Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dạy thêm hóa 8

.DOCX
28
5504
147

Mô tả:

tài liệu dạy thêm hóa học 8 sọan theo câu hỏi và bài trong sách giáo khoa
Ngày soạn: 1/10/2014 Ngày soạn: 10/10/2014 Tuần 1:CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ *MỤC TIÊU Kiến thức: Khái niệm, cấu tạo nguyên tử, khái niệm và kí hiệu nguyên tố hóa học, khái niệm nguyên tử khối, đơn vị cácbon, khái niệm đơn chất và hợp chất, cách viết công thức chất, khái niệm phân tử và phân tử khối, cách tính phân tử khối Kĩ năng: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới *CHUẨN BỊ HS: sgk,kiến thức về chất nguyên tử, phân tử GV: Các bài tập, STK. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A- Kiểm diện B – Kiểm tra bài cũ: trong bài C- Bài dạy Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức sau: 1- Nguyên tử Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt: proton(p) mang điện tích dương, notron(n) không mang điện, electron( e) mang điện tích âm. Trong nguyên tử số p = số e, khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng hạt nhân. Đơn vị cacbon là đơn vị quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi kí hiệu hóa học dùng chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. 2- Công thức hóa học Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Công thức hóa học dùng để biểu diễn phân tử chất, công thức hóa học cho biết: là đơn chất hay hợp chất, nguyên tố tạo nên chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố, phân tử khối của chất Mỗi công thức dùng để chỉ 1 phân tử chất. Đơn chất: là những chất do một nguyên tố hóa học tạo nên CTTQ: Ax Hợp chất là những chất do từ hai nguyên tố hóa học trở lên tạo nên CTTQ: AxByDz Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tố trong phân tử Giáo viên giao bài tập cho học sinh Học sinh lên bảng chữa bài tập Học sinh khác nhận xét Giáo viên sửa lỗi cho học sinh Bài 1 Nguyên tử Z có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại. ĐS: p = e = 17; n = 18 Bài 2 Nguyên tử A có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Hãy tính số p, n , e. ĐS: p = e = 9; n = 10 Bài 3 Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt. ĐS: A = 56 Bài 4 Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. M là nguyên tố nào? ĐS: p = e =11; n = 12; M là Na. Bài 5 Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. ĐS: p = e = 9; n = 10. Bài 6 Dùng chữ số và kí hiệu biểu diễn các ý sau: 2 nguyên tử hidro ; 3 nguyên tử heli; 5 nguyên tử oxi; 6 nguyên tử sắt 19 nguyên tử nhôm; 15 nguyên tử photpho; 7 nguyên tử natri Bài 7 Các cách viết sau chỉ ý gì: 4Cl; 12K; 17Zn; 2Ag; Ba; 8C; 15Al Bài 8 So sánh sự nặng nhẹ giữa: a) nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon. b) nguyên tử natri và nguyên tử canxi. c) nguyên tử sắt và nguyên tử natri. Bài 9 So sánh nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử oxi, nguyên tử hidro, nguyên tử cacbon. Bài 10 Một nguyên tử A nặng hơn nguyên tử oxi 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố X. Bài 11 Tính khối lượng thực của nguyên tử Magie, Natri, photpho. Bài 12 Tính khối lượng thực của các nguyên tử sau: Nhôm; Sắt; Brom. Bài 13 Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Giải thích. a) Axit photphoric (chứa H, P, O). b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hidro, oxi tạo nên. c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên. d) Khí Ozon có công thức hóa học là O3. e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag. f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O. g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O. h) Than chì tạo nên từ C. i) Vàng trắng tạo nên từ Pt. j) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H. Bài 14 Những chất sau, chất nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp : Than chì (C), muối ăn, khí ozon (O3), sắt (Fe), nước muối, nước đá, đá vôi (CaCO3). Bài 15 a) Phân biệt sự khác nhau giữa phân tử của hợp chất và phân tử của đơn chất. Để tạo thành một phân tử hợp chất thì cần tối thiểu bao nhiêu loại nguyên tử. b) Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất trong những chất sau đây: nước (H2O), ozon (O3), khí cacbonic (CO2), đá vôi (CaCO3) và axit sunfuric (H2SO4). Chú ý: H2O, O3, CO2 …. là công thức hóa học (CTHH) của chất. C- Hướng dẫn về nhà Học sinh làm các bài tập sau: Bài 1 Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại. ĐS: p = e = n = 16 Bài 2 Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại. ĐS: p = e = 35; n = 46 Bài 3 Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại. ĐS: pA = 20; pB = 26 Bài 4 Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại. ĐS: pA = 26; pB = 30 Bài 5 Hãy so sánh: a) Nguyên tử Nitơ nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử Cacbon bao nhiêu lần. b) Nguyên tử Natri nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử canxi bao nhiêu lần. c) 2 nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn 3 nguyên tử natri bao nhiêu lần. d) 4 nguyên tử Oxi nặng hay nhẹ hơn 1 nguyên tử đồng bao nhiêu lần Bài 2 Một nguyên tử B nhẹ hơn nguyên tử brom 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố B. Bài 3 Một nguyên tử X nặng hơn nguyên tử oxi 2,5 lần. Xác định tên và KHHH của X. Bài 4 Một nguyên tử Y nhẹ và có khối lượng chỉ bằng 0,3 lần khối lượng nguyên tử canxi. Xác định tên và KHHH của Y. Bài 5 Một nguyên tử D nhẹ hơn nguyên tử sắt 4 lần. Xác định tên và KHHH của D. Bài 6 Biết rằng hai nguyên tử X nặng bằng 1 nguyên tử silic. Xác định tên và KHHH của X. Bài 7 Có 6 nguyên tố được đánh số là: (1); (2); (3); (4); (5); (6). Biết rắng: - Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần. - Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần. - Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần. - Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần. - Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần. Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên. Ngày soạn: 10/10/2014 Ngày soạn: 17/10/2014 Tuần 2:CÔNG THỨC HÓA HỌC – HÓA TRỊ *MỤC TIÊU Kiến thức: Cách ghi công thức hóa học của đơn chất hợp chất,ý nghĩa của công thức hóa học Quy tắc hóa trị, hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử, cách tính hóa trị, lập công thức Cách tính phân tử khối, khái niệm phân tử khối Kĩ năng: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới *CHUẨN BỊ HS: sgk,kiến thức công thức hóa học , hóa trị GV: Các bài tập, STK. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A- Kiểm diện B – Kiểm tra bài cũ: trong bài C- Bài dạy Giáo viên giao bài tập cho học sinh Bài 1 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử photpho 2 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 2 Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 3 Tính PTK các chất có CTHH sau a) f) Mg(NO3)2 Fe(OH)2 b) g) AgNO3 K3PO4 c) h) O2 HNO3 d) i) Cl2 Al2(SO4)3 e) j) Ca(HCO3)2 CO2 Bài 4 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 5 Cho biết ý nghĩa của các CTHH sau: a) Fe b) Al2O3 c) SO2 d) N2 e) KClO3 f) Zn(NO3)2 g) Cu(NO3)2 Bài 7 Một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần. a/ Tìm CTHH của hợp chất. b/ Cho biết những gì về CTHH trên. Bài 8 Diễn đạt các cách viết sau: a) 4Al b) 2 Al(OH)3 c) 3O2 d) 12C6H12O6 Bài 9 Dùng chữ số và CTHH diễn đạt những ý sau: a) Ba phân tử Nitơ. b) Năm nguyên tử sắt. c) Hai phân tử khí cacbonic (1C, 2O). d) Bảy phân tử Natri nitrat (1Na, 1N, 3O). e) Chín phân tử axetilen (2C, 2H). f) Ba phân tử axit sunfuric (2H, 1S, 4O). Bài 10 Phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng: a/ Đơn chất:O2, cl2,Cu2, P2,FE,CA, pb, N b/ Hợp chất: NACl, hgO,CUSO4, H2O Bài 11 Lập CTHH của các hợp chất: 1. K và SO3 2. Na và Cl 3. Na và PO4 4.Ba và HCO3(I) 5.K và H2PO4(I) 6.Na và HSO4(I) Bài 12 Cho CTHH XH và YO. Lập CTHH của X và Y. Học sinh làm bài tập Giáo viên chiếu bài làm học sinh trên bảng Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức * Tổng quát: Hợp chất AxBy trong đó x, y là chỉ số; a, b là hoá trị tương ứng của A, B (nguyên tử hay nhóm nguyên tố ). * Quy tắc : Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia  a .x = b.y Quy tắc hóa trị dùng để xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất và dùng để lập công thức hóa học của hợp chất Công thức hóa học dùng để biểu diễn phân tử chất, công thức hóa học cho biết: là đơn chất hay hợp chất, nguyên tố tạo nên chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố, phân tử khối của chất Mỗi công thức dùng để chỉ 1 phân tử chất. Đơn chất: là những chất do một nguyên tố hóa học tạo nên CTTQ: Ax Hợp chất là những chất do từ hai nguyên tố hóa học trở lên tạo nên CTTQ: AxByDz Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tố trong phân tử Học sinh khác nhận xét Giáo viên sửa lỗi cho học sinh và nêu lí do phạm lỗi C- Hướng dẫn về nhà Học sinh làm các bài tập sau: Bài 1 Phân tử hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hidro và nặng bằng ½ lần nguyên tử lưu huỳnh. a/ Tìm CTHH của hợp chất. b/ Cho biết ý nghĩa CTHH trên của hợp chất. Bài 2 Lập CTHH hợp chất. 1/Lập CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 2/ Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 3/Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. Bài 3 Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z(NO3)3; (NH4)3T. Biết hóa trị của SO4 là II, NO3(I), NH4 (I). Viết CTHH của hợp chất gồm: a) X và H b) Z và SO4 c) T và H d) X và Y e) X và T f) Y và Z g) Z và T. Bài 4 Trong các CTHH sau, công thức nào đúng, công thức nào sai? Nếu sai, sửa lại cho đúng. 1. AlBr2 2. CaNO3 3. NaSO4 4. K(OH)2 5. CaSO4 6. FeCl với Fe (II) 7. MgCO3 8. H2PO4 9. KO 10. HCl2 Bài 5 Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là gì? Ngày soạn: 17/10/2014 Ngày soạn: 24/10/2014 Tuần 3:PHẢN ỨNG HÓA HỌC – HÓA TRỊ *MỤC TIÊU Kiến thức: Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, cách ghi pt chữ của phản ứng hóa học Quy tắc hóa trị, hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử, cách tính hóa trị, lập công thức Cách tính phân tử khối, khái niệm phân tử khối Kĩ năng: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới *CHUẨN BỊ HS: sgk,kiến thức công thức hóa học , hóa trị GV: Các bài tập, STK. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A- Kiểm diện B – Kiểm tra bài cũ: trong bài C- Bài dạy Giáo viên giao bài tập cho học sinh Bài 1 Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây: a) N (III) b) C (IV) c) S (II) d) Cl Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C. c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl. Bài 2 Lập CTHH của các hợp chất: 1. Al và PO4 2. Na và SO4 3. Fe (II) và Cl 4. K và SO3 5. Na và Cl 6. Na và PO4 7. Mg và CO3 8. Hg (II) và NO3 9. Zn và Br 10.Ba và HCO3(I) 11.K và H2PO4(I) 12.Na và HSO4(I) Bài 3 Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: a) Na2O g) P2O5 b) SO2 h) Al2O3 c) SO3 i) Cu2O d) N2O5 j) Fe2O3 e) H2S k) SiO2 f) PH3 l) FeO Bài 4 Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Giải thích. 1/ Vào mùa hè băng 2 cực trái đất tan dần. 2/ Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục. 3/ Đốt cháy đường mía thành chất màu đen và mùi khét. 4/ Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng thành dao, rựa. 5/ Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ. 6/ Lên men glucozơ thu được rượu etylic và khí cacbonic. 7/Đốt cháy khí hiđro trong khí oxi thu được nước. 8/ Nước lỏng hoá rắn ở nhiêt độ thấp. 9/ Nung nóng thuốc tím KMnO4 thu được chất rắn màu đen. Bài 5 Biểu diễn các phản ứng sau bằng phương trình chữ: a) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit. b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua. c) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric. d) Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước. e) Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước. f) Khi nấu cơm chứa tinh bột quá lửa tạo thành than (cacbon) và hơi nước. g) Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt để làm quay tua bin sinh ra dòng điện. Nguồn nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic. h) Tầng ozon ở phía cực nam bị thủng do phản ứng quang hóa. Phản ứng này xảy ra khi ozon bị phân hủy thành oxi. i) Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ. Học sinh làm bài tập Giáo viên yêu cầu học sinh làm trên bảng Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”. Sơ đồ: Tên các chất tham gia  Tên các chất sản phẩm C- Hướng dẫn về nhà Học sinh làm các bài tập sau: Bài 1 Canxi oxit do hai nguyên tố là canxi và oxi tạo nên. Khi bỏ canxi oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là canxi hidroxit. Canxi hidroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó? Bài 2 Canxi cacbonat khi bị nung nóng thì biến thành hai chất mới là canxi oxit và khí cacbonic. Vậy canxi cacbonat được cấu tạo bởi những nguyên tố nào. Bài 3 Khi đốt cháy một chất trong oxi, người ta thu được một chất khí có công thức là SO2 và nước. Như vậy, chất đó được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? (Biết rằng trong chất đó không có nguyên tố oxi). Ngày soạn: 31/10/2014 Ngày soạn: 7/11/2014 Tuần 4:PHẢN ỨNG HÓA HỌC – HÓA TRỊ *MỤC TIÊU Kiến thức: Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, cách ghi pt chữ của phản ứng hóa học Phương trình hóa học Kĩ năng: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng *CHUẨN BỊ HS: sgk,kiến thức công thức hóa học , hóa trị GV: Các bài tập, STK. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A- Kiểm diện B – Kiểm tra bài cũ: trong bài C- Bài dạy Giáo viên giao bài tập cho học sinh Bài 1 Một thanh sắt nặng 560 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ là oxit sắt từ có công thức là Fe3O4. Đem cân thanh sắt thì nặng 576 g. a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này. b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra. c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam. Bài 2 Cân 1kg gạo cùng với 2 kg nước cho vào một cái nồi nặng 0,5 kg để nấu cơm. Sau khi cơm chín, đem cân nồi cơm thì nặng 3,35 kg. a) Định luật bảo toàn khối lượng có áp dụng cho trường hợp này được không? Vì sao nồi cơm chín không phải nặng 3,5 kg. b) Giả sử tiếp tục đun nồi cơm, nồi cơm bốc hơi, thu được 0,2 kg hơi. Tính khối lượng của nồi cơm lúc này. Bài 3 Khi cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric sẽ tạo thành 13,6 g muối kẽm clorua và 0,2 g khí hidro. a) Viết PT chữ. b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric đã dùng. Bài 4 Hãy giải thích vì sao: a) Khi nung nóng canxi cacbonat CaCO3 thì thấy khối lượng giảm đi. b) Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên. Học sinh làm bài tập Giáo viên yêu cầu học sinh làm trên bảng Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng sửa bài tập cho học sinh Bài 1 Tóm tắt 560 g sắt + khí oxi => 576 g oxit sắt từ (Fe3O4) Giải a) PT chữ: Sắt + oxi => oxit sắt từ b) m sắt + m oxi = m oxit sắt từ c) 560 g sắt + m oxi = 576 g oxit sắt từ (Fe3O4) => m oxi = 16 gam Bài 2 a) Khối lượng của nồi cơm nhỏ hơn tổng khối lượng của nồi, gạo, nước; điều này là do khi đun, một lượng nước đã hóa hơi và bay ra khỏi nồi. Vì vậy định luật bảo toàn về khối lượng áp dụng đúng cho trường hợp này. b) Theo định luật bảo toàn khối lượng. m gạo + m nước = m cơm + m hơi nước =>m hơi nước = 0,15 kg bay đi c) khối lượng nồi cơm là 3,15 kg Bài 3a) PT chữ: Kẽm + axit clohiddric => kẽm clorua + hiddro ĐS: b) 7,3 g Bài 4 a) Khi nung nóng CaCO3 thì thấy sinh ra CaO và CO2. Khối lượng giảm đúng bằng khối lượng CO2 bay đi. b) Khi nung nóng miếng đồng, khối lượng tăng lên vì nó kết hợp với oxi trong không khí thành đồng oxit. Khối lượng tăng đúng bằng khối lượng oxi đã kết hợp. Giáo viên giảng về phương trình hóa học Phương pháp B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học. B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. B3: Hoàn thành phương trình. Chú ý: Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách: - Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy). - Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số. - Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học. I)Các phương pháp cân bằng cụ thể: 1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó. VD1: Cân bằng PTHH Al + HCl -> AlCl3 + H2 - Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl. Al + 6HCl -> 2AlCl3 + H2 - Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + H2 - Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3 H2 VD2: KClO3 -> KCl + O2 - Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3. 2KClO3 -> KCl + O2 - Tiếp theo cân bằng số nguyên tử K và Cl, đặt hệ số 2 trước KCl. 2KClO3 -> 2KCl + O2 - Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 3 trước O2. VD3: Al + O2 -> Al2O3 - Số nguyên tử oxi trong Al2O3 là số lẻ nên thêm hệ số 2 vào trước nó. Al + O2 -> 2Al2O3 Khi đó, số nguyên tử Al trong 2Al2O3 là 4. Ta thêm hệ số 4 vào trước Al. 4 Al + O2 -> 2Al2O3 - Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi, vế phải số nguyên tử oxi trong 2Al2O3 là 6, vế trái ta thêm hệ số 3 trước O2. 4Al + 3O2 -> 2Al2O3 Giáo viên giao bài tập cho học sinh Cân bằng các PTHH sau : 1) MgCl2 + KOH  Mg(OH)2 + KCl 2) Cu(OH)2 + HCl  CuCl2 + H2O 3) Cu(OH)2 + H2SO4  CuSO4 + H2O 4) FeO + HCl  FeCl2 + H2O 5) Fe2O3 + H2SO4  Fe2 (SO4)3 + H2O 6) Cu(NO3)2 + NaOH  Cu(OH)2 + NaNO3 7) P + O2  P2O5 8) N2 + O2  NO 9) NO + O2  NO2 10) NO2 + O2 + H2O  HNO3 11) SO2 + O2  SO3 12) N2O5 + H2O  HNO3 13) Al2(SO4)3 + AgNO3  Al(NO3)3 + Ag2SO4 14) Al2 (SO4)3 + NaOH  Al(OH)3 + Na2SO4 15) CaO + CO2  CaCO3 16) CaO + H2O  Ca(OH)2 17) CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 18) Na + H3PO4  Na2HPO4 + H2 Học sinh làm bài tập Giáo viên yêu cầu học sinh làm trên bảng Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét Giáo viên sửa bài tập cho học sinh C- Hướng dẫn về nhà Học sinh làm các bài tập sau: Cân bằng các PTHH sau : BaO + HBr BaBr2 Fe + O2 Fe3O4 + H2O Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + H2O KClO3 KCl + O2 Al(OH)3 + HCl  AlCl3 + H2O KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 K3PO4 + Mg(OH)2  KOH + Mg3 (PO4)2 Na2S + HCl  NaCl + H2S Ca(OH)2 + HBr  CaBr2 + H2O Ca(OH)2 + HCl  CaCl2 + H2O Ca(OH)2 + H2SO4  CaSO4 + H2O Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + NaOH Na2S + H2SO4  Na2SO4 + H2S Ngày soạn: 6/11/2014 Ngày soạn: 14/11/2014 Tuần 5: PHẢN ỨNG HÓA HỌC *MỤC TIÊU Kiến thức: Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, cách ghi pt chữ của phản ứng hóa học Phương trình hóa học Kĩ năng: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng *CHUẨN BỊ HS: sgk,kiến thức công thức hóa học , hóa trị GV: Các bài tập, STK. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A- Kiểm diện B – Kiểm tra bài cũ: trong bài C- Bài dạy Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước lập PTHH Giáo viên giao bài tập cho học sinh Bài 1 Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ? Na + ?  2 Na2O b) ? CuO + ?HCl  CuCl2 + ? c) Al2(SO4)3 + ? BaCl2  ? AlCl3 + ? d) ? Al(OH)3  Al2O3 + ? Bài 2 Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ? CaO + ? HCl  CaCl2 + ? b) ?Al + ?  2Al2O3 c) FeO + CO  ? + CO2 d) ?Al + ?H2SO4  Al2(SO4)3 + ?H2 f) Ca(OH)2 + ?HCl  ? + 2H2O g) 3Fe3O4 + ?Al  ?Fe + ? Bài 3 Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử / phân tử của chất phản ứng với sản phẩm. a) CuO + Cu  Cu2O b) FeO + O2  Fe2O3 c) Fe + HCl  FeCl2 + H2 d) Na + H2SO4  Na2SO4 + H2 e) NaOH + CuSO4  Cu(OH)2 + Na2SO4 g) Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O h) CaO + HNO3  Ca(NO3)2 + H2O i) Fe(OH)x + H2SO4  Fe2(SO4)x + H2O Bài 4 Lập PTHH của các phản ứng sau: a) Photpho + Khí oxi  Photpho(V) oxit (P2O5) b) Khí hidro + oxit sắt từ (Fe3O4)  Sắt + Nước (H2O) c) Canxi + axit photphoric (H3PO4)  Canxi photphat (Ca3(PO4)2) + khí hidro d) Canxi cacbonat (CaCO3) + axit clohidric (HCl)  Canxi clorua (CaCl2)+ nước + khí cacbonic Học sinh làm bài tập Giáo viên yêu cầu học sinh làm trên bảng Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét Giáo viên giao bài tập cho học sinh Bài 5 a) Khí etan C2H6 khi cháy trong không khí phản ứng với khí oxi, tạo thành nước H 2O và khí cacbon đioxit CO2. Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ giữa số phân tử C 2H6 với số phân tử khí oxi và khí cacbon đioxit. b) Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4  Alx(SO4)y + Cu Xác định các chỉ số x và y. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với các chất còn lại trong phản ứng. Hướng dẫn: Lập công thức sau đó lập PT Bài 6 Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO 3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl). a/Lập PTHH b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được? Bài 7 Đốt cháy kim loại kẽm trong 6,4 g khí oxi thu 32,4 g kẽm oxit ZnO . a) Lập PTHH. b) Tính khối lượng kim loại kẽm cần phản ứng. Bài 8 Khi nung 100 kg đá vôi (CaCO3) thu được canxi oxit (CaO)và 44 kg cacbonic. a)Lập PTHH b)Viết công thức về khối lượng PƯ xảy ra? c)Tính khối lượng canxi oxit thu được. Bài 9 Cho 112 g sắt tác dụng với dd axit clohidric (HCl) tạo ra 254 g sắt II clorua (FeCl 2) và 4 g khí hidro bay lên. a/ Lập PTHH b/ Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu. Bài 10 Cho axit clohiđric HCl tác dụng canxicacbonat CaCO 3 tạo thành CaCl2, , H2O và khí cacbonic CO2 thoát ra. a/ Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. b/ Lập PTHH. c/ Tính khối lượng khí cacbonic thoát ra khi biết khối lượng các chất như sau:axit clohiđric:7,3g ; canxicacbonat:10g ; canxiclorua:11,1g ; nước:1,8 g. Bài 11 Cho 13,5 g nhôm vào dd axit sunfuric H2SO4 tạo ra 85,5 g nhôm sunfat và 1,5 g khí hiđro. a/ Lập công thức nhôm sunfat tạo bởi nhôm và nhóm SO 4. b/ Lập PTHH. c/ Viết công thức khối lượng.Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng. Học sinh làm bài tập Giáo viên yêu cầu học sinh làm trên bảng Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét Giáo viên sửa bài tập cho học sinh C- Hướng dẫn về nhà Ôn lại các kiến thức về hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, phương trình hóa học Khối lượng mol (M) có số trị bằng nguyên tử khối hay phân tử khối. Khối lượng: m = n . M với n là số mol. Bài1.Tính khối lượng của: a) 2 mol sắt. b) 2,5 mol canxi cacbonat CaCO3. c) 4 mol phân tử nitơ. d) 1,5 mol đồng II oxit CuO. e) 2,5 mol đồng II sunfat CuSO4 Công thức - Thể tích khí ở đktc: V = n . 22,4 - Thể tích khí ở điều kiện thường: V = n . 24 V: thể tích khí (lít) n: số mol (mol) Bài 2 Tính thể tích khí của các hỗn hợp khí sau ở đktc và điều kiện thường: a) 0,15 mol CO2; 0,2 mol NO2; 0,02 mol SO2 và 0,03 mol N2. b) 0,04 mol N2O; 0,015 mol NH3; 0,06 mol H2; 0,08 mol H2S. Bài 3 Tính thể tích khí ở đktc của: a) 0,5 mol phân tử khí H2; 0,8 mol phân tử khí O2. b) 2 mol CO2; 3 mol khí CH4. c) 0,9 mol khí N2; 1,5 mol khí H2. Bài 4 Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH và bao nhiêu phân tử NaOH? Tính khối lượng của H2SO4 có phân tử bằng số phân tử của 20 g NaOH trên. Bài 5 Hãy tính: a) Khối lượng 0,5 mol Cl2; 0,75 mol Al2O3; 0,5 mol Fe2O3. b) Số mol của 171 g Al2(SO4)3; 152 g FeSO4; 300 g Fe2(SO4)3. Bài 6 Một hỗn hợp X chứa các chất rắn gồm: 0,5 mol S; 0,6 mol Fe và 0,8 mol Fe 2O3. Tính khối lượng hỗn hợp X. Bài 7 Cho hỗn hợp khí X gồm 5,6 lít CO2; 11,2 lít O2; 15,68 lít N2 và 8,96 lít H2. Các khí đều ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính: a) Tổng số mol khí trong hỗn hợp. b) Khối lượng của hỗn hợp khí. c) Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong X. dA/B=MA:MB dA/KK=MA:29 dA/B tỉ khối khí A so với khí B; dA/B tỉ khối khí A so với không khí MA , MB khối lương mol khí A,B Bài 8 Có những khí sau: H2S; O2; C2H2; Cl2. Hãy cho biết: a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần? b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? c) Khí nào nặng nhất? d) Khí nào nhẹ nhất? Bài 9 a) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khí X gồm hai khí N 2 và CO đối với khí metan CH4. Hỗn hợp X nặng hay nhẹ hơn không khí? b) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp Y đồng khối lượng gồm khí C 2H4 (etilen), N2 và khí CO so với khí H2. Bài 10 16 g khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH 4 bằng 4. a) Tính khối lượng mol của khí A. b) Tính thể tích của khí A ở đktc. Bài 11 Cho chất khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH 4 bằng 2,75. Tìm khối lượng mol của chất khí B, biết rằng tỉ khối hơi của chất khí B so với chất khí A bằng 1,4545. Công thức Bài 1 Hãy tìm khối lượng mol của những khí sau: a) Có tỉ khối đối với khí hidro là 8. b) Có tỉ khối đối với khí oxi là 0,0625. c) Có tỉ khối đối với khí nitơ là 0,57. d) Có tỉ khối đối với khí cacbonic là 0,8295. Bài 2 Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối đối với không khí: a) 0,9655. b) 2,2069. c) 1,1724. d) 0,5517. Bài 3 Tỉ khối của khí B đối với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Tìm khối lượng mol của khí A. Bài 4 Một halogen X có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731). Xác định ký hiệu và tên gọi. Bài 14: 1. Sắt tạo đợc 3 oxit: FeO; Fe2O3; Fe3O4. Nếu hàm lượng của sắt trong oxit là 70% thì đó là oxit nào? 2. Nếu hàm lượng % của 1 kim loại trong muối cacbonat là 40% thì hàm lượng % của kim loại đó trong muối photphat là bao nhiêu? Bài 15: 1. A là một loại quặng chứa 60% Fe 2O3;B là một loại quặng khác chứa 69,6% Fe3O4. Hỏi trong 1 tấn quặng nào chứa nhiều sắt hơn? Là bao nhiêu kg? 2. Trộn quặng A với quặng B theo tỉ lệ khối lượng là mA: mB = 2:5 ta đợc quặng C. Hỏi trong 1 tấn quặng C có bao nhiêu kg sắt? Ngày soạn: 5/12/2014 Ngày soạn: 12/12/2014 Tuần 6: MOL -CÔNG THỨC HÓA HỌC *MỤC TIÊU Kiến thức: Mol , khối lượng mol, thể tích mol chất khí, thành phần phần trăm nguyên tố, phân tử khối, nguyên tử khối, lập công thức hóa học. Kĩ năng: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới *CHUẨN BỊ HS: sgk,kiến thức công thức hóa học , hóa trị GV: Các bài tập, STK. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A- Kiểm diện B – Kiểm tra bài cũ: trong bài C- Bài dạy Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức Trong hợp chất AxByDz %A x . M A .100 ; MA B D %B %A. M A B D M A .100 ; x → x y y . M B .100 z . M D .100 ; % D=100%-%A-%B  MA B D MA B D z x y z x y Ta có x:y:z=nA:nB:nD= y z x %B. M A B D M B .100 x y z ; z %D. M A B D M D .100 x y y z z m A mB m D %A %B %D : :  : : MA MB MD MA MB MD Giáo viên giao bài tập cho học sinh Bài 1Tính thành phần phần trăm của: a)Fe trong : FeO; Fe3O4; Fe(OH)3; Fe2(SO4)3; FeSO4.7H2O. b)C trong: CO; CO2; Na2CO3; Mg(HCO3)2. Bài 2 Hãy tính khối lượng nguyên tố Cu có trong những lượng chất sau: 0,23 mol CuO; 12 gam CuSO4; 5 gam CuSO4.5H2O. Bài 3 Xác định công thức hóa học của những hợp chất có thành phần gồm: a)70% Fe và 30% O, biết khối lượng mol hợp chất là 160 g. b)33,33% Na, 20,29% N, 46,37% O và Mh/c = 69 g c)Phân tích 12,6 g một hợp chất vô cơ ta được 4,6 g Na, 3,2 g S và 4,8 g O. biết khối lượng mol hợp chất là 126 g. Bài 4 Xác định công thức hóa học của các hợp chất có thành phần gồm: a) 15,8% Al, 28,1% S và 56,1% O Al2(SO4)3 b) mFe : mS : mO = 7 : 6 : 12 Fe2(SO4)3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan