Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Dạy học tích hợp ngự văn 9 bài 15, tiết 71 chiếc lược ngà – nguyễn quang sáng...

Tài liệu Dạy học tích hợp ngự văn 9 bài 15, tiết 71 chiếc lược ngà – nguyễn quang sáng

.DOC
14
1674
149

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC TRƯỜNG: THCS HƯƠNG SƠN TỔ: KHOA HỌC Xà HỘI NGƯỜI THỰC HIỆN: TẠ THỊ LƯƠNG ĐIỆN THOẠI: 0167 274 33 68 EMAIL: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN NGỮ VĂN 1. Tên dự án dạy học BÀI 15, TIẾT 71: CHIẾC LƯỢC NGÀ – Nguyễn Quang Sáng 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Môn Ngữ văn: - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu ; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Lời kể ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ. 2.1.2. Môn Lịch sử: - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Hoàn cảnh đất nước ta trong năm 1966. - Cuộc kháng chiến chống Mĩ trên chiến trường miền Nam. + Lớp 9: Bài 29 tiết PPCT 42+43+44 2.1.3. Môn Địa lý - Địa bàn Mĩ chiếm đóng, - Khu căn cứ của ta. + Lớp 6: Bài 23. Sông và hồ. + Lớp 8: Bài 33. Đă ăc điểm sông ngòi Viê ăt Nam. + Lớp 9: Bài 31, 32. Vùng Đông Nam Bô .ă 2.1.4. Môn Toán: - Thống kê số lượng bom, mìn mà Mĩ đã rải trên chiến trường niềm Nam - Thống kê số lượng lính Mĩ được huy động vào chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1966. 2.1.5. Môn Âm nhạc: - Ngoài những tác phẩm văn học còn có những bài hát được sáng tác và hát vang trong thời kỳ chống Mĩ của quân và dân ta. 2.1.6. Điện ảnh: - Những thước phim tư liệu liên quan đến cuộc chiến. 2.1.7. Môn Giáo dục công dân: Từ nội dung bài học giáo dục các em học sinh có thái độ sống với gia đình, những người thân yêu, với lớp người đã hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc, cho quê hương đất nước… 2.1.8. Môn Mỹ thuật: - Học sinh có thể tưởng tượng vẽ chân dung các nhân vật mà mình yêu thích: Bé Thu, ông Sáu… 2.2. Kỹ năng 2.2.1. Môn Ngữ văn - Kể chuyện diễn cảm. - Phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn. - Định hướng phát triển năng lực của học sinh. 2 2.2.2. Môn Lịch sử - Lớp 9: Bài 29 tiết PPCT 42+43+44 2.2.3. Môn Địa lý - Lớp 8: Bài 33. Đă ăc điểm sông ngòi Viê ăt Nam. - Lớp 9: Bài 31, 32. Vùng Đông Nam Bô .ă 2.3. Thái độ - Yêu mến, trân trọng tình cảm sâu nặng mà bé Thu dành cho ba. - Yêu những con người quả cảm, giàu lòng hi sinh… - Tình cảm bạn bè, tình đồng chí đồng đội sâu sắc. - Bộc lộ lòng biết ơn sâu sắc đối với thế cha ông, sống với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” - Có trách nhiệm đối với non sông, đất nước. - Yêu thích và đam mê với môn học Ngữ văn THCS và các môn học khác. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh trường THCS Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội + Số lượng: 82 học sinh + Số lớp: 2 lớp (9A1+9A2) + Khối lớp: 9 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án, giúp học sinh tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau: Lịch sử, Địa lý, Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân... Từ đó các em có hứng thú hơn trong việc tiếp cận tác phẩm văn học và cũng giúp cho giờ dạy của giáo viên thêm phong phú và sâu sắc. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Nhận biết được tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Biết nâng niu, trân trọng tình cảm với cha mẹ, với gia đình và quê hương đất nước. - Nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước và khắc sâu tội ác chiến tranh. 5. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Tranh ảnh in phun khổ lớn về văn bản - SGK, sách bài tập, bài giảng điện tử. - Phòng học bộ môn. 5.2. Học liệu 5.2.1. Một số hình ảnh về tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu. 5.2.2. Một số đoạn Clip về chiến tranh của Việt Nam 5.2.2. Một số bài hát về tình cảm cha con, gia đình. 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2010. 3 - Sử dụng phần mềm VideoStudio 11. - Sử dụng phần mềm FormatFactory. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Nội dung Cần ứng dụng Cntt A.Kiểm tra bài cũ: (Hình thức trắc nghiệm) 1. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long được sáng tác vào năm nào? A. 1969 B. 1970 C. 1971 D. 1972 2.Từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên được bộc lộ? A. Yêu công việc, yêu và ham đọc sách. B. Ngăn nắp, khoa học, biết quan tâm tới người khác. C. Khiêm tốn, chân thật. D. Tất cả các ý trên. Đáp án: Câu 1 (B) Câu 2 (D) B. Giới thiệu bài: Các em thân mến! Với đề tài chiến tranh và người lính, những tiết học trước các em đã được làm quen với hai thi phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Các em đã thấy được tất cả những tính chất khốc liệt của chiến tranh. Cũng với đề tài này, nhưng Nguyễn Quang Sáng không viết nhiều về bom rơi đạn nổ nơi chiến trường, mà lại viết về những chia li, xa cách trong tình cảm của gia đình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện như thế. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu... C. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Qua phần chú thích SGK Trang 201 I. Tìm hiểu chung: Em hãy nêu những nét chính về tác giả 1. Tác giả: (1932- 2014) Nguyễn Quang Sáng? - Nguyễn Quang sáng(1932- 2014) - Quê ở An Giang. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. - Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. - Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ, tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. - Sau năm 1975, là Tổng thư kí Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. - Viết về cuộc sống và con người Nam Bộ Với lối viết giản dị,mộc mạc, sâu sắc, đằm thắm. 4 - Sáng tác nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim. - Tác phẩm tiêu biểu: Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng, Đất lửa, Cánh đồng hoang. - Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Với những công lao đóng góp lớn lao của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Văn ĐuaBí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã viết: “Nguyễn Quang Sáng đã ra đi mãi mãi nhưng những tác phẩm được kết tinh từ khối óc, con tim, từ cuộc chiến đấu cần lao của ông vẫn sống mãi trong trái tim bạn đọc và luôn là hành trang cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau...” Cần ứng dụng Cntt Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện 2. Tác phẩm : (1966) ngắn“Chiếc lược ngà”? - Viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động tại chiến trường Miền Nam. - In trong tập truyện ngắn cùng tên - Vị trí đoạn trích: Thuộc phần giữa truyện. Giáo viên tích hợp với môn Lịch sử, Địa lí và Điện ảnh: HS xem Clip minh họa cuộc kháng chiến chống Mĩ năm 1966. -Vậy là với năm 1966 là năm mà cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều thử thách khốc liệt. - Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc hành quân “Tìm Diệt”, Bình Định trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Tích hợp với môn Toán: Để thực hiện cho chiến lược trên Mĩ đã huy động một lược lượng rất lớn: Quân trang, quân dụng, súng ống,đạn dược… - Đặc biệt là một đội lính Mĩ rất lớn được chi viện sang chiến trường miền Nam Việt Nam: + Tháng 1/1966: 180.000 tên + Tháng 5/1966: 280.000 tên + Tháng 6/1966: 300.000 tên + Tháng 9/1966: 325.000 tên => Tổng cộng: 10.085.000 tên * GV: Nói về hoàn cảnh viết nên truyện 5 Cần ứng dụng Cntt ngắn này, tác giả đã tâm sự: “Năm 1966 tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với một câu chuyện của một cô giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày một đêm là hoàn thành tác phẩm này.” Như vậy, các em thấy tác phẩm “Chiếc lược ngà” đã được khơi nguồn từ một câu chuyện có thực và chính điều đó khiến câu chuyện của tác giả vô cùng chân thực và làm cho người đọc như bị cuốn hút ngay theo nội dung và như thấy được rõ hơn hình ảnh những người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. * Ngôi kể: Ai là người dẫn dắt và kể lại câu chuyện? Bác Ba – người bạn, người chứng kiến. - Ngôi thứ nhất - Tác dụng: vừa mang tính khách quan (chứng kiến và kể lại), vừa bộc lộ suy nghĩ, thái độ của mình (chủ quan) =>Câu chuyện tăng độ tin cậy và thấm đượm chất trữ tình. * Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. * Từ khó: Tìm những từ toàn dân tương đương với những từ địa phương sau: Từ địa phương Từ toàn dân Vàm kinh Cửa kênh(rạch)Áo Áo vải hoa bông Vết thẹo Vết sẹo Nói trổng Nói trống không Lui cui Lúi húi Cái vá Cái muôi Lòi tói Dây xích sắt - HS nối từ tương ứng * Ý nghĩa nhan đề: Vừa có ý nghĩa cụ thể 3. Đọc và tóm tắt: 6 Cần ứng dụng Cntt vừa có ý nghĩa biểu tượng. * Gợi ý cách đọc: - Giọng kể của nhân vật ông Ba xưng “tôi”: trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn. - Đoạn miêu tả tâm lí của bé Thu – ông Sáu (nhất là một đoạn đối thoại ngắn) cần đọc với giọng điệu phù hợp để thể hiện tâm trạng của các nhân vật. - Giáo viên cho học sinh đọc phân vai. * Tóm tắt: Dựa vào các tình tiết sau em hãy tóm tắt câu chuyện ? + Ông Sáu đi kháng chiến + Ông Sáu về thăm nhà. + Bé Thu không nhận cha. + Bé Thu nhận ra cha thì ông Sáu phải trở về đơn vị. + Tại khu căn cứ. - Tóm tắt : Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi khi con gái 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. - Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên má làm cho ông không giống với người cha mà nó đã thấy trong ảnh. -Nó nhất định không chịu gọi ba và đối xử như người xa lạ. - Đến lúc bé Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. - Ở khu căn cứ, ông Sáu ân hận vì đã đánh con, ông dồn hết tình cảm vào việc làm cây lược ngà tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh. -Trước lúc nhắm mắt ông đã kịp trao lại cây lược cho người bạn chiến đấu là bác Ba nhờ bác chuyển cho con gái. II. Đọc – Tìm hiểu văn bản 1. Tình huống truyện: Truyện được xây dựng trên những tình huống nào? 7 Cần ứng dụng Cntt -Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra ba thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. - Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy thì ông đã hi sinh. => Bất ngờ, độc đáo, Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình góp phần biểu lộ cảm huống truyện của tác giả? xúc của nhân vật. Nếu tình huống 1 thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống 2 lại bày tỏ một cách sâu sắc tình cảm của người cha đối với đứa con. Cần ứng dụng Cntt 2. Diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu. a. Trước khi Thu nhận ra cha: Diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu được chia ra làm mấy giai đoạn ? Đó là những giai đoạn nào? - Trước khi Thu nhận ra cha. - Khi Thu nhận ra ông Sáu là cha Thời điểm để bé Thu bộc lộ rõ tâm lí, tình cảm của mình với ông Sáu? - Thấy người lạ gọi. - Trong ba ngày ông Sáu ở nhà. - Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm. - Thấy người lạ gọi: - Khi má sai trông nồi cơm. - Khi ông Sáu gắp trứng cá vào chén nó. Phản ứng của bé Thu khi thấy một người lạ mặt gọi “con”, xưng “ba”? - Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn...ngơ ngác, lạ lùng.. ->Ngạc nhiên, hốt - “...mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu hoảng, sợ hãi. thét lên: “Má! Má!” Cử chỉ, và tiếng kêu ấy biểu thị cảm xúc gì của bé Thu? - GVB: Khi thấy một người đàn ông xa lạ bỗng nhận mình là con và gọi tên thì bé Thu rất ngạc nhiên, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạnh lùng... mặt tái, vụt chạy, kêu thét... =>Là phản ứng hết sức tự nhiên thể hiện tâm trạng hốt hoảng, sợ hãi. Chuyển ý Thế rồi, với ba ngày ít ỏi ông Sáu ở nhà, ông càng cố gắng gần gũi vỗ về con nhưng 8 càng cố gắng vỗ về thì bé Thu càng đẩy ông - Trong ba ngày nghỉ ra xa. phép: Cần ứng dụng Cntt Mở rộng thêm kiến thức Tích hợp với các môn học khác Khi má sai gọi ba vào ăn cơm, bé Thu đã nói với ông Sáu như thế nào? - Vô ăn cơm! - Cơm chín rồi! Từ lời nói đó đã bộc lộ thái độ gì của bé Thu? Ngoài ra bé Thu còn gọi ông Sáu là gì? - Gọi “người ta” Cách gọi ấy thể hiện điều gì? + Nói trống không, coi như người dưng. GV: Rồi một tình huống xảy ra mà bác Ba và ông Sáu nghĩ rằng nó phải đầu hàng không thể ương ngạnh được nữa: Mẹ đi mua thức ăn, bắt nó trông nồi cơm to, cơm sôi không thể tự chắt nước, mọi người nghĩ nó thua, phải gọi “ba”. Trước thế bí như thế, bé Thu đã xử lí như thế nào? (lời nói, việc làm) - Nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: + Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! + Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! => Nói trống không - Loay hoay nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước. Lời nói, việc làm của bé Thu chứng tỏ điều gì? - Với việc làm: đảm đang, tháo vát, thông minh. + Bất cần sự giúp đỡ. - Với ông Sáu: bất cần sự giúp đỡ. GVB: Phải nói rằng, tuy nhỏ tuổi nhưng bé Thu rất thông minh, đảm đang, tháo vát. Bị dồn vào thế bí ,nồi cơm thì to, nước trong nồi nhiều, lại đang sôi lên sùng sục như thúc giục nó, nó luýnh quýnh, nó loay hoay nhưng rồi tự biết thoát ra khỏi những khó khăn mà không cần sự giúp đỡ. Đó cũng là một minh chứng chứng minh con bé không chịu nhận ông Sáu là ba. Phải nói bé Thu là một em bé đáo để thật! Chuyển ý:Trong bữa cơm đó, để thể hiện sự quan tâm săn sóc với con, ông Sáu đã gắp cho nó một cái trứng cá to, vàng. 9 Trước sự quan tâm của ông Sáu, bé Thu đã có hành động như thế nào? - Lấy đũa soi vào chén...bất thần hất tung cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Hành động đó chứng tỏ Thu là một em bé như thế nào? Bị đánh, bé Thu đã có phản ứng ra sao? - Không khóc, ngồi im, đầu cúi gằm xuống. - Cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy bước ra khỏi mâm - Bỏ về nhà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng. - Mách với ngoại và khóc ở bên đó. Tất cả những hành động trên của bé Thu minh chứng cho điều gì? CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1. Có ý kiến cho rằng: Khi hất tung cái trứng cá, bị đánh mắng, lặng lẽ nhặt lại, lặng lẽ đứng dậy, bỏ ra xuồng, bỏ về nhà ngoại là lúc bé Thu bày tỏ tình yêu mãnh liệt đối với cha mình. Ý kiến của em? - Học sinh tự bộc lộ. + Bướng bỉnh, đáo để, ương ngạnh. -> Cự tuyệt một cách quyết liệt. - Giáo viên: => Phản ứng tâm lí của bé Thu 10 là hoàn toàn tự nhiên. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu được tình thế nghiệt ngã éo le của cuộc sống. Còn người lớn cũng không lường trước để chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường nên em không chấp nhận ông Sáu là ba, chỉ vì vết sẹo trên mặt ông khác với hình ảnh => Một tình yêu nguyên người cha mà nó biết… vẹn sâu sắc, mãnh liệt Tất cả những phản ứng trên cho thấy cho người ba. tình cảm của bé Thu dành cho người ba thật như thế nào? * Tiểu kết: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? - Lựa chọn ngôi kể thích hợp. - Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí. - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. - Từ ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ. Qua đoạn trích vừa tìm hiểu, em cảm nhận được điều gì từ nhân vật bé Thu? - Một em bé có cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi, một tình yêu sâu sắc với người cha (trong ảnh). 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Sử dụng phiếu học tập (thời gian 5 phút) CÂU HỎI THẢO LUẬN: Hình thức thảo luận theo nhóm: Nhóm 1: Chi tiết bé Thu không nhận cha (khi ông Sáu đi kháng chiến trở về thăm nhà )gợi cho em suy nghĩ gì? 11 Gợi ý:- Mang đến cho người đọc niềm xúc động chân thành về tình nghĩa cha con, về tình cảm ngây thơ, trong sáng mà vô cùng mãnh liệt ở một đứa trẻ. - Người đọc thấm thía, đồng cảm nỗi đau, nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh, về những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho con người: sự chia cách, những mất mát, hy sinh, những tổn thương trong tình cảm… Tích hợp với Lịch sử địa phương xã Hương Sơn – huyện Mĩ Đức trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : Nhóm 2: Được sống trong hòa bình, em cần có bổn phận gì? (Với quê hương, đất nước, gia đình và lớp người đi trước…) Tích hợp với môn giáo dục công dân: 12 Nhóm 3: Sưu tầm những bài hát được ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?(Nhóm hát một bài) Tích hợp với môn Âm nhạc. Nhóm 4: Vẽ tranh minh họa nhân vật em yêu thích? (ông Sáu, bé Thu hoặc cảnh hai cha con ông Sáu lúc ông Sáu chuẩn bị lên đường.) Tích hợp với môn Mỹ thuật. 13 CỦNG CỐ BÀI: Câu chuyện “Chiếc lược ngà”không chỉ nói về tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam ta. Với những hành động, phản ứng... của bé Thu tưởng rằng đáng ghét nhưng lại vô cùng đáng quí! Chính thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Đơn giản vì bấy giờ cô bé thấy vết thẹo dài trên má người xưng là ba không giống với ảnh cha mình... Điều đáng nói là cô bé không dễ tin người khác. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha. Nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé chưa chịu nhận. Đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một đứa bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một cô bé có lập trường. Đây chính là cái mầm ươm sâu kín sau này làm nên một tính cách cứng cỏi ngoan cường của một chị giao liên giải phóng. 8. Các sản phẩm của học sinh - Có tình cảm sâu sắc với cha mẹ, thầy cô và gia đình. - Yêu mến trân trọng lớp cha anh đã hi sinh cho nền độc lập dân tộc. - Tranh vẽ chân dung nhân vật mình yêu thích. Xác nhận của tổ chuyên môn Lê Mai Hương Hương Sơn, ngày 03 tháng 12 năm 2014 Người soạn bài Tạ Thị Lương Xác nhận của BGH nhà trường 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan