Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp...

Tài liệu Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp

.PDF
124
768
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM DUNG DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG TÍCH HỢP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM DUNG DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG TÍCH HỢP Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS: Hoàng Hữu Bội Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN! Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Hoàng Hữu Bội - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên, trường ĐHSP Hà Nội I đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn trường THPT Ngô Quyền - tỉnh Thái Nguyên, gia đình, bạn bè, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản GS : Giáo sư THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TS : Tiến sĩ SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên VHDG : Văn học dân gian Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................. ....................1 2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................11 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................11 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................11 7. Bố cục luận văn......................................................................................12 B. PHẦN NỘI DUNG........................................................... ..................13 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tích hợp.......................................................... ..........13 1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích................................................13 1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích..................................................................14 1.1.2. Phân loại truyện cổ tích....................................................................16 1.1.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích.....................................................17 1.1.3.1. Đặc điểm thi pháp chung của truyện cổ tích.................................18 1.1.3.2. Đặc điểm thi pháp riêng của từng loại truyện cổ tích...................19 1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian..................35 1.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng THPT......36 1.2.1. Khái niệm tích hợp...........................................................................36 1.2.2. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn.....................................................36 1.2.3. Các kiểu tích hợp trong môn Ngữ văn.............................................38 1.2.3.1. Tích hợp ngang..............................................................................38 1.2.3.2. Tích hợp dọc..................................................................................40 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.3.3. Tích hợp văn hóa...........................................................................42 1.3. Thực tiễn hoạt động dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 THPT.........43 1.3.1. Mục đích khảo sát............................................................................43 1.3.2. Nội dung khảo sát.............................................................................44 1.3.3. Địa bàn, thời gian khảo sát...............................................................44 1.3.4. Phương pháp khảo sát......................................................................44 1.3.5. Kết quả khảo sát ..............................................................................44 1.3.5.1. Về chương trình.............................................................................44 1.3.5.2. Về SGK.........................................................................................45 1.3.5.3. Hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích................46 1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp (qua phiếu điều tra)......................................................................52 Chƣơng II. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tích hợp......................................................................................................54 2.1.Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học……………………..54 2.1.1. Hướng tiếp cận.................................................................................55 2.1.2. Hành động trả thù của Tấm và đoạn kết của truyện.........................58 2.1.3. Truyện Tấm Cám trong quan niệm của nhân dân............................64 2.2. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số sách tham khảo.............................................................................64 2.2.1. Giới thiệu tổng quát các sách tham khảo cho dạy và học Ngữ văn 10 đã được ấn hành.........................................................................................65 2.2.2.Tóm lược các phương án dạy học truyện cổ tích Tấm Cám được nêu ra trong các sách tham khảo.......................................................................65 2.3. Phƣơng án dạy học do luận văn đề xuất ........................................88 2.3.1. Xác định nội dung dạy học...............................................................88 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.1.1. Định hướng tiếp cận......................................................................88 2.3.1.2. Tổ chức dạy học truyện cổ tíchTấm Cám theo hướng tích hợp...90 2.3.2. Con đường đưa học sinh THPT vào thế giới cổ tích........................96 Chƣơng III: Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm truyện cổ tích Tấm Cám theo hƣớng tích hợp........................................................................99 3.1. Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám trong chƣơng trình Ngữ văn 10 theo hƣớng tích hợp.....................................................................99 3.2. Dạy thực nghiệm..............................................................................107 3.2.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................107 3.2.2. Cách thức thực nghiệm ..................................................................108 3.2.3. Kết quả thực nghiệm......................................................................108 C. PHẦN KẾT LUẬN............................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................115 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dạy học theo hướng tích hợp ở trường THPT hiện nay là một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, môn Ngữ văn là một trong những môn học được xây dựng theo tư tưởng và nguyên tắc tích hợp rõ nhất. Trước đây ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trong môn Văn tách biệt nhau, không gắn bó với nhau trong một chỉnh thể, không hỗ trợ nhau nhằm tạo ra kết quả đào tạo thống nhất, vì thế kết quả dạy học chưa cao. Theo quan điểm tích hợp, các phần Văn học,Tiếng Việt, Làm văn phải gắn kết nhau, hỗ trợ nhau. Nguyên tắc này đã được thực hiện có hiệu quả ở THCS. Tiếp tục thành quả đó, chương trình Ngữ vănTHPT đã hợp nhất ba phần vào một chương trình chung. Làm văn kết hợp với kiểu văn bản ở phần đọc văn, lấy ngữ liệu ở phần đọc văn. Phần Tiếng Việt cũng lấy ngữ liệu ở phần văn, khai thác các hiện tượng ngôn ngữ để nâng cao năng lực đọc văn. Cũng theo quan điểm tích hợp thì các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hơn ở các lớp trên. Quan điểm chỉ đạo thì như vậy nhưng thực tế trong quá trình dạy học cụ thể từng thể loại, từng tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 THPT thì tích hợp cái gì và tích hợp như thế nào lại là một vấn đề đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Ở THCS, vấn đề tích hợp dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều ở cấp THPT. Bởi vì chương trình và sách giáo khoa đã có sự sắp xếp theo hướng tích hợp cho cả ba bộ phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản, Tiếng Việt, Làm văn). Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 6, khi dạy thể loại truyện cổ tích ở các tuần 5, 6, 7, 8 thì có thể lấy ngữ liệu để dạy Làm văn kể chuyện ở tuần 9,10, 11 và có thể kết hợp để dạy phần từ loại (danh từ, cụm danh từ ...) ở tuần 11, 12. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Nhưng đến THPT, vấn đề tích hợp phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều vì nội dung kiến thức của Văn học, Tiếng Việt, Làm văn ở THPT được sắp xếp theo hệ thống khoa học của nó. Ở phần Văn học thì sắp xếp theo hai tiêu chí: Lịch sử văn học và thể loại, ví dụ: VHDG -> VH Trung đại -> Văn học hiện đại -> Văn học đương đại, trong đó văn học dân gian lại sắp xếp theo loại thể: Sử thi-> truyền thuyết -> cổ tích -> Truyện cười -> Ca dao... Phần Tiếng Việt không đi lại hệ thống ngữ pháp như THCS mà chỉ tập trung dạy học những vấn đề như giao tiếp ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, các loại phong cách. Những vấn đề học sinh đã học ở THCS về từ và câu về cơ bản không học lại, khi cần thiết có điều kiện chỉ ôn tập và nâng cao dưới hình thức thực hành. Phần Làm văn ở THCS đã học về 6 loại văn bản, lên THPT coi như đã xong phần lí thuyết chủ yếu là ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao thêm các kiến thức và kĩ năng của học sinh. Như vậy là rất khó khăn cho việc tích hợp ngang vì tìm những điểm đồng quy là rất khó. Theo quan điểm tích hợp, dạy truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 nằm trong hệ thống truyện dân gian. Trong khi đó thì Tiếng Việt và Làm văn hầu như không liên quan gì. Đấy là chưa kể vấn đề tích hợp liên môn, dạy truyện cổ tích thì tích hợp văn hóa như thế nào? Đây là lí do thứ nhất khiến chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 1.2. Truyện cổ tích là một trong những thể loại lớn của văn học dân gian các dân tộc. Về nội dung, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh đời sống, ước mơ xã hội của nhân dân lao động. Về nghệ thuật, truyện cổ tích có những nét đặc sắc, riêng biệt. Vì thế, thể loại truyện cổ tích ở lớp 6 có học Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh (Việt Nam) và Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng (nước ngoài). Lớp 10 các em tiếp tục được học truyện cổ tích Tấm Cám, đọc thêm Chử Đồng Tử. Chúng tôi đã khảo sát việc dạy học truyện cổ tích ở một số trường THPT của tỉnh Thái Nguyên như: THPT Ngô Quyền, THPT DL Lương Thế Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Vinh, THPT Chuyên thì nhận thấy: Việc dạy học truyện cổ tích có nhiều thuận lợi, được đa số học sinh yêu thích và đón nhận bởi truyện cổ tích vốn quen thuộc với các em từ tấm bé, bởi những đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích khiến các em như được sống trong những "giấc mơ đẹp". Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc dạy - học truyện cổ tích đã đạt được hiệu quả như mong muốn và đúng với yêu cầu tích hợp hiện nay. Trong những giờ học đó, đa số những câu truyện cổ tích được dạy một cách biệt lập, giáo viên không tích hợp được với Làm văn và Tiếng Việt. Đặc biệt dạy văn mà không gắn được với cuộc sống, bởi thế giới của các em hôm nay là một thế giới hiện đại, đầy thực tế, còn thế giới của truyện cổ tích lại là thế giới của ngày xưa, thế giới của ước mơ với những thần, tiên, bụt...Vì vậy khi học xong những tác phẩm truyện cổ tích, các em lại để cho nó trôi vào cái thế giới của ngày xửa ngày xưa, lại cất kĩ nó vào một góc khuất của tâm hồn, mà chưa có tác dụng giáo dục, chưa biến nó thành những bài học cụ thể trong việc hình thành nhân cách của mình. Vậy làm thế nào để đưa bạn đọc thế hệ trẻ ngày nay vào thế giới của truyện cổ tích ngày xưa? Đây là lí do thứ 2 khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 1.3. Truyện cổ tích Tấm Cám được đưa vào cả hai bộ sách Ngữ văn 10 (nâng cao và chuẩn) với thời lượng là 2 tiết vì đây là một truyện cổ tích hay, tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề cảm và hiểu truyện Tấm Cám hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Thứ nhất là xu hướng đánh giá có tính chất phê phán hành động của cô Tấm. Theo Phạm Hải Triều, đoạn kết trong truyện Tấm Cám là "mô típ quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt" [17, 489]. Còn theo ông Nguyễn Đổng Chi, đó là "một hành vi trả đũa có phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc" [17, 490]. Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng cần phải xét lại hành động trả Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 thù của Tấm vì như thế là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Việt, không thích hợp với ngày nay. Đối lập với xu hướng đánh giá có tính chất phê phán hành động của cô Tấm có xu hướng bảo vệ và khẳng định hành động ấy. Theo Đinh Gia Khánh "Trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới chân thực" [25, 233]. Hoặc ông Nguyễn Xuân Kính thì cho rằng "Việc Tấm phải trả thù và tiêu diệt mẹ con Cám là tất yếu" [17, 492]. Còn Phạm Xuân Nguyên trong bài viết nhan đề Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám, đăng trên tạp chí văn hóa dân gian thì: "Truyện Tấm Cám dạy trong nhà trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh truyện đó...Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm" [17, 493]. Như vậy, có thể thấy rằng xoay quanh câu truyện cổ tích này có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và chưa đi đến thống nhất, đặc biệt trong cách lí giải cái kết thúc của nó. Vậy ở nhà trường THPT, phải dạy tác phẩm này như thế nào để vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lại vừa thực hiện được nguyên tắc tích hợp? Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp". 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn Dạy - học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đây là một vấn đề thu hút không ít sự quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. Đây là vấn đề đã được đặt ra từ những năm đầu của thế kỉ, khi chúng ta thực hiện việc thay sách ở cấp THCS (từ năm 2002). Đây cũng là vấn đề đã được quán triệt sâu sắc trong quá trình biên soạn tiếp bộ sách giáo khoa mới cấp THPT (từ năm 2006). Cho đến nay, đã có những ý kiến bàn Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 luận, trao đổi về vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn, chúng tôi xin nêu ra đây một số công trình nghiên cứu và những bài báo sau: 2.1.1. Bài Về dạy học văn lớp 6 THCS theo hướng tích hợp (tạp chí Giáo dục số 10 tháng 8/2001) của tiến sĩ Nguyễn Văn Đường đã bước đầu đề cập đến một số cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra những phương hướng thực hiện tích hợp trong bài học Ngữ văn ở THCS. 2.1.2. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong bài Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 22/2002) đã khẳng định: "Những tri thức riêng lẻ, tri thức bộ phận khi dạy học tích hợp sẽ được tiếp cận một cách có định hướng trong mối quan hệ đồng bộ của một bài học hoàn chỉnh và nhất quán theo đặc trưng bộ môn. Nói cách khác dạy học theo hướng tích hợp có thể giúp học sinh vừa nắm được kiến thức cơ bản, vừa hình thành được các thái độ, năng lực và kỹ năng thực tiễn mà môn học đặt ra. Đó cũng chính là rèn luyện cho học sinh tư duy tổng hợp". Và việc dạy học tích hợp "Được nhìn nhận như là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn người học tiếp nhận và chuyển hóa kiến thức từ thể tiềm năng sang khả năng thực hiện" [ 12, 21]. Có thể coi đây là những định hướng đầu tiên cho quá trình thực hiện việc thay SGK ở cấp THCS. 2.1.3. Cuốn SGK Ngữ văn 6 (Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi ) trong lời nói đầu đã viết: "Bên cạnh những hưóng cải tiến chung của chương trình như: giảm tải, tăng thực hành, gắn đời sống, cải tiến nổi bật của chương trình và SGK môn Ngữ văn là hướng tích hợp". Tiếp trong phần "Một số vấn đề chung về chương trình và SGK môn ngữ văn THCS" của cuốn sách này có viết: "Chương trình đã khẳng định lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn phương pháp giảng dạy" [27, 3]. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Nối tiếp những quan điểm và nguyên tắc tích hợp trên đây, đến bộ SGK mới cấp THPT tiếp tục kế thừa và phát triển. 2.1.4. Cuốn SGK Ngữ văn 10 tập một (Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên) cũng đề cập đến nguyên tắc tích hợp ngay trong Lời nói đầu: "SGK Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở trung học cơ sở. Học Ngữ văn trong nhà trường không thể tách rời ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn vốn là những yếu tố hợp thành sinh động của chương trình. Mỗi văn bản văn chương ưu tú cung cấp nhiều dữ kiện cho sự trau dồi Tiếng Việt và Làm văn. Ngược lại kiến thức về Tiếng Việt và Làm văn càng giúp cho chúng ta am hiểu hơn sự kì diệu trong mỗi văn bản văn chương. Vì thế, học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi học sinh" [22, 3]. 2.1.5. Để cụ thể hơn và hướng dẫn GV trực tiếp giảng dạy, trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện thay sách giáo khoa lớp 10 THPT (Năm 2006, Bộ GD-ĐT) mục Những vấn đề có tính nguyên tắc được thể hiện hay cố gắng thể hiện trong SGK Ngữ văn 10 (chuẩn) đã khẳng định: "Tiếp tục thể hiện tinh thần tích hợp đã có ở THCS...bộ sách này vẫn cố gắng thực hiện tinh thần tích hợp trên phương diện nhận thức lí thuyết cũng như biện pháp thực thi" [3, 43]. Tài liệu đã thống nhất một số vấn đề chung và biện pháp thực hiện tích hợp. Đặc biệt tài liệu còn yêu cầu "bộ sách cần được nhìn nhận như một chỉnh thể văn hóa, trong đó tích hợp nhiều yếu tố hữu cơ chứ không phải là sự lắp ghép máy móc các phần Văn học, Tiếng việt và Làm văn. Đây là điểm mấu chốt cần được nhận thức thật thấu triệt và thường trực trong tư duy dạy học của mỗi GV đứng lớp" [3, 43]. 2.1.6. Cuốn SGK Ngữ văn 10 nâng cao (Giáo sư Trần Đình Sử, tổng chủ biên) cũng giới thiệu ngay trong lời nói đầu: "SGK Ngữ văn 10 nâng cao được biên soạn theo hướng tích hợp ba phần văn Văn học, tiếng Việt và Làm văn" [31, 3] điều đó được thể hiện trong cách sắp xếp cấu trúc chương trình, Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 trong việc cung cấp các tri thức về tác giả, tác phẩm, chú thích từ ngữ, nêu câu hỏi, bài tập, tri thức đọc hiểu...Từ đó "Các kiến thức ấy sẽ được tích hợp trong hoạt động đọc, tạo thành năng lực đọc một cách đúng đắn, sâu sắc và có văn hóa" [31, 3]. 2.1.7. Vì thế trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện thay sách giáo khoa lớp 10 THPT chương trình nâng cao (Năm 2006, Bộ GD - ĐT) các tác giả của bộ SGK nâng cao đã đánh giá: "chương trình được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp là điểm mới thứ tám...'' [4, 37]. Trong tài liệu còn nói rõ cơ sở của việc tích hợp và tác dụng của nó đối với việc dạy học Ngữ văn. 2.1.8. Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng với bài Tích hợp trong dạy học Ngữ văn đăng trên tạp chí khoa học giáo dục (số 6 tháng 3 năm 2006) đã đánh giá "Tích hợp là điểm nổi bật nhất của chương trình và SGK Ngữ văn mới, đã chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn". Cũng trong tài liệu này, giáo sư đã phân tích nguồn gốc tư tưởng của tích hợp, từ đó nêu lên ý nghĩa của tích hợp là "giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp ..." Có thể nói tài liệu này đã cung cấp rất nhiều khía cạnh của vấn đề tích hợp như: lí giải vì sao tích hợp lại là điểm mới, nổi bật của chương trình SGK mới, hiệu quả của nó như thế nào, về mặt phương pháp, tư tưởng tích hợp bao gồm những gì? Đây là những tài liệu quý báu giúp chúng tôi hiểu sâu hơn vấn đề tích hợp và vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài những tài liệu cụ thể trên đây đã đề cập đến vấn đề tích hợp, còn rất nhiều các sách tham khảo, các bài báo, các đề tài nghiên cứu cũng bàn về vấn đề tích hợp.Tuy mỗi công trình bàn về vấn đề này ở những góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng có thể thấy một điểm chung thống nhất là đều khẳng định vai trò, tác dụng của quan điểm dạy học mới này. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở vấn đề lí thuyết có tính chất khái quát, định hướng chung mà chưa đi vào cụ thể việc dạy một tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp như thế nào, đặc biệt là dạy thể loại truyện cổ tích dân gian, một thể loại của ngày xửa ngày xưa, một thể loại mà thi pháp của nó vốn dựa trên sự hư cấu và tưởng tượng. 2.2. Vấn đề dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 theo hƣớng tích hợp. Trong di sản truyện dân gian Việt Nam, truyện Tấm Cám thuộc số những truyện tiêu biểu, được yêu thích nhất. Tuy nhiên do những cách cảm nhận và lí giải khác nhau về tác phẩm này nên các nhà biên soạn SGK chỉnh lí năm 1995 - 1996 đã bỏ truyện Tấm Cám trong chương trình THCS. Một nhà giáo đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu văn học dân gian, ông Nguyễn Xuân Lạc không đồng ý cách giải quyết vấn đề như vậy, và đặt câu hỏi: "lẽ nào lại bỏ đi một câu truyện từ lâu đã trở thành niềm say mê, thích thú, ước mơ đẹp đẽ của tuổi thơ... chỉ vì một chi tiết trả thù ở cuối truyện?" [ 17, 491]. Cùng với hàng loạt những công trình khoa học, các bài nghiên cứu về truyện cổ tích Tấm Cám của các tác giả như: Đinh Gia Khánh với tác phẩm: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999; Bùi Mạnh Nhị trong Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Sở GD An Giang xuất bản 1998; Chu Xuân Diên với bài Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám, Tạp chí văn hóa dân gian Hà Nội, 1999... Đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về tác phẩm này. Vì thế, trong SGK Ngữ văn 10 hiện nay ở cả hai bộ sách (chương trình chuẩn và chương trình nâng cao) đều đưa vào dạy chính thức truyện Tấm Cám. Còn truyện Chử Đồng Tử thì chỉ đọc thêm ở chương trình nâng cao. Tuy chưa có công trình nào bàn đến vấn đề dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp một cách cụ thể, nhưng trong xu Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 thế đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay, vấn đề dạy - học tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn 10, cụ thể là dạy truyện cổ tích Tấm Cám đã được một số tác giả, tác phẩm sau đề cập đến với tư tưởng đổi mới: 2.2.1. Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, tập 1 do tiến sĩ Nguyễn Văn Đường (chủ biên), đã thiết kế bài Tấm Cám gồm có 5 hoạt động: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Trong đó đã có câu hỏi về khái niệm truyện cổ tích. Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới. Giới thiệu về tác phẩm và tạo tâm thế cho HS. Hoạt động 3: Củng cố lại kiến thức về truyện cổ tích thần kì: Bước này giúp HS tìm hiểu phần tiểu dẫn, đọc kể lại tác phẩm, giải nghĩa từ khó, bố cục. Hoạt động 4: Đọc hiểu chi tiết. Bước này tác giả nêu những câu hỏi cụ thể để HS phân tích, phát biểu dưới định hướng của GV, lần lượt tìm hiểu các nội dung: 1- Nhân vật và mâu thuẫn - xung đột chủ yếu. 2- Diễn tiến của mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám. 3- Chi tiết Tấm trả thù - kết truyện. Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết luyện tập. 2.2.2. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10, tập 1 của hai tác giả Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn đã đưa ra thiết kế tác phẩm Truyện Tấm Cám như sau: I- Đọc - tìm hiểu: Gồm các nội dung: tìm hiểu tiểu dẫn, bố cục, chủ đề và giải nghĩa từ khó. II- Đọc - hiểu: Hướng dẫn HS đi vào 2 nội dung chính: Thân phận Tấm và Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để dành lại hạnh phúc. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 III- Củng cố: Gồm 2 câu hỏi gúp HS nêu ấn tượng về tác phẩm và tổng kết về giá trị tác phẩm. 2.2.3. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 (Phần văn học) của tiến sĩ Hoàng Hữu Bội.Trong cuốn thiết kế này tác giả đưa ra hướng dạy như sau: I- Định hướng dạy học: Tác giả nêu ra 2 cách tiếp cận để từ đó lựa chọn hướng tiếp cận hợp lí nhất đó là: "Truyện Tấm Cám vừa có xung đột dì ghẻ con chồng, vừa có xung đột chị em cùng cha khác mẹ, nhưng chủ yếu là xung đột giữa những người cùng thế hệ, giữa Tấm và Cám" II- Tiến trình dạy học: Gồm các bước sau: - Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm: Đọc văn bản và tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích. - Bước 2: Tìm hiểu hình tượng Tấm trong thế giới cổ tích. - Bước 3: Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm. Nhằm giúp HS tổng kết được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 2.2.4. Cuốn SGV Ngữ văn 10 tập 1 do GS Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Nxb Giáo dục, 2006. Phần tiến trình tổ chức dạy học đã hướng dẫn GV về phương pháp dạy tác phẩm như sau: a- Phân tích diễn biến các sự kiện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa mẹ con Cám. b- Phân tích ý nghĩa khái quát quá trình biến hóa của Tấm. c- Tổng kết: Cần làm rõ bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám. 2.2.5. Cuốn SGV Ngữ văn 10 nâng cao tập 1do GS Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Nxb Giáo dục, 2006. Để giúp học sinh chiếm lĩnh phần nội dung và trọng tâm bài học đã được xác định, GV sẽ nêu ra những câu hỏi để HS tự phân tích, khai thác (Theo các câu hỏi trong SGK) có phần gợi ý trả lời. Sau đó hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Cũng trong cuốn này, các tác giả cũng gợi ý đọc thêm Truyện cổ tích Chử Đồng Tử theo phương pháp trên, tức là hướng dẫn HS bám sát các câu hỏi SGK để chiếm lĩnh tác phẩm. Đây sẽ là những tài liệu quý báu giúp chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Dạy học truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10 theo hướng tích hợp. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm một phương án dạy học theo nguyên tắc tích hợp các tác phẩm truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10, nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học dân gian của học sinh và năng lực vận dụng kiến thức Ngữ văn một cách thích hợp vào đời sống. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy - học truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về truyện cổ tích: Khái niệm, đặc điểm thi pháp, cách tiếp cận. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng tích hợp. 5.2. Tìm hiểu thực tiễn dạy - học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 ở trường phổ thông hiện nay. 5.3. Đề xuất một phương án có khả thi, nhằm nâng cao chất lượng giờ học truyện cổ tích theo nguyên tắc tích hợp (thể hiện qua thiết kế và giờ dạy thử nghiệm tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tổng hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích, về phương pháp dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 6.2. Phương pháp khảo sát: Khảo sát các giờ dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để tìm ra vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và dạy thực nghiệm đối chứng. 7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn này gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy - học truyện cổ tích theo hướng tích hợp. 1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích. 1.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. 1.3. Thực tiễn hoạt động dạy - học truyện cổ tích ở lớp10 THPT theo nguyên tắc tích hợp. Chương 2: Định hướng tổ chức dạy - học truyện cổ tích theo hướng tích hợp. 2.1. Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học. 2.2. Định hướng dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số sách tham khảo. 2.3. Phương án dạy học do luận văn đề xuất. Chương 3: Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp. 3.1. Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám. 3.2. Dạy thực nghiệm đối chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƢỚNG TÍCH HỢP Ở chương này, luận văn sẽ dựa trên những thành tựu nghiên cứu về thi pháp truyện cổ tích, lý thuyết về nguyên tắc tích hợp của chương trình Ngữ văn ở trường THPT để xây dựng thành cơ sở lý luận cho đề tài. Đồng thời người viết cũng dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học truyện cổ tích ở trường phổ thông hiện nay, từ đó suy nghĩ tới việc tích hợp trong dạy học truyện cổ tích như thế nào? Do vậy chương I sẽ gồm các nội dung sau: - Những đặc điểm của thể loại truyện cổ tích. - Lý thuyết về tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. - Thực tiễn dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 THPT theo nguyên tắc tích hợp. 1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích Muốn dễ dàng nhận diện truyện cổ tích, từ đó xác định hướng tiếp cận, phân tích các tác phẩm truyện cổ tích, người dạy cần có những hiểu về thể loại này. Cụ thể, phải xác định được nội dung cơ bản của khái niệm truyện cổ tích, các đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích... Phần trình bày của chúng tôi chủ yếu dựa trên thành tựu nghiên cứu của các tác giả, các tài liệu sau đây: Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục (Đinh Gia Khánh chủ biên); Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục (Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi); Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, (Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000 cho giáo viên THPT ); Văn học Việt Nam Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục (Bùi Mạnh Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất