Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 dạy học liên môn ngữ văn 9 chủ đề Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiế...

Tài liệu dạy học liên môn ngữ văn 9 chủ đề Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

.DOC
38
6452
150

Mô tả:

Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM NGƯỜI DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa. - Trường: THCS Đại Cường - Địa chỉ: Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa- Hà Nội. -Điện thoại: 0433987001.Email: [email protected] THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN 1. Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp Ngày sinh: 04- 9 -1977 Môn: Văn- GDCD Điện thoại: 01695015949. Email: [email protected] 2. Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Nga Ngày sinh: 26-6-1962 Môn: Văn Điện thoại: 0975162996. Email: [email protected] . __________________________________________________________________ 1 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC “Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật” II. MỤC TIÊU DỰ ÁN 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ qua sự sáng tạo hình ảnh và giọng điệu trẻ trung, hóm hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. + Tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính cách mạng. + Hình ảnh chân thực về anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và hình ảnh độc đáo chiếc xe không kính cùng hình tượng người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. +Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Chính Hữu và nhà thơ Phạm Tiến Duật cùng những sáng tác của hai nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua hai bài thơ: hình ảnh thơ chân thực, giản dị mà giàu chất biểu cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm súc trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và hình ảnh sáng tạo độc đáo, ngôn ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu những bài thơ hiện đại. - Cảm nhận, phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, ngôn ngữ trong hai bài thơ. - Nhận ra mạch cảm xúc và đặc điểm kết cấu hình tượng của bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu và hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học đặc biệt là thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân…..) __________________________________________________________________ 2 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ 3.Thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc. - Trân trọng, tự hào về hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng như thời nay. Tự hào và biết ơn nhữngngười lính của quê hương lên đường kháng chiến góp phần vào thắng lợi của dân tộc. - Giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Cố gắng học tập tốt để xứng đáng với thế hệ cha anh. 4.Tích hợp liên môn : - Tích hợp môn Lịch sử: Giúp học sinh hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những năm kháng chiến chống Mĩ khốc liệt của của dân tộc ta. Về những người lính tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của quê hương Đại Cường ( Lịch sử địa phương). - Tích hợp môn Địa lí: giúp học sinh có những hiểu biết về địa hình, khí hậu miền Bắc nước ta vào mùa đông. Đặc biệt là vùng núi phía Bắc và địa hình của tuyến đường Trường Sơn. - Tích hợp môn Âm nhạc: Học sinh hát được bài hát “Đồng Chí” do nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc. - Tích hợp môn Mĩ thuật: Học sinh vẽ tranh về người lính và kĩ thuật vẽ bản đồ tư duy. - Tích hợp môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống: Học sinh sắm vai thể hiện hình ảnh người lính trong thực tiễn hiện nay. III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN - Đối tượng dạy học của dự án là: 29 HS lớp 9A – Trường THCS Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội - HS học thụ động, chưa có ý thức học liên môn. - Số lớp thực hiện: 1lớp. - Khối lớp: 9 Một đặc điểm cần thiết khác: Dự án mà chúng tôi thực hiện là 2 tiết ngữ văn lớp 9 đồng thời chúng tôi giảng dạy luôn đối với học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN Theo thạc sĩ Trần Thị Hoa: “Dạy học liên môn ở môn Văn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học”.“Dạy học liên môn trong môn Văn là làm cho người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các __________________________________________________________________ 3 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh“ - Qua quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm đón nhận phù hợp với văn bản. - Việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiên cứu văn học. Như sử dụng tư liệu lịch sử : trong quá trình giảng dạy giáo viên cần giúp học sinh đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật. Mặc dù SGK đã có phần chú thích song giáo viên vẫn cần nghiên cứu tư liệu lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ hơn về yếu tố thời đại. - Sử dụng các yếu tố nghệ thuật như âm nhạc, mĩ thuật ....Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng. Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. - Sử dụng tài liệu địa lí và ngôn ngữ học: những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm. - Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học,….góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm. Có thể nói, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy Văn học nói riêng là cần thiết. Mục đích tích hợp trước tiên để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan đến bài học. Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình. Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó. Tích hợp trong giảng dạy sao cho giúp học sinh phát huy sự chủ động tích cực có những suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh: __________________________________________________________________ 4 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ - Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ “Đồng chí” và vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ qua sự sáng tạo hình ảnh và giọng điệu trẻ trung, hóm hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” + Tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính cách mạng. + Hình ảnh chân thực về anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và hình ảnh độc đáo chiếc xe không kính cùng hình tượng người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua hai bài thơ: hình ảnh thơ chân thực, giản dị mà giàu chất biểu cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm súc trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và hình ảnh sáng tạo độc đáo, ngôn ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Ngoài ra việc tích hợp môn Lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những năm kháng chiến chống Mĩ khốc liệt của của dân tộc ta về những người lính tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của quê hương Đại Cường (Lịch sử địa phương). -Tích hợp môn Địa lí: giúp học sinh có những hiểu biết về địa hình, khí hậu miền Bắc nước ta vào mùa đông. Đặc biệt là vùng núi phía Bắc và địa hình của tuyến đường Trường Sơn. - Việc tích hợp môn Âm nhạc sẽ giúp học sinh yêu ca hát, thích thú và nhớ bài thơ hơn, cảm nhận sâu hơn hình tượng nghệ thuật trong thơ. Việc tích hợp môn Mĩ thuật sẽ giúp học sinh tăng thêm kiến thức mĩ thuật giúp các em biết vẽ sao cho đẹp, cho đúng, đạt hiệu quả thẩm mĩ cao nhất. Qua đó hình ảnh anh bộ đội được các em cảm nhận đẹp hơn. -Tích hợp môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh biết cư xử với nhau cho tốt đẹp, giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Giáo viên cảm thấy hứng thú mong lên lớp hơn. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh linh hoạt, phù hợp hơn, tiết học sẽ sinh động không gò bó, đơn điệu. Đảm bảo kiến thức trọng tâm vừa sâu vừa rộng. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức. Các em tích cực, chủ động, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1.Giáo viên chuẩn bị: * Đồng chí: Nguyễn Thị Nga chuẩn bị trong thời gian 3 ngày. __________________________________________________________________ 5 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ - Clip trích phim tuyến đường Trường Sơn trong thời chiến tranh chống Mĩ. - Ảnh chân dung của cụ Phạm Văn Quỳ thời kháng chiến.chống Pháp. - Ảnh ba đồng chí trong kháng chiến chống Pháp: cụ Phạm Văn Quỳ, cụ Lương Văn Hòa (Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội.) và cụ Lương Văn Tý quê ở Thái Nguyên. - Ảnh đồng chí Đoàn Công Chức quê Kim Giang - Đại Cường cùng đồng chí, đồng đội của mình ở Trường Sa. - Clips tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học: ảnh tác giả, ảnh tập thơ, ảnh nước mặn đồng chua, ảnh đất cày lên sỏi đá, ảnh ngôi nhà tranh, ảnh biểu tượng người lính.... - Bảng tổng hợp những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến của quê hương Đại Cường và số liệu thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng của xã Đại Cường. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến công nghệ thông tin.: - Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet), máy chiếu... * Đồng chí Nguyễn Thị Nghiệp chuẩn bị: - Cùng học sinh làm clip ngắn phỏng vấn nhân chứng lịch sử của quê hương -Bác thượng tá Phạm Đăng Cát - Nguyên chủ nhiệm hậu cần sư đoàn 361 Quân chủng phòng không không quân đã nghỉ hưu, quê Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ, Lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Ảnh thượng tá Phạm Đăng Cát. - Bản đồ tư duy nội dung bài học, bảng so sánh vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ. 2. Học sinh chuẩn bị trong thời gian 1 tuần. - Học sinh tự vẽ bản đồ tư duy ở nhà: + 4 nhóm cùng vẽ bản đồ tư duy nội dung bài cũ, văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. + Nhóm 1: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Cơ sở hình thành tình đồng chí. Và 1 nhánh bản đồ hình ảnh chiếc xe không kính - hiện thực khốc liệt thời chiến tranh. + Nhóm 2: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí, đồng đội. Và tìm hiểu số liệu ở địa phương những anh hùng đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến và những bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã Đại Cường. + Nhóm 3: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về người lính và tình đồng chí của họ. Và nội dung người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn. __________________________________________________________________ 6 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ + Nhóm 4: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lập bảng so sánh vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong hai bài thơ. - Cả lớp tập hát bài hát “ Đồng chí” do nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc. - Nhóm các bạn nam chuẩn bị nội dung và sắm vai thể hiện tình huống với chủ đề: Giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. - Mỗi nhóm vẽ 2 bức tranh phù hợp với nội dung chủ đề. VI . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY –HỌC Chủ đề được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút). 1. Ổn định tổ chức: (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút ) 3 Tổ chức các hoạt động dạy- học: (80 phút) - Hoạt động khởi động (5 phút) - Hoạt động hình thành kiến thức mới: (58 phút) + Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí”của nhà thơ Chính Hữu + Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật + Những liên hệ hình tượng người lính của quê hương Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội. - Hoạt động thực hành. (5 phút) - Hoạt động ứng dụng (7 phút) - Hoạt động bổ sung. (5 phút) 4. Củng cố: 3 (phút) 5. Hướng dẫn về nhà: (3 phút) CHỦ ĐỀ “Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật” A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của __________________________________________________________________ 7 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ Chính Hữu và vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ qua sự sáng tạo hình ảnh và giọng điệu trẻ trung, hóm hỉnh trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật. + Tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính cách mạng. + Hình ảnh chân thực về anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và hình ảnh độc đáo chiếc xe không kính cùng hình tượng người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. +Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Chính Hữu và nhà thơ Phạm Tiến Duật cùng những sáng tác của các ông trong hai cuộc kháng chiến. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua hai bài thơ: hình ảnh thơ chân thực giản dị mà giàu chất biểu cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm súc trong bài thơ của Chính Hữu và hình ảnh sáng tạo độc đáo, ngôn ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh trong bài thơ của Phạm Tiến Duật. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu những bài thơ hiện đại. - Cảm nhận, phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, ngôn ngữ trong hai bài thơ. - Nhận ra mạch cảm xúc và đặc điểm kết cấu hình tượng của bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu và hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm tiến Duật. - Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học đặc biệt là thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân…..) 3.Thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc. - Trân trọng, tự hào về hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng như thời nay. Tự hào và biết ơn những người lính của quê hương lên đường kháng chiến góp phần vào thắng lợi của dân tộc. - Giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Cố gắng học tập tốt để xứng đáng với thế hệ cha anh. 4. Tích hợp liên môn - Tích hợp môn Lịch sử: Giúp học sinh hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những năm kháng chiến chống Mĩ khốc liệt của của dân tộc ta. Về những người lính tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của quê hương Đại Cường ( Lịch sử địa phương). __________________________________________________________________ 8 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ - Tích hợp môn Địa lí: giúp học sinh có những hiểu biết về địa hình, khí hậu miền Bắc nước ta vào mùa đông. Đặc biệt là vùng núi phía Bắc và địa hình của tuyến đường Trường Sơn. - Tích hợp môn Âm nhạc: Học sinh hát được bài hát “Đồng Chí” do nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc. - Tích hợp môn Mĩ thuật: Học sinh vẽ tranh về người lính và kĩ thuật vẽ bản đồ tư duy. - Tích hợp môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống: Học sinh sắm vai thể hiện hình ảnh người lính trong thực tiễn hiện nay. B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH ĐƯỢC PHÁT HUY. * Các kĩ năng học sinh được phát huy: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về nội dung bài học. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành động vô ơn, không trân trọng những tình cảm đẹp, phẩm chất cao đẹp của người lính cách mạng. - Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp hành động để học tập những phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng. - Kĩ năng hợp tác cùng các bạn hoàn thành nhiệm vụ. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng giao tiếp..... * Các năng lực học sinh được phát huy. - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực hợp tác.... C. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Động não - Phương pháp dự án.. - Thảo luận nhóm. - Kĩ thuật phòng tranh. - Kĩ thuật công đoạn. -Kĩ thuật phân tích phim. - Xử lý tình huống hoặc đóng vai. - Kĩ thuật vẽ bản đồ tư duy..... __________________________________________________________________ 9 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ D. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên chuẩn bị: * Đồng chí: Nguyễn Thị Nga chuẩn bị (trong thời gian 3 ngày) - Clip trích phim tuyến đường Trường Sơn trong thời chiến tranh chống Mĩ. - Ảnh chân dung của cụ Phạm Văn Quỳ thời kháng chiến.chống Pháp. - Ảnh ba đồng chí trong kháng chiến chống Pháp: cụ Phạm Văn Quỳ, cụ Lương Văn Hòa ( Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội.) và cụ Lương Văn Tý quê ở Thái Nguyên. - Ảnh đồng chí Đoàn Công Chức quê Kim Giang - Đại Cường cùng đồng chí đồng đội của mình ở Trường Sa. - Clips tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học: ảnh tác giả, ảnh tập thơ, ảnh nước mặn đồng chua, ảnh đất cày lên sỏi đá, ảnh ngôi nhà tranh, ảnh biểu tượng người lính.... - Bảng tổng hợp những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến của quê hương Đại Cường và số liệu thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng của xã Đại Cường. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến công nghệ thông tin: - Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet), máy chiếu... * Đồng chí Nguyễn Thị Nghiệp chuẩn bị: - Cùng học sinh làm clip ngắn phỏng vấn nhân chứng lịch sử của quê hương - Bác thượng tá Phạm Đăng Cát - Nguyên chủ nhiệm hậu cần sư đoàn 361- Quân chủng phòng không không quân, đã nghỉ hưu, quê Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ, lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Ảnh thượng tá Phạm Đăng Cát. - Bản đồ tư duy nội dung bài học, bảng so sánh vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ. 2.Học sinh chuẩn bị trong thời gian 1 tuần. - Học sinh tự vẽ bản đồ tư duy ở nhà: + 4 nhóm cùng vẽ bản đồ tư duy nội dung bài cũ. Văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. + Nhóm 1: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Cơ sở hình thành tình đồng chí. Và 1nhánh bản đồ hình ảnh chiếc xe không kính - hiện thực khốc liệt thời chiến tranh. + Nhóm 2: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí, đồng đội. Và tìm hiểu số liệu ở __________________________________________________________________ 10 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ địa phương những anh hùng đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến và những bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã Đại Cường. + Nhóm 3: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về người lính và tình đồng chí của họ. Và nội dung người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn. + Nhóm 4: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới: Hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lập bảng so sánh vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong hai bài thơ. - Cả lớp tập hát bài hát “Đồng chí” do nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc. - Nhóm các bạn nam chuẩn bị nội dung và sắm vai thể hiện tình huống với chủ đề: “Giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ” - Mỗi nhóm vẽ 2 bức tranh phù hợp với nội dung chủ đề. E. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Giờ trước các em học văn bản: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu cô dặn các nhóm vẽ bản đồ tư duy. Mời các nhóm giơ bản đồ tư duy để cô kiểm tra và mời nhóm 2 lên trình bày. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Slides2) (5 phút) Mời các em quan sát trên màn hình và xem đoạn clip (Liên môn lịch sử địa phương). GV: Nhân vật trong clip cô giáo và các bạn đang trao đổi là ai vậy? HS: Nhân vật trong clip là bác thượng tá Phạm Đăng Cát - Nguyên chủ nhiệm hậu cần sư đoàn 361- Quân chủng phòng không không quân, đã nghỉ hưu, quê Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ, Lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật. GV: Cảm xúc của em khi nghe bác tâm sự là gì? Em xúc động, tự hào về những con người của quê hương đã lên đường cứu nước. Xúc động về tình đồng chí, đồng đội, xúc động về hình ảnh người lính cao đẹp với những phẩm chất đáng quý. GV dẫn vào bài: Đúng rồi các em ạ! Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ gian khổ và oanh liệt biết bao! Dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến thắng kẻ thù viết lên những trang sử vàng chói lọi. Góp phần vào chiến thắng __________________________________________________________________ 11 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ ấy, từ những làng quê đất Việt, bao thế hệ người con yêu nước lên đường ra trận. Họ từ bỏ tất cả, nén tình riêng để đi theo tiếng gọi của non sông đất nước. Hình ảnh cao đẹp của họ được thể hiện trong biết bao bài thơ. Tiêu biểu nhất là hai bài “Đồng chí” của Chính Hữu và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (Slides3 ) Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới (58 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt A. Hình ảnh người lính trong GV hướng dẫn cách đọc: chú ý đọc chậm, tình cảm, thời kì kháng chiến chống đúng nhịp, ngân ở câu cuối. GV đọc mẫu một lần Pháp qua bài thơ “ Đồng chí” và gọi 2 HS đọc lại. Nhận xét, uốn nắn cách đọc của Chính Hữu. cho HS. I. Đọc -Tìm hiểu chung: ?Em hãy nêu vài nét về tác giả Chính Hữu? 1. Tác giả, tác phẩm (Slides 5+6) a.Tác giả: HS: Nêu một số nét chính. - Là nhà thơ – người chiến sĩ. GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét - Thường viết về đề tài người lính và chiến tranh. - Nhận xét và bổ sung: Ông từng là là người lính Trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. ? Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào? Em trình bày những hiểu biết của em về lịch sử đất nước ta những năm 1947-1948? HS trả lời cá nhân (Tích hợp môn Lịch sử) GV bổ sung. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Mở đầu b.Tác phẩm: viết năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông. __________________________________________________________________ 12 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ là cuộc chiến ở Hà Nội. Tiếp theo là chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947. Bắt đầu từ đây cuộc kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện được đẩy mạnh.Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ bị ốm, đang phải điều trị. Em hãy quan sát trên màn hình và điền từ thích 2. Giải nghĩa từ khó: (SGK) hợp?(Slides 7,8) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 3. Thể thơ: thơ tự do ? Bài thơ được chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn? (Slides 9) HS trả lời cá nhân: Đoạn 1 (7 câu đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí. Đoạn 2 (10 câu tiếp theo): Biểu hiện tình đồng chí. Đoạn 3 (3 câu cuối): Biểu tượng “đầu súng trăng treo”- biểu tượng đẹp về người lính và cuộc đời người lính. Mạch cảm xúc của bài thơ như thế nào? HS trả lời, GV bổ sung: Bài thơ theo thể tự do, có 20 dòng, chia làm3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Nhưng ở mỗi đoạn, sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những câu thơ gây ấn tượng sâu đậm như câu thơ thứ 7, câu 17 và câu cuối. Để rõ hơn mạch cảm xúc ấy cô cùng các em tìm hiểu phần 2. - Yêu cầu HS đọc lại 6 câu đầu và nhắc lại nội dung chính.(Slides10) ? Theo tác giả, tình đồng chí bắt nguồn trên cơ sở nào? GV yêu cầu học sinh hoàn thiện bản đồ tư duy đã chuẩn bị và yêu cầu nhóm 1 cử đại diện lên trình bày. GV kiểm tra phần bản đồ tư duy của học sinh 4. Bố cục: gồm 3 đoạn II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp - Cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khó . - Cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ. - Cùng sẻ chia gian khó là tình tri kỉ. . __________________________________________________________________ 13 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ - GV chốt, bổ sung. -Tình đồng chí đồng đội được nảy sinh từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó -Tình đồng chí được nảy sinh từ chung lí tưởng, chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu. -Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã thể hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm. Em nhắc lại các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ? Dòng thơ thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau đòng thơ đó? HS trả lời, GV bổ sung (Slides 11,12) Câu thơ thứ 7 thật đặc biệt với hai tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ được xem như một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết hai đoạn của bài thơ. Hai tiếng ngắn đột ngột như thắt bài thơ lại, cảm xúc trở nên nghẹn ngào, sâu lắng hơn. Đồng chí là kết tinh từ tình người, tình bạn. Thiêng liêng cao quý! Và từ đây, biểu hiện tình đồng chí được rõ ràng, sâu đậm hơn. Gọi HS đọc lại đoạn thơ 2 và nhắc lại nội dung chính.(Slides 13) GV: Yêu cầu học sinh nhóm 2 hoàn thiện và lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình, GV kiểm => Từ ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, ngôn ngữ sóng đôi để giải thích cội nguồn tình đồng chí. → “Đồng chí” vang lên thật thiêng liêng, sâu lắng. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí __________________________________________________________________ 14 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ tra bản đồ tư duy của học sinh. - Thấu hiểu, cảm thông những tâm tư tình cảm của nhau. GV chốt “Tôi” và “anh” xuất thân từ những miền quê nghèo.Do đó đều cảm thông sâu xa những nỗi lòng của nhau “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày -Gian nhà không mặc kệ gió lung lay -Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Từ “ mặc kệ” thể hiện điều gì? HS trả lời cá nhân. GV nhấn mạnh. Anh bộ đội xuất thân từ nông dân, gắn bó với mảnh ruộng, Làng quê biết bao! Nhưng các anh đã “mặc kệ” tất cả để mà nhẹ lòng ra đi. “Mặc kệ” nói lên được thái độ dứt khoát mạnh mẽ có dáng dấp của “trượng phu”. Rứt áo ra đi nhưng các anh không hoàn toàn vô tình lãng quên nơi chôn rau cắt rốn của mình. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, __________________________________________________________________ 15 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ tác giả sử dụng nghệ thuật gì? HS trả lời nghệ thuật: Hoán dụ. Các anh nhớ về quê hương và cũng cảm nhận thấy quê hương - ở đó có cha mẹ, có bà con xóm giềng, - Sát cánh bên nhau, chia sẻ có những người thân yêu đang nhớ mình. Nỗi nhớ những gian khổ thiếu thốn. quê hương chỉ có thể nén chặt trong lòng… -Tuy đối mặt với những khó khăn, gian khổ nhưng người lính đã luôn vượt qua. Câu thơ nào nói lên điều đó? HS trả lời cá nhân. “Aó anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” Giữa mùa đông giá lạnh, các anh cũng chỉ có những trang phục đơn sơ để chống lại cái rét : áo rách, quần vá, chân không giày. Qua môn Địa lí, em cho biết khí hậu miền núi nước ta như thế nào vào mùa đông? (Tích hợp môn địa lí).(Slides 14) Khí hậu : Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có đặc khí hậu ôn đới. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế". - Vẫn sáng nụ cười, tinh thần lạc Những gian khổ người lính trải qua đã làm nổi bật quan. điều gì? Khó khăn nhất với những người lính là phải trải qua những cơn bệnh nguy hiểm: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi” - GV liên hệ một số câu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” __________________________________________________________________ 16 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ ................ =>Hình ảnh chân thực, biện ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử pháp tu từ -> tình đồng chí keo dụng trong đoạn thơ trên? sơn gắn bó. - GV: Các chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thật, cách xây dựng những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau (anh - tôi) vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng, vừa thể hiện sức mạnh mà người lính vượt qua. HS đọc câu thơ 17 ? Theo em giữa bắt tay và “nắm lấy bàn tay” khác nhau ở chỗ nào? HS trả lời cá nhân, GV nhấn mạnh: Bắt tay là thể hiện sự lịch sự, thân tình phù hợp khi ngoại giao. Còn “nắm lấy bàn tay” là bàn tay chủ động tìm tới bàn tay. Nắm thật lâu để truyền hơi - Yêu thương - sức mạnh vượt ấm, truyền tình cảm, truyền nghị lực, niềm tin, tình qua mọi gian khổ. thương cháy bỏng. Câu thơ thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng và sức mạnh của tình cảm ấy. Tình đồng chí, đồng đội tiếp tục được Chính Hữu tô đậm bằng hình ảnh thơ đặc sắc, một bức tranh 3. Biểu tượng đẹp của tình đẹp giàu ý nghĩa biểu tượng. Bức trang ấy là gì cô đồng chí cùng các em tìm hiểu phần 3. HS đọc 3 câu cuối(Slides15) “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh trong những câu thơ ấy? GV: Yêu cầu học sinh nhóm 3 hoàn thiện và lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình, GV kiểm tra bản đồ tư duy của học sinh __________________________________________________________________ 17 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ ->Là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, biểu tượng đẹp về người lính và cuộc đời người lính. GV chốt Súng Trăng Gần Xa Chiến sĩ Thi sĩ Chiến đấu Trữ tình Chiến tranh Hòa bình Thực tại Mộng mơ Đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính. Trên nền xám lạnh của cánh rừng hoang tĩnh mịch đêm khuya rực lên hình ảnh tuyệt đẹp: vầng trăng tròn treo lủng lẳng trên đầu súng. Trời về khuya gần sáng, trăng xuống thấp dần, thấp dần đến khi trăng chạm vào đầu súng, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu “đầu súng trăng treo” ắp đầy ý nghĩa biểu tượng: súng tượng trưng cho người lính, cho tinh thần quyết chiến quyết thắng, cho sự chiến đấu hết mình không quản ngại hiểm nguy; còn trăng là là biểu tượng của chất thi sĩ, của làng quê hiền hòa, của cái đẹp thanh bình, dịu dàng của chất trữ tình, mơ mộng. Qua phần tìm hiểu bài thơ, Chúng ta không chỉ xúc động bởi tình đồng chí, đồng đội sâu nặng mà chúng ta còn thấy hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật đẹp. (Slides 16) Phẩm chất anh bộ độ cụ Hồ được khắc họa trong 4 Hình ảnh người lính cách mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. -Xuất thân từ nông dân. -Vì nghĩa lớn bỏ lại tất cả ra đi cứu nước nhưng vẫn không nguôi nhớ nhà. - Vượt qua những gian khổ thiếu thốn, lạc quan yêu đời. -Đẹp nhất là tình đồng chí đồng đội thắm thiết. -Kết tinh biểu tượng là hình ảnh đầu súng trăng treo. __________________________________________________________________ 18 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ bài thơ như thế nào? GV yêu cầu học sinh nhóm 4 hoàn thiện và lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình, GV kiểm tra bản đồ tư duy của học sinh. GV chốt Hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. -Xuất thân từ nông dân. -Vì nghĩa lớn bỏ lại tất cả ra đi cứu nước nhưng vẫn không nguôi nhớ nhà. - Vượt qua những gian khổ thiếu thốn, lạc quan yêu đời. -Đẹp nhất là tình đồng chí đồng đội thắm thiết. -Kết tinh biểu tượng là hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hướng dẫn HS tiểu kết bài (Slides17,18) GV cùng HS khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ (SGK) __________________________________________________________________ 19 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga Trường THCS Đại Cường Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9 ___________________________________________________________ Bốn em học sinh nam cùng cả lớp hát bài “Đồng chí” do Minh Quốc phố nhạc trên nền file ảnh tổng hợp các hình ảnh trong bài thơ. ( Tích hợp môn Âm nhạc) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Hình ảnh người lính trong thời lì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “ bài thơ về tiểu đội xe không kính.” Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt B. Hình ảnh người lính trong thời lì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “ bài thơ về tiểu đội GV hướng dẫn cách đọc: giọng tự nhiên, sôi nổi, trẻ trung. xe không kính.” GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu, yêu cầu 2 HS đọc tiếp theo I. Đọc- tìm hiểu chung: đến hết. 1.Tác giả, tác phẩm: ? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật? a. Tác giả: là nhà thơ tiêu ? Kể tên một vài bài thơ của tác giả mà em biết? biểu trong những năm (Slides19) kháng chiến chống Mỹ. __________________________________________________________________ 20 _ Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan