Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giáo dục công dân 7 bài 7 yêu thiên nhiên,...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giáo dục công dân 7 bài 7 yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

.DOC
14
1709
79

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH THÙY HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Tiết 8 Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. 2. Môn học chính của chủ đề: Môn Giáo dục công dân 3. Các môn được tích hợp:Địa lí, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh. Phiếu thông tin về giáo viên dự thi - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai - Trường: THCS Thanh Thùy + Địa chỉ: Xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội + Điện thoại: 04.33973149 - Thông tin về giáo viên: + Họ và tên: Đỗ Thị Phương Lan + Ngày sinh: 02/09/1985 + Điện thoại: 0936 497 595 + Email: [email protected] Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Tiết 8 Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: - Giúp HS hiểu: thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. - HS biết yêu thiên nhiên, kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. * Thông qua tiết học các em: - Học sinh mở rộng kiến thức về Địa lý 8 (Ảnh hưởng của thiên nhiên tới cuộc sống sinh hoạt của con người), kiến thức Sinh học 9 bài 46,47,48,49,53,54,55 46 47 48 48 49 53 54 55 Thực vật góp phần điều hoà khí hậu. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người (tiếp theo). Bảo vệ sự đa dạng của thực vật. Tác động của con người đối với môi trường. Ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo). - Thấy được trách nhiệm của việc bảo vệ thiên nhiên. Tích hợp với kiến thức Sinh học lớp 9 chương III: Con người, dân số, môi trường các bài 53,54: 53 54 Tác động của con người đối với môi trường. Ô nhiễm môi trường. - Tích hợp với kiến thức Sinh học lớp 9 chương IV: Bảo vệ môi trường các bài 58,59,60,61: 58 59 60 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 61 Luật bảo vệ môi trường. - Tích hợp với kiến thức Giáo dục công dân 7: Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Tích hợp với kiến thức Mỹ thuật: Các em vẽ tranh về đề tài thiên nhiên. - Tích hợp với kiến thức Âm nhạc (Lớp 3, lớp 6): Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về thiên nhiên. b. Kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên. - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c. Thái độ: * Qua tiết học: - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn GDCD cũng như các môn khoa học khác như: Địa lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật... 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Đối tượng học sinh: Lớp 6A - Số lượng: 31 em. - Đặc điểm: Học sinh có tinh thần học tập sôi nổi, sáng tạo, thích học Môn GDCD. 4. Ý nghĩa của bài học: Bài học giúp các em thấy được ý nghĩa to lớn của việc yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn bảo vệ thiên nhiên. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: * Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (hình ảnh, tài liệu....) * Phương pháp dạy học: gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sắm vai. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: a. Ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: c. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Giáo viên yêu cầu HS trưng bày những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên đã sưu tầm và dẫn dắt để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu truyện + Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc. + Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyên. Cho các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Giáo viên tích hợp với kiến thức môn Địa Lý, giới thiệu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Tam Đảo. + Bước 3: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học từ câu chuyện. Yêu cầu HS kể được 1 số Danh lam thắng cảnh của đất nước, GV giới thiệu thêm. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học + Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1: Khái niệm thiên nhiên. Giáo viên tích hợp với môn Địa lý nêu khái niệm chính xác về thiên nhiên. + Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 2: Vai trò của thiên nhiên GV cho HS hoạt động nhóm (theo bàn) tìm hiểu vai trò của thiên nhiên. Cho học sinh quan sát 1 số tranh ảnh (vai trò của thiên nhiên, những hành vi phá hoại thiên nhiên) và yêu cầu HS rút ra vai trò của thiên nhiên với c/s con người. - Dựa vào kiến thức sách giáo khoa. - Giáo viên mở rộng kiến thức về môn Sinh học lớp 9 bài 46,47,48,49,53,54,55 46 47 48 48 49 53 54 55 Thực vật góp phần điều hoà khí hậu. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người (tiếp theo). Bảo vệ sự đa dạng của thực vật. Tác động của con người đối với môi trường. Ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo). + Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 3: Trách nhiệm của chúng ta. Giáo viên tổ chức cho học sinh nắm vững các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên... Tích hợp với môn Địa lý lớp 8 phần Địa lý Việt Nam. Tích hợp với Chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước ta về vấn đề bảo vệ thiên nhiên. Tích hợp kiến thức môn Sinh học 9 Chương IV: Bảo vệ môi trường các bài 58,59,60,61: 58 59 60 61 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Luật bảo vệ môi trường. Giáo viên tích hợp kiến thức Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh bài 4: Ứng xử với môi trường Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập những nội dung được học. Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập kiến thức đã học theo SGK. Cho học sinh hoạt động nhóm: viết lời thoại và sắm vai theo tình huống: “Bạn Nam xách túi rác của nhà mình vứt ra vườn hoa của khu phố” d. Củng cố bài: ( Cho Học sinh hoạt động nhóm) ? Qua giờ học, em nắm vững được những nội dung nào? Hãy khái quát bằng sơ đồ tư duy. Tích hợp: Kiến thức môn Âm nhạc lớp 3bài hát: “Ai trồng cây” nhạc và lời của Bế Kiến Quốc. e. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp để bảo vệ môi trường và thiên nhiên. - Tích hợp Kiến thức môn Mỹ thuật : Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: “Bảo vệ thiên nhiên” giờ sau 3 tổ nộp, cô giáo chấm điểm. - Giao kế hoach nhỏ cho các tổ: sưu tầm các tranh ảnhvề thiên nhiên, lập kế hoạch bảo vệ môi trường ở trường, khu dân cư em đang sống . - Chuẩn bị Ôn tập các bài đã học chuẩn bị cho bài Kiểm tra viết 45 phút. + Xem lại toàn bộ nội dung các bài học. + Làm hết bài tập SGK. 7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập: - Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về bài học, và kiến thức thực tế của học sinh. - Kiểm tra kĩ năng: Sống hòa hợp với vệ thiên nhiên. - Kiểm tra kĩ năng tư duy của HS (vẽ sơ đồ tư duy) 8. Các sản phẩm của học sinh: Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 4 Ngày soạn: 2/10/2014 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP LIÊN MÔN Tiết 8 Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu: thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. - HS biết yêu thiên nhiên, kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. * Thông qua tiết học các em: - Học sinh mở rộng kiến thức về Địa lý 8 (Ảnh hưởng của thiên nhiên tới cuộc sống sinh hoạt của con người), kiến thức Sinh học 9 bài 46,47,48,49,53,54,55 46 47 48 48 49 53 54 55 Thực vật góp phần điều hoà khí hậu. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người (tiếp theo). Bảo vệ sự đa dạng của thực vật. Tác động của con người đối với môi trường. Ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo). - Thấy được trách nhiệm của việc bảo vệ thiên nhiên. Tích hợp với kiến thức Sinh học lớp 9 chương III: Con người, dân số, môi trường các bài 53,54: 53 54 Tác động của con người đối với môi trường. Ô nhiễm môi trường. - Tích hợp với kiến thức Sinh học lớp 9 chương IV: Bảo vệ môi trường các bài 58,59,60,61: 58 59 60 61 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Luật bảo vệ môi trường. - Tích hợp với kiến thức Giáo dục công dân 7: Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Tích hợp với kiến thức Mỹ thuật: Các em vẽ tranh về đề tài thiên nhiên. - Tích hợp với kiến thức Âm nhạc (Lớp 3, lớp 6): Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về thiên nhiên. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên. - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. 3. Thái độ: Qua tiết học: - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn GDCD cũng như các môn khoa học khác như: Địa lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật... B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Tranh sau cơn lũ,Rừng bịđốt làm rẫy,chúng em trồng cây phủ xanh đất trốngđồi trọc 2. Học sinh: Bài hát, ca dao, tục ngữ, danh ngôn theo chủ đề bài học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: (1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1. Thế nào là biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?. 2. Vì sao phải biết ơn? Hãy hát một bài hát thể hiện sự biết ơn? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động.(1 phút) GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đó GV dẫn vào bài học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức HĐ 2 Tìm hiểu nội dung truyện đọc. (8 phút) I. Tìm hiểu truyện: - Gọi HS đọc truyện sgk. Gv tích hợp với kiến thức môn Địa Lý, giới thiệu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Tam Đảo. Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. - GV chiếu một số hình ảnh về Tam Đảo. Cho HS hoạt động nhóm – cặp. - Những chi tiết nào miêu tả cảnh đẹp của thiên * Cảnhđẹp thiên nhiên: nhiên Tam Đảo? - mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ - Núi hùng vĩ, mờ trong sương - Cây xanh nhiều - Mây trắng như khóiđang vờn quanh... - Suy nghĩ và cảm xúc của các bạn trước cảnh đẹp của thiên nhiên Tam Đảo như thế nào? => rungđộng trước vẻđẹpTN, yêu quý TN, muốn sống gần gũi hòa hợp với thiên nhiên. - Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì? Mỗi người cần sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Bài học: Mỗi người cần sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên. - Ngoài Tam Đảo, em còn biết những danh lam thắng cảnh nào của nước ta? Kể tên? - Động Phong Nha - Kẻ Bàng. - Hồ Gươm. - Chùa Hương… Thiên nhiên tươi đẹp và vô cùng cần thiết với con người, mỗi chúng ta cần yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên. HĐ3: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. (15 phút) - Em hãy cho biết thiên nhiên là gì? Cho ví dụ ? Gv tích hợp với môn Địa lý nêu khái niệm chính xác về thiên nhiên. - Em hiểu yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên là như thế nào? II. Nội dung bài học 1. Thiên nhiên là gì? * Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. - Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản... * Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 2. Vai trò của thiên nhiên: HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). - Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? GV gợi ý: Nước có vai trò như thế nào? + Không khí có vai trò như thế nào? + Rừng có vai trò như thế nào?.... - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Tổ chức nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên chốt lại. Gv chiếu tranh ảnh minh họa vai trò của thiên nhiên. Tích hợp với môn sinh học bài 46,47,48: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu, bảo vệ đất và nguồn nước, là mái nhà của các loài động vật, cung cấp lương thực... - Thực trạng của thiên nhiên hiện nay như thế nào? Gv chiếu một số tranh ảnh minh họa. * Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: - Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. - Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân. => Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. - Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng đó? Tích hợp với môn sinh học lớp 9 bài 53,54. Tích hợp với môn Địa lý lớp 8 phần Địa lý Việt Nam: Thiên nhiên hiện nay bị tàn phá nặng nề, đất xói mòn, rừng suy thoái, nước, không khí ô nhiễm... thực trạng đó dẫn đến việc con người mắc nhiều bệnh tật, diện tích đất liền bị thu hẹp, khí hậu biến đổi gây thiên tai (lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy.., thiệt hại nhiều... - Con người cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên? - Hãy kể những việc nên và không nên làm để bảo vệ thiên nhiên. 3. Trách nhiệm của học sinh: - Phải bảo vệ thiên nhiên. - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. - Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên. Tích hợp kiến thức môn Sinh học 9 Chương IV: Bảo vệ môi trường các bài 58,59,60,61: Bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả chúng ta, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường… - Em biết những việc làm nào của thầy và trò trường ta góp phần làm xanh – sạch - đẹp cho môi trường thiên nhiên? - HS bộc lộ. - Bên cạnh những việc làm tích cực đó, em còn thấy những việc làm nào của một số bạn HS làm ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên nhà trường? - HS bộc lộ. - Là học sinh, theo em, em có thể làm gì để bảo vệ thiên nhiên ở nhà, ở trường và nơi công cộng? - Giữ gìn vệ sinh chung. - Chăm sóc cây cối. - Sử dụng điện hợp lí và tiết kiệm. - Tham gia các phong trào bảo vệ thiên nhiên… Mỗi người trong chúng ta cần có ý thức và chung tay để bảo vệ thiên nhiên… III. Bài tập. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập a. Chọn 4 ô trống đầu tiên (7 phút) là đúng. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Giáo viên sử dụng 2 bảng phụ ghi nội dung bài tập a và các phiếu ghi Đ hoặc S. Chọn 2 nhóm HS, mỗi nhóm gồm 3 em. Phát phiếu cho các nhóm và tổ chức thi. - GV nhận xét, đánh giá. - Giáo viên đưa ra tình huống: “Bạn Nam xách túi rác của nhà mình vứt ra vườn hoa của khu phố” - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: viết lời thoại và sắm vai . + Gọi lần lượt các nhóm lên thể hiện kịch bản. + Tổ chức nhận xét đánh giá (Cả về cách xử lí tình hống và cách diễn xuất). + Giáo viên nhận xét và khen ngợi. Chốt. 4. Củng cố:( 5 phút) ? Qua giờ học, em nắm vững được những nội dung nào? Hãy khái quát bằng sơ đồ tư duy. Tích hợp: Kiến thức môn Âm nhạc lớp 3bài hát: “Ai trồng cây” nhạc và lời của Bế Kiến Quốc. (Học sinh hát). 5. Hướng dẫn học bài:( 3 phút) - Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp để bảo vệ môi trường và thiên nhiên. - Tích hợp Kiến thức môn Mỹ thuật : Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: “Bảo vệ thiên nhiên” giờ sau 3 tổ nộp, cô giáo chấm điểm. - Giao kế hoach nhỏ cho các tổ: sưu tầm các tranh ảnhvề thiên nhiên. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường ở trường, khu dân cư em đang sống 1- Hàng ngày phân công các bạn quét dọn lớp học, sân trường và chăm sóc vờn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường. 2- Ngày chủ nhật, em cùng các gia đình trong xóm quét dọn, vệ sinh cổng ngõ, khơi thông cống rãnh thoát nước…ở xóm nhà mình; tuyên truyền vận động bà con các xóm khác cùng tham gia. 3- Mỗi học sinh trồng và chăm sóc một cây xanh trong vườn hoặc một chậu cây trong nhà. 4- Nhắc nhở bạn bè, mọi người giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, biết tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Chuẩn bị Ôn tập các bài đã học chuẩn bị cho bài Kiểm tra viết 45 phút. + Xem lại toàn bộ nội dung các bài học. + Làm hết bài tập SGK. ********************************************* ` Chọn tệp gưi về ban tổ chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan