Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Danh sách thành viên nhóm...

Tài liệu Danh sách thành viên nhóm

.DOC
70
390
144

Mô tả:

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT Họ và tên Nội dung công việc 1 Vũ Thị Thùy Dương Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất 2 Nguyễn Hồng Hải Xây dựng mục tiêu kế hoạch kinh doan 3 Nguyễn Thị Hoa Phân tích môi trường kinh doanh Lập dự toán nhu cầu vốn và nguồn vốn Tổng hợp tài liệu bản word 4 Nguyễn Bích Huệ Xây dựng chiến lược Marketing 5 Nguyễn Thị Thu Phân tích đối thủ cạnh tranh , chiến lược Huyền (20/04/91) cạnh tranh Làm Slide BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Ý TƯỞNG KINH DOANH Lời mở đầu Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao, nhịp sống của con người cũng tăng nhanh.Từ đó con người phát sinh thêm những nhu cầu mới . Một trong số đó có nhu cầu về thời gian rất được chú trọng. Do xã hội phát triển, nên đời sống của người dân cũng trở nên nhanh và gấp. Mà quỹ đạo thời gian chỉ có 24h/ngày, vì thế việc sử dụng thời gian sao cho hợp lí với công việc hàng ngày của mình là rất cần thiết. Việc tiêu thụ thời gian cho các hoạt động hàng ngày bao gồm nhiều việc trong đó có thể kể đến bữa ăn của con người. Ngoài việc phải được ăn ngon, có đủ chất để đảm bảo sức khỏe thì phải đòi hỏi phải tốn ít thời gian. Việc này góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của công nghệ thức ăn nhanh (fast food) trên toàn thế giới. Tại Việt Nam ,kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm 1994 (Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1), đến nay đã xuất hiện những chuỗi cửa hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm thực kiểu Việt Nam. Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiên, khoai tây trộn xốt có cơm cajun, salad bắp cải, salad bắp non . ..thì Cơm kẹp hương sen chính là Hamburger mang đậm hương vị, màu sắc Việt Nam. Với ý tưởng trên, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra “Kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh – Cơm kẹp”. I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Đây có thể được coi là một ý tưởng Fastfood thuần Việt- Cơm kẹp Bingbong. Mỗi suất Cơm Bingbong bao gồm 2 bánh cơm ép, kẹp thức ăn mặn kèm 1 ly nước. Cách ăn giống như hamburger, nhưng lại là bánh cơm với khẩu vị hương senthuần Việt , cơm Bingbong mang lại một trải nghiệm mới về cách ăn khác biệt, khẩu vị... I.1. Giới thiệu sản phẩm kinh doanh Một suất cơm bao gồm hai bánh cơm ép kẹp với thức ăn mặn và salad. Hai bánh cơm tương đương với hai bát cơm được ép chặt giống như cơm nắm. Tuy nhiên, bánh cơm Bingbong khác cơm nắm ở chỗ cơm rất dẻo và hạt cơm vẫn giữ nguyên hình mà không bị phá vỡ kết cấu như cơm nắm. Cơm được nấu bằng nước có ướp hương sen nên bánh cơm sau khi chế biến có mùi vị thơm mát đặc trưng của hương sen đồng nội. Bánh cơm sẽ được nướng sơ qua để đảm bảo độ kết dính, khi cầm ăn sẽ không bị vỡ. Các loại cơm kẹp và các món phụ, đồ uống: Cơm kẹp Món phụ Đồ uống Cơm kẹp Heo băm Sữa chua, Bánh Trà sữa Cơm kẹp hải sản caramel, khoai tây chiên Sữa Milo Cơm kẹp Bò băm 5 Viên tôm/bò Coca-Cola Cơm kẹp Gà mật ong Sườn nướng BBQ Trà hoa hồng Cơm kẹp Đà điểu Cánh gà Sữa đậu nành Cơm kẹp Tôm Salad Gà Cơm kẹp Cơm tấm Salad hoa quả Mỗi suất Cơm Bingbong bao gồm 2 bánh cơm ép, kẹp thức ăn mặn kèm 1 ly nước.Mỗi ngày, Bingbong phục vụ 4 loại thức ăn mặn khác nhau, nhưng thực đơn được thay đổi mỗi ngày, đảm bảo không lặp lại trong vòng 2 tuần liền. Cách ăn giống như hamburger, nhưng lại là bánh cơm với khẩu vị thuần Việt, cơm Bingbong mang lại một trải nghiệm mới về cách ăn khác biệt, khẩu vị. Ngoài ra, Bingbong cũng phát triển chuỗi Bingbong thành nơi hội tụ của các đặc sản thực phẩm Việt Nam từ các làng nghề. Hiện nay, các thương hiệu Fastfood đang phát triển tại Việt Nam thường phục vụ đối tượng tuổi “Teen” & gia đình có trẻ nhỏ vào buổi tối. “Điều ngạc nhiên là, tại phương Tây, đồ ăn nhanh thường phục vụ cho đối tượng bình dân thì tại Việt Nam, fastfood lại được coi là sang trọng, hơi cao cấp. Hơn nữa, các món fastfood này được sử dụng để ăn chơi chứ không phải mục đích nạp dinh dưỡng, năng lượng hàng ngày. Cơm kẹp Bingbong sẽ thay đổi điều đó. Mục tiêu cụ thể của Bingbong chính là: phục vụ bữa ăn I.2. trưa cho dân văn phòng , giới trẻ và giới doanh nhân. Sứ mệnh Cam kết mang đến cho khách hàng những bữa ăn an toàn và đầy dinh dưỡng, sảng khoái cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc vất vả. Bingbong mong muốn, sản phẩm Cơm buger kẹp, sẽ phục vụ bữa trưa của các bạn tốt hơn nữa. Để mỗi bữa ăn không chỉ là "nghĩa vụ" mà còn mang lại đầy đủ dinh dưỡng, an toàn tuyệt đối để bạn tràn đầy năng lượng cho ngày làm việc. Bingbong cũng mong muốn mang lại một sản phẩm với một I.3. I.4. lối sống mới cho cuộc sống năng động, tiện dụng cho khách hàng. Tầm nhìn: Mong muốn mở rộng quy mô và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻcó bữa ăn an toàn và dinh dưỡng tại nơi học tập và làm việc. Slogan: “Hương vị Việt” II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH KINH DOANH “CƠM KẸP BINGBONG” II.1. Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng cửa hàng nhỏ chuyên bán món ăn nhanh Cơm kẹp với mục đích đem đến cho khách hàng món ăn ngon bổ rẻ, giá trị dinh dưỡng cao, ít béo mang đậm phong cách dân dã của Việt Nam được chế biến bằng công nghệ tiên tiến và đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm. 4 tháng đầu :  Mục tiêu kinh doanh - Tìm thuê địa điểm thích hợp sau khi đã có kế hoạch kinh doanh . - Lắp đặt các thiết bị công nghệ chế biến cho cửa hàng : Máy ép , máy sấy , lò vi sóng ... - Thuê nhân viên làm việc tại cửa hàng . - Xác định khách hàng mục tiêu của của hàng . - Xác định ngày khai trương cửa hàng và đưa ra các trương trình để thu hút khách hàng - Mở một trang web: bingbong.com để khách hàng có thể mua tại cửa hàng online.  Khó khăn trong giai đoạn này - Lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn : khoảng 200 triệu - Việc tìm thuê địa điểm thích hợp cho cửa hàng gặp nhiều khó khăn : tránh gặp nhiều đối thủ cạnh tranh , địa điểm phải là nơi có khả năng thu hút khách tới ăn nhiều , kinh phí thuê địa điểm phải phù hợp ... - Việc thuê nhân viên có tay nghề làm việc cho cửa hàng ban đầu là khó khăn do uy tín cửa hàng chưa cao . Trong 1 năm  Mục tiêu giai đoạn này - Phát triển kinh doanh với nhiều đồ ăn khác nhau để thu hút khách hàng . - Lên kế hoạch kinh phí cho mỗi món ăn để sao cho chi phí là nhỏ nhất nhằm đem lại món ăn vừa ngon lại rẻ với khách hàng trong khi vẫn đảm bảo dinh dưỡng . - Thu hồi ½ vốn đầu tư ban đầu .  Khó khăn trong giai đoạn này - Để đưa ra được nhiều món ăn cửa hàng cần có một đầu bếp giỏi mỗi ngày đưa ra được một món mới . Trong khi điều này cửa hàng chưa có được - Việc lên kế hoạch về chi phí cho một món ăn cũng gặp khó khăn do giai đoạn này giá cả về nguyên liệu chế biến đang tăng cao .  Đây là thời gian rất quan trọng để xây dựng, định vị thương hiệu Cơm kẹp trên thị trường và tạo bước đà phát triển cho sau này. Mục tiêu là để thương hiệu Cơm kẹp với biểu tượng Bông sen - quốc hoa của Việt Nam sẽ nhanh chóng đi vào tâm trí khách hàng là một thương hiệu uy tín, chất lượng có bản sắc riêng. Các bước thực hiện đạt mục tiêu:  Mục tiêu về thành lập cửa hàng bán online - Bước 1, Đăng ký bản quyền thương hiệu, đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bảo hiểm cho sản phẩm được lên kế hoạch và thực hiện nhanh chóng. - Bước 2, mở cửa hàng online + Nhờ người quen có trình độ hoặc thuê lập trình viên để tạo lập và thiết kế ,quản lý website tốt với mức thù lao hợp lý.  Xây dựng phầm mềm quản lý dịch vụ đặt hàng và chăm sóc khách hàng đang được các nhà hàng áp dụng rất nhiều. Thư mục khách hàng thường xuyên được quản lý từ sở thích về đồ uống, loại bánh cơm kẹp. + Xác định tên website và tên miền cho website với điều kiện dễ tìm kiếm, dễ nhận biết với tất cả mọi người.  Mục tiêu về hợp tác với các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu - Bước 1, Tìm hiểu những thông tin cần thiết về các nhà cung cấp các nguyên liệu chế biến cơm (Siêu thị, chợ rau, sen ướp) - Bước 2, đàm phán và thuyết phục với đối tác để có mức giá phù hợp nhất trong giai đoạn khởi nghiệp này, với những mong muốn hợp tác lâu dài  Sau 6 tháng đến một năm, khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp sẽ mở nhà hàng Cơm kẹp Bingbong đầu tiên có vị trí tốt nhằm khắc họa sâu hơn bản sắc riêng của thương hiệu Cơm kẹp Bingbong trong nhận thức khách hàng.  Mục tiêu trong vòng một năm đầu kinh doanh của cửa hàng là hướng tới thu hút khách hàng , chấp nhận bán hòa vốn hoặc có thể lỗ vốn để có thể thu hút được khách hàng mục tiêu . Những khó khăn trong việc đạt mục tiêu: - Vấn đề nguyên liệu phải luôn đảm bảo tươi ngon để có được những suất cơm hợp khẩu vị. - Khó khăn trong vấn đề thiếu kinh nghiệm đàm phán và thuyết phục. - Khó khăn trong việc mở cửa hàng: chi phí, chọn địa điểm tạo sự khác biệt với các nhà hàng đồ ăn nhanh đang có uy tín trên thị trường như KFC, Cơm kẹp Vietmac, các đồ ăn nhanh vỉa hè trên địa bàn thủ đô. II.2. Mục tiêu trung hạn: - Xây dựng và phát triển một chuỗi chuỗi cửa hàng Rice burger “Made in VietNam” mang đậm phong cách dân dã của Việt Nam trên toàn thành phố.  Trong vòng 3 năm kinh doanh mục tiêu của nhà hàng là thu hồi vốn đầu tư và phát triển chuỗi cửa hàng Cơm kẹp Bingbong theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise)tại quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân để quảng cáo và giới thiệu Cơm kẹp Bingbong tới khách hàng. Xây dựng cửa hàng mẫu trong chuỗi cửa hàng của Bingbong. Nằm tại ngã tư Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu, đối diện tòa nhà Pacific, việc mở gian hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng làm việc tại các văn phòng, công sở tại khu vực này. Cửa hàng đáp ứng chỗ ngồi cho 50 người ăn cùng lúc, có đầy đủ các món ăn chính, món phụ, thức uống, món tráng miệng theo tiêu chuẩn chung, khắt khe của hệ thống Bingbong. Các bước thực hiện đạt mục tiêu: • Mục tiêu mở 3 nhà hàng Cơm kẹp Bingbong- Hương vị Việt - Bước 1:Phân tích thị trường, xác định địa điểm thích hợp tại 2 quận trên. - Bước 2: Đàm phán và ra quyết định thuê địa điểm mở nhà hàng chế biến và phân phối . - Bước 3: Bố trí xây dựng phong cách riêng gây sự chú ý cho cửa hàng, không chỉ đơn thuần là cửa hàng ăn mà còn là nơi giải trí, thư giãn đầu óc sau mỗi giờ làm việc hay giải lao. Những khó khăn trong việc đạt mục tiêu - Các thủ tục về hành chính rườm rà khi mở cửa hàng. - Khó khăn trong việc đàm phán về các khoản trong hợp đồng thuê nhà với chủ nhà. - Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đồ ăn nhanh. II.3. Chiến lược phát triển dài hạn - Sản xuất cơm kẹp Bingbong của hệ thống thành các sản phẩm tiện lợi dành cho các khách hàng không thể ghé đến quán thưởng thức. - Xây dựng hệ thống của hàng đồ ăn nhanh mang phong cách dân dã của Việt Nam trên khắp ba miền Bắc- Trung- Nam. Phát triển dịch vụ giao hàng tận nhà để các khách hàng không có điều kiện đến cửa hàng để thưởng thức các món ăn và xây dựng hệ thống của hàng đồ ăn nhanh trên cả ba miền Các bước thực hiện đạt mục tiêu: - Bước 1 : Lập kế hoạch kinh doanh cho ba miền Bắc – Trung – Nam . Lập bảng kinh phí cho việc kinh doanh này . - Bước 2 : Khảo sát chỉ số hài lòng CSI (customer satisfaction index) nếu đạt khoảng 70- 85% thì trên cơ sở đó, Bingbong sẽ xây dựng một dòng sản phẩm mới tại Việt Nam, với ước tính khoảng 8% người tiêu dùng chấp nhận. Một mục tiêu cụ thể là đến cuối năm 2015, Bingbong sẽ phát triển 40- 60 cửa hàng franchise tại Hà Nội và mở rộng xây dựng thị trường TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Phát triển 5-10 đối tác nhượng quyền (franchise) tại mỗi thị trường trọng điểm. - Bước 3 : Xây dựng đội ngũ giao hàng tận nhà tại ba miền . Những khó khăn trong việc đạt mục tiêu: - Việc kinh doanh trên diện rộng đòi hỏi cần phải có kinh phí lớn . - Ẩm thực ăn uống của người miền Trung và miền Nam khác nhiều so với người dân miền Bắc vì vậy việc lựa chọn món ăn để đưa vào thị trường này cũng gặp khó khăn , thêm vào đó là việc tìm nhân viên phù hợp với từng miền cũng khó khăn . - Việc tìm kiếm nhân viên thông thuộc địa bàn để giao hàng một cách nhanh nhất cũng gặp khó khăn . III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH III.1. Phân tích thị trường Kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đầy tiềm năng vì dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen dùng thức ăn nhanh. Vì thế đây sẽ là thị trường đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư cần khai thác trong tương lai. Nhưng thị phần này thương hiệu Việt khá ít ỏi, chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ trên 70% thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam. Theo các nhà đầu tư thức ăn nhanh thì để mở một cửa hàng cần phải tính toán được mật độ dân cư, lưu lượng giao thông, doanh thu kỳ vọng, kế hoạch phát triển thị trường. Khoảng vài năm gần đây, tốc độ phát triển trung bình mỗi năm 12-15 cửa hàng thức ăn nhanh, hầu hết đều nằm ở những ngã tư đông đúc và tập trung tại các khu vực trung tâm sầm uất. Trong khi kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thì các nhà đầu tư trong nước lại không mấy hứng thú. Ngoài trình độ quản lý kém, khả năng tài chính thì đặc thù của món ăn Việt khác nhiều so với loại hình này. Theo ông Nguyễn Thành Dương, thị trường fastfood tại Việt Nam hiện nay đang rất phát triển với 19,700,000 lượt giao dịch mỗi năm, mang về 869 tỷ VND doanh thu. Mức tăng trưởng của ngành này đang ở khoảng 26%/ năm. Tuy nhiên fastfood với đặc điểm nổi trội là sự tiện dụng nhưng chưa phù hợp với khẩu vị Việt và lành mạnh cho sức khỏe. Hiện nay, mô hình này của người Việt là phục vụ nhanh chứ không phải thức ăn nhanh, vì khách hàng chỉ mất 5 phút để có những món ăn mà họ yêu cầu như phở, bánh mì, xôi… Nhưng trên thực tế khách đến các cửa hàng thức ăn nhanh không chỉ vì món ăn mà họ còn muốn được hưởng không khí, phong cách tạo nên thương hiệu đó. Đây chính là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp VN. Một lý do khác làm cho thị trường thức ăn nhanh chưa phát triển là do giao thông bằng xe gắn máy không thuận tiện cho người tiêu dùng có thể vừa lái xe, vừa dùng thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh sản xuất theo hình thức chế biến công nghiệp vì thế giá thành thường bình dân trong khi đó hướng phát triển của các chuỗi thức ăn nhanh của Việt Nam có phần cao cấp hơn.  Kết quả khảo sát thị trường đồ ăn nhanh tại Khu vực Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Nhóm thực hiện khảo sát thị trường tại khu vực Quận Hai Bà Trưng thông qua ý kiến của khách hàng và thu được kết quả sau: 1) Mức độ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh. a/ Thường xuyên : 30,56% b/ Thỉnh thoảng : 47,81% c/ Hầu như không : 21,63%  Kết quả 30,56 % thường xuyên dùng đồ ăn nhanh cho thấy đồ ăn nhanh đã trở nên phổ biến và quen thuộc với khách hàng khu vực này. Vấn đề đặt ra là cần kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng việc cho họ thấy chúng ta có thể thỏa mãn họ tốt hơn nhiều so với nơi họ đang thường xuyên ăn. Số thỉnh thoảng sử dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao cho thấy nhiều người vẫn còn e ngại. Nhiệm vụ của Bingbong là làm mất đi sự e ngại đó và khiến những khách hàng này trở thành khách hàng tiềm năng của chúng ta khi họ thấy được những tiện lợi , môi trường, độ dinh dưỡng, vấn đề bảo đảm an toàn trong món ăn. 2) Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm Cơm kẹp Bingbong trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm ăn thử. a/ Tốt : 56,18% b/ Bình thường 35,78% c/ Không chấp nhận được : 8,04%  Kết quả đa số (56,18%) khách hàng hài lòng về sản phẩm cho thấy Cơm kẹp Bingbong đã thảo mãn được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, số khách hàng đánh giá sản phẩm ở mức trung bình vẫn chiếm tỷ lệ cao 35,78%. Vấn đề của nhà hàng Cơm kẹp Bing bong là cần nhận thức được những điều khách hàng chưa hài lòng ở đối thủ cạnh tranh, từ đó biết cách lấp những khoảng trống đó. 3) Giá cả . a/ Đắt : 47,97% b/ Chấp nhận được : 43,58% c/ Rẻ : 8,45%  Kết quả đa số (47,97%) khách hàng cho rằng giá sản phẩm đắt , tức là giá trị sản phẩm chưa thỏa mãn với chi phí khách hàng bỏ ra. Đây chính là 1 thách thức đối với nhà hàng, giá vẫn coi là coi, không xứng với số tiền họ bỏ ra. 4) Loại khách hàng thường sử dụng thức ăn nhanh. a/ Công nhân, viên chức : 39,17% b/ Học sinh, sinh viên : 40,62% c/ Trẻ em : 20.21%  Kết quả phần lớn (40,62%) khách hàng là học sinh, sinh viên và công nhân, viên chức. Đây chính là khách hàng mục tiêu của nhà hàng. 5) Hình ảnh trong tâm trí khách hàng. a/ Ngon miệng : 50.80% b/ Không gian đẹp : 30,51% c/ Giá đắt : 18,69%  Kết quả cho thấy Cơm kẹp Bingbong để lại ấn tượng với khách hàng bởi sự ngon miệng. Như vậy đây được coi như lợi thế cạnh tranh của Bingbong với các đối thủ cùng ngành. Và cũng đặt ra thách thức với nhà hàng: Vấn đề cần quan tâm đó là không gian nhà hàng, màu sắc, hình thức vẫn chưa thu hút được khách hàng. 6) Thông tin đến với khách hàng thông qua. a/ Truyền miêng : 24.82% b/ Poster quảng cáo : 47,37% c/ Internet : 27,81% 7) Phong cách phục vụ chuyên nghiệp năng động. a/ Đồng ý : 67,18% b/ Trung lập : 23,93% c/ Không đồng ý : 8,89%  Phong cách phục vụ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn uống. Kết quả đa số khách hàng tương đối thỏa mãn với cung cách phục vụ chuyên nghiệp của nhà hàng. Điều này cần phát huy và đây chính là lợi thế của Cơm kẹp Bingbong. 8) Nhiều loại Cơm kẹp đa dạng, phong phú, nhiều sự lựa chọn. a/ Đồng ý : 49,89%. b/ Trung lập : 29,18% c/ Không đồng ý : 20,93%  Kết quả cho thấy những loại Cơm kẹp đã đáp ứng phong phú cho nhu cầu của đa số khách hàng. Như vậy nhà hàng cần có chiến lược sản phẩm để cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng ngành như Cơm kẹp Vietmac. 9) Chất lượng đảm bảo, an toàn, sạch sẽ hợp vệ sinh. a/ Đồng ý : 33,68% b/ Trung lập : 39,15% c/ Không đồng ý : 27,17%  Đa số khách hàng đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh ở mức trung bình. Đây là một điều đáng lo ngại đối với một xã hội bởi sức khỏe người tiêu dùng không được đảm bảo, bị đe dọa hàng ngày. Nhưng đồng thời đó cũng là 1 cơ hội lớn đối với những doanh nghiệp biết đặt mục tiêu sức khỏe khách hàng lên hàng đầu. 10) Màu sắc thiết kế không gian bên trong hài hòa, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. a/ Đồng ý : 70,21% b/ Trung lập : 20,76% c/ Không đồng ý : 9,03% 11) Mức tiền trung bình mỗi tháng chi cho việc ăn nhanh : a/ 200.000- 400.000 đồng: (22%) b/ 500.000- 700.000 đồng : (35%) c/ 800.000- 1.000.000 đồng: (15%) d/ Khác: (28%)  Kết quả cho thấy chi phí khách hàng bỏ ra cho việc ăn nhanh vẫn còn khá khiêm tốn. Phần lớn khách hàng của đồ ăn nhành là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Họ là nhóm tiêu dùng chưa có thu nhập cố định, thu nhập riêng, vẫn phụ thuộc vào gia đình nên mức chi tiêu chỉ ở mức trung bình. Chi phí chi tiêu cho việc ăn uống đa phần là dùng tiền tiêu vặt. Do vậy, các quán ăn vỉa hè như : bánh mì, xôi…thường là những địa điểm ăn nhanh phổ biến của học sinh, sinh viên. Vấn đề đặt ra ở đây là Bingbong phải có chiến lược cạnh tranh về giá phù hợp, đồng thời nhấn mạnh chất lượng sản phẩm so với các doanh nghiệp cùng ngành.  Khách hàng tiềm năng Thị trường cơm trưa ở Việt Nam hiện nay rất lớn. Khách hàng tiềm năng là nhân viên văn phòng có nhu cầu về bữa ăn thường là nhanh & tiện dụng; lành mạnh; sạch sẽ; dễ ăn & hương vị Việt. Bên cạnh đó dự án hướng tới khách hàng mục tiệu là giới trẻ , học sinh sinh viên, và những người có nhu cầu thưởng thức món ăn và phong cách dân dã Việt Nam. - 82% số người đã từng ăn các loại đồ ăn và thức uống nhanh - 18% số người chưa bao giờ ăn các loại đồ ăn và thức uống nhanh Khảo sát khách hàng tiềm năng của dự án: - 52% học sinh sinh viên - 48% nhân viên văn phòng, công sở. Mức độ dùng đồ ăn nhanh + Theo nhóm tuổi Nhìn chung, nhóm 24 – 29 tuổi có mức độ dùng fastfood khá cao, chủ yếu 1 -2 lần / tuần. Ngược lại, nhóm tuổi từ 30 trở lên lại có mức độ ăn fastfood có phần thấp hơn, tập trung chủ yếu ở 2 – 3 lần / tháng. Trong khi đó, nhóm tuổi 16 – 23 tuổi lại có mức độ trải đều từ 1-2 lần / tuần đến 2 – 3 lần / tháng. + Theo dịp dùng 60.7% người được khảo sát dùng fastfood Khi được người khác mời. Ngoài ra, đáp viên cũng thường dùng fastfood vào Các dịp cuối tuần hoặc Những lúc cảm thấy thèm.  Dự báo thị trường Thị trường cho dòng sản phẩm này hiện nay là rất lớn và trong tương lai nó sẽ còn lớn hơn nữa khi nhu cầu về dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của con người khi mà mọi cuộc sống đã đầy đủ. Vì vậy thị trường cho cho sản phẩm này là rất khả quan nhưng vẫn chưa được khai thác một cách chuyên nghiệp, chủ yếu chỉ mới xuất hiện ở các quán hàng rong, lề đường mà ở đó vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề lớn. Như vậy, kinh doanh đồ ăn nhanh – Cơm kẹp có những lợi thế sau: - Thị trường có tiềm năng lớn - Nguồn cung dồi dào - Lợi ích đem lại sẽ rất lớn III.1.1. Thị trường cạnh tranh ngành Ba đối thủ cạnh tranh chính trong ngành kinh doanh đồ ăn nhanh là các thương hiệu đã rất nổi tiếng: KFC, LOTTERIA, Cơm kẹp Vietmac . III.1.1.1. KFC KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán Kentucky chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky.Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với thương hiệu KFC (trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế giới), tại Việt Nam KFC đã tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl. Giờ đây, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt Nam. Chiến lược kinh doanh của KFC Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương.Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo…Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng Chiến lược giá: Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Và rõ ràng chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng khách hàng và khách hàng trung thành tăng vọt. Đi cùng với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hãng Lotteria hay Jolie Bee, KFC có những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, ví dụ như kết hợp các phần ăn 2 người với giá khá mềm (trung bình là 69.000đ/phần) cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, tết mang nhiều ý nghĩa. Phân phối: KFC đã mở rộng mạng lưới của mình khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn nơi thuận tiện đi lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu thị, khu công nghiệp. Hệ thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua nhượng quyền. Tuy nhiên thời gian đầu để được KFC nhượng quyền thường phải trả phí cao, theo thời gian phí này có xu hướng giảm xuống làm cho hệ thống KFC ngày càng được mở rộng. Chiến lược xúc tiến: + Khuyến mãi: Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà còn trong ngày thường . Vào dịp Noel thì KFC có chương trình quảng cáo với nội dung: "Giáng sinh là thời gian đẹp nhất trong năm, đó là thời gian cho gia đình và bạn bè. Hãy để KFC chuyển những lời chúc tốt đẹp, những món quà ý nghĩa nhất đến người thương yêu của bạn”. Bên cạnh đó KFC còn có các chương trình khuyến mãi trong năm: Mua hàng vào ngay thời điểm chuông cửa hàng reo, khách hàng sẽ được tặng: 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 02 ly Pepsi lớn khi mua 02 ly Pepsi nhỏ cho lần mua hàng sau .Mỗi ngày có 24 lần rung chuông Trong mùa dịch cúm, KFC tung ra chương trình khuyến mãi: khách hàng nào dám gác nỗi lo cúm gà, dùng thẻ VIP giá 15.000đ sẽ được giảm 10% số tiền mỗi lần ăn trong một năm kể từ ngày mua thẻ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng