Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sôn...

Tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông hồng

.PDF
196
654
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NGUYỄN THỊ THANH MAI Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư Mã số: 62310105 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt HÀ NỘI - 2016 iv MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ .................................................. 10 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 10 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế ................................................... 10 1.1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về xã hội ................................................... 14 1.1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về môi trường ........................................... 17 1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 17 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế ................................... 17 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về xã hội ............................... 21 1.2.3. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về môi trường ....................... 23 1.2.4. Các nghiên cứu khác có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường ....................................................................................................... 25 1.3. Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu của luận án .......... 28 1.3.1. Đánh giá chung các nghiên cứu về FDI với PTBV đã được công bố .......... 28 1.3.2. Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu .................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 31 v CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ.............................................. 32 2.1. Khái niệm FDI và vai trò của FDI nhìn từ góc độ của một quốc gia đang phát triển ........................................................................................ 32 2.1.1. Khái niệm FDI ........................................................................................... 32 2.1.2. Vai trò của FDI ........................................................................................... 33 2.2. Khái niệm phát triển bền vững và các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế...................................................................... 39 2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững vùng kinh tế............................................... 39 2.2.2. Các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế .................... 41 2.3. Đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của một vùng .................... 44 2.3.1. Đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế bền vững và các tiêu chí đánh giá ...... 44 2.3.2. Đóng góp của FDI vào phát triển xã hội bền vững và các tiêu chí đánh giá ....... 48 2.3.3. Đóng góp của FDI vào phát triển môi trường bền vững và các tiêu chí đánh giá .................................................................................................... 51 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy đóng góp FDI vào phát triền bền vững vùng kinh tế ............................................................................ 55 2.4.1. Chiến lược thu hút và sử dụng FDI đóng góp vào PTBV của vùng kinh tế............................................................................................................... 55 2.4.2. Tiềm năng của vùng................................................................................... 58 2.4.3. Liên kết vùng ............................................................................................. 60 2.4.4. Chính sách phát triển vùng......................................................................... 62 2.4.5. Tư duy nhận thức của các nhà lãnh đạo ở các địa phương trong vùng.63 2.5. Kinh nghiệm về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững tại một số vùng và bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH .................................. 64 2.5.1. Kinh nghiệm về đóng góp FDI vào phát triển bền vững tại một số quốc gia ....... 64 2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho vùng đồng bằng sông Hồng ............................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 75 vi CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2003-2014 ................................................................................................ 76 3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng .... 76 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến thu hút FDI .............................................................................. 76 3.1.2. Chính sách thu hút FDI đóng góp vào PTBV của vùng đồng bằng sông Hồng ......................................................................................................... 83 3.1.3. Tình hình FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng ........................................... 95 3.2. Thực trạng đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................................................................... 106 3.2.1. Về kinh tế ................................................................................................ 106 3.2.2. Về xã hội ................................................................................................. 121 3.2.3. Về môi trường ......................................................................................... 123 3.3. Đánh giá thực trạng FDI với phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................................................................... 130 3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ............................................................ 130 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 135 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 140 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .............................................................. 141 4.1. Định hướng và quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng..................... 141 4.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ............................... 141 4.1.2. Quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ............................................................ 152 vii 4.1.3. Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ............................................................................. 154 4.2. Một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ......................................... 159 4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng ...................................................................................... 159 4.2.2. Nhóm giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về kinh tế tại vùng đồng bằng sông Hồng .................................................... 166 4.2.3. Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về xã hội tại vùng đồng bằng sông Hồng ................................................................ 172 4.2.4. Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về môi trường tại vùng đồng bằng sông Hồng .................................................... 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................. 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 176 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tốc độ tăng giảm dự án FDI vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2007-2015 .......................................................................................... 97 Bảng 3.2: Các tỉnh/thành phố có quy mô vốn FDI bình quân 1 dự án FDI cao nhất của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1988-2015 ............... 100 Bảng 3.3: FDI vào vùng ĐB Sông Hồng theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 01/01/1988 đến 31/12/2014) ................................ 103 Bảng 3.4: Vốn FDI của các tỉnh/thành phố của khu vực đồng bằng sông Hồng trong 2 năm 2003 và 2014 ....................................................... 105 Bảng 3.5: Hệ số ICOR của vốn FDI theo vùng kinh tế...................................... 107 Bảng 3.6: Logarit cơ số 10 (Ln) các yếu tố VA - K1 - K2 - L1 - L2 của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014 ...................................... 109 Bảng 3.7: Kết quả của mô hình hồi quy các yếu tố VA - K1 - K2 - L1 - L2 của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014 ............................. 110 Bảng 3.8: Giá trị tăng thêm (VA); Vốn (K) và Lao động (L) của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ............................................... 112 Bảng 3.9: Logarit cơ số 10 (Ln) của các yếu tố VA - K và L của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ............................................... 113 Bảng 3.10. Tăng trưởng của các yếu tố VA - K và L của FDI vùng đồng bằng sông Hồng theo 3 giai đoạn .............................................................. 114 Bảng 3.11: Đóng góp của các yếu tố VA - K và L vào tăng trưởng (VA) của FDI vùng đồng bằng sông Hồng theo 3 giai đoạn ............................. 114 Bảng 3.12: Tỷ lệ đóng góp của FDI vùng đồng bằng sông Hồng vào tăng trưởng của cả vùng và tăng trưởng FDI của Việt Nam giai đoạn 2003-2014 ........................................................................................ 116 Bảng 3.13: Tổng vốn FDI và cả vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014..... 117 Bảng 3.14: Nộp ngân sách địa phương của khu vực FDI và cả vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ....................................................... 118 viii Bảng 3.15: Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước và các vùng kinh tế khác giai đoạn 2003-2014 ...... 119 Bảng 3.16: Thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước và các vùng kinh tế khác ........ 120 Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu hiệu quả của khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ............................................................... 121 Bảng 3.18: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) phân theo 6 vùng kinh tế ........................................................................... 123 Bảng 4.1: Giá trị dự báo một số chỉ tiêu cơ bản ................................................... 151 ix DANH MỤC BIỂU, HÌNH Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án ........................................................... 6 Biểu đồ 3.1: Số doanh nghiệp FDI chia theo vùng kinh tế giai đoạn 2003 – 2015 ................................................................................................. 79 Biểu đồ 3.2 :Số lao động thuộc khu vực FDI chia theo vùng kinh tế giai đoạn 2003 - 2015 ...................................................................................... 80 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký của khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ....................................................... 95 Biểu đồ 3.4: Quy mô vốn thực hiện bình quân 1 dự án FDI của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 .............................................. 99 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu vốn FDI theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ............................................................................. 101 Biểu đồ 3.6: Vốn FDI vào vùng ĐB Sông Hồng phân theo địa phương (lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 01/01/1988 đến 31/12/2014)................... 104 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động FDI chia theo 3 khu vực của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 ..................................................... 122 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong quyết định số 795/QĐ của Thủ tướng Chính phủ về “ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” đã chỉ rõ : Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh... đã tạo cho vùng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia, Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước. Trong những năm vừa qua, vùng ĐBSH là một trong những vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án và qui mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng ĐBSH có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI và quá trình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng ĐBSH đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự PTBV của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, kết quả thu hút FDI vào vùng ĐBSH trong những năm qua là rất khả quan, song cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối, tập trung chủ yếu vào những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia công và lắp ráp mà điển hình là: giày da, dệt may, linh kiện điện tử,.. chưa chú 2 trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp ít gây hại đến môi trường, nhất là ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Thực tế đã chứng minh, sau nhiều năm thu hút, FDI đã tác động đến tăng trưởng của vùng nhưng chưa thực sự tác động đến PTBV, vùng ĐBSH vẫn chưa thực sự trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, có sức lôi cuốn và tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp của các vùng lân cận cùng phát triển. Hầu hết FDI vào các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất,... Số lượng và qui mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, cấp nước và xử lý chất thải, y tế và trợ giúp xã hội,... còn rất nhỏ bé. Bên cạnh đó, sự hoạt động của khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTBV của vùng ĐBSH thể hiện ở các mặt sau: Về mặt kinh tế: xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗ giả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu ngân sách của Nhà nước, ngoài ra hiện tượng nợ xấu và chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia tăng. Khu vực doanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo. Về mặt xã hội: khu vực FDI góp phần tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng, song chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Về mặt môi trường: ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốn FDI chưa tốt với các biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư cho công tác BVMT, cố tình vi phạm pháp luật BVMT... đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe của dân cư trong vùng. Tất cả những tác động tiêu cực đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ, thách thức to lớn đối với sự PTBV của vùng ĐBSH. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa đóng góp 3 của FDI vào PTBV; đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng FDI với PTBV ở vùng ĐBSH và tìm kiếm các giải pháp thu hút và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI như thế nào để đảm bảo PTBV cho vùng ĐBSH trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường là yêu cầu cấp bách. Nhằm hướng đến việc giải quyết các yêu cầu đó, luận án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững ở vùng Đồng bằng sông Hồng” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng và đề xuất giải pháp nhằm hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp nhiều hơn vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi về đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững một vùng kinh tế. Thứ hai: Phân tích thực trạng về đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Thứ ba: Xác định hệ thống quan điểm, Xây dựng định hướng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nhưng vẫn phải đảm bảo tính bền vững trong vùng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững một vùng kinh tế. - Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển bền vững vùng và rút ra bài học cho vùng đồng bằng sông Hồng. - Phân tích thực trạng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển 4 bền vững vùng đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Phát triển bền vững vùng kinh tế là gì? - Các tiêu chí đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng là gì ? - Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp như thế nào vào phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng? - Làm thế nào để tiếp tục thu hút và gia tăng mức đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việt Nam là một quốc gia đang phát triển do đó FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên không thu hút FDI bằng mọi giá mà đang có sự điều chỉnh thu hút chọn lọc hơn nhằm tăng đóng góp của FDI vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Định hướng này cũng cần được thực hiện đối với phát triển vùng kinh tế. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững tại một vùng kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, những nội dung cơ bản được nghiên cứu như sau: + Đóng góp của FDI vào một vùng kinh tế thể hiện qua 3 khía cạnh sau đây: + Đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững về kinh tế được thể hiện thông qua các tiêu chí: tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5 + Đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững về xã hội được thể hiện thông qua các tiêu chí: chuyển dịch cơ cấu việc làm, thu nhập bình quân đầu người và hệ số bất bình đẳng thu nhập (GNI). + Đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững về môi trường được thể hiện thông qua các tiêu chí: tiêu tốn năng lượng, mức độ ô nhiễm và chất thải. - Về không gian: Luận án nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài với PTBV ở vùng ĐBSH, trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Vĩnh Phúc nhưng không đi sâu vào từng tỉnh của vùng. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu FDI với PTBV tại vùng ĐBSH với số liệu thực tế trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 và đề xuất đến năm 2020 tầm nhìn 2030 5. Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng trong luận án có thể mô tả qua các bước như như trong Hình 1.1: Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến FDI với phát triển bền vững và đóng góp của FDI đến phát triển bền vững vùng kinh tế. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích, tổng hợp, kết quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa, những khoảng trống cần nghiên cứu. 6 Phương pháp nghiên cứu Phân tích, so sánh, tổng hợp Nội dung nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu Kết quả đạt được Khoảng trống cần bù đắp Phân tích, tổng hợp Đóng góp của FDI đến PTBV tại vùng ĐBSH Khung lý thuyết Phân tích, so sánh, tổng hợp Kinh nghiệm của các vùng khác Bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH Phân tích định tính và định lượng Phân tích và đánh giá thực trạng đóng góp của FDI vào PTBV tại vùng ĐBSH Những vấn đề tồn tại, hạn chế Phân tích, tổng hợp Quan điểm, nội dung và giải pháp tăng cường đóng góp của FDI vào PTBV vvvvớPTBV Đề xuất quan điểm, giải pháp Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của luận án Để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, luận án cần làm rõ những vấn đề lý luận sau: Thứ nhất, luận án cần chỉ rõ nội hàm của phát triển bền vững vùng kinh tế. Thứ hai, luận án cần làm rõ khái niệm, vai trò của FDI với phát triển bền vững vùng kinh tế. 7 Thứ ba, luận án cần phân tích đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững vùng kinh tế. Thứ tư, luận án cần làm rõ các tiêu chí để phân tích được đóng góp của FDI với phát triển bền vững vùng kinh tế. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp. Bước 3: Tìm hiểu thực trạng FDI với phát triển bền vững tại các vùng kinh tế khác và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Đồng bằng sông Hồng Đối tượng nghiên cứu là các vùng lãnh thổ khác của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích, tổng hợp, so sánh. Kết quả đạt được là những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Bước 4: Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng góp của nó với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng Trong bước 4 này, luận án cần đánh giá những vấn đề sau: Thứ nhất : phân tích thực trạng FDI tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Thứ hai: trên cơ sở phân tích thực trạng, sẽ phân tích đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển bền vững vùng kinh tế. Bước 5: Nêu quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng Trong bước này, luận án cần nêu quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững, cụ thể: Thứ nhất, luận án cần nêu căn cứ xây dựng định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững. Thứ hai, luận án cần nêu ra quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài để nguồn vốn này đóng góp vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng. Những quan điểm cần phải được luận giải thuyết phục. Thứ ba, luận án cần đưa ra những định hướng nhằm nâng cao đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng 8 trong thời gian tới. Thứ tư, luận án cần xây dựng và đưa ra bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng Đồng bằng sông Hồng phục vụ cho nghiên cứu, phân tích vĩ mô của vùng. Thứ năm, Đề xuất giải pháp nhằm tăng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bước này là phân tích, tổng hợp, so sánh. Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu được sử dụng và thu thập từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Viện Công nghệ môi trường Việt Nam, Uỷ ban nhân dân, Sở kế hoạch đầu tư của 11 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. 6. Những đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt lý luận + Làm rõ nội hàm của phát triển bền vững vùng kinh tế. + Khái niệm và làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đóng góp vào phát triển bền vững vùng kinh tế + Xây dựng khung phân tích đánh giá đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng kinh tế. + Rút ra những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI với phát triển bền vững vùng từ các vùng kinh tế khác, bổ sung vào lý luận về FDI với PTBV vùng ĐBSH. 6.2. Về mặt thực tiễn + Làm rõ thực trạng đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những hạn chế và nguyên nhân của nó. + Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đóng góp FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH trong thời gian tới. 9 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng kinh tế Chương 2: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng kinh tế Chương 3: Thực trạng Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003 - 2014 Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học gỉa và tổ chức nước ngoài về vấn đề FDI và đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI. Đóng góp cơ bản của FDI vào phát triển bền vững là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng. Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện các cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất và có nhiều công trình nghiên cứu nhất. Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao gồm: Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990. Song, đối với các nước đang phát triển thì FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn. Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn, bao gồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộc Liên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăng 11 trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi". Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn. Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada (2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của Trung Quốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng FDI có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác. Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước đang phát triển thành hai nhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn. Ông nhận xét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn. Tác giả kết luận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triển nhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới. Nói cách khác, mức thu nhập là điều kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Dưới mức thu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nước đang phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy. Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ có ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ của lực lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ số dương và ý nghĩa thống kê. Ông kết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầu tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định. Dưới mức đó, FDI hầu như không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Borensztein et al (1995), Hermes và Lensink (2000) lại cho rằng, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ mới. Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI là thúc đẩy tiến bộ về công nghệ của nước sở tại. Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa hiệu quả của FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính. Hệ thống tài chính cần phát triển đến một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các 12 doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ. Có như vậy, doanh nghiệp trong nước mới tận dụng được công nghệ từ các doanh nghiệp FDI nhiều hơn. Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượng đóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico giai đoạn 1960 - 1995. Ông thấy rằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động. Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mới có thể tiếp nhận được công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý. Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo các tác giả FDI không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định. Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI. Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho rằng FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư trong nước của Trung Quốc. Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng các nguồn vốn khác trong nước. Bài phân tích của ROBERT E.LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? ( Tác động của FDI lên nước chủ nhà: Tại sao có những tác động khác biệt?) (2002), đã đề cập đến nhiều tác động của FDI tới nước chủ nhà. Theo tác giả, nhìn chung các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiếp cận với công nghệ cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ có giá thành thấp hơn, với năng suất cao hơn và kết quả là phúc lợi tiêu dung cao hơn. Một khả năng khác có thể là đầu tư nước ngoài góp phần làm tăng vốn cổ phần của nước chủ nhà, đồng thời thúc đẩy mức sản lượng đầu ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan