Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học theo chủ đề tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính biện pháp hạn chế sự gia tăng ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính biện pháp hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính

.DOC
26
616
96

Mô tả:

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN. 1.Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề: “TÌM HIỂU VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỰ GIA TĂNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH” 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: - Học sinh biết và vận dụng được các kiến thức của các môn học (Địa lý, Sinh học, Vật lý, Hóa Học, Tin học, GDCD) vào giải quyết vấn đề nghiên cứu tìm hiểu. Hệ thống kiến thức, nắm vững kiến thức các môn học, áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. - Hiểu rõ hơn về hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người và trái đất. - Dựa vào cơ sở khoa học hiểu sâu hơn về “Hiệu ứng nhà kính” và phân tích được các biện pháp để hạn chế sự ra tăng hiệu ứng nhà kính- một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. - Hiểu được Hiệu ứng nhà kính là gì? Biết các nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.(Địa lý 7) - Tìm hiểu được thực trạng của Hiệu ứng nhà kính hiện nay. - Biết được các chất khí gây ra “Hiệu ứng nhà kính”(Hóa 8,9) - Hiểu được đặc điểm, môi trường sống, ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật; Tác động của con người đối với môi trường (Sinh vật 9). - Hiểu sự truyền ánh sáng và bức xạ nhiệt (Lý 8). b. Kỹ năng: - Biết cách phân tích, giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính- những nguyên nhân, ảnh hưởng của nó đến con người và trái đất bằng kiến thức khoa học. - Có năng lực tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn (Địa lý, Sinh học, Vật lý, Hoá học, GDCD) vào giải quyết các vấn đề. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 1 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học - Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Phụ lục II - Học sinh có năng lực làm việc độc lập và sáng tạo giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân. - Phát triển năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, biết phân tích và đánh giá thông tin, khắc phục sai lầm trong giải quyết tình huống của nhóm. c. Thái độ: - Yêu quý thiên nhiên, tìm mọi cách để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của con người. - Có ham muốn khai thác, tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính - một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. - Hứng thú, yêu thích chủ đề. - Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành. - Giáo dục cho học sinh có ý thức ham học hỏi, tìm tòi và biết vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tế. 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Đối tượng: Học sinh khối 9 trường THCS Thị Trấn Quốc Oai. - Số lượng học sinh: 24 học sinh. - Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Học sinh có học lực khá, giỏi, chăm học, có ý thức học tập tìm tòi, nghiên cứu và có nguyện vọng muốn tham gia chủ đề. - Thời gian thực hiện: chủ đề được thực hiện trong thời gian ngoại khóa: tháng 11/2014. 4. Ý nghĩa của bài học: - Xây dựng cho giáo viên và học sinh tập quán thường trực phương pháp dạy và học tích hợp bộ môn, giúp học sinh có tư duy tổng hợp các kiến thức liên môn vận dụng vào giải quyết vấn đề. - Qua bài học giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên cứu. Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo. - Có ý thức trong việc học đi đôi với hành, rèn kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 2 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II - Các em nắm vững hơn kiến thức của các môn học, biết áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. - Các em hiểu được bản chất của vấn đề cần tìm hiểu, từ đó có các biện pháp tích cực để giải quyết ván đề đó. Cụ thể: các em hiểu rõ khái niệm “Hiệu ứng nhà kính”, từ đó các em có ham muốn tìm hiểu các nguyên nhân gây ra, cũng như ảnh hưởng của nó đến cuộc sống. Từ đó các em tìm ra được các biện pháp để hạn chế sự ra tăng. 5. Thiết bị dạy học: - Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: đồ dùng để học sinh ghi kết quả hoạt động nhóm (giấy A4, bút dạ, vở thực hành của học sinh); - Tài liệu phục vụ cho dạy học: Máy chiếu, máy tính, Các kiến thức liên quan (qua thực tiễn địa phương, sách báo, tranh ảnh, thông tin trên mạng Intenet ...) - Các ứng dụng CNTT trong việc dạy học của bài học: Bài giảng điện tử, các hình ảnh, video, khai thác nguồn tư liệu. - Học sinh chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV: vở thực hành, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm; chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công… 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 6.1. Nội dung chính của chủ đề: - Dạy học theo chủ đề: “Tìm hiểu về Hiệu ứng nhà kính- Biện pháp khắc phục sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính” - Tìm hiểu rõ khái niệm Hiệu ứng nhà kính. - Tìm hiểu về thực trạng của Hiệu ứng nhà kính. - Các nguyên nhân dẫn tới Hiệu ứng nhà kính. - Nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính. 6.2. Cách tổ chức dạy học: - Dạy học theo chủ đề cho 24 học sinh khối 9 có lực học khá, giỏi, chăm học, có ý thức học tập tìm tòi và nghiên cứu. Có nguyện vọng muốn được tham gia chủ đề. - Tiết 1: + Giáo viên giới thiệu tên chủ đề, kế hoạch thực hiện chủ đề. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 3 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học + HS thực hiện bài viết trước khi học chủ đề. Phụ lục II - Tiết 2,3: Tiến trình dạy học: học sinh nghiên cứu chủ đề theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng phương pháp bàn tay nặn bột. + Viết báo cáo: Học sinh làm việc cá nhân theo sự phân công thực hiện nhiệm vụ của nhóm, các nhóm thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo. - Tiết 4,5: Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu của các nhóm, các nhóm nhận xét bổ xung; giáo viên chuẩn hoá kiến thức và đánh giá kết quả. 6.3. Phương pháp dạy học: - Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột, hoạt động theo nhóm, tư duy tổng hợp, nghiên cứu tài liệu vào dạy và học chủ đề. Ứng dụng CNTT trong dạy học. - Phương pháp khác: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, Đàm thoại, phân tích tổng hợp. 6.4. Hoạt động của học sinh: - Tiết 1: Học sinh thực hiện bài viết trước khi học chủ đề: “Em hiểu gì về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính? Theo em nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính? Con người cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng này, là học sinh em sẽ làm gì?”. - Tiết 2,3: Học sinh thực hiện nghiên cứu chủ đề. Học sinh nhiệt tình thực hiện các yêu cầu hoạt động của giáo viên, vận dụng tốt phương pháp bàn tay nặn bột để tự tìm ra được kiến thức, giải quyết được vấn đề nghiên cứu. Học sinh viết báo cáo của cá nhân theo nhiệm vụ được phân công và báo cáo của nhóm. Nhóm chuẩn bị trình bày báo cáo. - Tiết 4,5: Học sinh trình bày kết quả hoạt động của nhóm, thảo luận kết quả nghiên cứu và tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. 6.5. Hoạt động của giáo viên: - Tiết 1: Giáo viên thông báo chủ đề của buổi học và kế hoạch thực hiện chủ đề. - Tiết 2,3: Giáo viên tổ chức dạy học chủ đề theo phương pháp “bàn tay nặn bột”. Học sinh tìm ra được kiến thức cần đạt qua bài học. - Tiết 4,5: Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày báo cáo, thảo luận kết quả nghiên cứu. Hoàn thiện nội dung kiến thức và tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 4 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học 6.6. Các hoạt động dạy học cụ thể: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1: Giới thiệu phương pháp, kế hoạch thực hiện chủ đề: Gv nêu kế hoạch dạy chủ HS thực hiện bài viết trước khi đề: học chủ đề: “Em hiểu gì về hiện Tiết 1: + Giáo viên giới tượng Hiệu ứng nhà kính? Theo thiệu tên chủ đề, kế hoạch em nguyên nhân nào gây ra hiệu thực hiện chủ đề. ứng nhà kính? Con người cần + Học sinh làm bài viết. phải làm gì để hạn chế hiện tượng Tiết2,3: Tiến hành nghiên này, là học sinh em sẽ làm gì?” cứu chủ đề: hs nghiên cứu chủ đề và viết kết quả nghiên cứu. Tiết 4,5: Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu của các nhóm; giáo viên chuẩn hoá kiến thức và đánh giá kết quả. Tiết 2, 3: Thực hiện nghiên cứu chủ đề. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. ? Em có hiểu biết gì về “Hiệu ứng nhà kính”? Có - Ghi câu hỏi tình huống vào vở cách nào để hạn chế sự thực hành. gia tăng “Hiệu ứng nhà kính”? - Gv hướng dẫn HS: - HS hoạt động theo 4 nhóm, Chúng ta cùng tìm hiểu: nghiên cứu, thảo luận các kiến + Hiệu ứng nhà kính là thức hiểu biết về những vấn đề hiện tượng gì? cần quan tâm tới Hiệu ứng nhà + Có có hại gì đối với kính? cuộc sống không? + Tại sao lại gây ra hiện tượng này? + Dựa vào các kiến thức môn học nào để tìm hiều, giải thích? Hoạt động 2:Hình thành biểu tượng ban đầu của HS. - Yêu cầu học sinh nêu - Mô tả bằng lời những hiểu biết những dự đoán về những ban đầu vào vở thực hành; thống kiến thức hiểu biết liên nhất ghi vào giấy hoạt động quan đến hiện tượng Hiệu nhóm. ứng nhà kính vào vở thực hành. - Yêu cầu đại diện các - Đại diện các nhóm lên treo kết Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai Phụ lục II Nội dung 5 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II nhóm lên treo kết quả và quả hoạt động của nhóm và trình trình bày bằng lời dự bày bằng lời dự đoán của nhóm. đoán của nhóm? - Dự kiến nhận định ban đầu của học sinh: Hs có thể đưa ra các khái niệm về hiện tượng hiệu ứng nhà kính liên quan đến môn học như: + Hiểu thế nào là Hiệu ứng nhà kính; Khí nhà kính dựa vào môn Vật Lý, Hoá học để giải thích. + Những ảnh hưởng của Hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống con người và trái đất: dựa vào môn Sinh học, Địa lý để giải thích về những ảnh hưởng. + Nguyên nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính: dựa vào môn Sinh, Hoá, sự hiểu biết kiến thức thực tế như các hoạt động của con người….để giải thích các nguyên - GV Cho các em so sánh nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. ý kiến của các nhóm rồi + Học sinh đưa ra một số biện hệ thống lại. pháp để hạn chế sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính... Hoạt động 3: Đưa ra các giả thuyết KH (đề xuất các câu hỏi) và phương án kiểm chứng. *Đề xuất các câu hỏi: - Yêu cầu HS thảo luận - Hs đưa ra lý lẽ các giả thuyết về đưa ra giả thuyết (đề xuất những kiến thức có liên quan đến các câu hỏi) về kiến thức Hiệu ứng nhà kính. các môn học liên quan đến hiệu ứng nhà kính? * Dự kiến các câu hỏi đề xuất của - Yêu cầu đại diện các học sinh: nhóm lên trình bày các ý +Hiệu ứng nhà kính: là hiệu ứng kiến thể hiện sự thắc mắc xảy ra khi năng lượng bức xạ của cần nghiên cứu của tia sáng mặt trời xuyên qua các nhóm? cửa sổ bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không gian bên trong phải không? + Khí nhà kính: CH4, N2O, 03, CO, CFC.. . Trong đó sự đóng góp chủ yếu đối với hiệu ứng nhà kính là CO2 và hơi nước ?. + Có phải Hiệu ứng nhà kính giữ Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 6 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II trái đất luôn đủ ấm không? . + Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ tăng, mùa hè nóng nực hơn ?. + Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển? + Nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. + Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi. Mưa tăng gây lụt lội thường xuyên, hạn hán kéo dài. + Sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng? + Nạn cháy rừng, ngập lụt xảy ra thường xuyên? - HS đưa ra một số biện pháp hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính. *phươngán kiểm chứng. *Hs thảo luận đưa ra các phương ? GV yêu cầu hs thảo án tìm hiểu nghiên cứu. luận đưa ra các phương - Dự kiến các phương án của học án tìm hiểu nghiên cứu sinh: của nhóm. + Dựa vào môn Lý, Hoá để tìm - Yêu cầu đại diện các hiểu về Khái niệm Hiệu ứng nhà nhóm lên trình bày các kính, Khí nhà kính phương án nghiên cứu, + Dựa vào môn Sinh, Hoá, Địa nêu các yêu cầu về tài để tìm hiểu các nguyên nhân, ảnh liệu, đồ dùng của nhóm. hưởng của hiệu ứng nhà kính. + Dựa vào môn Sinh, GDCD, Hoá để tìm hiểu giải thích các biện pháp hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính. Hoạt động 4: Nghiên cứu tìm tòi. - Cho HS tiến hành thảo - Tiến hành tìm hiểu kiến thức, luận, tìm tòi, nghiên cứu, ghi lại những điều tìm hiểu được tìm hiểu các kiến thức để và giải thích trong vở thực hành. kiểm chứng các giả thuyết đã đưa ra. -Trong quá trình hs nghiên cứu gv gợi ý, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ Đại diện các nhóm lên trình bày HS (khi cần thiết) để các bằng lời những hiểu biết của em có hướng giải quyết nhóm mình về Hiệu ứng nhà Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 7 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II vấn đề. GV gợi ý các nhóm tìm hiểu các vấn đề sau: + Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gì? + Khí nhà kính là khí nào? + Có có hại gì đối với cuộc sống không và trái đất không? + Tại sao lại gây ra hiện tượng này?( nguyên nhân do đâu?) + Có cách nào để hạn chế? Là học sinh em sẽ làm gì? Dựa vào cơ sở khoa học nào em nghĩ ra điều đó? kính. +Hiệu ứng nhà kính: là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua các cửa sổ bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không gian bên trong. + Khí nhà kính: CH4, N2O, 03, CO, CFC.. . Trong đó sự đóng góp chủ yếu đối với hiệu ứng nhà kính là CO2 và hơi nước . + Hiệu ứng nhà kính xảy ra với hàm lượng khí nhà kính không quá cao. Hiện tượng này cần cho sự sống giữ trái đất luôn đủ ấm. + Hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng cao. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ tăng, mùa hè trở nên nóng nực hơn. + Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. + Nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. + Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi.Mưa tăng gây lụt lội thường xuyên, hạn hán kéo dài. + Sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao. + Nạn cháy rừng, ngập lụt dễ xảy ra và xảy ra thường xuyên. - HS đưa ra một số biện pháp hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính của mọi người, của xã hội và của bản thân các em. - Tổ chức cho học sinh - So sánh kết quả tìm hiểu với đối chiếu kết quả tìm hiểu những hiểu biết ban đầu. với dự đoán ban đầu và -Hs thống nhất kết quả nghiên nhận xét. cứu. Biết dùng kiến thức các môn học để lý luận, giải thích. Tiết 4,5:Hoạt động 5: KL, hệ thống hoá kiến thức. *Tổ chức báo cáo, thảo - Ghi kết luận kiến thức tìm hiểu Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 8 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học luận kết quả nghiên cứu của các nhóm. - Các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình. -Yêu cầu các thành viên trong nhóm và các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn các vấn đề cần tìm hiểu. -Từ kết quả tìm tòi, nghiên cứu, yêu cầu học sinh nêu kết luận về kiến thức tìm hiểu được vào vở thực hành. - Giáo viên nhận xét, kết luận những kiến thức cần tìm hiểu. Gợi ý những điều học sinh còn chưa rõ phải tìm hiểu thêm. Phụ lục II được và giải thích sơ lược kiến thức vào vở thực hành. - Các nhóm trưởng lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm (các nhóm trình bày bằng văn bản và thuyết trình) - Các nhóm và thành viên nhóm khác nhận xét bổ xung. - Các nhóm cùng thảo luận để làm rõ kiến thức. 1.Thế nào là hiệu ứng nhà kính ? - Hiệu ứng nhà kính:... - Phân loại hiệu ứng nhà kính: +Hiệu ứng nhà kính tự nhiên... +Hiệu ứng nhà kính nhân tạo... - Khí nhà kính: 2. Những ảnh hưởng của Hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống con người và trái đất. 3. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. 4. Biện pháp để hạn chế sự gia tăngHiệu ứng nhà kính. -Biệnpháp chung ... -Biện pháp của bản thân hs.. *GV hoàn thiện nội dung, kiến thức: 1. Thế nào là hiệu ứng nhà kính ? - Hiệu ứng nhà kính: là thuật ngữ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không gian bên trong dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 9 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu Ứng Nhà Kính. - Có 2 loại hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính tự nhiên: là hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra với hàm lượng khí nhà kính không quá cao. Hiện tượng này cần cho sự sống. Hiệu ứng nhà kính nhân tạo: xảy ra do sự tác động của con người làm tăng nồng độ của khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng cao. - Khí nhà kính: Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Bức xạ của trái đất là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại, khó xuyên qua lớp khí quyển và bị hấp thu lại bởi một số thành phần có trong khí quyển như CO 2 và hơi nước. Lượng nhiệt này bị giữ lại và làm nhiệt độ bên trong (nhà kính) tăng lên. Các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ và làm nóng lớp không khí ở gần bề mặt Trái Đất được gọi là các khí nhà kính. Đó là các thành phần dạng khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ tia sóng dài và sau đó lại nhả hấp thụ. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v... Các khí nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm khí nhà kính tự nhiên và khí nhà kính nhân tạo. Các khí nhà kính tự nhiên quan trọng nhất là CO 2 và hơi nước. Ngoài ra còn có những khí nhà kính nhân tạo khác như CH4, N2O, 03, CO, CFC.. . Trong đó sự đóng góp chủ yếu đối với hiệu ứng nhà kính là CO2 và hơi nước . Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 10 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II 2. Những ảnh hưởng của Hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống con người và trái đất: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên. Do vậy trên diện rộng, tất cả các khí nhà kính trên trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh của chúng ta, làm ấm lên bầu khí quyển gần bề mặt trái đất, giữ trái đất luôn đủ ấm hỗ trợ sự sống cho muôn loài Nhưng các nhà khoa học kết luận rằng sự phát thải khí nhà kính tăng sẽ tích tụ năng lượng quá nhiều làm nhiệt độ toàn cầu tăng dẫn đến biến đổi khí hậu. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO 2 => CFC => CH4 => O3 => NO2. Khoảng 1/2 khí CO2 được thực vật và nước biển hấp thu. Phần CO2 được nước biển hấp thu sẽ kết tủa và hòa tan trong nước biển. Các thực vật dưới biển giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và cân bằng CO 2 giữa khí quyển và bề mặt đại dương. Phần CO2 còn lại tồn lưu trong khí quyển, ảnh hưởng tốt đối với thực vật: tăng cường độ phì nhiêu và khả năng Quang hợp. Những thay đổi ngày nay là kết quả của sự tăng hàm lượng khí nhà kính từ 30 năm trước, cho nên hậu quả của sự tăng khí nhà kính hiện tại có thể sẽ tới trong tương lai. - Hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ hành tinh và làm giảm sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Nếu không có hiện tượng hấp thụ năng lượng của các khí nhà kính có trong thành phần khí quyển thì Trái Đất sẽ có nhiệt độ trung bình cỡ -18 oC. Chính năng lượng của các bức xạ bị khí nhà kính hấp thụ có tác dụng làm nóng Trái Đất và làm cho nhiệt độ trung bình của Trái Đất vào khoảng 15 oC, đủ ấm cho các loài sinh vật có thể sinh sống và cư trú trên đó. Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên và nếu không có sự tác động ngoại lai thì sẽ luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng và rất cần cho sự sinh tồn của các loài trên Trái Đất. Đối với Trái Đất, hiệu ứng nhà kính của khí quyển rất có ý nghĩa vì nó duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và cân bằng sinh thái, bảo đảm hoạt động cho các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 11 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II - Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Sự thay đổi khí hậu xảy ra rõ rệt hơn, nhiệt đọ tăng hàng năm khoảng 0,10C, mùa hè trở nên nóng nực hơn. + Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. + Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. + Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Sự thay đổi của các trận mưa rào và sự tăng khí bốc hơi ảnh hưởng đến nguồn nước và sức khỏe của các loài thủy sản. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên, hạn hán kéo dài, khí hậu thay đổi. - Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm, nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao. - Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra và xảy ra thường xuyên. Nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. VD: Việt Nam đã gặp phải nhiều trận bão lớn như: Bão Changchu, bão Xangsane, bão Durian,...Những cơn bão này đã gây nên thiệt hại nặng nề về người và của cho Việt Nam. - Hiệu ứng nhà kính làm biến dạng công trình, các hồ biến mất, anh hưởng tới hệ sinh thái, phá hủy các kỳ quan thế giới : 3. Nguyên nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính: Ngày nay, sự gia tăng nồng độ CO 2 trong khí quyển đang là mối quan tâm của toàn cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2 chính là nhân tố gây nên những biến đổi bất ngờ và không lường trước của khí hậu. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 12 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II - Các hoạt động nhân tạo đã thải ra một lượng rất lớn các khí ô nhiễm, làm thay đổi thành phần khí quyển, tăng hàm lượng khí nhà kính dẫn đến sự gia tăng quá mức hiệu ứng nhà kính tự nhiên vốn đã được duy trì cân bằng trong suốt hàng triệu năm. Cân bằng nhiệt giữa năng lượng mặt trời đến trái đất không thay đổi và năng lượng phản xạ từ trái đất bị chuyển dịch dẫn tới sự tăng nhiệt độ trái đất trên quy mô toàn cầu, kéo theo hàng loạt những biến đổi khác. - Một lượng CO 2 rất lớn do núi lửa, cháy rừng, các khí thải do các nhà máy, xí nghiệp gây ra, đốt nhiên liệu than, đốt củi và hô hấp của động vật… thải vào khí quyển. Với nồng độ CO2 đậm đặc cùng khí CH4 và N2O5 là các tác nhân tạo nên Hiệu Ứng Nhà Kính. - Sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, việc chặt phá rừng bừa bãi và một số hình thức canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, cùng với các hoạt động khác của con người là những nguyên nhân chính gây nên những biến động về nồng độ CO 2 trong khí quyển. Sự gia Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 13 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển làm nhiệt độ trái đất tăng lên, tăng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi toàn cầu. 4. Biện pháp để hạn chế sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính: Hiện nay, hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên đều đặn mỗi năm. Người ta ước đoán đến năm 2030, hàm lượng CO2 của khí quyển trái đất tăng lên tới 0,06%. Theo dự báo nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5oC ÷ 4,5oC vào năm 2050 Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tự nhiên cần thiết để duy trì sự sống. Nhưng do những tác động tiêu cực của con người đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu, nhiệt độ trái đất và cuộc sống con người. Đã có rất nhiều các bài báo nói về vấn đề môi trường, khí thải gây hiệu ứng nhà kính, độ thủng tầng ô zôn ngày một to dần... . Đây là câu trả lời của thiên nhiên đối với sự phát triển vô ý thức của con người. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và có những hành động cụ thể để cải tạo môi trường. Tháng 11 năm 1988, Đại hội Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại, và kêu gọi toàn thế giới hết sức cố gắng "bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau". - Bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO 2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh. Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà, đặc biệt là khu công nghiệp, nó không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho ngôi nhà của bạn nữa. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 14 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II - Trồng và chăm soc loại cỏ làm giảm khí nhà kính: Chất ức chế brachialactone có trong rễ của cỏ brachiaria làm ngăn cản quá trình chuyển đổi các thành phần trong phân bón thành khí hiệu ứng nhà kính. - Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường! Khi cần di chuyển những quãng đường xa gặp đèn đỏ các bạn hãy nhớ tắt máy nhé. - Sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường. - Bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí. Khi phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào không khí. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 15 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II - Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là bạn đã góp phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất. - Sử dụng năng lượng sạch: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt,.... . - Cần bảo vệ loài sinh vật biển có thể hạn chế khí gây hiệu ứng nhà kính: Sinh vật có tên khoa học Salpa aspera đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế khí CO 2 gây hiệu ứng nhà kính. sinh vật trông giống con sứa này mỗi ngày có thể chuyên chở hàng tấn khí CO2 từ bề mặt đại dương xuống lòng biển sâu và ngăn không để loại khí có hại này quay trở lại bầu khí quyển. - Giảm hiệu ứng nhà kính bằng màu trắng: Nếu màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá… sẽ giảm lượng khí nhà kính. - Tiêu diệt CO2 bằng đá Peridotite: sử dụng đá Peridotite (sinh ra từ magma tự nguội dần) để hấp thu nhanh chóng một lượng lớn khí CO2, loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất ấm lên. * Đối với bản thân Học sinh: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các phương tiện giao thông sạch như đi học bằng đi bộ, xe đạp, xe đạp điện, ...Trồng, chăm soc và bảo vệ cây xanh…. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 16 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II - Tuyên truyền nâng cao ý thức của các bạn và mọi người hiểu việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạch, việc chặt phá rừng bừa bãi và một số hình thức canh tác nông nghiệp, chăn nuôi tăng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu. - Vận động các bạn và mọi người: Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì vệcvận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO 2 khổng lồ và là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn. - Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO 2 trong quá trình sản xuất Hãy chung tay bảo vệ trái đất *Tổ chức đánh giá kết quả nghiên cứu, hoạt động của học sinh. - Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kết quả học tập theo cá nhân và theo nhóm. - Gv nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Củng cố: - Là học sinh em làm gì để hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính? - GV: Việc sử dụng các cơ sở khoa học để giải thích các vấn đề thực tế rất quan trọng, giúp ta hiểu sâu sắc hơn các vấn đề trong cuộc sống và sự hiểu biết đó có Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 17 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II cơ sở để giải thích. Dặn dò: - Tìm hiểu qua sách báo, Internet để hiểu biết nhiều hơn về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính - một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Qua đó hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính từ đó biết các biện pháp và tìm thêm các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng hiện tượng khắc hiện tượng này. - Trình bày và hoàn thiện bài viết. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: - Cách thức kiểm tra, đánh giá: + Trong khi tham gia học chủ đề, hs làm việc cá nhân theo sự phân công nhiệm vụ của nhóm, thu thập xử lý thông tin hoàn thành bài viết. + Học sinh làm việc cá nhân theo sự phân công nhiệm vụ của nhóm, thu thập xử lý thông tin hoàn thành bài viết: “Em hiểu gì về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính? Theo em nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính? Con người cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng này, là học sinh em sẽ làm gì?”. + Đánh giá kết quả học tập theo cá nhân và theo nhóm. Gv đánh giá trên cơ sở điểm do học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + Đánh giá các năng lực của học sinh: đánh giá khả năng tư duy tổng hợp qua kết quả học tập ngoại khoá, thái độ hợp tác, ngôn ngữ nói và viết, xử lí các tình huống của học sinh trong quá trình làm việc nhóm. + Đánh giá qua kết quả bài viết của học sinh trước khi học chủ đề và kết quả sau khi học chủ đề. - Tiêu chí đánh giá: + Điểm cho mỗi cá nhân theo nhiệm vụ được giao. + Điểm cho cả nhóm. + Điểm của mỗi học sinh là điểm trung bình cộng của điểm mỗi cá nhân và điểm chung của cả nhóm. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 18 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học Phụ lục II Kết quả sau khi học chủ đề: Số lượng học sinh Giỏi S L Trước khi tham gia học chủ đề Sau khi tham gia học chủ đề % Khá SL % TB Yếu SL % SL % 24 2 8,3% 10 41,7% 7 29,2% 5 20,8% 24 6 25% 4 16,7 1 4,1% Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 13 54,2% 19 Phiếu mô tả hồ sơ dạy học 8. Các sản phẩm của học sinh: Phụ lục II Sản phẩm có sự kết hợp các kiến thức liên môn như Sinh Học, Vật Lý, Hóa Học, Địa lý, GDCD của học sinh là 4 bài viết của 4 nhóm học sinh tìm hiểu về Hiệu ứng nhà kính. Các em nêu nên ý hiểu của mình về Hiệu ứng nhà kính như: Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính là gì? nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính? Sự ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống con người và trái đất; Con người cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng này. Đặc biệt các em biết ở lứa là học sinh em sẽ làm gì để hạn chế hiện tượng này. Phan Thị Yến Lan - THCS Thị Trấn Quốc Oai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan