Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC 9 TIẾT 24 BÀI 18 NHÔM...

Tài liệu DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC 9 TIẾT 24 BÀI 18 NHÔM

.DOC
32
23885
111

Mô tả:

Phụ lục I Phiếu thông tin về giáo viên dự thi -Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội -Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên -Trường THCS Vân Từ -Địa chỉ: Vân Từ - Phú Xuyên - Hà Nội Điện thoại 0433855150; Email: [email protected] -Thông tin về giáo viên: Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hường. Ngày sinh: 11/10/1963 Môn: Hóa học 9. Điện thoại: 01655181393 Email: [email protected]. 1 Phụ lục II 1. Tên hồ sơ: Dạy học theo chủ đề tích hợp. Môn: HÓA HỌC 9 Tiết 24 Bài 18 NHÔM 2. Mục tiêu dạy học *Kiến thức Từ nội dung bài học, các em nắm được: -Nhôm là kim loại dẻo ,nhẹ, dẫn điện,dẫn nhiệt tốt. -Nhôm không những có đầy đủ tính chất hóa học của kim loại mà còn phản ứng với kiềm, không phản ứng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. - Học sinh nắm được nhôm và hợp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Hiểu được nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 và một số bước cơ bản trong sản xuất nhôm. * Kĩ năng -Học sinh viết được phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của nhôm trừ phản ứng với kiềm. Biết làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán tính chất hóa học của nhôm trên cơ sở tính chất hóa học chung của kim loại và hiện tượng thực tế học sinh gặp hay qua hình ảnh học sinh được quan sát trong bài. - Học sinh có kĩ năng làm bài tập một kim loại phản ứng với một dung dịch muối. -Học sinh biết lựa chọn, sử dụng vật dụng bằng nhôm hợp lí trong cuộc sống hàng ngày( không dùng vật dụng bằng nhôm đựng vôi, vữa, không dùng xoong nhôm để nấu canh chua, không dùng vật dụng làm từ nhôm tái chế để đun nấu hay đựng thực phẩm…). * Tình cảm, thái độ -Học sinh nắm được trong sản xuất hóa học nói chung, sản xuất nhôm nói riêng phải xử lí chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.Các em thấy cần 2 trồng nhiều cây xanh quanh nhà máy sản xuất hóa học. Riêng sản xuất nhôm còn có hệ thống hồ chứa bùn đỏ vững chắc. - Biết quí trọng và biết bảo vệ tài nguyên của đất nước. - Yêu thích bộ môn được học. * Kiến thức liên môn cần vận dụng -Bài học này, học sinh không những cần có kiến thức bộ môn hóa học mà các em còn biết sử dụng kiến thức liên môn như: - Bộ môn vật lí 7, bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại để tìm hiểu một số tính chất vật lí của nhôm. - Bộ môn địa lí 8, bài 26:Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam để nêu được sự phân bố, trữ lượng quặng boxit ở nước ta. -Bộ môn sinh học 6, bài 22:Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp để trả lời được một phần câu hỏi “ Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường do sản xuất hóa học gây ra nói chung, sản xuất nhôm nói riêng. - Bộ môn toán học 8 phần giải toán bằng cách lập phương trình để giải bài tập về kim loại phản ứng với một dung dịch muối. - Bộ môn giáo dục công dân 7, bài 14:Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên( mỗi người cần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước). Như vậy bài học nhôm, học sinh không những sử dụng kiến thức bộ môn khoa học khác vào bài giảng mà ngược lại bài học đã góp phần củng cố, khắc sâu những kiến thức mà các em được học ở bộ môn khoa học khác. 3. Đối tượng dạy học của bài học -Bài nhôm thuộc chương trình môn Hóa lớp 9 nên đối tượng dạy học là học sinh lớp 9 trường T.H.C.S Vân Từ. -Lớp 9a với 38 học sinh. 4.Ý nghĩa của bài học -Từ bài giảng học sinh có kiến thức sâu , rộng, toàn diện về bài học. - Học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. 3 -Các em thấy được nhôm là một trong những kim loại quan trọng nhất của nền công nghiệp hiện đại từ đó học sinh biết quí trọng và biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. - Từ những nội dung được học kết hợp hình ảnh về ảnh hưởng của sản xuất nhôm với môi trường , học sinh sẽ có ý thức xây dựng, bảo vệ môi trường tốt hơn. -Trong quá trình làm bài tập học sinh hiểu nếu không học tốt bộ môn toán sẽ gặp khó khăn khi giải các bài tập hóa học.Riêng dạng bài tập kim loại phản ứng với một dung dịch muối các em còn thấy rằng phản ứng này được sử dụng để điều chế kim loại,mạ kim loại... Tóm lại: Qua bài nhôm giáo viên kết hợp tích hợp liên môn, học sinh rút ra được các bộ môn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn bổ trợ cho nhau, học tốt bộ môn này sẽ là nền tảng cho các bộ môn khoa học khác từ đó các em sẽ có ý thức học toàn diện các bộ môn. -Nội dung bài giảng chủ yếu được dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột nên đã kích thích học sinh tự học, tự nghiên cứu những nội dung liên quan đến bài học từ đó học sinh sẽ đam mê học tập. -Khi có tính tự học cao, các em sẽ có ước mơ và hoài bão để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội. 5. Thiết bị dạy học - Bài giảng sử dụng công nghệ thông tin - Máy chiếu vật thể dùng để chiếu kết quả học tập của học sinh. -Các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất làm thí nghiệm tính chất vật lí, tính chất hóa học của nhôm: + Ống nghiệm, cốc thủy tinh 100ml, bút thử điện, ống hút, thìa thủy tinh, bìa cứng,ống thủy tinh đầu vuốt nhọn có gắn nút cao su, kéo, đèn cồn, bật lửa, kẹp sắt, kẹp gỗ. + Al bột, Al lá đã được làm sạch lớp oxit nhôm,ddHCl,ddH 2SO4 (l), dd AgNO3, ddCuCl2,dd Ca(OH)2, dd NaOH, HNO3đ/ng, H2SO4đ/ng. 4 - Một số hình ảnh ứng dụng của nhôm. - Hình ảnh đồ vật bằng nhôm đựng vôi, vữa bị ăn mòn. - Hình ảnh vỡ đê hồ thải quặng boxit Tân Rai – Lâm Đồng(8/10/2014) - Hình ảnh lũ bùn đỏ Hung-ga-ri (4/10/2014) -Hình ảnh nhà máy boxit Tân Rai- Lâm Đồng. -Hình ảnh nhà máy boxit Nhân cơ- Đắc Nông. - Sơ đồ tinh chế quặng boxit. - Phiếu học tập. - Bài giảng tham khảo tư liệu tạp chí KH-CN số 7/10/2014 Nghệ An. -Sách giáo khoa hóa học 9, sách giáo viên hóa học 9,sách bài tập nâng cao hóa học 9. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học - Tổ chức dạy học: Lớp học có 38 học sinh được chia làm 6 nhóm. - Nhiệm vụ của giáo viên trước giờ dạy:Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất để học sinh làm thí nghiệm.Trong số đó , giáo viên đưa ra một số dụng cụ và hóa chất thừa để học sinh tự lựa chọn sao cho đúng, đủ. - Nhiệm vụ học sinh: Tìm hiểu bài mới qua sách giáo khoa,qua thực tế và phương tiện thông tin đại chúng. - Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột ở mục I, II.Mục III, IV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. * Mở bài - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh những vật làm bằng kim loại nhôm. 5 Giáo viên đặt câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến kim loại nào? -Học sinh quan sát và nhận ra đó là kim loại nhôm. - Giáo viên hỏi tiếp : Em hãy đưa ra những câu hỏi cần tìm hiểu về kim loại nhôm? -Học sinh: +Nhôm có tính chất vật lí và hóa học như thế nào? +Nhôm có ứng dụng gì trong đời sống và trong công nghiệp? +Trong tự nhiên nhôm tồn tại như thế nào? Sản xuất nhôm ra sao?..Sau khi học sinh đưa ra các câu hỏi, giáo viên chốt lại:Để trả lời câu hỏi của các em, hôm nay chúng ta học tiết 24, bài 18: Nhôm. -Giáo viên:Cho biết kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nhôm? 6 - Giáo viên vẽ hình vuông nhỏ giữa bảng, điền kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nhôm vào. Từ hình vuông này, học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy của bài học ở các mục sau. * Tính chất vật lí - Giáo viên trình chiếu bảng dụng cụ thí nghiệm và hóa chất Dụng cụ TN Hóa chất Al bột, Al lá Ống nghiệm, cốc thủy tinh 100ml, ddHCl, ddH2SO4 (l) bút thử điện, ống hút, thìa thủy tinh, dd AgNO3, ddCuCl2 bìa cứng,ống thủy tinh đầu vuốt ddNaCl, dd Ba(NO3)2 nhọn có gắn nút cao su, kéo, đèn cồn, bật lửa, đế sứ, kẹp sắt, kẹp gỗ. dd Ca(OH)2, dd NaOH HNO3đ/ng, H2SO4đ/ng - Giáo viên gọi đại diên các nhóm lựa chọn những dụng cụ thí nghiệm và hóa chất để làm thí nghiệm về một số tính chất vật lí của nhôm.Nếu học sinh chọn thiếu hoặc chưa đúng giáo viên gọi học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung. - Các nhóm cử đại diện lên lấy dụng cụ và hóa chất. -Các dụng cụ và chất học sinh cần chọn là: Nhôm lá, dụng cụ thử điện, kéo. - Giáo viên phát phiếu học tập của học sinh. Phiếu học tập số 1 - Nhóm……….. Tính chất vật lí của nhôm Tiêu đề Đặc điểm Màu sắc Tính dẻo 7 T0 nóng chảy Tính dẫn điện, nhiệt Khối lượng riêng -Các nhóm về quan sát màu sắc,dùng dụng cụ thử điện để kiểm tra tính dẫn điện của nhôm, dùng kéo cắt nhôm lá hay dùng tay uốn nhôm lá để xác định tính dẻo của nhôm. Các nhóm kết hợp thông tin sách giáo khoa hoàn thiện vào phiếu học tập. -Giáo viên thu phiếu học tập của hai nhóm, trình chiếu kết quả của hai nhóm đó. -Gọi học sinh nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. -Các nhóm khác tự so sánh kết quả nhóm mình với nhóm bạn đã được nhận xét và tự bổ sung. -Giáo viên chỉ vào phiếu học tập của nhóm được trình chiếu và hỏi để khắc sâu kiến thức: Vì sao khẳng định nhôm có tính dẻo?(nhôm dát thành lá mỏng, dùng kéo cắt được hay dùng tay uốn được). DAl = 2,7g/cm3. Vậy nhôm được xếp vào kim loại nào?( nhẹ) - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng hoàn thiện tính chất vật lí của nhôm bằng sơ đồ duy, học sinh khác hoàn thiện vào vở.Giáo viên gọi học sinh nhận xét phần bạn trình bày trên bảng. * Tính chất hóa học Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tính chất hóa học chung của kim loại để dự đoán tính chất hóa học của nhôm. Học sinh có thể chưa dự đoán nhôm phản ứng với kiềm, trường hợp này giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Dựa vào hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có em nào dự đoán thêm không? Nếu học sinh dự đoán được nhôm phản ứng với kiềm, giáo viên sẽ hỏi vì sao lại có dự đoán đó. Nếu học sinh không có dự đoán, giáo viên chiếu hình ảnh vật dụng bằng kim loại nhôm sau khi đựng vôi để cả lớp quan sát đồng thời đặt 8 câu hỏi: “ Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này”?. Từ đó học sinh sẽ dự đoán nhôm phản ứng với kiềm. Hình ảnh vật dụng bằng nhôm sau khi đựng vôi - Giáo viên trình chiếu bảng dụng cụ thí nghiệm và hóa chất và yêu cầu các nhóm lựa chọn. Dụng cụ TN Hóa chất Al bột, Al lá Ống nghiệm, cốc thủy tinh 100ml, ddHCl, ddH2SO4 (l) bút thử điện, ống hút, thìa thủy tinh, dd AgNO3, ddCuCl2 bìa cứng,ống thủy tinh đầu vuốt ddNaCl, dd Ba(NO3)2 nhọn có gắn nút cao su, kéo, đèn cồn, bật lửa, đế sứ, kẹp sắt, kẹp gỗ. dd Ca(OH)2, dd NaOH HNO3đ/ng, H2SO4đ/ng. 9 -Giáo viên gạch chân những dụng cụ thí nghiệm và hóa chất nhóm chọn đầu tiên( nhóm 1) sau đó cho các nhóm khác nhận xét xem nhóm bạn chọn đúng, đủ chưa để nhóm bạn tiếp tục bổ sung. -Giáo viên gọi nhóm thứ hai lựa chọn dụng cụ thí nghiệm và hóa chất đồng thời hướng nhóm này không chọn hóa chất trùng với nhóm thứ nhất vừa chọn.Trong quá trình lựa chọn dụng cụ và hóa chất các em sẽ phát hiện còn thiếu hóa chất của phi kim như S hay Cl2…Giáo viên sẽ nói phần này được nghiên cứu ở video. Sau khi các nhóm nhận xét phần lựa chọn của nhóm thứ hai và nhóm hai tự bổ sung xong,giáo viên phân công: -Nhóm 3, 5 làm thí nghiệm giống nhóm 1, nhóm 4,6 làm thí nghiệm giống nhóm 2. -Thí dụ: nhóm 1 chọn ddHCl, dd AgNO3 Al bột, Al lá, HNO3đ/ng, dd Ca(OH)2 Thì nhóm 2 sẽ chon: Al bột,Al lá,ddH2SO4(l),H2SO4đ/ng,,ddNaOH,ddCuCl2 - Các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất không chọn là: Đế sứ, ddNaCl, dd Ba(NO3)2 -Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: + Thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi: lấy bìa cứng, cho ½ thìa bột nhôm vào, khum tờ bìa, dùng tay gõ nhẹ cho bột nhôm rơi xuống ngọn lửa. + Các thí nghiệm khác lượng dung dịch lấy từ 2-3ml, nhôm lá cắt nhỏ,chiều dài từ 2-3cm. 10 -Các nhóm cử đại diện lên lấy những dụng cụ thí nghiệm và hóa chất mà nhóm đã lựa chọn. - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. Phiếu học tập số 2 Nhóm……….. Tính chất hóa học của nhôm STT Tên TN Hiện tượng Kết quả + Giáo viên quan sát các nhóm làm thí nghiệm và hướng dẫn nhóm đốt khí thoát ra (với những nhóm thí nghiệm Al phản ứng với ddNaOH) để chứng minh khí thoát ra là khí hiđro.Với nhóm làm thí nghiệm nhôm phản ứng với dd 11 Ca(OH)2 vì lượng khí thoát ra ít nên học sinh chỉ cần xác định có bọt khí thoát ra là được. Sau khi các nhóm làm thí nghiệm xong, giáo viên cho học sinh quan sát tiếp video clip nhôm tác dụng với clo để học sinh hoàn thiện nốt vào phiếu học tập. Hình ảnh nhôm lá cháy trong khí clo - Giáo viên thu phiếu học tập của học sinh, trình chiếu kết quả của hai nhóm có thí nghiệm khác nhau và gọi đại diện 2 nhóm đó lên lần lượt báo caó kết quả.Bốn phiếu học tập còn lại, giáo viên phát cho các nhóm theo dõi chéo nhau. 12 -Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung cho nhóm được trình chiếu.Trong quá trình học sinh báo cáo kết quả cũng như nhận xét của nhóm bạn, giáo viên lấy một vài kết quả thí nghiệm của các nhóm cho cả lớp cùng quan sát lại. -Giáo viên gọi lần lượt đại diện các nhóm theo dõi chéo đứng tại chỗ nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. - Giáo viên chỉ vào phần kết quả thí nghiệm nhôm phản ứng với ddNaOH của nhóm được trình chiếu và nói: Ngoài sản phẩm là khí hiđro như các em vừa nghiên cứu, sản phẩm còn lại là muối natrialumilat, phương trình phản ứng lên cấp III các em sẽ học. - Giáo viên thu một phiếu học tập để chấm điểm( điểm công bố ở sau giờ học) -Giáo viên khen ngợi những nhóm làm việc có hiệu quả, nhắc nhở những nhóm làm chưa tốt.Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để học sinh rút ra kết luận về tính chất hóa học của nhôm đồng thời so sánh tính chất hóa học nhôm giống và khác tính chất hóa học chung của kim loại như thế nào? - Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng. Một học sinh viết tính chất hóa học của nhôm trên sơ đồ tư duy, một học sinh viết phương trình minh họa cho tính chất hóa học của nhôm mà bạn đang viết.Các học sinh khác hoàn thiện vào vở(học sinh có thể viết phương trình minh họa theo kết quả thí nghiệm của nhóm mình). Sau khi học sinh nhận xét phần trình bày trên bảng của bạn, giáo viên đặt câu hỏi:Theo em nhôm có phản ứng với oxi ở điều kiện thường không? Có thể học sinh trả lời có hoặc không, cuối cùng giáo viên chốt:Nhôm phản ứng với oxi 13 ở điều kiện thường sinh ra nhôm oxit mỏng bền vững. Lớp oxit này phủ trên bề mặt nhôm giúp nhôm bền trong môi trường không khí và môi trường nước. Giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Dựa vào tính chất hóa học của nhôm,khi sử dụng các vật dụng bằng nhôm em cần chú ý gì?Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung,giáo viên kết luận : Không dùng đồ vật bằng nhôm để đựng vôi, vữa. Không dùng xoong nhôm để nấu canh chua. *Ứng dụng Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào thông tin sách giáo khoa kết hợp với sự hiểu biết thực tế cho biết nhôm và hợp kim nhôm có ứng dụng gì? Học sinh khác nhận xét ,bổ sung. Giáo viên viết phần này trên sơ đồ tư duy , học sinh hoàn thiện phần này vào vở. - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh ứng dụng nhôm và hợp kim nhôm trong đời sống và trong công nghiệp. 14 Một số hình ảnh ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm Giáo viên nói tiếp: Hợp kim nhôm nhẹ, bền, cứng dùng để làm vật liệu xây dựng, chế tạo máy móc: Máy bay, ôtô, tàu vũ trụ…Hợp kim nhôm quan trọng nhất là đuyra. Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em có nên sử dụng nhôm tái chế trong sinh hoạt hàng ngày không? Vì sao?Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của các em sau đó giáo viên chốt:Không sử dụng vật dụng bằng nhôm tái chế để đun nấu hay đựng thực phẩm vì nhôm tái chế độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia, có chứa nguyên tố độc, có hại cho sức khỏe. *Sản xuất nhôm trong công nghiệp - Giáo viên đặt câu hỏi:Dựa vào thông tin sách giáo khoa cho biết sản xuất nhôm đi từ nguồn nguyên liệu nào?Nêu các bước cơ bản trong sản xuất nhôm? Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.Giáo viên chiếu hình ảnh một mẫu quặng boxit và nói:Từ quặng boxit này, con người phải làm sạch tạp chất rồi mới đưa vào sản xuất nhôm. Một mẫu quặng boxit 15 - Giáo viên chiếu sơ đồ tinh chế nhôm oxit. - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng chỉ trên sơ đồ nêu các bước làm sạch nhôm oxit? - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nói tiếp: Chất thải sau khi làm sạch nhôm oxit gọi là bùn đỏ.Theo ước tính của các nhà khoa học cứ làm sạch một tấn Al 2O3 thải ra 2,5-3 tấn bùn đỏ. Al2O3 được làm sạch, điện phân nóng chảy với criolit tạo thành nhôm. - Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết nội dung sản xuất nhôm trên sơ đồ tư duy, học sinh khác hoàn thiện vào vở. Vì hình 2.14 Sơ đồ bể điện phân Al 2O3 học sinh không được học (do chương trình giảm tải của bộ ) nên giáo viên chỉ nói thêm: Trong quá trình điện phân nhôm oxit ngoài phản ứng Al 2O3 điện phân nóng chảy với criolit sinh ra nhôm và oxi cỏn có phản ứng các bon tác dụng với oxi tạo ra hỗn hợp CO và CO2 trong bể điện phân. 16 - Giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Vì sao điện phân nóng chảy Al 2O3 cần có criolit? Học sinh trả lời dựa vào phần chú giải sách giáo khoa, giáo viên đưa ra số liệu và nói: -Nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3 20540C. Nếu cho criolit(Na3AlF6)nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit còn 9500C. -Vai trò criolit: + Hạ nhiệt độ cho phản ứng + Tạo ra một chất lỏng dẫn điện tốt hơn nhôm oxit nóng chảy. +Tạo ra một lớp màng nhẹ nổi trên bề mặt của nhôm ngăn không cho nhôm tiếp xúc với môi trường oxi và không khí. - Giáo viên đặt câu hỏi :Nước ta có nhiều quặng boxit ở đâu?(có nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Nguyên… ).Giáo viên đưa thêm thông tin:Trữ lượng quặng boxit nước ta dồi dào, đứng trong tốp 10 trên thế giới. Giáo viên hỏi: Nước ta đã có nhà máy sản xuất boxit nào?Tùy vào câu trả lời của học sinh,giáo viên bổ sung: Nước ta hiện nay chưa sản xuất được nhôm nguyên chất, công nghệ sản xuất nhôm của nước ta mới chỉ dừng lại ở giai đoạn 1 là từ quặng boxit ra nhôm oxit. Ngoài nhà máy boxit Tân Rai-Lâm Đồng còn có nhà máy boxit Nhân cơ-Đắc Nông, dự kiến quí IV năm 2014 đi vào vận hành và khi ấy toàn bộ lượng oxit nhôm sẽ được sản xuất ra nhôm nguyên chất. -Giáo viên trình chiếu hình ảnh nhà máy boxit Tân Rai-Lâm Đồng, Nhân cơĐắc Nông 17 Nhà máy boxit Tân Rai- Lâm Đồng ? Theo em sản xuất nhôm có ảnh hưởng gì tới môi trường? Vì sao?Học sinh dựa vào sơ đồ tinh chế Al2O3 và nội dung giáo viên trình bày ở phần trên sẽ nói được:Sản xuất nhôm không những ảnh hưởng môi trường đất, môi trường nước 18 mà còn ảnh hưởng tới môi trường không khí.Nếu học sinh nêu còn thiếu hoặc giải thích chưa kĩ, giáo viên gọi học sinh khác bổ sung. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về thành phần của bùn đỏ giáo viên gọi một học sinh đọc đoạn trích trong tạp chí KH-CN Nghệ An số 7/2014. …Bùn đỏ là một loai “ súp” hóa học rất phức tạp, rất độc hại có thể phát xạ.Bùn đỏ đủ độc hại để giết chết động, thực vật thậm chí có thể gây bỏng làm tổn thương đường hô hấp, gây viêm loét dạ dày, các bệnh đường ruột, ung thư máu… Có thể nói, sự nguy hiểm của bùn đỏ trong công nghệ luyện nhôm cũng tương tự phóng xạ đối với điện hạt nhân. (Trích tạp chí KH-CN Nghệ An số 7/2014) Giáo viên nói tiếp: Thành phần bùn đỏ độc hại như vậy nhưng trong quá trình sản xuất nhôm của việt Nam nói riêng, thế giới nói chung không tránh khỏi sự cố, giáo viên chiếu hình ảnh: 19 Cùng với hình ảnh, giáo viên đưa ra một vài số liệu:Lũ bùn đỏ Hung-ga-ri 4/10/2010 trải rộng tới 40km2… Đất nước Hung-ga-ri kêu gọi sự ủng hộ về kinh tế, kĩ thuật của 30 quốc gia trên thế giới để khắc phục sự cố này. -Giáo viên hỏi tiếp:Con người cần phải gì để hạn chế những ảnh hưởng xấu do sản xuất hóa học gây ra nói chung, sản xuất nhôm nói riêng?Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Những nội dung học sinh cần nói được: + Tận dụng chất thải trong quá trình sản xuất. + Với chất thải không tận dụng được phải xứ lí trước khi đưa ra ngoài môi trường. + Trồng nhiều cây xanh. + Riêng sản xuất nhôm còn phải có thêm hệ thống hồ chứa bùn đỏ vững chắc. * Củng cố bài -Giáo viên đặt câu hỏi: Bài học hôm nay các em cần nắm những nội dung cơ bản nảo? Học sinh trả lời. Giáo viên gọi học sinh khác bổ sung cho bạn nếu bạn trả lời chưa đầy đủ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan