Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học ở Việt Nam giai đo...

Tài liệu Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015

.DOC
20
54846
138

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo nước ta có bước phát triển mới, chúng ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học, trình độ dân trí được nâng lên, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để tạo ra sự đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, bên cạnh các chương trình tài năng, chất lượng cao dành cho số ít sinh viên giỏi, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần triển khai các chương trình đào tạo, phù hợp với số đông sinh viên, nhưng đảm bảo tính tiên tiến về cả nội dung, phương pháp dạy - học, cách thức đánh giá, sao cho sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình này có kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, cách thức quản lý đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, quan hệ hợp tác quốc tế, quản lý tài chính... cũng phải được đổi mới để tạo ra một môi trường học thuật thực sự mới mẻ và năng động cao. Một trong mười sự kiện giáo dục nổi bật của năm 2005 là việc phê duyệt đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của Thủ tướng Chính phủ (nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005). Với chiến lược dài 15 năm (2006 - 2020), mục tiêu của đề án là đưa giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. Trong lộ trình của đề án được giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có “bước đi” đầu tiên nhằm thực hiện nhiệm vụ “tiếp thu có chọn lọc và đào tạo thí điểm một số chương trình và giáo trình tiên tiến hiện đại đang giảng dạy ở các trường Đại học nước ngoài phù hợp yêu cầu phát triển của Việt Nam”. Triển khai đào tạo theo chương trình tiên tiến là một trong những bước đi quan trọng, có tính đột phá để thực hiện đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học ở 1 Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015” là bước khởi đầu trong việc phát triển ngành đẳng cấp quốc tế, khoa đẳng cấp quốc tế và trường đẳng cấp quốc tế từ các trường đại học hiện có của Việt Nam và là một trong những giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Nội dung Đề án chủ yếu tập trung triển khai thực hiện một số chương trình tiên tiến đào tạo trình độ đại học nhằm tạo điều kiện để xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo, khoa, trường đại học mạnh đạt chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế; góp phần nâng cao chất lượng và triển khai các chương trình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam; Phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học của Việt Nam được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Bản Đề án bao gồm 6 phần lớn: Phần I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án; Phần II. Các căn cứ để xây dựng Đề án; Phần III. Nội dung của Đề án; Phần IV. Nguồn vốn để triển khai Đề án; Phần V. Kế hoạch thực hiện Đề án; Phần VI. Tổ chức thực hiện; Đề án đã tập trung trình bày nội dung cơ bản về việc đào tạo đại học mạnh đạt chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế. Các nội dung đó là: mục tiêu của đề án, các quy định triển khai chương trình tiên tiến, lựa chọn các trường đại học thực hiện chương trình tiên tiến, qui trình lựa chọn để giao nhiệm vụ triển khai chương trình tiên tiến, các giải pháp thực hiện, hiệu quả và tính khả thi bền vững của Đề án. Có thể nói, Đề án này đã triển khai những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo hiện nay. 2 Trong khuôn khổ bài thu hoạch này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu và thu hoạch nội dung “Sự cần thiết phải xây dựng đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến”. 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống giáo dục nước ta đang chứa đựng nhiều yếu tố bất cập, chất lượng giáo dục đại học còn thấp, chưa đáp ứng được kỳ vọng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vẫn biết “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng những điều kiện vật chất nghèo nàn, cơ chế quản lý lạc hậu, đội ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu,… không tương ứng với tốc độ phát triển của quy mô đào tạo chính là những nguyên nhân căn bản dẫn tới sự yếu kém của giáo dục đại học. Theo Báo cáo mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Số: 760 /BC-BGDĐT) ngày 29 tháng 10 năm 2009, năm 1987 cả nước có 101 trường đại học và cao đẳng (63 trường đại học, chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%), nhưng đến tháng 9 năm 2009 đã có 376 trường đại học và cao đẳng, tăng gấp 3,7 lần (150 trường đại học, chiếm 40%, gấp 2,4 lần và 226 trường cao đẳng chiếm 60%, gấp 6 lần). Việc mở rộng quy mô không chỉ bó hẹp trong các trường công lập mà cả loại hình dân lập. Với 101 trường đại học và cao đẳng năm 1987 chúng ta chưa có trường ngoài công lập, đến năm 1997 cả nước đã có 15 trường đại học ngoài công lập và đến tháng 9 năm 2009 có 81 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, chiếm 21,5% (44 trường đại học và 37 trường cao đẳng). Đến nay, đã có 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học (đạt tỷ lệ 63%); có 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng (đạt tỷ lệ 95%) và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất 1 trường cao đẳng hoặc đại học (đạt tỷ lệ 98%, trừ tỉnh Đắk Nông chưa có trường đại học, cao đẳng nào). Và, 35/63 tỉnh có thêm trường đại học mới, trong đó: 23 tỉnh có thêm 1 trường; 10 tỉnh có thêm 2 - 3 trường; riêng Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 18 trường đại học và Hà Nội (mở rộng) có thêm 23 trường, chiếm tỷ lệ 43% số trường đại học thành lập mới và nâng cấp. 4 Từ quy mô như trên chúng ta có thể khẳng định, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục được huy động ngày càng nhiều. Sự phân bố các cơ sở giáo dục đại học đã dần rộng khắp trên phạm vi cả nước. Điều này là hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng địa phương và cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển như trên đang chứa đựng nhiều bất ổn: Thứ nhất, sự phân bố như thế sẽ khó để có điều kiện xây dựng một trường đại học đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế. Hiện nay, ở nước ta các đại học lớn vẫn chưa được đứng trong bảng xếp hạng 200 trường đại học tốp đầu châu Á, trong khi nhiều trường đại học của các nước láng giềng như Philippin, Inđônêsia đã có mặt. Đặc biệt, Trường Đại học Chulalongkorn của Thái Lan còn được xếp trong danh sách 200 đại học hàng đầu thế giới. Chính điều này đặt ra những câu hỏi lớn cho chiến lược giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Sự tụt hậu của chúng ta trong lĩnh vực này là một thực tế đáng buồn. Song, không phải vì thế mà chúng ta nôn nóng đặt ra những mục tiêu không tưởng. Trên thực tế, để đạt đến đỉnh cao trong học thuật cần có một quá trình lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Nên chăng, chúng ta phải đặt ra mục tiêu trong tương lai gần là xây dựng được mô hình đại học nghiên cứu với yêu cầu cao về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cùng với nó là đội ngũ giảng viên phải đạt chuẩn. Theo Giáo sư Hoàng Tụy, trên Tuổi trẻ Online (ngày 25/10/2007): “… Có lẽ chỉ 15 - 20% số tiến sĩ có trình độ thật sự tương xứng với bằng cấp đó trên quốc tế. Tương tự, cũng chỉ 15 20% số giáo sư, phó giáo sư có trình độ thật sự tương xứng. Còn lại không chỉ thấp, mà có đến hơn một phần ba thấp đến tệ hại, nhiều người không đứng nổi trong phạm trù “dạy đại học”, dù ở mức thấp. Rất nhiều tiến sĩ của ta trình độ 5 không hơn gì cử nhân ở các nước, rất đông phó giáo sư của ta không so sánh nổi với trợ giảng mới ra trường của họ”. Thứ hai, sự phân bố chưa hợp lý đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, trong số 25 – 30% giáo sư và phó giáo sư trên tổng số đang trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng, thì tập trung chủ yếu vẫn ở một số trường đại học lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng số 376 trường đại học và cao đẳng của cả nước, có rất nhiều trường đại học chưa có giáo sư, thậm chí là phó giáo sư cơ hữu, trong khi đó có khoa của một trường đại học ở Hà Nội có tới hơn 10 giáo sư. Đối với tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, sự tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng (chủ yếu là Hà Nội) và Đông Nam Bộ (chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh) gần như là tuyệt đối (khoảng 88,7%), trong đó Đồng bằng sông Hồng là 68,1% và Đông Nam Bộ là 20,6%. Chính sự mất cân đối này đã gây nên sự chênh lệch về trình độ đào tạo, sự cục bộ địa phương làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và đội ngũ cán bộ khoa học trong cả nước. Không chỉ có sự bất cập trong phân bố đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, mà ngay ở sự phát triển đội ngũ giảng viên so với tốc độ gia tăng sinh viên cũng có sự mất cân đối. Chẳng hạn, năm 1987, một giảng viên đại học, cao đẳng đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, đến năm 2009 một giảng viên đại học, cao đẳng đào tạo bình quân 28 sinh viên. Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường đại học, cao đẳng tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Năm 1987 tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 10,09%, năm 2009 là 10,16%. Trong những năm vừa qua, số lượng giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước đã tăng lên đáng kể, nhưng vẫn chưa thể tương ứng với sự phát triển về quy mô đào tạo. Số giảng viên đại học, cao đẳng đã tăng từ 20.112 người năm 1997 lên 61.190 người năm 2009 (gấp 3 lần), số giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ 2.041 người lên 6.217 người (gấp 3 lần), số giảng viên có 6 trình độ thạc sĩ tăng từ 3.802 người lên 24.831 người (gấp 6 lần), số giảng viên là giáo sư, phó giáo sư tăng từ 526 người lên 2.286 người (gấp 4,5 lần). Thứ ba, chính sự phân bố nêu trên dẫn đến việc quản lý hành chính nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng phân tán, lỏng lẻo, kém hiệu quả. Trong tổng số 376 trường đại học, cao đẳng cả nước hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 54 trường (14,4%); còn lại các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý 241 trường (64,1%); và có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%). Từ sự bất cập của việc gia tăng quy mô như đã nêu, có một thực tế buộc chúng ta phải thừa nhận là, số lượng sinh viên hàng năm ở nước ta tăng nhưng chất lượng lại có xu hướng giảm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2005, tỷ lệ sinh viên vào đại học ở nước ta là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc là 17%, Inđônêsia 19%, Thái Lan 43%. Hiện nay, quy mô đào tạo đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm, tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân cũng tăng, năm 1997 là 80 sinh viên/1 vạn dân, năm 2006 là 166,5 sinh viên/1 vạn dân, năm 2009 là 195 sinh viên/1 vạn dân, đến năm 2010 có thể đạt 200 sinh viên/1 vạn dân theo đúng định hướng Nghị quyết số 14 của Chính phủ và Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu so với các nước, thì tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân của Việt Nam còn rất thấp: năm 2005 Thái Lan có 374 sinh viên/1vạn dân; Chi Lê có 407 sinh viên/1 vạn dân, Nhật Bản có 316 sinh viên/1 vạn dân, Pháp có 359 sinh viên/1 vạn dân, Anh có 380 sinh viên/1 vạn dân, Úc có 504 sinh viên/1 vạn dân, Mỹ có 576 sinh viên/1 vạn dân và Hàn Quốc có 674 sinh viên/1 vạn dân(5). Căn cứ vào các số liệu hiện có của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) thì vấn đề cơ bản trong tốc độ phát triển của giáo dục Việt Nam là sự trì trệ của tỷ lệ theo học đại học. Theo Global Education Digest năm 2006 thì sự kỳ vọng đời sống học đường đại học, tức là số năm học trung 7 bình mà một thanh niên tuổi 17 có thể hy vọng theo học trong trường đại học trước khi bước vào lao động trong giai đoạn từ 1999 đến 2004, trên thế giới đã tăng từ 0,9 năm lên 1,1 năm; Đông Á từ 0,7 năm lên 1,0 năm; Trung Quốc từ 0,3 năm lên 1,0 năm; Thái Lan từ 1,6 năm lên 2,1 năm;... riêng Việt Nam vẫn đứng nguyên ở con số 0,5 năm. Như vậy, thực tế là nguồn nhân lực có chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Thứ tư, chất lượng giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, các trường đại học Việt Nam chưa đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Nhiều cuộc điều tra, thăm dò gần đây cho thấy, có khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, bằng chứng đó phản ánh sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường. Chương trình đại học của nước ta còn nặng về lý thuyết. Có thể nêu một dẫn chứng như việc Intel tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên Công nghệ thông tin Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư. Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế cũng cho rằng, việc thiếu các công nhân và quản lý có kỹ năng là cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất. Chất lượng nghèo nàn của giáo dục đại học còn có một ngụ ý khác: đối lập với những người cùng thế hệ ở Ấn Độ và Trung Quốc, người Việt Nam thường không thể cạnh tranh được để lọt qua những khe cửa hẹp của các 8 chương trình đại học cao cấp ở Mỹ và châu Âu. Thực tế cho thấy, hiện nay, thanh niên, sinh viên ở nước ta còn trong tình trạng tụt hậu rất xa so với thanh niên các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,.... Theo Báo Tuổi trẻ, ngày 02 -10 -2003, chỉ tiêu đánh giá về trí tuệ, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận khoa học và công nghệ của thanh niên Việt Nam, đánh giá theo thang điểm 10 của khu vực khiến chúng ta phải giật mình: trí tuệ 2,3/10; ngoại ngữ 2,5/10; khả năng thích ứng 2/10. Đây là chỉ số đáng buồn. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất thấp, đạt 3,79/10, đứng thứ 11/12 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng ở châu Á. Chính sự bất cập nêu trên của hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã làm cho chất lượng giáo dục đại học thấp, hiệu quả sử dụng và năng lực cạnh tranh của nguồn lực không cao. Thứ năm, chưa gắn nghiên cứu khoa học của các trường đại học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách đây hơn 10 năm, nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này, Đảng và Nhà nước ta đã nêu lên chủ trương, “các trường đại học vừa là cơ sở đào tạo vừa là cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ” nhưng cho đến nay, dường như quan điểm đó vẫn chỉ được xem là chủ trương chung,chưa được cụ thể hóa thành những chính sách cụ thể, trách nhiệm và quyền lợi giữa các cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, giữa trường đại học và doanh nghiệp. Chúng ta biết rằng, nghiên cứu khoa học là sức sống của một trường đại học. Đó là tiêu chí mà bất kỳ trường đại học nào trên thế giới cũng phải tuân thủ và lấy đó làm phương châm hành động. Gần như tất cả các thành tựu về nghiên cứu khoa học, các tiến bộ công nghệ áp dụng trong sản xuất đều xuất phát từ môi trường này. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu triển khai của các cơ sở giáo dục đại học phải tính đến hiệu quả kinh tế và xuất phát từ nhu 9 cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước phải tạo điều kiện để doanh nghiệp nghiên cứu triển khai các thành tựu khoa học vào quá thực tế sản xuất. Trong những năm qua, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học trong cả nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và sự đầu tư của Nhà nước. Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đại học thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tăng hằng năm (năm 2006: hơn 259,5 tỷ, năm 2008: hơn 264 tỷ đồng). Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học từ năm 2006 đến năm 2008 còn rất thấp, chỉ chiếm 3,92% trong tổng nguồn tài chính của các trường đại học. Thực tế vẫn chưa có một thống kê nào đánh giá cụ thể tỷ lệ các đề tài nghiên cứu được đưa vào áp dụng, nhưng theo các chuyên gia nhận định, có khoảng 60% kết quả nghiên cứu khoa học được đưa vào ứng dụng, nghĩa là còn 40% kết quả nghiên cứu phải “trùm mền”. Các nhà khoa học không biết giới sản xuất đang cần gì ở họ, còn các doanh nghiệp cũng chẳng hiểu công nghệ mình cần trong nước đã có hay chưa và không thể chủ động đưa ra yêu cầu của mình. Hậu quả là doanh nghiệp tìm đến với công nghệ nước ngoài, nhà khoa học nghiên cứu theo sở thích và chuyện kết quả nghiên cứu “trùm mền” chẳng có gì là khó hiểu. 2. Triển khai thí điểm đào tạo theo chương trình tiên tiến Từ những thực tế trên đây, cộng với xu hướng gia tăng số lượng học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài và theo học tại các cơ sở giáo dục của nước ngoài ở Việt Nam, sự cạnh tranh của các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài, các cam kết mở rộng khi gia nhập WTO... giáo dục đại học Việt Nam đòi hỏi phải có bước phát triển và đột phá mới về chất lượng, hiện đại hoá, quốc tế hoá nội dung để thu hút người học trong và ngoài nước, tránh được nguy cơ mất thị phần cung cấp dịch vụ giáo dục đại học chất lượng cao ngay tại Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về 10 đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, năm 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm 10 chương trình tiên tiến (CTTT) tại 9 trường đại học trọng điểm: Trường ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH KHTN, ĐH Quốc gia TP HCM; ĐH Cần Thơ; ĐH Huế; ĐH Đà Nẵng; ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH Bách Khoa Hà Nội; ĐH Nông nghiệp I; Các CTTT này được triển khai dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng: trường đại học Việt Nam ký cam kết với trường đại học tiên tiến của Hoa Kỳ về sử dụng chương trình đào tạo, tập huấn cho giảng viên và cán bộ quản lý của Việt Nam, tư vấn xây dựng cơ sở vật chất, cử giảng viên Hoa Kỳ tham gia giảng dạy và giúp kiểm định chương trình. Điểm khác biệt giữa CTTT với các chương trình tài năng, chất lượng cao và chương trình liên kết là: chương trình đào tạo được “nhập khẩu” từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới (gồm cả qui trình, kế hoạch đào tạo, qui định học vụ, quản lý đào tạo) và được giảng dạy bằng tiếng Anh; đối tượng đào tạo là các sinh viên trúng tuyển vào trường đại học và có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu; trường đại học Việt Nam hợp tác toàn diện với trường đối tác để thực hiện chương trình; Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho 3 khoá đầu của mỗi CTTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện. Ngày 19/4/2007 tại Đà Nẵng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 10 CTTT dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Hội nghị đã đánh giá, sơ bộ xếp hạng các CTTT đang được triển khai tại các trường (xem phụ lục 2) và rút ra các nhận xét sau: - Việc triển khai 10 CTTT cơ bản đã đảm bảo mục tiêu đề ra; các trường đã chủ động tiếp xúc và ký thoả thuận với các trường đại học có uy tín và thứ hạng khá cao ở Hoa Kỳ; các trường đã có nhiều cố gắng chuẩn bị đội ngũ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng chương trình đào tạo, huy 11 động các nguồn lực và các biện pháp quản lý để tuyển sinh khoá đầu tiên. - Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng có thể nói rằng nếu nâng cao tính chủ động, phát huy tính sáng tạo và được sự hỗ trợ của Nhà nước thì hoàn toàn có thể triển khai đào tạo theo CTTT tại những trường đại học có tiềm năng ở Việt Nam. - Từ 10 CTTT, 9 trường đại học Việt Nam đã tạo dựng được quan hệ hợp tác chặt chẽ với 8 trường đại học Hoa Kỳ thông qua các bản cam kết, các đợt tập huấn cho giảng viên Việt Nam, các đợt thỉnh giảng của giảng viên Hoa Kỳ. - Từ thí điểm triển khai 10 CTTT Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thắt chặt thêm mối quan hệ với các tổ chức giáo dục quốc tế, như VEF, Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ (NA), một số tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức về giáo dục của nước ngoài ở Việt Nam, tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai Đề án Đào tạo CTTT và các chương trình liên quan đến giáo dục và đào tạo khác. Bên cạnh những thành tựu ban đầu đáng khích lệ, hội nghị cũng đã thảo luận về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm CTTT và đề nghị các giải pháp khắc phục, như trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Khó khăn và giải pháp khắc phục đối với 10 CTTT trong năm học 2006-2007 TT 1. Các khó khăn vướng mắc Đề nghị biện pháp khắc phục Số lượng sinh viên ít, khó tổ Thực hiện tuyển sinh trao đổi giữa chức đào tạo triệt để theo học CTTT với chương trình khác trong chế tín chỉ. hai năm đầu; Áp dụng trong toàn trường Qui chế Đào tạo theo học chế tín chỉ được ban hành kèm theo Quyết định 12 43/2007/QĐ-BGDĐT 2. Phụ huynh và sinh viên ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Các trường kiện toàn tổ chức và quản chưa yên tâm và tin tưởng vào lý đào tạo, tăng cường các hoạt động mục tiêu và đầu ra của CTTT. tư vấn, giới thiệu, thuyết minh, quảng 3. Trình độ tiếng Anh của giảng viên và sinh viên còn bá về CTTT ở trong và ngoài trường. Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho giảng hạn chế nên có ảnh hưởng đến viên; mời giảng viên bản ngữ để tăng quá trình dạy và học bằng 4. cường tiếng Anh cho sinh viên trong tiếng Anh. năm thứ nhất. Cơ sở vật chất còn hạn chế: Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách phòng thí nghiệm chuyên đề, nhà nước và huy động các nguồn phòng thí nghiệm phục vụ kinh phí khác để xây dựng, nâng cấp giảng dạy (Teaching Labs), hệ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu. thống mạng và đường truyền 5. internet. Việc mời giảng viên trường Bố trí học kỳ hè thích hợp, có kế đối tác sang tham gia giảng hoạch phối hợp giữa các CTTT để dạy có nhiều khó khăn không mời giảng viên nước ngoài giảng dạy chỉ do hạn chế về kinh phí mà các CTTT khác nhau, nâng cao hiệu còn do quỹ thời gian của các 6. quả và tiết kiệm chi phí. giảng viên ở trường đối tác. Việc cử giảng viên và cán Cần có cơ chế để các trường chủ bộ quản lý đi tập huấn ở động hợp tác với các trường đối tác trường đối tác còn chậm và trong việc trao đổi giảng viên, sinh mức sinh hoạt phí theo Đề án viên và quyết định mức sinh hoạt phí 322 rất thấp so với mức sinh từ kinh phí của chương trình sao cho hoạt ở Hoa Kỳ. phù hợp. 13 7. Các qui định chi tiêu tài Đề nghị ngân sách Nhà nước cấp vào chính hiện hành chưa thuận lợi nguồn kinh phí chi thường xuyên; trong các việc: mua sắm trang ban hành cơ chế tài chính linh hoạt và thiết bị; định mức thù lao cho thông thoáng, đảm bảo kiểm soát sản giảng viên trong nước, giảng phẩm và chất lượng đầu ra; không viên ngoài nước, trợ giảng, cố khống chế tỉ lệ cho từng mục chi; cho vấn học tập; cơ cấu chi tiêu tài phép các trường chính cho CTTT năm 2006 8. chưa thuận lợi để Chưa có kế hoạch tài chính Hoàn thiện và trình Thủ tướng phê tổng thể cho các khóa học và duyệt đề án tổng thể Đào tạo CTTT cho từng năm học để các trong năm 2007. trường chủ động trong triển khai, bố trí chi tiêu và hợp tác 9. với trường đối tác. Việc mua giáo trình, tài liệu Làm việc với kho bạc để có thể thanh phục vụ giảng dạy CTTT phải quyết toán các khoản chi phí cho các thông qua Xunhasaba hoặc các giáo trình được mua trực tiếp ở công ty xuất nhập khẩu ... nên trường đối tác. thường chậm, chi phí cao, chưa kể các giáo trình chỉ được sử dụng trong trường đại học nên khó mua bán trên thị trường. Ngày 07/6/2008 tại Trường Đại học Thuỷ Lợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị sơ kết lần 2 về triển khai 10 CTTT dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Hội nghị đã đánh giá và xếp hạng các CTTT 14 đang được triển khai tại các trường (xem phụ lục 2) và rút ra các nhận xét sau: - Công tác chỉ đạo tổ chức điều hành CTTT đã có những thay đổi tích cực, đạt được nhiều kết quả tốt, khẳng định tính khả thi và sự thành công của Đề án. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác đã được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu dạy và học theo CTTT. - Tất cả các trường đã cử giảng viên, cán bộ quản lý sang trường đối tác học tập, thu thập tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; các giảng viên và cán bộ quản lý này đã phát huy hiệu quả trong việc triển khai CTTT. - Các trường đã có kế hoạch giảng dạy toàn khoá, chuẩn bị được phần lớn giáo trình, tài liệu tham khảo tương tự như chương trình của trường đối tác; - Hầu hết các trường đã mời giảng viên nước ngoài và trường đối tác sang giảng dạy cho các lớp của CTTT, tạo ấn tượng tốt và ổn định tâm lý cho sinh viên theo học CTTT. - Một số trường có hoạt động trợ giảng có hiệu quả, sử dụng học viên cao học, NCS tham gia trợ giảng của CTTT, đây là một mô hình tốt cần được phổ biến, nhân rộng; hai trong mười trường đã bắt đầu triển khai kiểm định CTTT với ABET. Bên cạnh những thành quả, hội nghị đã thảo luận những khó khăn trong quá trình triển khai CTTT và đề xuất các giải pháp tháo gỡ như trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Khó khăn và giải pháp khắc phục đối với 10 CTTT trong năm học 2007 - 2008 15 TT Các khó khăn vướng mắc Đề nghị biện pháp khắc phục Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể; đề nghị tăng đầu tư cho cơ sở vật chất cho những năm đầu, không quy định Kế hoạch hỗ trợ tài chính cho cứng 30% kinh phí hàng năm, cho 1. CTTT chưa rõ ràng và ổn định qua phép chuyển kinh phí chưa sử dụng các năm; chưa có thông tư hướng sang kinh phí năm sau, tăng thêm dẫn về sử dụng kinh phí cho CTTT. kinh phí đầu tư cho phòng thí nghiệm, thiết bị giảng dạy thực hành, cho phép sử dụng kinh phí để các trường tự thiết kế, xây dựng bài thí nghiệm cho sinh viên. Cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế: 2. một vài trường vẫn chưa có phòng Thực hiện kế hoạch tài chính trong học ổn định hoặc phòng hẹp, tiếng Đề án (sau khi được phê duyệt); các ồn lớn; phòng học tiếng thiếu thiết trường huy động các nguồn lực, khai bị, chưa có phòng máy tính nối thác cơ sở vật chất của các dự án, mạng, chưa có phòng học nhóm, hệ chương trình khác để đảm bảo cơ sở thống mạng có tốc độ đường truyền 3. vật chất cho CTTT. thấp. Khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh Tăng cường tập huấn cho giảng viên; của giảng viên Việt Nam còn hạn phát huy đội ngũ giảng viên trẻ được chế, phương pháp giảng dạy chưa đào tạo ở nước ngoài, các nghiên đổi mới mạnh mẽ; đội ngũ trợ giảng cứu sinh và học viên cao học của còn thiếu và chưa phát huy hiệu quả trường. cao, đặc biệt là các môn khoa học cơ bản. 16 4. Thời gian giảng dạy của giảng Để nâng cao hiệu quả và giảm áp lực viên nước ngoài ngắn, phần lớn chỉ cho sinh viên các trường cần chủ động lập kế hoạch, phát huy vai trò giảng dạy trong 2 - 3 tuần/đợt. các trợ giảng, thiết lập hệ thống học tập, trao đổi thông tin qua mạng với trường đối tác. 5. Nhiều trường chưa triển khai Thực hiện công việc này theo quy cho sinh viên đánh giá giảng viên, định của trường đối tác. đánh giá các môn học. 6. Công tác chỉ đạo và tổ chức giảng Thực hiện cung cấp thông tin về dạy chưa hợp lý như: một số trường nguồn giảng viên cho các CTTT; các không có kế hoạch mời giảng viên trường triển khai CTTT tiến hành giảng dạy các môn khoa học cơ các hoạt động liên kết, trao đổi giảng bản, còn cho phép giảng dạy bằng viên. tiếng Việt hoặc kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh; còn hiện tượng dồn môn học, ghép lớp học. Sinh viên còn thiếu thông tin về Tăng cường hợp tác với trường đối chương trình đào tạo toàn khóa, lịch tác về bản quyền sử dụng giáo trình, trình giảng dạy, giáo trình và tài tài liệu và liên kết thư viện điện tử. liệu tham khảo Trình độ tiếng Anh của sinh viên Tăng cường tiếng Anh xen kẽ với còn hạn chế ở một số trường, thời các môn học cơ sở, chuyên môn; kết lượng học tiếng Anh cơ bản ngắn, hợp nguồn lực của nhà trường và gây khó khăn cho sinh viên khi người học để triển khai các khoá học chuyển sang các môn học cơ bản và tiếng Anh trong dịp hè ở nước nói cơ sở. tiếng Anh. 7. 8. Qua hai kỳ sơ kết, nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất là vấn đề tài chính chưa có kế hoạch cụ thể và ổn định, chưa có cơ chế chi tiêu riêng cho CTTT. Nguyên nhân do Đề án tổng thể chưa được Thủ tướng phê duyệt nên các CTTT chưa được hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước. Để tháo gỡ các khó khăn bất cập về cơ chế tài chính, tạo thông thoáng trong quản lý và nâng cao chủ động 17 của các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương xây dựng Đề án Đào tạo chương trình tiên tiến, qua đó tạo dựng một hành lang pháp lý cần thiết, một cơ chế đặc thù linh hoạt và một dòng ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước đảm bảo cho việc triển khai đào tạo theo CTTT đi đến thành công. KẾT LUẬN Từ các phân tích trên đây, cho thấy việc triển khai đào tạo theo CTTT là một trong những bước đi quan trọng, có tính đột phá để thực hiện đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015” là bước khởi đầu trong việc phát triển ngành đẳng cấp quốc tế, khoa đẳng cấp quốc tế và trường đẳng 18 cấp quốc tế từ các trường đại học hiện có của Việt Nam và là một khâu trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia hiện nay phụ thuộc trực tiếp vào quy mô và chất lượng của giáo dục đại học. Hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và đang phát triển hiện nay đang đứng trước rất nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục đại học so với nhóm các nước phát triển. Trách nhiệm này đặt trên vai các nhà hoạch định chiến lược giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam phải thực sự góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. /. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 19 2. Lê Hữu Ái, Lê Bá Hòa. Giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng. 4. Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số: 760 /BC-BGDĐT, ngày 29/10/2009. 5. Luật giáo dục 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXb. Chính trị quốc gia, HN.2009. 6. Võ Tấn Quang, Xã hội học giáo dục. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng