh dùng để xử lý thông tin) 2.1. RAM (Random Access Memory) Là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, dùng lưu trữ các dữ liệu, chương trình trong quá trình xử lý tính toán. Có thể ghi, đọc, sửa chữa thông tin trên RAM. Thông tin trên RAM sẽ mất khi mất điện. 1 2.2. ROM ( Read Only Memory ) Bộ nhớ chỉ đọc, dùng lưu trữ các chương trình hệ thống như các chương trình kiểm tra thiết bị của máy, các chương trình khởi động máy, các chương trình xuất nhập do nhà chế tạo cài đặt. Chương trình này sẽ tự động chạy khi bật máy. Các thông tin trên ROM không bị mất hoặc không bị thay đổi đi khi mất điện hoặc tắt máy. 2.3. Đĩa từ, đĩa CD Là bộ nhớ ngoài, dùng lưu trữ thông tin. Đĩa từ (đĩa cứng và đĩa mềm) lưu trữ thông tin theo nguyên tắc từ tính, không phụ thuộc vào nguồn điện. Khi mới mua đĩa về chưa thể dùng đọc và ghi được. Muốn đọc và ghi được thông tin trên đĩa cần phải định dạng cho đĩa (FORMAT). Thực chất của công việc định dạng là xác lập trên các mặt đĩa một hệ toạ độ gồm các rãnh (Track) và các cung (Sector) được đánh số theo thứ tự. Đĩa cứng thường có dung lượng lớn: 40MB…128MB , 850MB, 1,2GB, 40GB, 80GB, 160GB… 3. Màn hình (Monitor) Nơi đưa thông tin ra, dùng làm phương tiện giao lưu giữa người và máy tính điện tử; Kỹ thuật hiện nay chủ yếu dùng màn hình màu (color monitor), 14 ", 15", 17" Kỹ thuật hiện đại người ta dùng màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crytal Display - LCD) 4. Bàn phím (Key board) Là phương tiện dùng cho người sử dụng đưa thông tin vào, các bàn phím thông dụng hiện nay có từ 101 đến 104 phím. Các hãng sản xuất đã thống nhất chuẩn một số phím 3. Đơn vị đo thông tin : - Đơn vị bé nhất là bit (Binary Digit). Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn : B, KB, MB, GB, TB… 1Byte = 8 bit 1KB = 210 byte = 1024 byte 1MB = 210 KB = 1024 KB 1GB = 210 MB = 1024 MB 1TB = 210GB = 1024GB 4. Biểu diễn thông tin trong máy tính: Hệ cơ số 10 dùng 10 ký tự để biểu diễn các số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hệ cơ số 8 dùng 8 ký tự để biểu diễn các số: 0 1 2 3 4 5 6 7 2 Hệ cơ số 16 dùng 16 ký tự để biểu diễn các số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F; Khi đó ta đếm như sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, E, F, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 1A, 1B, 1C, 1E, 1F, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 2A, 2B, 2C, 2D, 2E, 2F, 30, 31,… Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số hai) là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai ký tự đó thường là 0 và 1; Khi đó ta đếm như sau: 0, 1, 10, 11, 100, 101, 110, 111, 1000, 1001, 1010, 1100, 1101, 1110, 1111,… - Cách đổi số thập phân sang hệ nhị phân và ngược lại. Để chuyển số thập phân sang số nhị phân, ta lấy số thập phân cần chuyển đổi sang số nhị phân chia đôi cho 2 (kết quả chỉ lấy phần nguyên), sau đó tiếp tục lấy kết quả chia cho 2 (và kết quả cũng chỉ lấy phần nguyên), kết quả số nhị phân thu được là tập hợp các số dư của phép chia cho 2. Chuyển từ hệ 2 sang hệ 10: (anan-1…a0)2 = an.2n + an-1.2n-1 +…+ a0.20 Ví dụ:  0B = 0; 10B = 2  1001B = 1.23 + 0.22 +0.21 + 1.20 = 9 - Bảng mã ASCII. ASCII (American Standard Code for Information Interchange - Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kì), là bộ kí tự và bộ mã kí tự dựa trên bảng chữ cái La Tinh được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu khác. Nó thường được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính và các thiết bị thông tin khác. Nó cũng được dùng bởi các thiết bị điều khiển làm việc với văn bản. ASCII chính xác là mã 7-bit, tức là nó dùng kiểu bit biểu diễn với 7 số nhị phân (thập phân từ 0 đến 127) để biểu diễn thông tin về kí tự. Vào lúc ASCII được giới thiệu, nhiều máy tính dùng nhóm 8-bit (byte hoặc, chuyên biệt hơn, bộ tám) làm đơn vị thông tin nhỏ nhất; bit thứ tám thường được dùng bit chẵn-lẻ (parity) để kiểm tra lỗi trên các đường thông tin hoặc kiểm tra chức năng đặc hiệu theo thiết bị. II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành độc quyền của hãng Microsoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tính năng thêm vào Hệ điều hành đĩa từ Microsoft giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical User Interfaces, gọi tắt là GUI) 3 Tính đến tháng Tư 2014, các phiên bản Windows gần đây nhất dành cho máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, hệ thống máy chủ và thiết bị nhúng là Windows 8.1, Windows Phone 8.1, Windows Server 2012 R2 và Windows Embedded 8. 1. Ổ đĩa. Ổ đĩa (drive) : Đểquản lý các ổ đĩa hệthống máy tính thường đặt tên cho mỗi ổ đĩa bao gồm 1 ký tự chữ (bắt đầu từký tự“A”, và tiếp tục với các ký tự kế tiếp – thường do hệ thống tự đặt tên) và dấu hai chấm (:). Trong hệ điều hành Window ổ đĩa còn có nhãn (do người sử dụng hoặc máy tạo). Ví dụ: Data (C:), Local Disk (D:), … Máy tính thường được gắn 1 đĩa cứng đểtiện làm việc. Ổ đĩa cứng được đặt tên từký tựC trở đi (C:), có thểcó thêm các ổ đĩa D:, E: Các ổ CD : Tương tự như ổ đĩa mềm, muốn đọc (và ghi) thông tin trên đĩa CD, máy tính phải có ổ đĩa tương ứng. Trên một máy tính, thường có thể gắn 1-2 ổ đĩa CD. Tên của ổ đĩa CD thường bắt đầu với chữcái kếtiếp các chữcái đặt tên cho đĩa cứng (và dấu :). Ví dụ: Nếu tên các ổ đĩa cứng là C:, D:, thì tên của ổ đĩa CD thường sẽlà E:, … 2. Tập tin, thư mục. Tập tin là tập hợp các thông tin có liên quan với nhau, thường được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. Cụ thể chúng chính là các chương trình, dữ liệu được lưu trữ trên đĩa. Để phân biệt giữa các tập tin với nhau, mỗi tập tin có một tên. Quy tắc đặt tên tập tin: [.] Trong đó phần tên chính (filename) là bắt buộc phải có, phần mởrộng (extension) có thểcó hoặc không. Trong môi trường Windows, tên tập tin có thểdài đến 255 ký tự. Phần mởrộng, nếu có, bắt đầu từ dấu chấm cuối cùng tính từ trái qua phải. Tên tập tin không nên sử dụng các ký tự có dấu tiếng Việt, vì có thể không đọc được trên các máy tính khác. Lưu ý: Các ký tựkhông được dùng để đặt tên tập tin là / \ : * ? “ | < > Thư mục (Folder / Directory) : Thư mục là phân vùng hình thức trên đĩa đểviệc lưu trữ các tập tin được tổchức một cách có hệ thống. Người sử dụng có thể phân một đĩa ra thành nhiều “ngăn” riêng biệt, mỗi ngăn là một thư mục. Trong một thư mục có thể chứa các tập tin hay/và thư mục con; các thư 4 mục con hoặc mặc định theo hệ thống (ví dụ thư mục “COMMAND” trong thư mục “WINDOWS”) hoặc tùy theo người sử dụng. Tên của thư mục (Folder/Directory Name) được đặt theo đúng quy luật đặt tên của tập tin, thường tên thư mục không đặt phần mởrộng. Trong một thư mục, tên của các tập tin và thư mục con là duy nhất (không được giống nhau) 3. Màn hình nền và chức năng một số biểu tượng trên màn hình nền ( My network, My computer, ….) Màn hình nền Windows : Màn hình giao diện của Windows gọi là màn hình nền (desktop). Trên màn hình nền thường có các biểu tượng (icon) và thanh tác vụ(Taskbar). 4. Quản lý dữ liệu bằng Windows Explorer. Ứng dụng này dùng để quản lý hệ thống file và folder trên máy tính; chúng ta có thể khởi động Windows Explorer bằng cách : - Right click trên nút Start hay trên biểu tượng My Documen trồi chọn Explore. - Nhấn tổ hợp phím “Windows + E” …. Các thao tác: Tạo, xóa, đổi tên, di chuyển, sao chép, sắp xếp, tìm kiếm thư mục 5. Quản lý máy tính bằng Control Panel Các ứng dụng trong Control Panel điều khiển cấu hình hoạt động của Windows. Để kích hoạt cửa sổ Control Panel, vào Start - Settings - Control Panel trong cửa sổ Control Panel có nhiều mục với chức năng khác nhau. III. MICROSOFT OFFICE 1. Microsoft word 1.1. Tên, chức năng các thanh công cụ trên màn hình làm việc của Word (Menu Bar, Standard, Formatting, …). + Thanh Menu: chứa các menu tập hợp lệnh như File, Edit ... + Thanh Standar: chứa các công cụ cơ bản như: mở tệp tin (Open), in ấn (Print), sao chép (Copy) .... + Thanh Formatting: chứa các công cụ định dạng văn bản: phông chữ, in đậm, nghiêng ..... 5 + Thanh Drawing: chứa các công cụ vẽ: vẽ đoạn thẳng (line), mũi tên (Arrow), vẽ hình oval, các văn bản nghệ thuật WordArt .... + Thanh trạng thái: hiển thị trạng thái đang làm việc của văn bản, ví dụ: trang hiện tại là trang 4 trên tổng số 37 trang của văn bản, con trỏ chuột đang ở dòng số 8, cột 29. Chế độ hiện tại là đánh chèn (chế độ đánh đè chữ OVR sẽ sáng, chuyển qua lại giữa chế độ đánh chèn và đánh đè bằng phím Insert trên bàn phím hoặc nháy đúp chuột vào chữ OVR trên thanh trạng thái) ... + Thanh cuốn ngang: cuốn văn bản theo chiều ngang, bấm vàođể dịch chuyển văn bản sang trái, bấm vàođể dịch chuyển văn bản sang phải. Có thể bấm giữ vào thanh cuốn ngang kéo để cuốn nhanh văn bản theo chiều ngang. + Thanh cuốn dọc: cuốn văn bản theo chiều dọc, bấm vàođể dịch chuyển văn bản lên trên, bấm vàođể dịch chuyển văn bản xuống dưới. Có thể bấm giữ vào thanh cuốn dọc kéo để cuốn nhanh văn bản theo chiều dọc. + Thanh thước ngang: hiển thị thước đo ngang văn bản. Có thể nháy đúp vào thước đo ngang để vào thẳng Page Setup. + Thanh thước dọc: hiển thị thước đo dọc văn bản. Có thể nháy đúp vào thước đo dọc để vào thẳng Page Setup. - Thước đo dọc và ngang (Ruler) dùng để canh lề và thiết lập TAB cho văn bản. 1.2. Các thao tác định dạng : font chữ, căn lề, ... - Định dạng font: format -> font. Hộp thoại font hiển thị gồm các thông số: Tab Font: Font: Loại font chữ Font style: Kiểu font chữ (bình thường, nghiên, đậm, nghiêng – đậm) Size: kích thước font chữ Font color: Màu sắc chữ Underline style: Kiểu gạch chân chữ Effects: Hiệu ứng cho chữ ….. Tab Advance: định dạng nâng cao cho font chữ (khoảng cách giữa các chữ…) - Định dạng đoạn văn bản: format -> paragraph Alignment: Căn lề (trái, phải, giữa, đều 2 bên) Outline level: định dạng outline cho văn bản Left: căn lề trái 6 Right: Căn lề phải Special: First line: thụt dòng đầu tiên Hanging: thụ các dòng bên dưới Spacing: Before: Cách đoạn trước After: Cách đoạn sau Line spacing: dãn dòng 1.3. Chèn tranh, ảnh, kí tự đặc biệt, công thức toán học. 1.3.1. Chèn ký tự đặc biệt: 1. Chọn vị trí sẽ chèn ký tự đặc biệt. 2. Nhấn Menu Insert chọn Symbol. 3. Trong hộp xổ xuống Font chọn nhóm ký tự đặc biệt. 4. Chọn ký tự đặc biệt nhấn Insert, muốn chọn thêm ký tự khác ta chọn ở bảng và tiếp tục nhấn Insert. 5. Khi đã chọn xong nhấn Close để đóng lại 1.3.2. Chèn hình ảnh 1. Chọn vị trí sẽ chèn ảnh. 2. Nhấn Menu Insert chọn Picture, chọn tiếp Clip Art. Nhấn Organize clips để chọn các ảnh được đặt ở thư mục khác. 3. Chọn ảnh cần chèn sau đó nhấn phải chuột chọn Copy và đặt con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn ảnh, phải chuột chọn Paste để chèn ảnh vào văn bản. 4. Khi đã chọn xong nhấn Close để đóng lại. 1.3.3. Chèn công thức toán học Đưa con trỏ đến vị trí cần chèn hình ảnh và sử dụng Menu Insert\Object... Chọn tab Create New\ Chọn Microsoft Equation 3.0 \OK Sau khi thực hiện xuất hiện hộp thoại Equation Hãy nhấn vào ô chức năng của hộp thoại để viết công thức tính toán 1.4. Các thao tác về bảng * Tạo bảng 1. Đặt dấu chèn vào vị trí muốn tạo bảng 7 2. Nhấn Menu Table chọn Insert –> Table. Trong hộp Insert Table: - Gõ số cột muốn tạo trong bảng vào ô Number of columns - Gõ số hàng muốn tạo trong bảng vào ô Number of rows 3. Nhấn OK * Chèn thêm dòng mới vào bảng. - Đặt dấu chèn vào vị trí muốn chèn thêm dòng nhấn Menu Table chọn Insert Rows. * Chèn thêm cột mới vào bảng. - Chọn cả cột ở vị trí muốn tạo thêm cột mới ở bảng nhấn Menu Table chọn Insert Columns * Tạo và thay đổi đường viền cho bảng 1. Chọn bảng hoặc ô cần tạo và thay đổi đường viền. 2. Nhấn Menu Format chọn Borders and Shading. 3. Trong Tab Borders chọn kiểu đường viền trong hộp Style, vị trí đường viền sẽ hiển thị trong hộp Preview, nhấn vào các kiểu viền. 4. Nhấn OK để xác nhận. 5. Tạo tiêu đề đầu, cuối trang; đánh số trang, in ấn văn bản. * Tạo tiêu đề đầu, cuối trang - Vào View → Header and Footer con trỏ chuyển ngay vào phần tiêu đề (mặc định là phần Header)\ Nhập tiêu đề trang - Thêm tiêu đề cuối trang: Bạn rê chuột xuống cuối trang chọn phần Footer và gõ nội dung vào. * Đánh số trang: 1 Nhấn Menu Insert chọn Page Numbers. 2. Chọn vị trí mà số trang sẽ hiển thị trong các hộp xổ: + Hộp xổ xuống Position (xác định vị trí số thứ tự sẽ đánh): - Bottom of Page (Footer): Dưới chân trang văn bản. - Top of Page (Header): Trên đầu trang văn bản. + Hộp xổ xuống Alignment (sắp xếp vị trí số thứ tự): - Left: Góc trái của văn bản - Center: Ở giữa 8 - Right: Góc phải của văn bản. + Bỏ dấu kiểm ở hộp Show number on first page để không in số trang ở trang đầu tiên của văn bản. 3. Nhấn OK. * In ấn Chỉnh lề bằng Page Setup. 1. Nhấn Menu File chọn Page Setup (Có thể nháy đúp vào thanh thước dọc hoặc ngang để vào thẳng Page Setup). 2. Trong tab Margins: chọn lề cho văn bản: - Top: lề trên của trang văn bản. (2,5 cm) - Bottom: lề dưới của văn bản. (2 cm). - Left: Lề trái của văn bản. (3,5 cm). - Right: Lề phải của văn bản. (2 cm). - Chọn hướng trang văn bản trong hộp Orientation: Khổ giấy dọc - Portrait; Khổ giấy ngang - Landscape. 3 Trong tab Pager có các lựa chọn: - Chọn khổ giấy trong hộp xổ xuống Pager Size: A4 (21 x 29,7 cm). 4. Nhấn OK để xác nhận. * Lưu ý: Muốn cho khổ giấy và lề văn bản mặc định cho tất cả các tập tin dùng sau này ta nhấn nút Default . Xem trước trang in. Xem trước trang in có tác dụng giúp ta xem trước được bố cục của trang văn bản để kịp thời tu chỉnh trước khi in ra giấy. - Nhấn vào biểu tượng Print Preview để vào chế độ xem trước trang in. + Con trỏ chuột có hình kính lúp để phóng to, thu nhỏ vị trí văn bản cần xem. Chuyển sang chế độ soạn thảo để chỉnh sửa tập tin hoặc căn lề bằng cách nhấn vào biểu tượng kính lúp trên thanh công cụ. + Nhấn vào biểu tượng View Ruler để bật hoặc tắt thanh thước đo ngang, dọc chỉnh lề cho văn bản. + Thoát ra khỏi chế độ xem trước trang in bằng cách nhấn vào nút Close. In văn bản. 9 - Nếu in toàn bộ văn bản ta nhấn vào biểu tượng Print trên thanh công cụ. - Nếu in văn bản với các lựa chọn khác: 1. Nhấn Menu File chọn Print (Ctrl+P). 2. Các lựa chọn trong hộp Print: Với máy tính dùng chung nhiều kiểu máy in thì chọn kiểu máy in trong hộp Name. + Hộp thoại Page range: - All: in toàn bộ văn bản. - Current page: in trang hiện tại trên màn hình. - Pages (in trang theo chỉ định): + Hộp thoại Copies: có lựa chọn Number of copies ta chỉ định số bản muốn in. Ví dụ văn bản của ta muốn in ra làm 3 bản ta gõ 3 vào hộp thoại. (Mặc định là in 1 bản) 3. Nhấn OK để bắt đầu in văn bản. 2. Microsoft excel 2.1 Màn hình làm việc của Excel : - Số Sheet tối đa : 255 sheet (office 2003), office 2007 không giới hạn số Sheet mà tùy theo bộ nhớ của máy tính. - Mỗi Sheet gồm : 256 cột, 65536 dòng. 2.2 Các kiểu dữ liệu (có 3 kiểu dữ liệu) 2.2.1. Dữ liệu kiểu số Tập hợp các ký tự số viết liền nhau hoặc cách nhau bởi một dấu chấm (.) hoặc dấu phảy(,). Ký tự bắt đầu phải là ký tự số hoặc dấu bằng (=); dấu cộng /trừ(+/ -); ký tự ($) hoặc ký tự phần trăm (%). 2.2.2. Dữ liệu kiểu chuỗi Tập hợp các ký tự bất kỳ được nhập vào ô bảng tính. Trường hợp ô chứa chuỗi số thì ký tự đầu tiên phải là dấu nháy đơn (') 2.2.3. Dữ liệu kiểu ngày giờ Thứ tự nhập ngày tháng năm hoặc giờ phút giây được qui định ở Regional Setting trong Control Panel, mặc định khi nhập là Tháng/Ngày/Năm. Khi nhập có 2 kiểu nhập cơ bản Tháng/Ngày/Năm, Tháng-Ngày-Năm 2.3 Cách sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu. - Sắp xếp dữ liệu : SORT. 10 - Lọc dữ liệu : AutoFilter Sắp xếp dữ liệu Chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp Sử dụng chức năng trên thực đơn Data\Sort… Chọn cột sắp xếp trong Sort by, then by Cách sắp xếp Ascending : Sắp xếp theo chỉ tiêu tăng dần Descending : Sắp xếp theo chỉ tiêu giảm dần Chọn No header row nếu không chọn tiêu đề cột Chọn Header row nếu không chọn tiêu đề cột Lọc tự động (AutoFillter) Chọn vùng dữ liệu muốn lọc Sử dụng chức năng trên thực đơn: Data\Fillter\AutoFillter Trên dòng đầu tiên của vùng bảng tính lựa chọn xuất hiện các nút mũi tên tại mỗi cột. Nhấn chuột vào một nút sẽ hiện danh sách các giá trị trong cột Chọn một giá trị trên danh sách Chọn All, Top 10 nếu muốn lọc dữ liệu thoả mãn mọi tiêu chuẩn Chọn Cutom nếu muốn lọc dữ liệu thoe tiêu chuẩn tuỳ chọn Lọc bậc cao hơn (Advanced Fillter) Sử dụng chức năng trên thực đơn: Data\Fillter\AutoFillter Hộp thoại advanced Filter xuất hiện như sau: + Filter the list, in-place: lọc tại chỗ, chỉ những hàng thỏa mãn điều kiện lọc sẽ hiển thị, hàng không thỏa ĐK sẽ bị che đi + Copy to another location : Copy sang vùng khác những dữ liệu nào thỏa ĐK lọc - List range: là cột chứa thông tin cần lọc - Copy to: là vị trí cần xuất các nhóm - Checkbox: Unique Records only: luôn Tich vào mục này để đảm bảo các nhóm xuất ra vị trí Copy To là duy nhất. 2.4. Các loại địa chỉ và thông báo lỗi thường gặp. - Có 3 loại địa chỉ : địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ hỗn hợp. Địa chỉ tham chiếu tương đối: Chỉ lấy tên Cột và Hàng làm địa chỉ Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối: Trước tên Cột và Hàng có thêm ký tự $ Địa chỉ tham chiếu phối hợp: Trước tên Cột hoặc Hàng có thêm ký tự $ 11 - Các thông báo lỗi thường gặp : #DIV/0!, # N/A, # NAME ?, # NULL!, # NUM!, #REF!, # VALUE!. Ký hiệu Mô tả Báo hiệu kiểu các tham số trong hàm, công thức không hợp lệ #VALUE! #Name? Ví dụ: A1="Trường"; A2 = A1*100 Báo hiệu khi hàm, công thức mà Excel không hiểu hay tham chiếu địa chỉ ô mà Excel không biết Ví dụ: B1=ABC(A1:A4); B2 = Sum(A1A4) Báo hiệu khi tham chiếu không hợp lệ do ô công thức có tham chiếu đến 1 ô mà dữ liệu đã bị xoá #REF! #DIV/0 Báo hiệu một phép chia cho 0 Báo hiệu khi giá trị không tìm thấy trong hàm hay công thức #N/A Ví dụ: Khi sử dụng hàm VLOOKUP/HLOOKUP mà không tìm thấy giá trị cần tra trong bảng # NULL!, Lỗi dữ liệu rỗng Dùng một dãy toán tử không phù hợp Dùng một mảng không có phân cách. Lỗi dữ liệu kiểu số # NUM!, Dùng một đối số không phù hợp trong công thức sử dụng đối số là dữ liệu kiểu số. Ví dụ bạn đưa vào công thức số âm trong khi nó chỉ tính số dương. Dùng hàm lặp đi lặp lại dẫn đến hàm không tìm được kết quả trả về. Dùng một hàm trả về một số quá lớn hoặc quá nhỏ so với khả năng tính toán của Excel. 2.5. Các hàm tính toán cơ bản : - Hàm tính tổng : SUM ( ). Công dụng Tính tổng tất cả các số trong dãy số. Công thức =SUM(number1,number2,....) number1, number2,…: các số muốn tính tổng. - Hàm tính giá trị trung bình : AVERAGE ( ), Công dụng 12 Tính trung bình (trung bình cộng) của các số Công thức = AVERAGE(number1, number2, ...) number1, number2,…: các số muốn tính trung bình. - Hàm tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất : MAX ( ), MIN ( ) Công dụng Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất (trung bình cộng) của các số Công thức = MAX(number1, number2, ...) = MIN(number1, number2, ...) number1, number2,…: các số muốn tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất. - Hàm IF: Công dụng Trả về một giá trị nếu điều kiện là đúng, Trả về một giá trị khác nếu điều kiện là sai. Công thức =IF(logical_test,value_if_true,value_if_false) - logical_test: điều kiện để xét, logical có thể là kết quả của một hàm luận lý như AND, OR,... - value_if_true: giá trị trả về nếu điều kiện logical_test là TRUE. - value_if_false: giá trị trả về nếu điều kiện logical_test là FALSE. IV. MẠNG MÁY TÍNH 1.Lịch sử phát triển của mạng máy tính và Internet. Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. 13 Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu. Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet. 2.Các thành phần của mạng máy tính và phân loại mạng máy tính. * Thành phần: - Máy tính - Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau - Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính * Phân loại mạng MT Phân loại mạng máy tính theo kỹ thuật truyền tin Dựa theo kỹ thuật truyền tải thông tin, người ta có thể chia mạng thành hai loại là Mạng quảng bá (Broadcast Network) và mạng điểm nối điểm (Point – to – point Network) Phân loại mạng máy tính theo phạm vị địa lý LAN LAN ( local area network), hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. [4] Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. LAN có 3 đặc điểm: 1. Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là 100 Gbps.[5] 2. 14 3. Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm: o Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3). o Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring). Mạng sao. o MAN MAN (metropolitan area network), hay còn gọi là "mạng đô thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm: 1. Chỉ có tối đa hai dây cáp nối. 2. Không dùng các kỹ thuật nối chuyển. Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps. 3. WAN WAN (wide area network), còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ này sang máy chủ khác. Mạng con thường có hai thành phần chính: 1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường trung chuyển (trunk). 2. Các thiết bị nối chuyển. Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định. 15 Mạng không dây Liên mạng (Internetwork) 3.Cấu trúc của mạng Internet và ISP. Internet là một liên mạng tức là mạng của các mạng con. Để kết nối 2 mạng con với nhau có 2 vấn đề cần giải quyết: - Về mặt vật lý, 2 mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có một thiết bị có thể kết nối với cả 2 mạng này. Việc kết nối đơn thuần về mặt vật lý chưa thể làm cho 2 mạng con trao đổi thong tin với nhau - Thiết bị kết nối được về mặt vật lý với 2 mạng con phải hiểu được cả 2 giao thức truyền tin được sử dụng trên 2 mạng con này và các gói thong tin của 2 mạng con sẽ được gửi qua nhau thong qua thiết bị đó. Thiết bị này được gọi là cổng nối Internet hay bộ định tuyến. * ISP (Internet Service Provider) – nhà cung cấp dịch vụ internet Nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp quyền truy cập internet qua mạng viễn thông và các dịch vụ: Email, Web, FTP,…. ISP được cấp cổng truy cập vào internet bởi IAP Hiện nay ở Việt nam có 16 ISP đăng ký cung cấp dịch vụ: VNPT, FPT, Viettel,… 4.Ứng dụng của mạng máy tính. Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (như thiết bị, chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu. Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể được sữ dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như: - Đáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại. - Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu. - Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán. - Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới. 16 V. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL (Version 7) 1.Từ khóa (các tên dành riêng) : từ khóa chung, từ khóa khai báo, từ khóa của lệnh lặp, …. Có một số từ được Pascal dành riêng cho việc xây dựng các câu lệnh, các khai báo, các phép tính,... gọi là từ khóa. Việc sử dụng các từ khóa đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy tắc đề ra, và đặc biệt là người lập trình không được đặt một tên mới (tên biến, tên hằng, tên hàm, tên thủ tục,...) trùng với một trong các từ khóa. Dưới đây là danh sách các từ khóa của Pascal : absolute, and, array, begin, case, const, div, do, downto, else, end, file, for, forward, function, goto, if, implementation, in, inline, interface, interrupt, label, mod, nil, not, of, or, packed, procedure, program, record, repeat, set, shl, shr, string, then, to, type, unit, until, uses, var, while, with, xor Các từ khóa có thể viết dưới dạng chữ hoa hay chữ thường hay xen kẽ chữ hoa với chữ thường đều được. Ví dụ viết begin hay Begin hay BEGIN là như nhau. 2.Các kiểu dữ liệu : INTEGER; REAL; BOOLEAN; CHAR; … Kiểu số nguyên Kiểu nguyên là một kiểu số hữu hạn và đếm được có miền giá trị phụ thuộc vào số byte được cấp phát. Các kiểu số nguyên Tên kiểu Phạm vi giá trị Số byte Giải thích ShortInt -128 .. 127 1 1 bit chứa dấu, 7 bit chứa giá trị Byte 0..255 1 8 bit chứa giá trị Integer -32768 .. 32767 2 1 bit chứa dấu, 15 bit chứa giá trị Word 0 .. 65535 2 16 bit chứa giá trị LongInt -2147483648 .. 2147483647 4 1 bit chứa dấu, 31 chứa giá trị 17 Kiểu số thực Tên kiểu Phạm vi giá trị Số byte Real 2.9*10-39 .. 1.7*1038 6 Single 1.5*10-45 .. 3.4*1038 4 Double 5.0*10-324 .. 1.7*10308 8 Extended 3.4*10-4932 .. 1.1*104932 10 Comp -9.2*1018 .. 9.2*1018 8 Kiểu ký tự (CHAR)  Các giá trị thuộc kiểu dữ liệu này là những chữ viết, ký hiệu.  Cách viết: các ký tự được đặt trong hai dấu nháy đơn. Kiểu logic - boolean  Kiểu boolean là một đại lượng chỉ có thể nhận hai giá trị TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai).  Các phép toán trên kiểu Boolean: and, or, not. 3.Hằng và biến : khai báo Constans, khai báo biến, kiểu hằng biến. Trong một chương trình, mỗi giá trị sẽ được lưu tại một ô nhớ. mỗi ô nhớ có một tên duy nhất nhưng giá trị của nó thì có thể thay đổi hoặc không. Nếu giá trị của ô nhớ có thể thay đổi được thì ô nhớ này là một biến, tên của ô nhớ là tên biến, ngược lại, nếu giá trị của ô nhớ không thể thay đổi, thì ô nhớ là một hằng, tên của ô nhớ là tên hằng. Các biến và hằng tham gia trong chương trình đều phải được khai báo Khai báo biến + Khái niệm : Biến là đại lượng có giá trị và giá trị này có thể thay đổi được trong chương trình. + Khai báo : Var Danhsáchtênbiến : TênKiểuDữliệu ; Trong đó : Tên biến là do người lập trình đặt theo đúng quy tắc của một tên. Khai báo hằng + Định nghĩa : Hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong chương trình. + Việc khai báo hằng bằng tên có 3 ưu điểm: 18 - Chương trình dễ đọc - Dễ thay đổi chỉnh sửa - Tiết kiệm bộ nhớ + Khai báo : Const Tên_hằng = giátrị ; Trong đó: Tên hằng là do người lập trình đặt theo đúng quy tắc của một tên. 4.Các lệnh điều khiển : IF…THEN ….ELSE; CASE; FOR; WHILE REPEAT. * Lệnh rẽ nhánh IF Lệnh rẽ nhánh IF được dùng để giải quyết tình huống các công việc có được thực hiện hay không là tuỳ thuộc vào kết quả của biểu thức logic (biểu thức điều kiện). Dạng khuyết Dạng đủ If <điềukiện> then If <điều kiện> then ; Else ; Trong đó: - <Điều kiện> là biểu thức logic - có thể là 1 lệnh đơn giản hoặc 1 khối lệnh. Nếu 1 khối lệnh phải được đặt trong Begin..End; Hoạt động: Dạng khuyết Dạng đủ Nếu <Điều kiện> có giá trị TRUE thì thực hiện ; Nếu <Điều kiện> có giá trị TRUE thì thực hiện ; Nếu <Điều kiện> có giá trị FALSE thì ra khỏi lệnh IF mà không làm gì. Nếu <Điều kiện> có giá trị FALSE thì thực hiện ; * CASE đây là lệnh rẽ nhánh theo giá trị cho phép lựa chọn để thực hiện 1 trong nhiều công việc. Dạng khuyết Case of Dạng đủ Case of Tập hằng 1: ; Tập hằng 1: ; Tập hằng 2: ; Tập hằng 2: ; .... .... 19 Tập hằng i: ; .... Tập hằng n: ; End; Tập hằng i: ; .... Tập hằng n: ; Else ; End; Trong đó: - <Điều kiện> là biểu thức số học, cho kết quả là một kiểu vô hướng đếm được (nguyên, ký tự, logic, liệt kê). - (i=1,..,n) có thể là các hằng và các đoạn hằng, ví dụ: - có thể là lệnh đơn giản hoặc khối lệnh. Nếu 1 khối lệnh phải được đặt trong Begin..End; Giá trị của phải cùng kiểu với kiểu của và cũng phải là kiểu vô hướng liệt kê. HOẠT ĐỘNG Dạng khuyết Nếu giá trị của thuộc thì được thực hiện và ra khỏi lệnh CASE; Nếu giá trị của không thuộc tập hằng nào thì thoát ra khỏi lệnh CASE mà không làm gì. Dạng đủ Nếu giá trị của thuộc thì được thực hiện và ra khỏi lệnh CASE; Nếu giá trị của không thuộc tập hằng nào thì thực hiện rồi thoát ra khỏi lệnh CASE . * FOR Câu lệnh lặp là câu lệnh mà cho phép thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một số công việc. Câu lệnh FOR là câu lệnh cho phép lặp với số lần lặp biết trước. Cú pháp For Biến_điều_khiển:= to do ; HOẶC For Biến_điều_khiển:= downto do ; Trong đó:  Biến_điều_khiển, , phải là dữ liệu kiểu vô hướng đếm được như kiểu số nguyên, kiểu ký tự, kiểu logic...  có thể là một lệnh hoặc một khối lệnh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan