Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ P...

Tài liệu DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

.PDF
240
388
133

Mô tả:

DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ THANH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2013 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ THANH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh 2. PGS.TS Thái Văn Thành THÁI NGUYÊN, 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2013 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh và PGS.TS. Thái Văn Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý Giáo dục và Khoa Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2013 Tác giả Luận án Nguyễn Thị Thanh iii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Mục lục...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................vi Danh mục các bảng ...................................................................................................vii Danh mục các biểu đồ ................................................................................................ix Danh mục các sơ đồ ....................................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1  Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM...........................................................................6  1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................6  1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài....................................................................6  1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................9  1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài ................................................12  1.2.1. Học tập hợp tác........................................................................................12  1.2.2. Kỹ năng học tập.......................................................................................14  1.2.3. Kỹ năng học tập hợp tác..........................................................................16  1.2.4. Phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..........................................................16  1.2.5. Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác.........................17  1.3. Một số vấn đề về KNHTHT cần hình thành cho SV ĐHSP.........................19  1.3.1. Một số phân loại kỹ năng học tập hợp tác ..............................................19  1.3.2. Các giai đoạn phát triển KNHTHT.........................................................20  1.3.3. Mối quan hệ giữa dạy học và phát triển KNHTHT ................................21  1.3.4. Hệ thống kỹ năng học tập hợp tác cần phát triển cho SV ĐHSP ...........23  1.4. Lý luận dạy học theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP ..................26  1.4.1. Một số thuyết cơ sở của DH theo hướng phát triển KN HTHT.............26  1.4.2. Đặc điểm cơ bản của DH theo hướng phát triển KNHTHT...................31  1.4.3. Các yêu cầu của DH theo hướng phát triển KNHTHT ..........................37  1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học theo hướng phát triển KNHHT cho SV ĐHSP .........................................................................39  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................43  iv Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KNHTHT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ......................44  2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ...................................................................44  2.1.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................44  2.1.2. Đối tượng khảo sát .................................................................................44  2.1.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................44  2.1.4. Cách xử lý số liệu...................................................................................46  2.2. Kết quả khảo sát thực trạng............................................................................47  2.2.1. Thực trạng DH theo hướng phát triển KNHTHT ..................................47  2.2.2. Thực trạng KNHTHT của SV ĐHSP ....................................................62  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................72  Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KNHTHT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM .......................73  3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT......73  3.2. Các biện pháp dạy học theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.........74  3.2.1. Xây dựng quy trình DH theo hướng phát triển KNHTHT ....................74  3.2.2. Sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ...............84  3.2.3. Thiết kế nhiệm vụ dạy học theo mức độ tăng dần tương tác giữa SV - SV..................................................................................................91  3.2.4. Hướng dẫn SV HTHT có hỗ trợ công nghệ thông tin ...........................98  3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển KNHTHT .................................................................100  3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp...........................................................106  3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................107  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................108  Chương 4 .THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................109  4.1. Khái quát chung về thực nghiệm..................................................................109  4.1.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................109  4.1.2. Nội dung thực nghiệm .........................................................................109  4.1.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................110  4.1.4. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................111  4.1.5. Tiêu chí đánh giá..................................................................................112  4.1.6. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................115  v 4.2. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm................................................ 117  4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 ...................................................117  4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 ...................................................130  KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................145  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................146  1. Kết luận..............................................................................................................146  2. Kiến nghị ...........................................................................................................147  DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ..................................................148  LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................148  PHỤ LỤC .................................................................Error! Bookmark not defined.  vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung chữ viết tắt Chữ viết tắt 1 Biện pháp dạy học BPDH 2 Dạy học DH 3 Dạy học hợp tác DHHT 4 Đánh giá ĐG 5 Đại học ĐH 6 Điểm trung bình ĐTB 7 Độ lệch chuẩn ĐLC 8 Giảng viên GV 9 Giáo dục học GDH 10 Học sinh HS 11 Học tập hợp tác HTHT 12 Kiểm tra KT 13 Kỹ năng KN 14 Kỹ năng học tập hợp tác KNHTHT 15 Nội dung dạy học NDDH 16 Phương pháp PP 17 Phương pháp dạy học PPDH 18 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục PPNCKHGD 19 Sách giáo khoa SGK 20 Sinh viên SV 21 Sinh viên sư phạm SVSP 22 Số lượng SL 23 Sư phạm SP 24 Thứ bậc TB 25 Trung bình chung TBC 26 Trung học cơ sở THCS 27 Xã hội XH vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng hiểu biết của GV về những yêu cầu cần thiết khi DH theo hướng phát triển những KNHTHT ..............................................47 Bảng 2.2a: Đánh giá thực trạng việc xác định mục tiêu khi thiết kế bài dạy của GV..................................................................................................... 49 Bảng 2.2b: Đánh giá mục tiêu dạy học đạt được của SV sau kết thúc môn học ......... 50 Bảng 2.3: Đánh giá sự thuận lợi của nội dung các giáo trình, SGK, tài liệu DH trong việc thiết kế nội dung hoạt động theo nhóm hợp tác ..........51 Bảng 2.4: Đánh giá sự phù hợp trang thiết bị, điều kiện đối với DH theo hướng phát triển KNHTHT .................................................................52 Bảng 2.5: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp DH của GV......................53 Bảng 2.6: Thực trạng việc sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác của GV các trường ĐHSP .......................................................................................55 Bảng 2.7: Thực trạng việc thực hiện kiểm tra đánh giá của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT .........................................................60 Bảng 2.8: Những khó khăn của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT.............................................................................................61 Bảng 2.9: Thực trạng kỹ năng xác lập vị trí, vai trò của cá nhân trong nhóm hợp tác .......................................................................................64 Bảng 2.10: Thực trạng nhóm KN biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập ............66 Bảng 2.11: Thực trạng nhóm KN xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng và chia sẻ ...................................................................................67 Bảng 2.12: Thực trạng KN giải quyết quan điểm bất đồng trong học tập .............69 Bảng 4.1: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 1 ................................................110 Bảng 4.2: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 2 ................................................110 Bảng 4.3: Đánh giá KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC đầu vào đợt 1.........119 Bảng 4.4: So sánh kết quả rèn luyện các KNHTHT trước TN sau TN đợt 1 của nhóm TN .....................................................................................123 viii Bảng 4.5: So sánh kết quả phát triển KNHTHT của SV lớp TN và ĐC sau TN đợt 1.............................................................................................125 Bảng 4.6: Đánh giá chung nhóm KNHTHT trước và sau thực nghiệm đợt 1.......127 Bảng 4.7: Tổng hợp xếp loại kết quả học tập qua điểm trung bình chung các môn đầu vào đợt 2 nhóm TN và ĐC ...........................................130 Bảng 4.8: Đánh giá KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC đầu vào đợt 2.........131 Bảng 4.9: So sánh kết quả phát triển các KNHTHT trước TN và sau TN đợt 2 của nhóm tác động TN .............................................................137 Bảng 4.10: So sánh kết quả rèn luyện các KNHTHT của SV nhóm TN và nhóm ĐC đợt 2 ..................................................................................139 Bảng 4.11: Đánh giá chung kết quả KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC trước và sau TN đợt 2 ........................................................................141 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Biểu đồ kết quả học tập của nhóm TN1 và ĐC1 đầu vào đợt 1.....118  Biểu đồ 4.2. Biểu đồ kết quả học tập của nhóm TN2 và ĐC2 đầu vào đợt 1.....118  Biểu đồ 4.3: Biểu đồ kết quả trung bình chung các nhóm KN của nhóm TN2 và ĐC2 đợt 1..........................................................................119  Biểu đồ 4.4: Đường biểu diễn tần xuất điểm thi học kỳ môn GDH của nhóm TN1 và ĐC1đợt 1...........................................................................120  Biểu đồ 4.5: Đường biểu diễn tần xuất điểm thi học kỳ môn GDH của nhóm TN2 và ĐC2 .........................................................................120  Biểu đồ 4.6: Đường biểu diễn tần xuất kiểm tra cuối kỳ môn PPNCKHGD của lớp TN1 và ĐC1 đợt 1 .............................................................121  Biểu đồ 4.7: Đường biểu diễn tần xuất kiểm tra cuối kỳ môn PPNCKHGD của lớp TN2 và ĐC2 đợt 1 .............................................................121  Biểu đồ 4.8: So sánh giá trị trung bình của các nhóm KNHTHT trước và sau thực nghiệm của nhóm TN đợt 1 .............................................124  Biểu đồ 4.9. So sánh điểm TB các nhóm KNHHT của SV nhóm TN và ĐC sau TN đợt 1...................................................................................126  Biểu đồ 4.10. So sánh điểm TBC của KNHTHT của SV nhóm TN và ĐC sau TN đợt 1 .........................................................................................127  Biểu đồ 4.11. Biểu đồ kết quả trung bình chung các nhóm KN của nhóm TN và đầu vào ĐC đợt 2.......................................................................131  Biểu đồ 4.12: Đường biểu diễn kết quả cuối kỳ môn GDH của nhóm TN3 và ĐC3 ..133  Biểu đồ 4.13: Đường biểu diễn kết quả cuối kỳ của môn GDH nhóm TN4 và ĐC4....133  Biểu đồ 4.14: Đường biểu diễn kết quả cuối kỳ môn GDH của nhóm TN5 và ĐC5....133  Biểu đồ 4.15: Đường biểu diễn kết quả % xếp loại nhận thức cuối kỳ đợt 2 môn PPNCKHGD của nhóm TN3 và ĐC3....................................134  Biểu đồ 4.16: Đường biểu diễn kết quả % xếp loại nhận thức cuối kỳ đợt 2 môn PPNCKHGD của nhóm TN4 và ĐC4 đợt 2 ..........................135  x Biểu đồ 4.17: Đường biểu diễn kết quả % xếp loại nhận thức cuối kỳ đợt 2 môn PPNCKHGD của nhóm TN5 và ĐC5 đợt 2 ..........................135  Biểu đồ 4.18: So sánh giá trị trung bình của trước và sau thực nghiệm của nhóm TN đợt 2 ...............................................................................137  Biểu đồ 4.19. So sánh điểm trung bình các nhóm KNHHT của SV nhóm TN và ĐC sau TN đợt 2........................................................................139  Biểu đồ 4.20: So sánh điểm trung bình chung nhóm KNHTHT của SV nhóm TN và ĐC sau TN đợt 2 .................................................................141  DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khái quát các KNHTHT..........................................................................26  Sơ đồ 1.2: Yêu cầu khi thiết kế DH theo hướng phát triển KNHTHT .....................39  1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện, triệt để cả về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức giáo dục đào tạo. Vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị quyết của các Đại hội Đảng IX, X, XI và được thể chế hoá bằng Luật Giáo dục. Đặc biệt, "Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, đã ghi rõ, triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học, phát huy tính chủ động, sáng tạo và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Như vậy, mục tiêu đào tạo ở các trường đại học không chỉ là mang lại cho sinh viên kiến thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp, mà quan trọng hơn là trang bị cho họ phương pháp học tập, hình thành khả năng thích ứng xã hội, trở thành người có năng lực lao động sáng tạo và biết cách học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Kỹ năng học tập luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập trong các nhà trường, nó quyết định chất lượng học tập của mỗi sinh viên. Có rất nhiều kỹ năng học tập, một trong những kỹ năng học tập mà chúng tôi quan tâm có thể mang lại hiệu quả cao trong học tập đó là KNHTHT. Bởi, hợp tác là một phẩm chất quý báu của người lao động. Đặc biệt, càng quan quan trọng hơn trong xã hội hiện đại, nó là mục tiêu của giáo dục (học để cùng chung sống), giúp mỗi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ, thành đạt trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai. Đối với SVSP, KNHTHT còn tác động lâu dài tới sự phát triển nghề nghiệp của họ, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông nơi họ công tác sau này. Bởi, các tác động giá trị xã hội đương đại như kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và thông tin phát triển nhanh chóng, phức tạp đang đòi hỏi một nhu 2 cầu cấp thiết những giáo viên phải có những KNHTHT và truyền đạt những KNHTHT. Họ phải là người chủ động, tích cực biết thiết lập các tinh thần hợp tác và các ý tưởng sáng tạo ngay trong nhà trường phổ thông để thực hiện trọng trách là người đào tạo lực lượng những chủ nhân tương lai cho đất nước, biết làm chủ những kỹ năng công nghệ cao và có khả năng thiết lập những cơ sở hợp tác xã hội như trong sản xuất, dịch vụ, tài chính, kinh doanh… Ở các trường ĐHSP hiện nay, việc đổi mới phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ về nội dung, chương trình dành nhiều thời gian cho SV tự học và làm việc theo nhóm, SV phải chung sức với nhau hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Hơn nữa, chuẩn đầu ra mong muốn của các trường ĐHSP trong cả nước được công bố rộng rãi trên các website ngoài các mục tiêu: kiến thức; kỹ năng; ngoại ngữ; tin học… đều có “kỹ năng làm việc cùng nhau, kỹ năng chia sẻ và hợp tác”. Vậy nên, việc tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT không chỉ đáp ứng yêu cầu học tập của SV hiện thời mà còn là biện pháp thực hiện thành công chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu mong muốn của các trường ĐHSP. DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV trong các trường ĐHSP hiện nay về mặt lý thuyết chưa được nghiên cứu đầy đủ, về mặt thực tiễn ở các trường đại học chưa được vận dụng đúng mức. Chưa có quy trình và biện pháp hữu hiệu nâng cao việc thực hiện DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV Sư phạm. Mối quan hệ thầy - trò vẫn mang nặng tính “quyền uy, thứ bậc”, SV không dám chủ động giao tiếp, trao đổi... làm giảm đi sự hài hoà, mật thiết trong môi trường giáo dục mà lẽ ra cần phải thân thiện. Vì vậy, phát triển KNHTHT cho sinh viên ở các trường ĐHSP là một mục tiêu quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc vấn đề này chúng tôi lựa chọn “Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP; từ đó đề xuất các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV, nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH ở các trường ĐHSP và đào tạo giáo viên hiện nay. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình DH theo hướng phát triển kỹ năng học tập cho SV Đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ở các trường ĐHSP. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng DH ở Đại học phụ thuộc vào kỹ năng học tập của SV. Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học như: xác lập các bước dạy học phù hợp trên lớp; sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học hợp tác; thiết kế được nhiệm vụ dạy học theo mức độ tăng dần tương tác giữa SV- SV và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển KNHTHT thì sẽ nâng cao kết quả học tập, phát triển được hệ thống KNHTHT, tác động tích cực đến cách học của SV ĐHSP hiện nay. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng KNHTHT và DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP. 5.3 Xây dựng các biện pháp dạy học DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV các trường ĐHSP. 5.4 Thực nghiệm sư phạm. 6. Giới hạn nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên các biện pháp DH phát triển KNHTHT cho SV hệ chính quy ĐHSP. - Đề tài khảo sát ở các trường ĐHSP Thái Nguyên; ĐH Hồng Đức; ĐH Vinh; ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. - Tổ chức thực nghiệm trong dạy học các môn học: GDH, PPNCKHGD cho sinh viên ngành sư phạm ở trường ĐH Hồng Đức. 4 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học có liên quan nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy được bức tranh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Lập phiếu quan sát các KNHTHT của SV trong hoạt động học tập ở các trường ĐHSP. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng việc DH theo hướng phát triển KNHTHT và KNHTHT của SV các trường ĐHSP. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các giảng viên có chuyên môn sâu về PPDH và một số SV để định hướng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng KNHTHT và DH theo hướng KNHTHT cho SV ở các trường ĐHSP. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm: Thông qua phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động của sinh viên như: bản thu hoạch cá nhân, kết quả thu hoạch nhóm v.v. Từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu về các KNHTHT của sinh viên. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp DH phát triển KNHTHT cho sinh viên các trường ĐHSP. 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ Sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu điều tra và thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp mới của luận án - Xác định được hệ thống KNHTHT cho SV ĐHSP. - Xác định được những đặc điểm cơ bản của DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP. 5 - Xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn của DH theo hướng KNHTHT cho SV ĐHSP đáp ứng yêu cầu đào tạo Đại học trong bối cảnh hiện nay. - Xây dựng được 5 biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT: Xác lập quy trình các bước dạy học phù hợp trên lớp; sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học hợp tác; thiết kế được nhiệm vụ dạy học theo mức độ tăng dần tương tác giữa SV - SV; hướng dẫn sinh viên học tập có hỗ trợ của công nghệ thông tin và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển KNHTHT để vận dụng vào quá trình đào tạo GV trong các trường ĐHSP và các khoa sư phạm 9. Luận điểm bảo vệ - KNHTHT là một kỹ năng học tập quan trọng cần được phát triển cho SV ĐHSP để đáp ứng mục tiêu đào tạo GV. - Thông qua DH ở đại học có thể phát triển KNHTHT cho SV. - Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của SV và tùy theo định hướng DH có thể phát triển ở người học những kỹ năng học tập cần thiết. - DH theo hướng phát triển KNHTHT được thực hiện bằng những biện pháp có cơ sở khoa học, hợp lý không chỉ nâng cao kết quả học tập cho SV ĐHSP mà còn hình thành KNHTHT có tác động tích cực đối với cách học của SV tạo nền tảng cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Dạy học hợp tác là ý tưởng đã có từ rất lâu đời. Người Do Thái cho rằng muốn học một điều gì cũng cần phải hợp tác với nhau, để lĩnh hội được nội dung kinh Talmud mỗi người học phải có 3 thứ: một bản kinh Talmud, một thầy dạy và một bạn học. Ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất, Marco Fabio Quintilian cho rằng người học sẽ có rất lợi nếu biết nói những điều mình hiểu cho người khác cùng hiểu. Đến thế kỷ thứ XVII, Jan Amôt Komenxki (1592 - 1670) tin rằng học sinh sẽ học tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình... [97, tr.15]. Các nhà giáo dục tiên tiến đều đã nói đến lợi tích của việc HTHT, HS học với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra một môi trường học tập thuận lợi. Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Reverend Bebel và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, họ chia học sinh thành từng nhóm để hoạt động. Thông qua hoạt động nhóm, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học tập tốt. Ý tưởng HTHT được nhanh chóng đưa từ Anh sang Mỹ và đã nhận được sự hưởng ứng, phát triển rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong như John Dewey, Roger Parker, Morton Deutch... Họ đề cao khía cạnh xã hội của việc học tập và cũng nâng cao vai trò của nhà giáo trong việc giáo dục học sinh một cách dân chủ. J. Dewey cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì người học phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hoá trong một thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học [98, tr.17]. 7 Bối cảnh nền giáo dục nước Mỹ thế kỷ XVIII có sự cạnh tranh không lành mạnh có hiện tượng kỳ thị, phân biệt chủng tộc trong giáo dục. Năm 1806 ở New York (Mỹ) thành lập trường Lancaster bắt đầu vận dụng tư tưởng giáo dục hợp tác. Tư tưởng này nhanh chóng phát triển rộng khắp nước Mỹ. Đầu thế kỷ XIX, các trường công ở Mỹ đề cao việc HTHT nhằm đảm bảo cho những học sinh có nguồn gốc khác nhau cùng học trong một trường để trở thành “người dân Mỹ”. “Ngôi nhà lớp học” là nơi giáo viên dạy những học sinh có nguồn gốc khác nhau cùng hợp tác trong học tập. Trong thời gian từ năm 1930 đến 1940, nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin đã nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong các nhóm dân chủ. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách cư xử trong nhóm và xây dựng lý thuyết cơ sở về HTHT. Sau đó, Morton Deutsch đã phát triển lí luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở “Những lí luận nền tảng” của Lewin. Năm 1940, Morton Deutsch đưa ra lí thuyết về các tình huống hợp tác và cạnh tranh. Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, xã hội Mỹ phát động phong trào phản đối phân biệt chủng tộc trên quy mô lớn. Từ đó, nhiều nhà giáo dục cũng bắt đầu tìm kiếm những con đường giáo dục để cải thiện quan hệ chủng tộc trong môi trường lớp học. Trong những năm 70 của thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu đã thành lập nhóm “nghiên cứu hành động” để thiết kế các phương pháp sư phạm trên cơ sở các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong lớp học. Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về HTHT tại Israel vào năm 1979, David Johnson; Elliot Aronson; Richard Schmuck và Larry Sherman đã đưa ra giải pháp “Hợp tác học tập”. Họ đã trình bày bản chất, đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc của HTHT, học tập cá nhân, học tranh đua và đã chỉ ra ưu, nhược điểm của từng cấu trúc của HTHT. Đặc biệt, chỉ rõ muốn học tập tốt học sinh phải có KNHTHT đồng thời chứng minh rằng HTHT góp tích cực vào sự hội nhập giữa học sinh da đen và da trắng. Lí thuyết HTHT của Kurt Lewin được coi là cơ sở đưa đến hàng loạt những nghiên cứu và các cuộc tranh luận sau đó. Gần nhất là tại hội nghị quốc tế IASCE họp ngày 21 - 25/4 năm 2004 tại Singapore trong đó HTHT đã được đưa ra để thảo luận và xác định KNHTHT phải được xem là định hướng trong DH (Brody et al, 2004). 8 Có thể nói Kurt Lewin đã tạo nên dấu ấn mới trong lịch sử phát triển tư tưởng DH nhóm khi nghiên cứu các hành vi hợp tác và kết luận của ông với các thế hệ học trò cũng chính là đặc điểm cơ bản của DH theo hướng phát triển KNHTHT. Đặc biệt, kết quả các nghiên cứu trên đã gắn liền tên tuổi các nhà nghiên cứu với các kỹ thuật DHHT nổi tiếng dựa trên cơ sở lý luận và thực nghiệm ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới như: Kỹ thuật Puzzle Jigsaw (Aronson et al, 1978; Aronson, 2000), kỹ thuật Xung đột sáng tạo và thủ tục tranh cãi (Johnson & Smith, 1987), kỹ thuật Nhóm điều tra (Sharan & Sharan, 1992), kỹ thuật Stad (Đội sinh viên và cách chia thành tựu), kỹ thuật TGT (Trò chơi giải đấu), kỹ thuật TAI (Hướng dẫn đội chơi tăng tốc), kỹ thuật CIRC (Đọc hợp tác tích hợp và các thành phần), kỹ thuật DEC (Phản biện tiểu luận cặp đôi, Millis & Cottell năm 1998 và Millis Sherman & Cottell, 1993), kỹ thuật STP (Dự án đội sinh viên, Sherman & Woy-Hazelton, 1988), kỹ thuật Chỉ dẫn phức tạp (Cohen, 1994)... Slavin (1995) đã mô tả và hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật này trong các trường học. Nhiều kỹ thuật cũng được sử dụng trong giáo dục đại học. Ví dụ, tại trường Đại học Myami có một chương trình sau đại học nghiên cứu môi trường, trong đó sử dụng “Dự án đội sinh viên” (STP). STP (ngày nay được gọi là CTP hoặc “Dự án tập thể đội” là một sự bùng phát trực tiếp của tác phẩm trước đây của Lippitt (Lippitt et al, 1958) tại Đại học Michigan (Sherman & Woy Hazleton, 1988) [99]. Nổi bật, các nhà nghiên cứu như: Johnson (et al, 1981); Sharan (1990); Slavin (1995) [dẫn theo 102, tr.194] là đã chỉ ra 5 yếu tố chính trong cấu trúc DHHT: Sự phụ thuộc lẫn; Trách nhiệm cá nhân; Tương tác mặt đối mặt; Nhóm không đồng nhất; Kỹ năng xã hội [99, tr.149-150]. Tính đến năm 1992, nghiên cứu việc giảng dạy và học tập hợp tác đã thực hiện trên 200 trường đại học và cao đẳng. Astin đã rút ra kết luận rằng: sự tương tác giữa người học với nhau và giữa người dạy với người học là những cơ sở rõ ràng nhất để có thể dự đoán được những thay đổi tích cực về quan điểm nhận thức trong SV đại học và cao đẳng [dẫn theo 126, tr. 20-22].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan