Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ...

Tài liệu Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ

.PDF
68
278
87

Mô tả:

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 KHOA NGỮ VĂN ĐẶNG THỊ THẢO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn Người hướng dẫn khoa học PGS.TS ĐỖ HUY QUANG Trêng ®¹i häc s ph¹m Hµ Néi 2 „„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„„ DẠY HỌC THỂ LOẠI THƠ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ Hµ Néi - 2009 §Æng ThÞ Th¶o 1 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ” tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ phương pháp dạy học Ngữ văn và PGS.TS Đỗ Huy Quang – người hướng dẫn trực tiếp và các bạn trong nhóm. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn và lời cảm ơn trân trọng nhất. Do thời gian có hạn và năng lực còn hạn chế những vấn đề trình bày trong khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009. Tác giả khoá luận Đặng Thị Thảo §Æng ThÞ Th¶o 2 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Dạy học thể loại Thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Đỗ Huy Quang. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009 Tác giả khoá luận Đặng Thị Thảo §Æng ThÞ Th¶o 3 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 8 3. Đối tượng nghiên cứu 11 4. Phạm vi nghiên cứu 11 5. Mục đích nghiên cứu 11 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 7. Phương pháp nghiên cứu 11 8. Đóng góp của khoá luận 11 9. Cấu trúc của khoá luận 12 NỘI DUNG 13 Chương 1. Cơ sở lí luận của việc dạy học Ngữ văn theo hướng công nghệ 1.1. Quan niệm về công nghệ dạy học 13 1.1.1. Vấn đề thuật ngữ 13 1.1.2. Phân chia 13 1.1.3. Định nghĩa công nghệ dạy học 14 1.2. Cộng nghệ dạy học ở Việt Nam 14 1.2.1. Quan niệm về dạy học ở trung tâm công nghệ Giảng Võ 14 1.2.2. Cách làm 15 1.2.3. Đóng góp 16 1.2.4. Hạn chế 16 1.3. Những nét lớn về dạy học theo hướng công nghệ 17 1.3.1. Dạy học là thầy giáo thiết kế… 17 1.3.2. Dạy học theo hướng công nghệ bắt nguồn từ lí thuyết hành vi 17 1.3.3. Dạy học theo hướng công nghệ khởi xướng theo lí thuyết hoạt động 18 §Æng ThÞ Th¶o 4 13 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 1.4. Yêu cầu của dạy học Ngữ văn theo chương trình SGK đổi mới 19 1.4.1. Những điểm mới của chương trình SGK Ngữ văn THPT 19 1.4.2. Những điểm mới….. 20 Chương 2. Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng 23 công nghệ 2.1. Đặc điểm thể loại 23 2.1.1. Khái niệm chung 23 2.1.2. Đặc điểm thể loại thơ 23 2.1.2.1. Khái niệm 23 2.1.2.2. Phân loại 24 2.1.2.3. Đặc điểm chung của thơ 24 2.1.2.4. Tuy trên nền tảng là ba đặc điểm chung đó nhưng…. 33 2.2. Đọc - hiểu văn bản theo thể loại 39 2.2.1. Chương trình và SGK Ngữ văn 39 2.2.2. Cấu trúc đơn vị bài học theo SGK Ngữ văn 41 2.2.3. Đọc văn bản nghệ thuật 42 2.2.4. Đọc - hiểu văn bản thơ theo thể loại 46 Chương 3. Thiết kế thể nghiệm với văn bản Đây thôn Vĩ Dạ 52 3.1. Vai trò của công nghệ thông tin 52 3.1.1. Công nghệ thông tin với đời sống 52 3.1.2. Công nghệ thông tin với dạy học 52 3.1.3. Công nghệ thông tin trong dạy học văn 52 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn 54 3.2.1 Phần việc ở nhà 54 3.2.2 Phần việc trên lớp 60 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 §Æng ThÞ Th¶o 5 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin CNDH : Công nghệ dạy học KHCN: Khoa học công nghệ SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên VD: Ví dụ HS: Học sinh GV: Giáo viên NXB: Nhà xuất bản THPT: Trung học phổ thông PTTH: Phổ thông trung học §Æng ThÞ Th¶o 6 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt khoa học Giáo dục - đào tạo đang khẳng định được vị trí của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của KHCN, thế kỷ của nền kinh tế tri thức… thì giáo dục - đào tạo ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thấy vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và có những ưu tiên, đầu tư cho sự phát triển của giáo dục. Tuy nhiên, làm thế nào để giáo dục hoàn thành sứ mệnh của mình đối với sự phát triển của đất nước làm thế nào để giáo dục ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình đối với đất nước thì đó vẫn còn là một câu hỏi. Để làm được điều đó, các nhà giáo dục đã nhiều lần tiến hành cải cách giáo dục bằng việc thay sách và đổi mới phương pháp dạy học. Trước năm 1981, dạy học theo định hướng phát huy trí thông minh của học sinh. Sau 1981, đã tiến hành cải cách giáo dục lần 3 với phương pháp: phát huy vai trò chủ thể của học sinh… và đến năm 2005 các nhà cải cách giáo dục đã quyết định thay sách. Với lần thay sách này đã kéo theo sự đổi mới về phương pháp dạy học. Và dạy học hiện nay là dạy học tích cực với trọng tâm là đi tìm hoạt động học tập của học sinh. Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, nội dung chương trình SGK ngoài việc phân theo thời kỳ lịch sử còn được phân theo thể loại. Và vấn đề dạy học văn theo loại thể đã được hình thành. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề dạy học văn theo thể loại vẫn còn nhiều điều chưa tường minh cần phải làm rõ: Ví dụ: §Æng ThÞ Th¶o 7 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 quy trình chung cho việc dạy một bài văn theo từng thể loại nhất định chưa được làm sáng tỏ… 1.2. Về mặt thực tiễn Cải cách giáo dục bằng việc thay sách lần này đã đặt ra một yêu cầu là cần phải đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Để đáp ứng được yêu cầu đó phương pháp dạy học Ngữ văn lần này được đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh. Theo phương pháp mới này học sinh sẽ là người tự tìm ra tri thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Thầy cô là người thiết kế, là người hướng dẫn học sinh tìm ra con đường đến với tri thức của nhân loại. Và học sinh là người tự đi trên con đường này. Tuy nhiên trên thực tế phương pháp dạy học mới này đã được áp dụng triệt để và sử dụng có hiệu quả hay chưa thì đó vẫn là một câu hỏi. Thầy, cô giáo đã thực sự chỉ là người hướng dẫn học sinh hay vẫn là người làm hết mọi công việc cho học sinh, học sinh chỉ là người “ăn sẵn” thôi? Đặc biệt với môn văn thì từ trước đến nay với phương pháp dạy học truyền thống, thầy, cô giáo luôn là người làm hết mọi việc, học sinh chỉ việc ghi chép và học thuộc. Dường như ở học sinh không có sự sáng tạo, tìm tòi, tất cả đều phụ thuộc vào thầy, cô giáo. Giờ đây, với phương pháp dạy học mới này yêu cầu học sinh phải tự tìm ra tri thức. Liệu đây có phải là một yêu cầu cao? Học sinh có bỏ được thói quen đọc - chép cũ để bắt đầu với thói quen mới phải vận động tri não? Học sinh có làm được hay không? Tất cả đều còn là những câu hỏi và đang được bàn cãi rất nhiều. Bên cạnh đó, thế kỷ XXI là thế kỷ của KHCN thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin đang xâm nhập vào các ngõ ngách, ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và giáo dục - đào tạo không nằm ngoài guồng quay này. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được sử dụng nhiều và đạt được những thành công nhất định. §Æng ThÞ Th¶o 8 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 1.3. Về mặt cá nhân Là một sinh viên lại là sinh viên năm cuối ở một trường Đại học sư phạm sắp trở thành giáo viên. Là người sẽ trực tiếp hướng dẫn học sinh của mình tìm hiểu các văn bản văn học, tôi luôn quan tâm đến vấn đề đọc - hiểu của học sinh theo chương trình đổi mới. Đồng thời, tôi cũng mong muốn có chút ít kinh nghiệm làm hành trang và cơ sở để sau khi ra trường sẽ vững vàng hơn, tự tin hơn khi đứng trên bục giảng, đứng trước học sinh của mình. Với tất cả những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử công nghệ dạy học Công nghệ dạy học đã có từ lâu và được chia ra làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn hình thành ý tưởng về công nghệ dạy học vào cuối thế kỷ XIX khi mà nền sản xuất đã công nghiệp hóa và tự động hóa tạo nên năng suất cao thì người ta đã đặt ra câu hỏi: Dạy học có công nghệ được không, và nếu có thì năng suất sẽ cao hơn. Do nền sản xuất đã công nghiệp hóa nên cần nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo, có trí thông minh. Do đó dạy học nêu vấn đề đã được đề xuất: người học sẽ tự giải quyết vấn đề chứ không phải truyền giảng. Vì vậy yêu cầu người học phải tư duy. - Giai đoạn 2: Hiện thực hóa công nghệ dạy học, vào đầu thế kỷ XX, nó gắn liền với lý thuyết hành vi. Đây là lý thuyết được sản sinh ở Mỹ do Oátxơn đề xướng. Sau đó Skinơ đã phát triển thành công nghệ dạy học với các thí nghiệm chó tiết nước bọt và chim chọn hạt ông đã đi đến kết luận: nếu một việc nào đó dù phức tạp đến mấy nếu được chia nhỏ ra giao cho con §Æng ThÞ Th¶o 9 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 người để thực hiện từng bước một thì sẽ làm được, và trong giáo dục cũng vậy. Đây là hình ảnh của công nghệ dạy học. - Giai đoạn 3: Hoàn thiện công nghệ dạy học, giai đoạn này diễn ra vào những năm giữa của thế kỷ XX dựa trên cơ sở lý thuyết hoạt động. Người sáng lập ra lý thuyết hoạt động là Vưgôtxki. Từ đây ông đưa ra kết luận là: trong giáo dục nếu tổ chức được hoạt động với đối tượng và học sinh làm được điều đó thì đối tượng sẽ chuyển vào trong đầu học sinh. Do đó trong dạy học phải tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. - Giai đoạn 4: Chuyển giao công nghệ dạy học vào thực tiễn Công nghệ dạy học đã được tiến hành ở nhiều nước. + Ở Nga, người đầu tiên đưa công nghệ vào dạy học là Đavưđôp + Ở Việt Nam: Hồ Ngọc Đại đã tổ chức một trường thực nghiệm: trung tâm công nghệ giáo dục Giảng Võ. Dạy học theo hướng công nghệ đã khiến cho từng việc của người dạy, người học được quy định theo một logic tường minh, một hệ thống chặt chẽ. Tuy nhiên nó chưa được mở rộng ở mọi cấp học. 2.2. Lịch sử nghiên cứu đọc hiểu văn bản Dạy đọc hiểu văn bản thì lần đổi mới này mới được đề cập tới nhưng nói về đọc hiểu thì đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn luận - Theo Nguyễn Khắc Phi thì đọc hiểu là đọc ở 3cấp, với 3 mức độ: đọc trong dòng, đọc trên dòng và đọc ngoài dòng. + Đọc trong dòng: là đọc để hiểu các ngôn từ, hình ảnh, biểu tượng… + Đọc trên dòng: là đọc ý nghĩa biểu tượng, khái quát được nội dung. + Đọc ngoài dòng: đọc liên tưởng, mở rộng hiểu biết - Theo Trần Đình Sử: Đọc là một tổng hòa của nhiều quá trình, nhiều hành vi nhằm mục đích là nắm bắt được ý nghĩa của văn bản. Đọc bằng mắt, bằng miệng, đọc nhận biết, tưởng tượng, ghi nhớ, ghi chép, tra cứu, phân tích, §Æng ThÞ Th¶o 10 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 so sánh trao đổi… Có nhiều hình thức đọc: đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc nhanh, đọc kỹ (đọc chậm) Còn hiểu văn bản là biết về văn bản, thông cảm, đồng cảm với cuộc sống trong văn bản, giải thích, biểu đạt ý tưởng cái hay của văn bản. Có nhiều mức độ hiểu: hiểu bằng cảm giác, tình cảm, trực giác, hiểu bằng lý trí, lôgic, bằng phân tích, giải thích, hành động… - Theo Nguyễn Thanh Hùng: Đọc gồm có 4 bước: + Đọc thông, đọc thuộc: Đọc kỹ phần ngôn từ văn bản. Đọc mà không cần nhìn văn bản có thể nói được nội dung của văn bản đó. + Đọc kỹ, đọc sâu: Đọc để hình dung ra thế giới hình tượng trong văn bản. + Đọc hiểu, đọc diễn cảm: Đọc thể hiện cái hiểu của bản thân về văn bản đó + Đọc sáng tạo, đọc ứng dụng: Đọc mà có thể khái quát, đánh giá được giá trị của văn bản. Lúc này đọc trở thành một kỹ năng. -Đỗ Bình Trị thì cho rằng đọc là một kỹ năng, là một phương pháp. 2.3. Các nhà nghiên cứu đều đưa ra những ý kiến, quan niệm về đọc hiểu. Điểm gặp nhau giữa các ý kiến quan niệm trên là chưa trả lời cho học sinh câu hỏi phải đọc như thế nào? Tất cả mới chỉ dừng lại ở việc là nêu lên cách hiểu, quan điểm của mình về đọc hiểu, và mới dừng lại ở mức độ dành cho các nhà nghiên cứu. Còn đối với học sinh, người sẽ trực tiếp tiến hành việc đọc hiểu văn bản thì lại chưa có phương pháp cụ thể. Mà theo phương pháp dạy học đổi mới hiện nay là dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra một phương pháp dạy học đọc hiểu mới hướng đến học sinh, chỉ ra cho học sinh biết phải đọc - hiểu văn bản như thế nào? §Æng ThÞ Th¶o 11 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 3. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề về hoạt động học tập của học sinh trong giờ văn với định hướng đọc - hiểu văn bản theo thể loại. 4. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động học tập của học sinh để học sinh đọc hiểu văn bản theo thể loại thơ. 5. Mục đích nghiên cứu Khóa luận hướng tới các mục đích sau: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy và học văn trong trường THPT . - Góp phần hiện thực hóa những định hướng đổi mới trong SGK Ngữ văn thành hiện thực. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận của dạy học theo công nghệ để xây dựng hoạt động học tập cho học sinh - Tìm hiểu đặc điểm thể loại thơ và cách đọc hiểu thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ. - Thiết kế giáo án thử nghiệm theo quy trình - Sử dụng CNTT làm cho dạy học hiệu quả. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn - Phương pháp thống kê, phân loại, khảo sát - Phương pháp thực nghiệm. 8. Đóng góp của khoá luận 8.1. Về mặt lý luận §Æng ThÞ Th¶o 12 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Thực hiện khóa luận này chúng tôi mong muốn làm rõ cách thức xây dựng hoạt động học tập cho học sinh từ đó xây dựng thành quy trình dạy học đọc - hiểu văn bản theo thể loại cho học sinh. 8.2. Về mặt thực tiễn Chúng tôi mong muốn góp phần làm cho giờ học Ngữ văn theo hướng đổi mới trở nên tường minh 9. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo khóa luận có cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo hướng công nghệ. Chương 2: Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ Chương 3: Thiết kế thử nghiệm bài dạy Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử §Æng ThÞ Th¶o 13 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ 1.1. Quan niệm về công nghệ dạy học 1.1.1. Vấn đề thuật ngữ Thuật ngữ Technologic de I’enseignement: được dùng tương đương với các thuật ngữ: công nghệ đào tạo (tecnologua obrazovania) công nghệ giáo dục (education technology) được hiểu là một khoa học mới về việc giáo dục con người đang được hình thành, dựa trên cơ sở những thành tựu hiện đại của các khoa học giáo dục mới của thời đại. 1.1.2.Phân chia Trải qua quá trình phát triển từ những ngày đầu cho đến nay khái niệm công nghệ dạy học có thể chia làm hai nhóm - Công nghệ dạy học theo nghĩa hẹp. - Công nghệ dạy học theo nghĩa rộng. * Công nghệ dạy học theo nghĩa hẹp: Công nghệ dạy học có nghĩa là việc áp dụng các hệ thống kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học tập của con người. * Công nghệ dạy học theo nghĩa rộng: Tổ chức giáo dục UNESCO đã đưa ra định nghĩa như sau: công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt mục đích dạy học đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò §Æng ThÞ Th¶o 14 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 1.1.3. Định nghĩa về CNDH Có nhiều định nghĩa về CNDH nhưng nói một cách đầy đủ thì CNDH là một khoa học về giáo dục con người. Dựa trên cơ sở tổng hợp những thành tựu của nhân loại từ trước đến nay, đặc biệt những thành tựu hiện đại của các khoa học giáo dục và các khoa học liên quan như sinh học, tâm lý học, điều khiển học, lý thuyết tổ chức, lôgic học, kinh tế học giáo dục … công nghệ dạy học tổ chức một cách khoa học quá trình đào tạo con người bằng cách xác định một cách chính xác và sử dụng một cách tối ưu đầu ra (mục tiêu giáo dục), đầu vào (học sinh) nội dung dạy học, các điều kiện phương tiện kỹ thuật dạy học, các tiêu chuẩn đánh giá, hệ phương pháp tích cực hóa, chương trình hóa và cá thể hóa quá trình dạy học với sự chi phí tối ưu thời gian, sức lực tiền của của giáo viên, học sinh, nhân dân và nhà nước nhằm đạt được mục đích giáo dục và đáp ứng được kịp thời những yêu cầu của thời đại. 1.2. Công nghệ dạy học ở Việt Nam Công nghệ dạy học ở Việt Nam lần đầu tiên được thử nghiệm tại trung tâm công nghệ giáo dục Giảng Võ. Đây là một trung tâm được thành lập năm 1978, do ông Hồ Ngọc Đại làm giám đốc với nhiệm vụ: thực nghiệm giáo dục phổ thông theo cách làm mới và rất mới nhằm phát triển cao nhất khả năng của trẻ em Việt Nam. 1.2.1. Quan niệm về dạy học ở trung tâm công nghệ Giảng Võ Dạy học là quá trình nhằm chuyển tri thức và năng lực của dân tộc và nhân loại thành tri thức và năng lực cho mỗi người học. Aa A: Tri thức và năng lực của dân tộc và nhân loại. a: Tri thức và năng lực của người học  : Quy trình chuyển từ A vào a §Æng ThÞ Th¶o 15 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Từ quan niệm về dạy học trên trung tâm đã đưa ra quan niệm về dạy văn như sau: dạy văn là quá trình chuyển tri thức và năng lực văn của dân tộc và nhân loại kết tinh trong các tác phẩm văn chương thành tri thức và năng lực văn cho mỗi người học. 1.2.2. Cách làm Từ quan niệm về dạy học và dạy văn như trên, trung tâm đã đưa ra cách làm của mình để chuyển tải tri thức đến học sinh. Quy trình này mới chỉ tập trung ở bậc tiểu học. quy trình được phân ra làm 5 bước tương đương với 5 lớp, mỗi lớp hoàn thiện một bước: - Bước 1: Đọc văn bản, giải nghĩa ngôn từ. Với bước này giáo viên tổ chức cho học sinh giải nghĩa ngôn từ bằng cách: + Giải nghĩa ngôn từ bằng mô tả, nhận diện + Giải nghĩa ngôn từ bằng những từ đồng nghĩa và trái nghĩa + Tìm câu, đặt câu có chứa từ cần giải nghĩa + Tra từ điển Bước này dành cho học sinh lớp 1. - Bước 2: Dựng hình tượng, tái tạo nội dung phản ánh, nội dung biểu hiện, cách phản ánh… Với bước này có thể sử dụng các thao tác: + Đặt câu hỏi: Nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Sau khi đọc văn bản + Cho học sinh kể lại theo hình thức nhập vai. Bước này dành cho học sinh lớp 2. - Bước 3: Phân tích hình tượng Nếu là tác phẩm tự sự thì phân tích hình tượng nhân vật Nếu là tác phẩm trữ tình thì phân tích hình tượng tâm tư. Trong bước này có thể sử dụng các thao tác: + Giả định dự đoán §Æng ThÞ Th¶o 16 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 + Viết thư: Giáo viên tổ chức cho học sinh viết thư cho nhân vật, cho tác giả, cho bạn. Bước này dành cho học sinh lớp 3 - Bước 4: Tìm chủ đề, xác định chủ đề của văn bản Bước này sử dụng các thao tác như: Đặt tên, đặt lại tên, liên tưởng… dành cho học sinh lớp 4. - Bước 5: Tìm ý của bài văn: Đó là ý của tác giả gửi vào trong bài văn, ý của mỗi bạn đọc về bài văn. Khi tiến hành bước này, thường xoay quanh những lời khuyên, bài học: nên, không nên. Bước này dành cho học sinh lớp 5. 1.2.3. Đóng góp Quy trình thực hiện theo 5 bước này của trung tâm công nghệ Giảng Võ đã đem lại nhiều hiệu quả Trong quy trình, từng việc của người dạy, người học được quy định theo một lôgic tường minh, theo một hệ thống chặt chẽ. Thông qua quy trình người học tự tiếp nhận được những giá trị trong các bài văn nghệ thuật. Từ đó học sinh có phẩm chất của nhà văn (hình dung tưởng tượng ra những gì trong bài văn), có năng lực nhập vai, nhập cuộc. Đồng thời với cách dạy của trung tâm là biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm trong lòng mỗi người học, dạy văn đã đi từ trừu tượng đến cụ thể, học sinh đã được dạy “cách” để khám phá tác phẩm cụ thể 1.2.4. Hạn chế Tuy nhiên, những bước này mới chỉ thành công trong môn Văn và tiếng Việc ở bậc tiểu học. Các thao tác này còn đơn giản vì mục tiêu đặt ra chỉ là nhận diện được từng bậc của văn bản văn học: Văn bản, hình tượng, chủ đề, tư tưởng của nhà văn. Còn ở bậc THPT thì công việc sẽ phong phú phức tạp §Æng ThÞ Th¶o 17 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 hơn. Hơn thế nữa, SGK Ngữ văn được xây dựng theo hướng tích hợp: phải phối hợp các phương pháp dạy học để phát huy sức mạnh và hiệu quả của dạy học. Do đó, người giáo viên phải đi tìm quy trình tối ưu để học sinh tiếp nhận văn bản tốt hơn. 1.3. Những nét lớn về dạy học theo hướng công nghệ Từ quy trình của trung tâm công nghệ giáo dục Giảng Võ ta có thể đi tới những nét lớn về dạy học theo hướng công nghệ. 1.3.1. Dạy học là thầy giáo thiết kế, học sinh thi công theo thiết kế. Hay nói cách khác giáo viên là người hướng dẫn, dẫn dắt và học sinh sẽ tự tìm ra tri thức của nhân loại. 1.3.2. Dạy học theo hướng công nghệ cũng được bắt nguồn từ lý thuyết hành vi: Lý thuyết này xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ XX bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Oátxơn (1878 – 1958). Sau đó thì Skinơ đã phát triển nó thành công nghệ dạy học. Oátxơn đã phát triển lý thuyết hành vi của minh từ lý thuyết “Phản xạ có điều kiện” đây là loại phản xạ bị chế ước hay phụ thuộc vào các điều kiện hình thành mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng. Sau này “Lý thuyết hành vi” của Oátxơn đã được nhà tâm lý học người Mỹ Skinơ (1904 - 1990) chuyển vào dạy học. Ông đã tiến hành các thí nghiệm “chim chọn hạt”, “chim đi theo hình số tám” * Thí nghiệm “chim chọn hạt”: Skinơ trải trên chuồng chim các hạt có màu sắc khác nhau: đỏ, xanh, vàng, đen… nhưng chỉ có một hạt màu vàng là thức ăn mà chim ăn được. Đặc điểm chim là mổ liên tục, lia lịa nếu ăn được thì nuốt, không ăn được thì văng đi. Dựa vào đặc điểm đó để quan sát con chim mổ hạt như thế nào? Thời gian đầu chim mổ lia lịa các hạt, chỉ có hạt màu vàng mới nuốt, các hạt khác thì văng đi. Vài lần sau, chim chỉ tìm các hạt thức ăn có màu vàng mà không mổ các hạt khác. §Æng ThÞ Th¶o 18 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Như vậy Skinơ đã vận dụng một phương pháp trong giáo dục: Thử và sai, thử và đúng. * Thí nghiệm “chim đi theo hình số 8” Dựa vào đặc điểm của chim là nó chụm hai chân lại để nhảy, ông đã đo bước nhảy của chim và đặt những hạt ăn được theo khoảng cách bước nhảy của chim nhưng theo hình số 8. Lúc đầu theo bản năng chim chạy lung tung để tìm hạt ăn được. Dần dần nó thấy phía trước lại có các hạt ăn được, nó cứ nhảy thêm bước nữa. Cứ như thế con chim hoàn toàn có thể đi theo hình số 8 để nhặt hạt. Skinơ cho rằng nếu chia nhỏ hình số 8 thành nhiều bước giao cho chim để nó tự làm từng việc một trong thời gian quy định thì người làm thí nghiệm sẽ điều khiển được con chim đi theo ý mình. Từ 2 thí nghiệm ông rút ra kết luận: một việc nào đó dù phức tạp nếu được chia nhỏ ra giao cho con người để thực hiện từng bước một thì sẽ làm được và trong giáo dục cũng vậy. Từ đó ông đưa ra kiểu dạy học chương trình hóa. Người học học theo chương trình sẽ đạt kết quả như mong muốn nếu người ta chia nhỏ quy trình dạy học này thành các việc. Các việc chia nhỏ nữa thành các thao tác và người học thực hiện đầy đủ các việc, các thao tác này thì tri thức nhất định sẽ chuyển vào người học. Trong kiểu dạy học theo chương trình người học chỉ phát hiện lại tri thức cho chính mình chứ không phải tri thức cho xã hội. 1.3.3.Dạy học theo hướng công nghệ được khởi xướng theo lý thuyết hoạt động: Người có công khởi xướng lý thuyết hoạt động là: Vưgôtxki (1896 – 1934) người Nga. Lý thuyết hoạt động của ông tập trung nghiên cứu vai trò của hoạt động đối với sự phát triển tâm lý của con người. Hoạt động được hiểu “là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực chủ thể và khách thể. Đặc trưng cơ bản của hoạt động là cái đang sinh thành trong §Æng ThÞ Th¶o 19 K31B – Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 hoạt động của chủ thể”. Điều quan tâm của lý thuyết hoạt động là mối quan hệ của chủ thể và đối tượng. Phát triển quan điểm của Vưgôtxki, nhà tâm lý học người Nga Ganperin đã tiến hành nhiều thí nghiệm và ông đưa ra kết luận: Hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong tâm lý của con người có cùng một cấu trúc và giống nhau đến kỳ lạ. Nếu tổ chức được hoạt động bên ngoài như thế nào thì sản phẩm bên trong diễn ra đúng như vậy. Vậy là muốn có hoạt động tâm lý bên trong của con người thì phải tổ chức các hoạt động bên ngoài tương ứng. Vì vậy muốn có tri thức cho học sinh phải tổ chức những hoạt động bên ngoài với đối tượng do chính người ấy tự thực hiện. Từ đó tạo ra hình thức dạy học theo phương thức: thầy thiết kế trò thi công. 1.4. Yêu cầu của dạy học Ngữ văn theo chương trình SGK đổi mới 1.4.1. Những điểm mới của chương trình SGK Ngữ văn THPT Trải qua các lần thay sách thì lần thay SGK lần này có những điểm mới như: - Về vị trí bộ môn: Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ. Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn, tình cảm thẩm mỹ. - Mở rộng khái niệm văn: ngoài tác phẩm văn học nghệ thuật ra chương trình còn đưa thêm đáng kể các văn bản nghị luận, tựa, sử ký, văn bản nhật dụng để học sinh mở rộng vốn đọc và kinh nghiệm đọc, đáp ứng nhu cầu đọc sau khi ra trường. §Æng ThÞ Th¶o 20 K31B – Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan