Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại hà nội thực trạng và giải ph...

Tài liệu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại hà nội thực trạng và giải pháp

.DOC
90
97
115

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC 1.1. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, vai trò và mô hình cung cấp nước đô thị điển hình:..........................................................................................7 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:............7 1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng:........................................................................7 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:............................................11 1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ cấp nước đô thị:......................................................................................................13 1.1.3. Mô hình cung cấp đô thị điển hình:..............................................18 1.2. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: .....................................................................................................................20 1.2.1. Tốc độ tăng trưởng dân số của người dân Hà Nội trong những năm qua:..................................................................................................22 1.2.2. Tiêu chuẩn dùng nước, cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân Hà Nội:.............................................................................................27 1.2.3. Tình hình cung cấp nước đô thị tại Hà Nội:..................................29 1.3. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:.............................................................................................................33 1.3.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị........................................................................................................33 1.3.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:............................................................................35 1.3.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:..........................................................................................................37 1.3.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nội dung đầu tư:............................................................47 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.3.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo hình thức đầu tư:...........................................................49 1.4. Đánh giá..............................................................................................55 1.4.1. Kết quả và hiệu quả đạt được:.......................................................55 1.4.1.1. Kết quả:................................................................................55 1.4.1.2. Hiệu quả đạt được:...............................................................59 1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó:.....................................61 1.4.2.1. Hạn chế:...............................................................................61 1.4.2.2. Nguyên nhân:.......................................................................65 2.1. Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:.......................................................................................................67 2.1.1. Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:....................................................................................................67 2.1.2. Kế hoạch phát triển ngành cấp nước đô thị:..................................69 2.2. Giải pháp chủ yếu thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.................................................................................................71 2.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút đầu tư tham gia phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...................................71 2.2.1.1. Xây dựng một chương trình, kế hoạch hoàn chỉnh cho cấp nước đô thị.........................................................................................73 2.2.1.2. Cân đối lại và tăng cường huy động vốn từ các nguồn nhằm mở rộng hoạt động đầu tư.................................................................74 2.2.1.3. Khắc phục sự mất cân đối theo cơ cấu đầu tư.....................78 2.2.2. Giải pháp khác:.............................................................................78 2.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản ký doanh nghiệp............................78 2.2.2.2. Cải tổ mô hình tổ chức của doanh nghiệp KDNS................79 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2.2.2.3. Giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước......................................80 2.2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực....................................................82 2.2.2.5. Tăng cường hợp tác giữa các công ty kinh doanh nước sạch và hợp tác với các tổ chức quốc tế....................................................83 2.2.2.6. Giáo dục ý thức của người dân.............................................84 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã ra nhập WTO thì việc phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng một cách đồng bộ, đạt trình độ tiên tiến, tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, vừa là điều kiện vừa là một nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và tạo cơ sở quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Nó là động lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và rút ngắn khoảng cách với bên ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến và đồng bộ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, dân số đô thị cũng tăng lên với tốc độ chóng mặt, điều này sẽ đồng nghĩa với sự gia tăng các nhu cầu. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu tiêu thụ nước sạch ở đô thị. Để giải quyết vấn đề trên thì yêu cầu đặt ra là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước. Do vậy, vấn đề về vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là rất lớn, cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển. Cũng là lý do vì sao em chọn đề tài : “ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp” Đề tài được trình bày trong 2 chương : Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội Chương 2: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu 1 : Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2002- 2007................................................................. 37 Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2002 – 2007:...................................................................................43 Biểu 3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2007...............................49 Bảng 1: Dân số Hà Nội qua các năm...........................................................23 Bảng 2 : Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2020...........................................24 Bảng 3: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số Hà Nội................26 Bảng 4 : Nhu cầu nước đô thị phân theo khu vực địa lý............................29 Bảng 5 : Tỷ lệ cấp nước.................................................................................30 Bảng 6 : Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2002-2007..............................................................................................33 Bảng 7 : Số dự án và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nguồn vốn giai đoạn 2002- 2007............................35 Bảng 8: Tốc độ tăng định gốc và liên hoàn của các nguồn vốn.................37 đầu tư phát triển CSHT cấp nước đô thị Hà Nội giai đoạn 2002- 2007...37 Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT CNĐT....................40 Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007......................................................................40 Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2007...............................47 Bảng 11 : Mức tăng công suất cấp nước đô thị tăng thêm giai đoạn 20022007.................................................................................................................55 Bảng 12: Kết quả cấp nước đô thị Hà Nội..................................................57 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Bảng 13 : Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2008-2015.................................................................................69 Bảng 14: Dự kiến cấp nước đô thị Hà Nội..................................................75 CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BOO: Xây dựng – vận hành – sở hữu BOT: Xây dựng – vận hành – chuyển giao BTO: Xây dựng – chuyển giao – vận hành CNĐT: Cấp nước đô thị DNNN: Doanh nghiệp nhà nước ĐTPT: Đầu tư phát triển CSHT: Cơ sở hạ tầng ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức SXKD: Sản xuất kinh doanh NHTG: Ngân hàng thế giới UBND: Ủy ban nhân dân NSNN: Ngân sách nhà nước NSHN: Nước sạch Hà Nội KDNSHN: Kinh doanh nước sạch Hà Nội CNH – HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa CTNVN: Cấp thoát nước Việt nam Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI 1.1. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, vai trò và mô hình cung cấp nước đô thị điển hình: 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: 1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng: Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đời sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Chúng ta có thể thấy có hai loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan niệm theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp về cơ sở hạ tầng. Theo nghĩa hẹp, cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất vật chất thuộc lĩnh vực lưu thông bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những điều kiện chung cho sản xuất, phục vụ những yêu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội, theo cách hiểu này cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc…và các đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Tuy nhiên, quan niệm cơ sở hạ tầng theo nghĩa hẹp không cho chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận vốn không cùng tính chất nhưng lại có mối liên quan mật thiết với nhau trong một hệ thống thống nhất. Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng là tổng thể các công trình và nội dung hoạt động có chức năng đảm bảo những điều kiện “ bên ngoài” cho việc sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Cơ sở hạ tầng là một phạm trù gần nghĩa với Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 “môi trường kinh tế” bao gồm các phân hệ : Phân hệ kỹ thuật: đường, giao thông, cầu cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn thông…, phân hệ tài chính: hệ thống tài chính, tín dụng…, phân hệ thiết chế: pháp luật…, phân hệ xã hội: giáo dục, y tế…. Theo cách hiểu này thì cơ sở hạ tầng rất rộng, nó bao gồm toàn bộ khu vực dịch vụ. Theo nghĩa rộng thì cơ sở hạ tầng không có sự đồng nghĩa và lẫn lộn giữa phạm trù “ khu vực dịch vụ” hoặc là “ môi trường kinh tế” bởi cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế khác nhau phát triển. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Các công trình vật chất kỹ thuật ở đây rất đa dạng như các công trình giao thông vận tải: đường xá, cầu cống, sân bay…; các công trình của ngành bưu chính - viễn thông: hệ thống đường cáp quang, các trạm, vệ tinh…hay các công trình của ngành điện:đường dây, nhà máy phát điện… Các công trình này có vị trí hết sức quan trọng, nó phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của xã hội. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển. Phân loại cơ sở hạ tầng Để có thể nhận biết và có biện pháp tạo lập vốn phù hợp đối với từng loại sơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, có thể phân chia cơ sở hạ tầng theo nhiều tiêu thức khác nhau: * Theo tiêu thức ngành kinh tế quốc dân: Dựa vào tiêu thức phân loại này, cơ sở hạ tầng được chia thành : Cơ sở hạ tầng kinh tế : bao gồm cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…; Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao… Theo đó, Cơ sở hạ tầng kinh tế là cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực kinh tế, đó là hệ thống vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải; mạng lưới chuyên tải và phân phối năng lượng điện; hệ thống công trình và phương tiện thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông, cấp thoát nước… Cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực xã hội ( Cơ sở hạ tầng xã hội) : Đó là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội đảm bảo cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho dân cư, cho quá trình tái sản xuất sức lao động của xã hội như các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ sỏ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe…nó thường gắn với đời sống của các điểm dân cư, góp phần ổn định nâng cao đời sống dân cư trên lãnh thổ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Sự phân chia này chỉ là tương đối vì trên thực tế, ít loại cơ sở hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại. Chẳng hạn như hệ thống mạng lưới điện mở rộng đến nông thôn, đến vùng sâu, vùng xa giúp cho việc phát triển sản xuất nhưng đồng thời nó còn phục vụ cho đời sống, ở những nơi có điện, người dân có thể sử dụng các phương tiện hiện đại như đài, ti vi… để tiếp cận với những thông tin văn hóa xã hôi, nâng cao trình độ dân trí. Sự phân chia này cho phép chúng ta xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành cụ thể, đồng thời xác lập mối quan hệ liên kết và phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư một cách cân đối và hợp lý. * Theo khu vực lãnh thổ: Cơ sở hạ tầng ở mỗi ngành , mỗi lĩnh vực hoặc liên ngành, liên lĩnh vực hợp thành một tổng thể hoạt động, phối hợp hài hòa nhằm phục vụ sự phát triển của tổng thế kinh tế - xã hội-an ninh - quốc phòng trên từng vùng và cả nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên một vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mà mỗi vùng lãnh thổ riêng biệt lại có cơ sở hạ tầng riêng biệt, do đó phải có cơ sở hạ tầng phù hợp. Theo tiêu thức phân loại này, Cơ sở hạ tầng được phân chia thành: Cơ sở hạ tầng đô thị và Cơ sở hạ tầng nông thôn. * Theo cấp quản lý và đối tượng quản lý Căn cứ vào tiêu chí này, Cơ sở hạ tầng được chia thành : Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội do trung ương quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do trung ương quản lý bao gồm những tài sản quan trọng, có giá trị lớn, có chiến lược quốc gia gồm : hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bưu chính viễn thông, điện, các trung tâm y tế, giáo dục lớn … Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý, đó là những tài sản được nhà nước giao cho địa phương quản lý như : đường giao thông liên tỉnh, các trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cơ sở vật chất các ngành giáo dục, y tế, văn hoá xã hội của địa phương. Cách phân loại này cho phép chúng ta xác định rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch, kế hoach đã đề ra. Xét ở góc độ nào thì cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố, một chỉ số của sự phát triển. Hiện nay, xu thế hội nhập đang diễn ta mạnh mẽ thì tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng ngày càng tăng lên, cơ sở hạ tầng là nền tảng trong đó diễn ra các quá trình phát triển mà thiếu nó ( ví dụ như: hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, hệ thống giao thông vận tải, văn hóa, xã hội…) thì sự phát triển khó có thể diễn ra trôi chảy. Chính vì điều đó mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành một nội dung quyết định của sự phát triển, nó đem lại sự thay đổi lớn về điều kiện vật chất của toàn bộ sinh hoạt trong kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: Cơ sở hạ tầng cấp nước là một bộ phận cấu thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm một hệ thống các công trình kiến trúc và các phương tiện vật chất kỹ thuật mang tính nền móng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, có chức năng phục vụ nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của xã hội bao gồm hệ thống ống dẫn, các trạm bơm, các nhà máy nước…cùng với các cơ sở Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 vật chất khác phục vụ cho người dân. Xét về phạm vi lãnh thổ, nó gồm có cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị và cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một bộ phận cấu thành nên cơ sở hạ tầng cấp nước. Nó bao gồm một hệ thống các công trình, nhà máy, đường ống, hệ thống ống dẫn, các trạm bơm…cùng những cơ sở vật chất khác ( hệ thống máy đếm nước…) phục vụ cho các đối tượng dân cư đô thị và đảm bảo cho họ được tham gia vào hệ thống cấp nước đô thị hoạt động một cách an toàn, thông suốt và liên tục. Đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là chủ trương được triển khai dựa trên những căn cứ khoa học và khách quan. Điều đó được phân tích dựa trên những góc độ sau:  Xét dưới góc độ sở hữu : Như trên đã trình bày, sản phẩm của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hàng hóa công cộng. Mà hàng hóa công cộng cũng như hàng hoá thông thường, cũng có thể tách ra thành quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên hàng hóa công cộng khác hàng hóa thông thường ở chỗ, hàng hóa thông thường được sản xuất để cá nhân tiêu dùng, còn hàng hóa công cộng được sản xuất ra cho cả cộng đồng sử dụng. Hàng hóa thông thường được sản xuất ra sau đó đem bán ra thị trường trao đổi nhằm kiếm lợi nhuận, phần lợi nhuận này lại được dùng để quay vòng sản xuất hay tái sản xuất mở rộng. Còn với hàng hóa công cộng, không thể bán ngay được mà để phục vụ chung cho cộng đồng. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị chủ yếu là từ nguồn tài chính công và từ sự đóng góp của xã hội hay nói cách khác là sự đa dạng hóa nguồn vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.  Xét dưới góc độ sử dụng: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có đặc điểm là được sử dụng chung, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực đô thị. Do vậy, dẫn đến mâu thuẫn đó là: Ai là việc khơi mào đầu tư, bỏ vốn, sửa chữa, quản lý... điều đó sẽ phức tạp nếu không giải thoát bằng một biện pháp có tính nguyên tắc đó là : cả xã hội tham gia đầu tư và cộng đồng sử dụng.  Xét về khả năng huy động vốn : Trong năm 2005, trong số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì 30% nguồn vốn Ngân sách và gần 40% vốn ODA còn lại là một lượng lớn nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, như vậy trên thực tế cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã thu hút được toàn xã hội tham gia. Cho dù tiếp cận theo cách nào đi chăng nữa thì cũng có thể khẳng định rằng, muốn xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị một cách nhanh chóng thì phải có sự góp sức của cả xã hội  Xét về khía cạnh công bằng trong nghĩa vụ và quyền lợi của người dân: Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng và hưởng thụ cơ sở hạ tầng cấp nước ở hai khu vực đô thị và nông thôn có sự khác biệt rất lớn. Các cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được xây dựng với quy mô lớn, hiện đại, ở nông thôn thì các công trình này thường có quy mô nhỏ hơn đặc biệt là các vùng miền núi. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thường là vốn Ngân sách nhà nước, còn cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn thì thường được huy động từ người dân, người dân ở khu vực thành thị thường không phải đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước mà họ chỉ việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng, người dân ở khu vực nông thôn ngoài việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng phải bỏ ra tiền bạc, công sức để xây dựng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là việc huy động vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước phải đảm bảo được sự công bằng xã hội Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ cấp nước đô thị: Khái niệm về đầu tư phát triển Đầu tư là một hoạt động cơ bản tồn tại tất yếu và nó có vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế xã hội nào. Nói về khái niệm đầu tư, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hay công nghệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm của các tài sản tài chính : tiền vốn; tài sản vật chất: nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác…; tài sản trí tuệ : trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn cho xã hội Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy, xét theo bản chất có thể chia hoạt động đầu tư trong nền kinh tế ra làm 3 loại : Đầu tư tài chính là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người bỏ tiền ra để cho vay hay mua bán các chứng chỉ có gia mà không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Đầu tư thương mại đây là hình thức mà nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Trong đó, đầu tư phát triển tài sản vật chất là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ tiền và tài sản để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 tài sản mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên việc làm, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Trong đầu tư tài sản vật chất, có đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc, thông tin, dịch vụ tài chính, tạo nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội ; đầu tư sức lao động bao gồm đầu tư công sức và đầu tư trí tuệ của người lao động. Đầu tư phát triển là một chuỗi các hoạt động chi tiêu, hao phí các nguồn lực : nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất đất đai, máy móc, thiết bị, nguyên nhiện vật liệu… nguồn lực lao động và trí tuệ. Phương thức tiến hành các hoạt động đầu tư : xây dựng mới, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng. mua sắm máy móc thiết bị và lắp đặt…, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực… Kết quả đầu tư : hoạt động đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư nói riêng : doanh thu, lợi nhuận… mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Đầu tư được tiến hành trong hiện tại và kết quả của nó được thu về trong tương lai. Từ những khái niệm về đầu tư phát triển ở trên thì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là bỏ ra một lượng tiền vào việc tạo mới hay tăng 11cường cơ sở vật chất, các điều kiện kỹ thuật, phương tiện, thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Như đã nêu ở trên, đầu tư phát triển là khái niệm rất rộng, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn em xin tập trung đi sâu vào nghiên cứu đầu tư về vốn để tăng thêm tài sản vật chất cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hình thức đầu tư cho việc khôi phục, nâng cấp, bảo dưỡng hay xây dựng mới các nhà máy nước, hệ thống đường ống và năng lực cấp nước cho người dân nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân ở khu vực đô thị Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một hoạt đồng đầu tư phát triển của Nhà nước, của các đơn vị kinh tế tư nhân hay của các địa phương vào các công trình cấp nước Như vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị bao gồm: - Đầu tư xây dựng cơ bản: là các khỏan đầu tư làm mới, mở rộng, cải tạo và nâng cấp các nhà máy nước, hệ thống đường ống… khoản đầu tư này làm tăng năng lực cấp nước cho người dân - Đầu tư (chi) thường xuyên : là đầu tư cho công tác duy trì, bảo dưỡng hệ thống cấp nước… tuy không làm gia tăng năng lực cấp nước nhưng nó giúp phục hồi năng lực đã mất do tình trạng xuống cấp của hệ thống ống dẫn… Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng (là ngành sản xuất đặc biệt ), do nó có những đặc điểm khác với các ngành sản xuất vật chất khác. Đó là :  Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn cho đầu tư CSHT cấp nước đô thị: So với đầu tư vào cơ sở hạ tầng khác ( Ví dụ như : hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt… đầu tư vào hệ thống cấp nước có nhu cầu vốn không lớn song vốn thường sử dụng không tập trung. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cấp nước tập trung chủ yêu vào các nhà máy lọc nước, các công nghệ xử lý nước, hệ thống đường dẫn…mà khi Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 đầu tư vào đây thì có đặc điểm là vốn được đầu tư rộng khắp, từ nơi xử lý nước đến hộ tiêu dùng có một khoảng cách rất xa.  Đặc điểm về hình thức đầu tư Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở đây đầu tư để duy trì năng lực hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nước, đầu tư mở rộng mạng lưới cung cấp, đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, đầu tư tạo nguồn nước đảm bảo chất lượng cung cấp nước…do vậy cần phải đa dạng hóa các hình thức đầu tư.  Hiệu quả đầu tư gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành nước Nếu ngành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khi đó chi phí hoạt động ngành thấp, hay chi phí của các đối tượng sử dụng nước thấp cũng như lợi nhuận kinh doanh của ngành tăng, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế Hiệu quả đầu tư ở đây còn được biểu hiện ở số lượng và chất lượng dịch vụ. Chất lượng và số lượng dịch vụ ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ở đây xuất phát từ chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước; yếu tố khách quan xuất phát từ tính đồng bộ trong công tác quy hoạch nước, thái độ của đối tượng sử dụng nước… Cơ sơ hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo đáp ứng đủ và trên quy mô rộng cho các nhu cầu khác: Việc phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể, quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng đô thị sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng cũng như chi phí cho nhà kinh doanh nước sạch. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước nói riêng phát triển là yếu tố cần thiết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư phát triển: Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển đô thị. Nó là một trong những yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng đô thị , cung cấp những dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị và phản ánh trình độ phát triển của từng đô thị, trình độ văn minh của đô thị Có thể nói, đối với các đô thị thì cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn được coi là bộ mặt của đô thị, hơn thế nữa nó còn là bộ mặt của đất nước. Do vậy chúng ta không thể không quan tâm đến cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một trong những cơ sở hạ tầng rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống hàng ngày, quyết định việc đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường sống cho người dân và góp phần tích cực phát triển và hiện đại hoá đô thị. 1.1.3. Mô hình cung cấp đô thị điển hình: Tại địa bàn tỉnh Hải Dương, công ty TNHH một thành viên KDNS Hải Dương hiện đang quản lý hạ tầng cấp nước trên địa bàn thành phố, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2006 – 2010 là bao phủ dịch vụ cấp nước tất cả các thị trấn trong tỉnh và định hướng phát triển giai đoạn sau 2010 sẽ tiến tới cấp nước cho các thị tứ. Hiện nay, tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước trog toàn công ty là 68.900 m³/ng. + bao gồm: - Địa bàn thành phố Hải Dương, công suất thiết kế 49.000 m³/ng.đ. + XNSX nước Cẩm Thượng (nước mặt): 35.000m³/ng.đ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 + XNSX nước Việt Hà (nước ngầm):14.000m³/ng.đ - Địa bàn thị trấn, thị tứ các huyện, công suất thiết kế : 19.000m³/ng.đ\ Hiện nay, công ty đang triển khai các dự án cấp nước cho 5 thị trấn còn lại của tỉnh, công suất thiết kế 8200 m³/ng.đ, gồm thị trấn Thanh Miện 1200 m³/ng.đ, Thanh Hà 1000 m³/ng.đ, Gia Lộc 2500 m³/ng.đ, Minh Tân – Phú Thứ 3500 m³/ng.đ. Trước 2003, công ty chỉ quản lý cấp nước trên địa bàn thành phố Hải Dương và thị trấn Phú Thái. Năm 2003 UBND thành phố giao cho công ty tiếp nhận các trạm nước thị trấn trong toàn tỉnh. Năm 2008, công ty lập đề án thí điểm sáp nhập trạm cấp nước xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh do trung tâm nước sạch – VSNT Hải Dương làm chủ đầu tư. Nhìn chung công ty đã thành công trong việc tiếp nhận và quản lý, có những két quả đạt được như sau: Chất lượng nước luôn được kiểm soát đảm bảo chất lượng theo quy định, tỷ lệ thất thoát nước trung bình từ 35% giảm xuống còn 12,5%, chi phí sản xuất cho 1 m³ nước thương phẩm giảm đáng kể. Tuy nhiên để trạm cấp nước hoạt động ổn định có hiệu quả cần có lộ trình và thời gian nhất định. Hiện nay một số xí nghiệp hoạt động có hiệu quả tốt như XNKD số 1 và số 2 đã hoạch toán chi phí, trích khấu hao đầy đủ và có lãi đáng kể. Điển hình là trạm KDNS thị trấn Cẩm Giàng từ 2000 m³/ng.đ lên 4000 m³/ng.đ , năm 2009 công ty đã nâng công suất lên 7000 m³/ng.đ, Trạm Phú Thái công suất từ 1000 m³/ng.đ lên 2500 m³/ng.đ. XNKDNS số 3 và số 4 hoạt động ổn định tuy chưa có lãi nhưng cơ bản hạch toán đáp ứng chi phí sản xuất và trích khấu hao theo quy định trong một thời gian không xa các xí nghiệp này chắc chắn tự chủ trong SXKD và hạch toán sẽ có lãi. Kết quả hoạt động SXKD của 8 trạm bơm nước năm 2008 như sau: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan