Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nôn...

Tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện hà trung tỉnh thanh hóa

.PDF
141
2
97

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ THEO HƯỚNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN HÀ TRUNG - TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Học NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Văn Sơn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Qua đây tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ, đóng góp của các cơ quan, thầy cô, bạn bè, gia đình, người thân. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Quang Học, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Trung, Phòng Thống kê huyện Hà Trung, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hà Trung, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hà Trung, Văn phòng HĐND UBND huyện Hà Trung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn đối với tất cả tập thể, người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Văn Sơn ii MỤC LỤC Lời cam đoan ......................................................................................................................i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ..................................................................................................................ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý về phát triển hệ thống điểm dân cư.............................. 3 2.1.1. Khái niệm về điểm dân cư ................................................................................... 3 2.1.2. Mục tiêu và xu hướng phát triển cư dân .............................................................. 4 2.1.3. Thành phần đất đai trong khu dân cư .................................................................. 6 2.1.4. Phân loại hệ thống điểm dân cư ........................................................................... 9 2.1.5. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư ..... 11 2.1.6. Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư .............................. 14 2.2. Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư một số nước trên thế giới ............................................................................................................... 16 2.2.1. Các nước Tây Âu ............................................................................................... 17 2.2.2. Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu ................................................................... 18 2.2.3. Các nước châu á ................................................................................................. 19 2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư các nước trên thế giới ........................................................................................ 21 2.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển khu dân cư ở Việt Nam ................................ 21 2.3.1. Xu hướng biến đổi cơ cấu dân số, lao động trong khu dân cư nông thôn ......... 21 iii 2.3.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn ..................................... 22 2.3.3. Tác động của đô thị hoá với phát triển khu dân cư nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay .................................................................................... 25 2.3.4. Những quy định về định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư ..................... 25 2.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 28 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 30 3.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 30 3.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 30 3.4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 30 3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hà Trung ........................................ 30 3.4.2. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung năm 2016......... 30 3.4.3. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Hà Trung đến năm 2020 ....... 30 3.4.4. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu huyện Hà Trung ................................................................................................. 31 3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................................... 31 3.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp............................................ 31 3.5.4. Phương pháp phân loại điểm dân cư nông thôn ................................................ 32 3.5.5. Phương pháp xây dựng bản đồ .......................................................................... 34 Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................ 35 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ................................................. 35 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 35 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 40 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường ................. 51 4.2. Thực trạng phát triển điểm dân cư huyện hà trung năm 2016 ........................... 52 4.2.1. Đặc điểm phát triển điểm dân cư đô thị và nông thôn ....................................... 52 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Hà Trung năm 2016 ...................... 53 4.2.3. Thực trạng hệ thống điểm dân cư ...................................................................... 58 4.2.4. Kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn ......................................................... 61 4.2.5. Nhận xét chung về phân loại hệ thống điểm dân cư .......................................... 66 iv 4.3. Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện hà trung đến năm 2020 ................................................................................................................... 67 4.3.1. Căn cứ cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư ........................................ 67 4.3.2. Định hướng phát triển hệ thống mạng lưới điểm dân cư ................................... 72 4.4. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư thôn 5 xã hà châu theo chuẩn nông thôn mới ......................................................................................... 86 4.4.1. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu ................................... 86 4.4.2. Cơ sở hình thành phát triển điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu ............................ 87 4.4.3. Thiết kế mô hình quy hoạch điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu........................... 87 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95 5.1. Kết luận.............................................................................................................. 95 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 96 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 97 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 100 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD Bộ xây dựng CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DV Dịch vụ ĐKTK Đăng ký thống kê HĐND Hội đồng nhân dân KT - XH Kinh tế - Xã Hội MN Mầm non NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NQ - CP Nghị quyết - Chính phủ QĐ - TTg Quyết định - Thủ tướng QL Quốc lộ TNMT Tài nguyên môi trường THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCN Tiểu thủ công nghiệp TT Thị trấn UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại đô thị .......................................................................................... 10 Bảng 2.2. Định mức sử dụng đất trong khu dân cư .................................................... 13 Bảng 2.3. Chỉ tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn ................................................... 13 Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2016 ........................................................ 41 Bảng 4.2. Năng suất một số cây trồng chính năm 2016 ............................................. 43 Bảng 4.3. Số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng xuất chuồng năm 2016 ............... 44 Bảng 4.4. Thuỷ sản năm 2016 .................................................................................... 45 Bảng 4.5. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Hà Trung năm 2016 ........................... 47 Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hà Trung năm 2016 ................................... 55 Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Hà Trung năm 2016 .............. 56 Bảng 4.8. Hiện trạng phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Hà Trung năm 2016......................................................................... 59 Bảng 4.9. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung theo chỉ tiêu nhóm A năm 2016 ................................................................. 62 Bảng 4.10. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung theo chỉ tiêu nhóm B năm 2016 ................................................................. 62 Bảng 4.11. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung theo chỉ tiêu nhóm C năm 2016 ................................................................. 63 Bảng 4.12. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung theo chỉ tiêu nhóm D năm 2016 ................................................................. 63 Bảng 4.13. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung theo chỉ tiêu nhóm E năm 2016 ................................................................. 64 Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung năm 2016. ................................................................................................... 65 Bảng 4.15. Kết quả dự báo quy mô dân số huyện Hà Trung giai đoạn 2016 - 2020 .............. 72 Bảng 4.16. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong các điểm dân cư đô thị huyện Hà Trung đến năm 2020 .................................................................. 74 Bảng 4.17. Định hướng phát triển đất ở trong các điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung đến năm 2020............................................................................. 77 vii Bảng 4.18. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong các điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung đến năm 2020 .................................................................. 80 Bảng 4.19. Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung đến năm 2020 .................................................................................................... 85 Bảng 4.20. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu ........................... 86 Bảng 4.21. Quy hoạch sử dụng đất điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu đến năm 2020 ....... 93 viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hà Trung trong tỉnh Thanh Hóa. .................................... 35 Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hà Trung giai đoạn 2005 - 2016 .............................. 41 Hình 4.3. Cơ cấu đất đai huyện Hà Trung năm 2016 .................................................. 54 Hình 4.4. Kết quả phân loại điểm dân cư huyện Hà Trung năm 2016 ........................ 66 Hình 4.5. Định hướng phát triển điểm dân cư huyện Hà Trung đến năm 2020................. 86 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lê Văn Sơn Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sử dụng đất, thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa theo hướng xây dựng nông thôn mới. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu; Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp; Phương pháp phân loại điểm dân cư; Phương pháp xây dựng bản đồ. Kết quả chính và kết luận Kết quả phân loại điểm dân cư năm 2016, toàn huyện Hà Trung có 229 điểm dân cư, trong đó có 11 điểm dân cư đô thị và 218 điểm dân cư nông thôn. Kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn có: 43 điểm dân cư loại I với hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối đầy đủ; 118 điểm dân cư loại II với cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn và có 57 điểm dân cư loại III với cơ sở hạ tầng trong khu dân cư ít được đầu tư và không có triển vọng phát triển trong tương lai. Qua kết quả phân loại cho thấy các điểm dân cư loại I và II chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện, xã nên việc đầu tư công trình công cộng cho những điểm dân cư này khá thuận lợi. Với điểm dân cư loại III thường là các thôn, xóm phân bố xa trung tâm xã gây khó khăn cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề quản lý xã hội của địa phương. Kiến trúc cảnh quan nhà ở, công trình hạ tầng của khu vực trung tâm huyện tương đối đẹp và khang trang, còn ở khu vực nông thôn kiến trúc nhà ở khá lộn xộn, công trình hạ tầng có mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp gây lãng phí đất đai. Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện Hà Trung đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và có sự kế thừa kết quả quy hoạch của các ngành nên đảm bảo tính khả thi và hợp lý. Đến năm 2020, mạng lưới dân cư hình thành hai loại: điểm dân cư đô thị và x điểm dân cư nông thôn. Xây dựng các điểm dân cư đô thị văn minh và hiện đại, đồng thời tiến hành chỉnh trang, cải tạo hệ thống điểm dân cư nông thôn kết hợp với quy hoạch mở rộng, mở mới cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân địa phương. Định hướng đến năm 2020, tổng số điểm dân cư nông thôn toàn huyện là 218 điểm dân cư, trong đó có 75 điểm dân cư loại I, 143 điểm dân cư loại II và không có điểm dân cư loại III. Việc xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư thôn 5 nhằm mục đích để khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, làm tiền đề cho việc thiết kế quy hoạch các điểm dân cư theo hướng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài, làm cơ sở triển khai các dự án xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt. xi THESIS ABSTRACT Master candidate: Le Van Son Thesis title: Assess the situation and orientation development of residential point system by New Rural Plan in Ha Trung district, Thanh Hoa province. Major: Land management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives Assessing the situation of land used, contruction and development of residential point system in Ha Trung district. Orienting the development of residential point system in Ha Trung district, Thanh Hoa province toward New Rural Plan. Methodology To implement objectives above, we used following methods: Collecting document and data method; Analysis data and summarize method; Method of categorizing residential point; Method of mapping. Main findings and conclusions Categorise point residental result in 2016 show that the Ha Trung district has 229 residential points including 11 residential urban points and 218 residental rural points. The categorise residental rural points were 43 class I residential points with infrastructures were completely builded; 118 class II residential points which had infrastructure under investment leading to standard leaving difficult; and 57 class III residential points which was limited investment and unpotential to develop in future. The result also shows that the class I and II residental points focus on district and communes center, thus public investment was be favourable. Inversely, class III far from center leading to difficult in infrastructure investment and social management. Achitecture and infrastructure in center were beautiful and spacious, achitecture in others areas were disorder, infrastructures were high density and average height was low leading to land waste. Oritenting development network of residental point of Ha Trung district to 2020 was builded base on the master plan of socio-economic development of the district and province and has inherited the planning results of the sectors. It will ensure feasibility and reasonable. By 2020, the residental points network will be divided into two types: urban residental points and rural residental points. Residental points will be xii buildedcivilization and modernization, simultanous reorganization and revolution the rural residental points in combination with the expanded planning and opening of new infrastructure so as to ensure good service for population. Oritented to 2020, the total number of rural residential points is 218, including 75 class I residential points, 143 class II residential points, and no class III residential points. Developing the detailed master plan model in 5 residental points aims to using resonable land resoures, economical as a premise for the master plan of residental points following new rural residential points in district. The detailed planning model of the residential area assures the sustainable and long-term developmentas a basis for the implementation of construction and construction management projects under the approved planning. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong xu thế phát triển hiện nay, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia và trong kinh tế nông thôn. Bất kỳ một quốc gia nào xuất phát điểm của nền kinh tế ban đầu cũng là nông nghiệp, sau quá trình công nghiệp hóa mới trở thành các nước công nghiệp phất triển. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai công tác quy hoạch nông thôn mới ở một số địa phương khi làm quy hoạch chỉ tập trung cho quy hoạch hạ tầng kỹ thuật - xã hội, quy hoạch sản xuất chứ chưa chú tâm tới quy hoạch bố trí sắp xếp khu dân cư dẫn đến sự phân bố dân cư không theo quy hoạch. Do đó, cần phải có định hướng chiến lược lâu dài về phân bố, phát triển các điểm dân cư nông thôn để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tổ chức hợp lý mạng lưới khu dân cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu tổ chức và phát triển sản xuất của các ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân về việc làm, nhà ở, giao tiếp cũng như các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần và nghỉ ngơi, giải trí,… tạo sự đa dạng cảnh quan và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy việc quy hoạch mạng lưới điểm dân cư một cách khoa học, hợp lý là rất cần thiết. Theo xu thế phát triển, các điểm dân cư trong huyện ngày càng tăng và thực tế cho thấy sự phân bố mạng lưới dân cư ở đô thị và ở vùng nông thôn còn có nhiều bất cập và hạn chế như: tình trạng xây dựng khu dân cư còn phân tán, lộn xộn, mạng lưới các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và không đồng bộ, không đảm bảo yêu cầu cho hiện tại và cho nhu cầu phát triển trong những năm tới. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng và định hướng điểm dân cư nhằm xác định cơ sở pháp lý và khoa học cho việc quản lý và phát triển các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn toàn huyện để đảm bảo ổn định đời sống và hướng tới sự phát triển bền vững là rất cấp thiết. 1 Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 01 điểm quy hoạch khu dân cư hoàn chỉnh là thị trấn Hà Trung tuy nhiên điểm quy hoạch này chưa có sự liên kết rõ ràng với các điểm dân cư khác trong huyện. Sự phát triển ở các điểm dân cư chủ yếu là tự phát, quá trình xây dựng nhà dựa vào nguồn vốn tự có, các công trình hạ tầng xây dựng chưa đồng bộ chưa được bố trí hợp lý và phù hợp với nhu cầu của người dân. Với mục đích xây dựng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng phát triển nông thôn mới tạo tiền đề cho sự phát triển chung của huyện, đồng thời đảm bảo đời sống cho người dân và thúc đẩy phát triển ổn định bền vững, tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng sử dụng đất, thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa theo hướng xây dựng nông thôn mới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, diện tích đơn vị hành chính của huyện là 24.381,69 ha bao gồm 01 thị trấn và 24 đơn vị hành chính cấp xã. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Từ việc phân loại hệ thống điểm dân cư để thấy được đặc điểm, tính chất, quy mô của từng điểm dân cư. Từ đó xác định được vai trò và vị trí của các điểm dân cư đó trong quá trình phát triển, làm sẽ là căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai một cách hợp lý. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổ chức sử dụng đất và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện Hà Trung. Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng xây dựng đô thị và nông thôn mới đồng thời sắp xếp tổ chức lại không gian các khu chức năng chính nhằm cải tạo cảnh quan, môi trường sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, lâu dài cho toàn huyện Hà Trung. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ 2.1.1. Khái niệm về điểm dân cư Khi nghiên cứu về điểm dân cư ở nông thôn trước hết phải nói đến làng. Làng là đơn vị nhỏ nhất trong cơ cấu cư dân nhưng làng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Tùy vào từng thời kỳ khác nhau cũng như tùy vào từng giai đoạn phát triển của xã hội mà cấu trúc làng xã cũng khác nhau. Trong văn hóa tổ chức đời sống tập thể của một nền văn hóa gốc nông nghiệp như Việt Nam làng được coi là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng ổn định nhất, là đơn vị phản ánh rõ nhất những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam. Làng phản ánh sức năng động của lịch sử, ứng xử cộng đồng, tâm lý tập thể cùng những biểu hiện văn hóa trong các ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Như vậy, khi nói đến “Làng” là đã chứa đựng một cách tương đối hoàn chỉnh một đơn vị cấu thành cơ bản ở nông thôn. (Đỗ Đức Viêm, 2005). - Điểm dân cư đô thị: Theo Nguyễn Thế Bá (2004), điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương. Đô thị bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, trị trấn. Dân số toàn đô thị là dân số của khu vực nội thị và khu vực ngoại thị (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2009). - Điểm dân cư nông thôn: Theo quan điểm về xã hội học thì điểm dân cư nông thôn là địa bàn cư tự có tính chất cha truyền con nối của người nông dân (xóm, làng, thôn, bản, buôn, ấp), đó là một tập hợp dân cư sinh sống chủ yếu theo quan hệ láng giềng, nó được coi là những tế bào của xã hội người Việt từ xa xưa đến nay (Vũ Thị Bình, 2007). Tại điều 3 Khoản 16 Luật Xây dựng năm 2014 thì điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh 3 hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác. - Đất đai trong khu dân cư bao gồm 2 thành phần cơ bản sau: Thành phần thứ nhất là đất để phục vụ cho đời sống của gia đình gồm: + Đất để làm nhà ở và các công trình của gia đình. + Đất vườn, ao (nếu có) trong khuôn viên của các hộ gia đình. Thành phần thứ hai là đất sử dụng để phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng tại nông thôn gồm: + Đất chuyên dùng, bao gồm: trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất phục vụ lợi ích công cộng (giao thông đi lại; cấp thoát nước; cung cấp điện và các dịch vụ khác). + Đất tôn giáo tín ngưỡng; mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Như vậy, điểm dân cư nông thôn là một bộ phận của khu dân cư nông thôn. 2.1.2. Mục tiêu và xu hướng phát triển cư dân * Mục tiêu Mục tiêu phát triển cơ cấu cư dân trên toàn bộ lãnh thổ hay vùng là hình thành một mạng lưới các điểm dân cư hài hoà thống nhất với nhau, tương xứng tỷ lệ trong quy mô và cân bằng trong phát triển, nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: - Đáp ứng yêu cầu tổ chức và phát triển sản xuất các ngành nghề kinh tế. - Thoả mãn tốt nhu cầu của nhân dân về việc làm, nhà ở, giao tiếp cũng như các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần và nghỉ ngơi giải trí... - Đáp ứng những yêu cầu tạo lập hài hoà và phong phú, đa dạng cảnh quan và bảo vệ môi trường. - Đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, an toàn và an ninh xã hội. - Tiết kiệm đất đai xây dựng, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp. * Xu hướng phát triển cơ cấu dân cư Nhìn chung có hai xu hướng chính trong phát triển cơ cấu cư dân là tập trung hoá các điểm dân cư và trung tâm hoá các cụm, các tổ hợp dân cư. - Tập trung hoá cơ cấu điểm dân cư: Là giảm bớt số lượng các điểm dân cư quá nhỏ, để tăng quy mô các điểm dân cư, tạo thuận lợi cho tổ chức phát triển 4 sản xuất, tổ chức mạng lưới cơ sở hạ tầng và có điều kiện nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân (Vũ Thị Bình, 2006). - Trung tâm hoá cơ cấu điểm dân cư: Là hình thành và phát triển một mạng lưới trung tâm cụm dân cư. Đó là mạng lưới các đô thị: đô thị lớn, trung bình trên các vùng lớn, các đô thị vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn. Phân bố và phát triển mạng lưới các trung tâm cụm dân cư (trung tâm vùng và tiểu vùng, trung tâm cụm xã) sẽ góp phần xoá bỏ dần những khác biệt cơ bản về điều kiện sống và lao động của nhân dân giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước thông qua một mạng lưới giao thông thuận lợi nối liền các trung tâm này với nhau và vùng ngoại thành với trung tâm (Vũ Thị Bình, 2006). - Mạng lưới các điểm dân cư của các vùng, các đô thị và nông thôn hiện nay tuy có khác nhau song trong tương lai cần phải được bố cục và phát triển theo hướng sau: + Các đô thị lớn và trung bình đều có ý nghĩa nổi trội trong mạng lưới dân cư của trung tâm quốc gia hay vùng. Vùng ảnh hưởng của các đô thị này khá rộng lớn chúng cần phải đảm bảo cho nhân dân trong vùng có điều kiện sống tốt. Trong tương lai cần phải phát triển mở rộng sản xuất công nghiệp trong phạm vi có thể tăng dần về lao động. + Các đô thị vừa và nhỏ trong tương lai cần được phát triển cả về chất lượng và số lượng. Các đô thị này cần được tăng cường phát triển sản xuất công nghiệp - dịch vụ, hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển dân số và lao động thu hút từ nông thôn để chúng không những là các trung tâm chính trị mà còn là các trung tâm kinh tế - xã hội, văn hoá, tinh thần cuộc sống cộng đồng của dân cư. Các đô thị này sẽ góp phần giảm bớt sự tăng dân số quá tải của các đô thị lớn đồng thời kích thích sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá. + Các làng lớn sẽ phát triển thành các điểm sản xuất công nông nghiệp (thị tứ) chúng là các trung tâm của xã hoặc liên xã và là các điểm tập trung các giải pháp và đầu tư và nâng cao điều kiện sống và lao động của người dân nông thôn, giảm bớt sự cách biệt còn tồn tại giữa nông thôn và thành thị. + Các làng nhỏ trong tương vẫn còn là nơi ở, nơi sản xuất, nghỉ ngơi của người dân nông thôn và là một thành viên của cơ cấu dân cư. Việc quy hoạch và nâng cao hiệu quả các điều kiện sống và lao động cho nhân nhân trong các làng 5 nhỏ này chỉ có thể thực hiện được và đảm bảo trong phạm vi của các đơn vị lãnh thổ lớn hơn như cụm điểm dân cư (xã, liên xã). + Các xóm, ấp...là các điểm dân cư có quy mô quá nhỏ. Điều kiện sống và lao động thấp kém, không đáp ứng được nhu cầu của người dân, phân bố tản mạn, manh mún và không có cơ hội phát triển. Các điểm dân cư này trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cần phải xoá bỏ, sát nhập vào các điểm dân cư lớn hơn (Vũ Thị Bình, 2006). 2.1.3. Thành phần đất đai trong khu dân cư 2.1.3.1. Thành phần đất đai trong đô thị - Khu đất dân dụng đô thị: Bao gồm các loại đất xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ công cộng, đường phố, quảng trường... phục vụ nhu cầu về nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân thành phố. Theo tính chất sử dụng, đất dân dụng thành phố được chia thành 4 loại chính: + Đất xây dựng nhà ở: Bao gồm các loại đất xây dựng từng nhà ở, đường giao thông, hệ thống công trình phục vụ công cộng, cây xanh trong phạm vi tiểu khu nhà ở, còn được gọi là đất ở thành phố. + Đất xây dựng trung tâm thành phố và các công trình phục vụ công cộng: Gồm đất xây dựng các công trình phục vụ về thương nghiệp, văn hoá, y tế, giáo dục... ngoài phạm vi khu nhà ở. Các công trình đó do tính chất và yêu cầu phục vụ riêng mà có thể có vị trí quy hoạch khác nhau hoặc tập trung ở trung tâm thành phố, trung tâm nhà ở, hoặc ở bên ngoài khu vực thành phố. + Đất đường và quảng trường hay còn gọi là đất giao thông đối nội: Bao gồm đất xây dựng mạng lưới đường phố phục vụ yêu cầu đi lại bên trong thành phố kể cả các quảng trường lớn của thành phố. + Đất cây xanh đô thị: Bao gồm đất xây dựng các công viên, vườn hoa của thành phố và khu nhà ở. Các mặt nước dùng cho yêu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân cũng được tính vào diện tích cây xanh. Khi mặt nước quá lớn, chỉ tính 30% diện tích mặt nước vào diện tích cây xanh thành phố. - Khu đất công nghiệp: Khu đất công nghiệp trong đô thị bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và thủ công nghiệp được bố trí tập trung thành từng khu vực, trong đó 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất