Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA THẮNG, THÀNH ...

Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

.PDF
51
721
80

Mô tả:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG – LÂM NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên đề : “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ” Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Vân Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khóa học : 2009 Đắk Lắk, tháng 3 năm 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG – LÂM NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên đề : “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ” Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Vân Chuyên ngành : Quản lý đất đai Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Thái Đắk Lắk, tháng 3 năm 2014 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Lập đề 20/12/2013cương 29/12/2013 Thu 30/12/2013- thập số 9/01/2014 liệu Phỏng 9/1/2014- vấn 24/01/2014 dân Sử lý 25/01/2014- số liệu 12/02/2014 Viết, 13/02/2014- sửa 28/02/2014 báo cáo Nộp 4/3/2014 báo cáo ……………., ngày……tháng…….năm……. SINH VIÊN THỰC HIỆN ( Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Vân Duyệt của bộ môn Ý kiến của cán bộ hướng dẫn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ dạy của Thầy Cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên và sự giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Nông Lâm nghiệp của Trường Đại học Tây Nguyên. Tôi xin cảm ơn các giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên những người đã trang bị kiến thức quý báu cho tôi để giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S. Nguyễn Văn Thái người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và làm chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Hòa Thắng, UBND Tp.Buôn Ma Thuột, Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên Môi trường và Trắc địa đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành chuyên đề. Buôn MaThuột, ngày 04 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Vân ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 31 1.1 Tính cấp thiết ...................................................................................................... 31 1.2 Mục tiêu của chuyên đề ..................................................................................... 32 PHẦN 2. ....................................................................................................................... 33 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 33 2.1 Sự cần thiết của việc quản lý nhà nƣớc về đất đai .......................................... 33 2.2 Cơ sở khoa học về những vấn đề nghiên cứu .................................................. 33 2.2.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 33 2.2.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 36 2.3 Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................... 41 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 42 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 42 3.2 Địa điểm............................................................................................................... 42 3.3 Thời gian ............................................................................................................. 42 3.4 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 42 3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 42 3.5.1 Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA ............................................. 42 3.5.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................. 43 3.5.3 Tính hiệu quả trong công tác quản lý .............................................................. 43 PHẦN 4. ....................................................................................................................... 44 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 44 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên của xã Hòa Thắng ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai...................................................................... ................. 44 4.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 44 iii 4.1.2 Khí hậu ................................................................................................................ 44 4.1.3 Địa hình địa mạo ................................................................................................ 45 4.1.4 Hệ thống thủy văn .............................................................................................. 45 4.1.5 Hệ sinh thái ......................................................................................................... 46 4.1.6 Các nguồn tài nguyên khác ............................................................................... 49 4.1.7 Thực trạng phát triển kinh tế .......................................................................... 49 4.1.8 Thực trạng về phát triển xã hội ........................................................................ 51 4.1.9 Thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội .............................................. 53 4.1.10.Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................. 56 4.2 Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của địa phƣơng ...................... 56 4.2.1 Ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai ..... 56 4.2.2 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....................................................... 58 4.2.3 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ....................................................................................................................... 58 4.2.4 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................................. 59 4.2.5 Thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................................. 59 4.2.6 Quản lý tài chính về đất đai .............................................................................. 59 4.2.7 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất .............. .................................................................................................................. 60 4.2.8 Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm của quản lý sử dụng đất đai ........................................................................................................ 60 4.2.9 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai............................................................. 4.2.10. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ............................................ 62 4.2.11 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................ 62 4.2.12 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất chính ...................................... 65 4.3 Đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong quá trình quản lý sử dụng đất ......................................................................................................................65 4.3.1 Khó khăn ............................................................................................................ 65 iv 4.3.2 Thuận lợi ............................................................................................................. 66 4.4 Đề xuất hƣớng quản lý ....................................................................................... 67 4.4.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông – công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại ................................................................................................................... 67 4.4.2 Hƣớng quản lý trong tƣơng lai ......................................................................... 67 4.4.3 Một số giải pháp chủ yếu thực hiện công tác quản lý .................................... 68 PHẦN 5. ....................................................................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 70 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 70 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................44 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Thống kê diện tích các loại đất trên địa bàn xã Hòa Thắng .......... 46 Bảng 4.2 Thống kê diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính....... .20 Bảng 4.3 Thống kê một số loại vật nuôi chính trên địa bàn xã Hòa Thắng........................................................................................................................... 21 Bảng 4.4 Hiện trạng cơ cấu các loại đất năm 2013 trên địa bàn xã Hòa Thắng........................................................................................................................... 34 v PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết Đất đai là tài nguyên, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và Quốc phòng - An ninh. Vai trò của đất đai đối với con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích và cố định về vị trí. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu, cũng như từng vùng, từng miền, từng lãnh thổ, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia, là điều kiện tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Trong hoạt động kinh tế của từng Quốc gia, từng khu vực và địa phương đất đai là nguồn tài nguyên, là yếu tố đầu vào không thể thiếu được. Diện tích đất đai có hạn, do đó việc sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên này hết sức quan trọng. Trong quá trình sử dụng, khai thác, hoạt động sản xuất, con người tác động vào đất đai trực tiếp hay gián tiếp có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai hoặc chuyển từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác đã làm cho nguồn tài nguyên bị hủy hoại hoặc làm tăng độ phì của đất… Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cũng như bảo vệ và quản lý đất đai thì công tác đánh giá đất đai và xác định loại hình sử dụng thích hợp giữ vai trò rất quan trọng. Đánh giá đất đai trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện sinh thái, các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định phân bố sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này trên một lãnh thổ. Trên cơ sở đó chúng ta cần có một hệ thống chính sách về quản lý và sử dụng đất thống nhất trong cả nước đồng thời phù hợp với tình hình của từng vùng lãnh thổ. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các giải pháp quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai là một nhu cầu cấp thiết, là yếu tố khách quan, không thể thiếu đối với mỗi địa phương. 31 Xã Hòa Thắng nằm về phía Đông Nam của Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổng diện tích tự nhiên là 3.163,0 ha, có 3.921 hộ đang chung sống với 16.891 nhân khẩu. Trong thời gian qua cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế xã hội của Tp. Buôn Ma Thuột, xã Hòa Thắng cũng có những bước phát triển tích cực về kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề thiếu bền vững như: nguồn tài nguyên chưa được khai thác có hiệu quả, phân bố đất đai và cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý. Nhằm tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, từng bước đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân, đòi hỏi phải đánh giá và nắm bắt được tình hình quản lý nhà nước nói chung và tình hình quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Do đó, công tác đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, để xác định được điều đó chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. 1.2 Mục tiêu của chuyên đề Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, tìm ra những hiệu quả và hạn chế trong việc sử dụng đất. Từ đó tìm ra được những thuận lợi và khó khăn trong quản lý và sử dụng đất của xã. Đề xuất những giải pháp tác động hợp lý để nâng cao việc quản lý nhà nước về đất đai, thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác này. Đồng thời làm căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất của xã trong kỳ tiếp theo. 32 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Sự cần thiết của việc quản lý nhà nƣớc về đất đai Như đã biết đất đai có một số các tính chất như cố định về vị trí và giới hạn về diện tích. Điều này đã làm cho đất đai trở nên quan trọng và cần thiết đối với con người cũng như sinh vật nói chung. Chính vì các tính chất này mà chúng ta cần có các biện pháp quản lý cụ thể nhằm quản lý tài nguyên này càng hợp lý và có hiệu quả. Trong những năm qua tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã nói riêng và tình hình quản lý đất đai trên địa bàn cả nước nói chung vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ dữ liệu địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu các tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu và quyền sử dụng còn nhiều bất cập, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn diễn ra trên địa bàn,… Chính vì những vấn đề nêu trên mà chúng ta cần có biện pháp quản lý nhà nước về đất đai thực sự hoàn thiện. Từ đó khắc phục những khó khăn trong thời điểm hiện tại, đề xuất các phương án hợp lý quản lý nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng ổn định và lâu dài trong tương lai. 2.2 Cơ sở khoa học về những vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Cơ sở lý luận 2.2.1.1 Quan điểm về đất đai theo tổ chức FAO Theo định nghĩa của tổ chức FAO thì “Đất đai là một tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”. Còn quan điểm sử dụng đất theo FAO thì quản lý và sử dụng đất đai là một cách đánh giá có hệ thống tiềm năng đất và nước, những cách sử dụng đất và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm mục đích lựa chọn và chấp nhận những phương pháp sử dụng đất đưa vào thực tiễn, cách thức sử dụng đất nhằm 33 khai thác tốt nhất cho con người ở hiện tại, trong khi vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên cho tương lai. 2.2.1.2 Một số quan điểm khác về đất đai Đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này thì đất đai thường gắn với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá trị tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sự chuyển quyền sở hữu. Karl Marx cho rằng, đất đai là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đai với nền sản xuất xã hội, Marx đã khẳng định:“Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ”. Như William Petti đã nói: “Lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ...”. Quan điểm của Dokuchaev V.V. về đất đai như sau: Đất là một thực thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và tuổi địa phương. Theo quan điểm sinh thái học và môi trường thì đất đai được xem như một vật thể sống, vì trong nó có chứa các hoạt động sinh học khổng lồ đang ngày đêm chuyển động từ sinh vật bậc cao đến sinh vật bậc thấp. Như vậy, đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị ý niệm của con người, đất đai thường gắn liền với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá trị tiền trên một đơn vị diện tích đất khi có sự chuyển quyền sở hữu. 2.2.1.3 Quan điểm về đánh giá đất đai Công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam vẫn còn là một điều mới mẻ. Môn học Đánh giá đất đai tại các Trường Đại học Nông - Lâm nghiệp thực sự cũng mới bắt đầu từ những năm 1990 trở lại đây. Những kết quả nghiên cứu và ứng 34 dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO do các cơ quan khoa học đất và các nhà khoa học đất Việt Nam cũng như các nghiên cứu sinh thực hiện các đề tài từ cấp cơ sở đến cấp Quốc gia cũng chưa nhiều nhưng cũng có thể xem như tiêu biểu cho các vùng đất trong nước. Trong đề cương Đánh giá đất đai của FAO năm 1976 đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai như sau: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vật đất, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Bản chất của đánh giá đất đai là sự so sánh hay gắn kết các nhu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đai, kết quả là sự đo lường khả năng thích hợp của mỗi loại hình sử dụng đất đai cho mọi loại đất đai. 2.2.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai Đất đai là sản phẩm vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho loài người, nó gắn liền với lịch sử đấu tranh sinh tồn từ ngàn xưa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Dưới bất cứ một thời kỳ chế độ xã hội nào thì đất đai cũng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bộ máy Nhà nước. Do vậy quản lý Nhà nước về đất đai có thể hiểu như sau: Quản lý Nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm về số lượng, chất lượng của từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương, theo từng đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Qua đó thống nhất về quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương đến địa phương, hình thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích hoặc bỏ hoang làm cho đất ngày một xấu đi. Quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước là thống nhất về đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ thể hiện ở Luật đất đai. Những văn bản quy định dưới Luật phải được triển khai đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, làm cho người sử dụng hiểu được pháp luật và thực 35 hiện đúng pháp luật. Quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước còn nhằm cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu, về số lượng chất lượng của từng loại đất trong cả nước giúp cho Chính phủ và các ngành liên quan có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Từ đó làm cơ sở để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý các loại đất trong lãnh thổ, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất một số nước trên thế giới Công tác quản lý và sử dụng đất ở Hà Lan: xuất hiện khá sớm thông qua việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Luật quy hoạch không gian của Hà Lan ra đời vào năm 1965 và qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1986 và 1994, quy định rõ vai trò và trách nhiệm của 3 cấp hành chính: Trung ương, tỉnh và địa phương. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của Hà Lan dựa vào các tham số chính là: - Tham số kỹ thuật: các khả năng về đất đai và môi trường - Tham số kinh tế: tiềm năng phát triển kinh tế dựa vào hiện trạng các cơ sở là các ngành kinh tế, các động lực thúc đẩy phát triển mới. - Tham số văn hoá, xã hội: tăng cường văn hoá vùng và quốc gia, giữ gìn các văn hoá, nghệ thuật, bảo tồn các truyền thống văn hoá. - Các giá trị và tiêu chuẩn xã hội - Tham số môi trường Công tác quản lý và sử dụng đất của Liên Bang Nga: Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai của Liên Bang Nga là hệ thống quản lý vĩ mô và chúng được phân chia theo từng cấp lãnh thổ, mỗi cấp có một mục tiêu và nội dung cụ thể riêng. Dựa trên quy mô lãnh thổ và mức độ yêu cầu của công việc mà quy hoạch sử dụng đất cuả Liên Bang Nga được chia làm hai cấp như sau: - Quy hoạch tổng thể: là dự án quy hoạch cấp tỉnh trở lên. 36 - Quy hoạch chi tiết: là chương trình quy hoạch đất đai từ cấp huyện trở xuống, mang ý nghĩa và nội dung chi tiết hơn quy hoạch tổng thể. Đây có thể coi là quy hoạch chi tiết, cấp quản lý vi mô của Nhà nước về đất đai. Quy hoạch ở cấp này xây dựng cho từng ngành cụ thể. Công tác đất đai ở Thái Lan: Năm 1979, chương trình cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi từ rừng dự trữ quốc gia ra đời để đối phó với vấn đề xâm lấn rừng, mỗi mãnh đất được chia làm hai miền đó là: Miền trên nguồn nước để ở thì bị hạn chế để giữ rừng, còn miền đất phù hợp với canh tác nông nghiệp mà trước đây người dân đã chiếm dụng (dưới 2,5 ha) thì được cấp giấy chứng nhận hưởng hoa lợi cho người dân. Thái Lan hiện nay đang thí điểm giao rừng cho các cộng đồng, đã giao khoảng 200.000 ha rừng ở gần các điểm dân cư. Nhà nước trợ cấp cho mỗi hộ trồng rừng tối đa là 50 rai và tối thiểu là 5 rai (mỗi rai xấp xỉ 1.600 m2). Thái Lan dự kiến sẽ áp dụng một chính sách nông – lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở. Công tác đất đai ở Indonesia: Nhà nước quy định một gia đình nông dân Indonesia ở gần rừng được phân nhận khoán đất trồng cây là 2.500m2. Trong thời gian 2 năm đầu, được phép trồng cây nông nghiệp trên diện tích đó và được hưởng toàn bộ sản phẩm mà không phải nộp thuế. Ngoài việc cho khoán trồng rừng như trên thì nhà nước còn hỗ trợ thêm cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn, hướng dẫn kỹ thuật nông – lâm nghiệp cho nông dân để sử dụng toàn bộ quỹ đất hiện có của nước mình nhằm sử dụng quỹ đất nhà nước môt cách có hiệu quả và đảm bảo việc sử dụng đất bền vững. 2.2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam Nhà nước đã ban hành các chính sách đất đai hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương và từng thời kỳ phát triển của đất nước. Thời kỳ phong kiến: Đất nước ta có một bề dày lịch sử rất đáng tự hào. Năm 1428, triều Hậu Lê bắt đầu việc kiểm kê lập sổ sách đất đai, dưới thời Hồng 37 Đức thịnh trị vua Lê Thánh Tông đã ban hành bộ luật đầu tiên của nước ta mang tên Quốc Triều Hình Luật (còn gọi là Luật Hồng Đức), trong đó có 60 điều nói về quan hệ đất đai, ông đã cho thành lập bản đồ tổng hợp quốc gia đầu tiên mang tên Hồng Đức Đồ Bản (1490). Dưới triều Nguyễn, Gia Long đã cho ban hành bộ luật mang tên Hoàng Việt Luật Lệ, với 14 điều nhằm điều chỉnh quan hệ nhà, đất và thuế lúa. Năm 1838, nhà Nguyễn đã cho thành lập bản đồ quốc gia lần thứ hai mang tên “Việt Nam thống nhất toàn đồ” trong đó ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ nước ta. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ: Ngay sau khi đặt chân tới Việt Nam, Thực dân Pháp đã cho thành lập bản đồ địa chính và sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để hơn trên toàn bộ diện tích đất mà thực dân Pháp cai quản. Thời kỳ này đất nông nghiệp được quản lý bằng sổ địa bạ, đất đô thị được quản lý bằng khoán. Công trình lập hồ sơ địa chính kết thúc vào năm 1898 tại Nam Bộ và năm 1925 tại Bắc Bộ. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 đến năm 1986: Sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách về đất đai với chủ trương “khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp” để chống đói cho dân. Ngày 14 tháng 12 năm 1953 luật cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua nhằm thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Ngày 03 tháng 07 năm 1958, cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập, đó là sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, quyền sỡ hữu tập thể về đất đai. Lúc này, sở Địa chính được chuyển từ Bộ Tài chính sang Vụ Quản lý ruộng đất thuộc Bộ Nông nghiệp với chức năng quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải tạo và mở mang ruộng đất. 38 Sau khi miền Nam được giải phóng và thống nhất đất nước (năm 1975), hàng loạt các văn bản được ban hành nhằm tổ chức lại hệ thống địa chính và hoàn thiện hơn chính sách sử dụng đất đai. Ngày 07 tháng 11 năm 1979, Tổng cục Quản lý ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa phương thuộc UBND các cấp được thành lập. Hiến pháp năm 1980 ban hành quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Tuy nhiên, trong thời gian này chúng ta đưa ra có một hệ thống quản lý đất đai đủ mạnh trên phạm vi toàn quốc, chưa thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên toàn quốc, nhà nước mới chỉ quan tâm đến việc quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp, nên đã dẫn đến việc giao đất và sử dụng đất tuỳ tiện, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch. Giai đoạn từ năm 1987 đến 1993 Năm 1987, luật đất đai đầu tiên của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời đã đánh dấu sự phát triển của pháp luật nói chung và của ngành địa chính nói riêng. Để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời kỳ đổi mới kinh tế, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã triển khai thành lập hệ thống hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ đăng ký đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, được chuyển quyền sử dụng đất, được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật”. Trong giai đoạn này, các chính sách đất đai thể hiện tinh thần đổi mới nhưng chủ yếu tính thăm dò, thí điểm, chủ yếu tập trung trong nông nghiệp và 39 các đơn vị tập thể, như: lâm trường, hợp tác xã và quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003: Sau khi hiến pháp năm 1992 ra đời, luật đất đai 1993 cũng được ban hành thay thế và kế thừa luật đất đai 1987, được thông qua vào kỳ họp thứ 3 quốc hội khoá IX và đã được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 31 tháng 07 năm 1993. Đến tháng 02 năm 1997, Tổng cục Địa chính được thành lập trên cơ sở sát nhập và tổ chức lại Tổng cục Quản lý Ruộng đất và Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước. Tồng cục Địa chính với chức năng là quản lý thống nhất về đất đai và đo đạc bản đồ trên cả nước. Luật đất đai năm 1993 qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 đã trở thành một trong những đạo luật quan trọng của Nhà nước, tạo ra hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề lớn phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng, đổi mới kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Sự ra đời của luật đất đai bổ sung năm 1998 và 2001 đã thể hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ta, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện ngày càng hoàn thiện, hệ thống quản lý đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy quyền tự chủ của địa phương. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay Trong những hạn chế trên của luật đất đai sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2001, việc sửa đổi toàn diện và hoàn thiện pháp luật đất đai là rất cần thiết nhằm khắc phục những nhược điểm, bất cập trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành. Vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI đã thông qua luật đất đai 2003 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 07 năm 2004. Luật đất đai 2003 là một đạo luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý, khuyến khích sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. 40 Trong quá trình triển khai thực hiện luật đất đai 2003, Chính phủ và lãnh đạo các cấp, các ngành có liên quan đã liên tục ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003: Nghị định, Chỉ thị, Thông tư… nhằm tạo ra hành lang pháp lý phù hợp hơn với công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong từng giai đoạn cụ thể, vào từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Chính sách đất đai trong từng giai đoạn này đã từng bước thể hiện sự phân định các quyền lợi về đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất như: chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh đã giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, khai thác, sử dụng đất và bảo vệ đất có hiệu quả. Luật đất đai 2003 đã thừa nhận quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Ngoài ra luật đất đai 2003 còn thể hiện được việc rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thời gian thẩm định và sử dụng hồ sơ về đất đai. 2.3 Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Việc hoạch định ranh giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT - HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) đã được thực hiện tốt trên cơ sở tài liệu đo đạc 299/TTg và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ xung. Hiện tại hồ sơ địa giới hành chính giữa các đơn vị, xã trong Thành phố cũng như các xã thuộc các huyện giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ, ranh giới được xác định lại như hiện nay diện tích của xã là 3.163,0 ha. - Đất nông nghiệp: 2293,87 ha, chiếm 72,52% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 853,80 ha, chiếm 26,99% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 15,33 ha, chiếm 0,49% tổng diện tích tự nhiên. 41 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là toàn bộ hồ sơ về quản lý nhà nước và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.2 Địa điểm Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.3 Thời gian Từ ngày 16 tháng 12 năm 2013 đến 04 tháng 03 năm 2014 3.4 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến tình hình quản lý đất đai của địa phương; - Đánh giá tình hình quản lý nhà nước và sử dụng đất đai; - Đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong quá trình quản lý; - Đề xuất hướng sử dụng đất thích hợp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước theo hướng hiệu quả và ổn định lâu dài. 3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.5.1 Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA +Thu thập số liệu thứ cấp: Tất cả các số liệu về quản lý, bản đồ, tài liệu được thu thập từ cơ quan địa phương như UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường,… + Thu thập số liệu sơ cấp: Tất cả các số liệu sơ cấp được điều tra thu thập từ bảng câu hỏi được soạn sẳn để đánh giá về tình hình quản lý nhà nước về đất đai, đối tượng được phỏng vấn là cán bộ quản lý địa phương, cán bộ địa chính và nông dân sản xuất giỏi. 42 3.5.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu - Thống kê: Thống kê các số liệu, tài liệu và bản đồ có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đã được điều tra và đang lưu trữ tại địa phương. - Tổng hợp: Hệ thống hoá các số liệu đã được thống kê, trên cơ sở đó chọn ra số liệu tối ưu nhất. - Phân tích, so sánh: Từ các số liệu đã tổng hợp sẽ được phân tích so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận. - Dự báo, dự đoán: Dựa vào kết quả điều tra và thu thập số liệu, dựa vào tình hình thực tế của địa phương đưa ra một số dự báo liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất trong tương lai. - Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel 2007, Microsoft word 3.5.3 Tính hiệu quả trong công tác quản lý Trong những năm qua cùng với tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và xã Hòa Thắng nói riêng là khá ổn định. Xã Hoà Thắng đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một xã có vị trí thuận lợi có Quốc lộ 27 chạy qua, có sân bay Hoà Bình, nằm gần trung tâm đô thị phát triển như: Thành phố Buôn Ma Thuột, sẽ là điều kiện để Hoà Thắng phát triển mạnh trong tương lai. Bên cạnh đó khí hậu thuận lợi, đất đai rộng cùng với việc hình thành nên một số cây trồng có giá trị kinh tế cao. Điều này đã góp phần tăng thu nhập của người dân được tăng lên qua các năm. Với những kết quả đã đạt được như vậy là nhờ một phần rất lớn của việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đất đai được thống nhất quản lý và sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy trong những năm qua đất đai được sử dụng khá ổn định, biến động đất đai không lớn. 43
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan