Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ki...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

.PDF
107
3
69

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ HƯNG ĐÁNH GIÁ THƯC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Dung NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Phú Hưng i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Dung, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Phòng Tài nguyên và Môi trường - Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện, Chi cục Thuế huyện, Phòng Thống kê huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân dân và cán bộ địa chính của các xã, thị trấn điều tra đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Phú Hưng ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3 Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai của các tổ chức ......... 4 2.1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 4 2.1.2. Khái quát về quỹ đất các tổ chức ........................................................................ 4 2.1.3. Khái niệm và phân loại các tổ chức sử dụng đất ................................................ 5 2.1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng đất các tổ chức kinh tế .................... 7 2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ...................... 7 2.2.1. Luật đất đai ........................................................................................................ 7 2.2.2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai ................................................... 9 2.2.3. Những quy định hiện hành về giao đất, cho thuê đất ....................................... 10 2.3. Tổng quan về tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước và ngoài nước.................................................................................................... 19 2.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới ......................... 19 2.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ở Việt Nam .................................................................... 24 2.4. Thực trạng và các vấn đề quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................. 29 iii 2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang......................................... 29 2.4.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..................................... 31 2.4.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Bắc Giang ....... 36 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 38 3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................................ 38 3.2. Đối tượng .......................................................................................................... 38 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 38 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................. 38 3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện................... 38 3.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................... 38 3.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn Huyện Lục Ngạn ............................................ 38 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ................................................. 39 3.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý, thống kê số liệu ................................................ 40 3.4.3. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 40 3.4.4. Phương pháp chuyên gia................................................................................... 40 3.4.5. Phương pháp đồ thị, biểu đồ ............................................................................. 40 Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 41 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................. 41 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 41 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 45 4.1.3. Nhận xét chung ................................................................................................. 51 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện................... 53 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................... 53 4.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ............................................................... 59 4.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................... 65 4.3.1. Các tổ chức kinh tế được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn....... 65 4.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn ......................................................................................... 68 iv 4.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ....................... 82 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn............................................. 84 4.4.1. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra trong quản lý sử dụng đất.............................. 84 4.4.2. Giải pháp về chính sách pháp luật .................................................................... 84 4.4.3. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ................................... 86 4.4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn lực ........................................................................ 86 Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 87 5.1. Kết luận............................................................................................................. 87 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 88 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 89 Phụ lục .......................................................................................................................... 91 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CQ Cơ quan GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTX Hợp tác xã ND-CP Nghị định- Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước QSDĐ Quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TC Tổ chức TCKT Tổ chức kinh tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân VPĐK Văn Phòng Đăng Ký XNK Xuất nhập khẩu vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nước năm 2016................................................. 25 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất cả nước phân theo vùngnăm 2016 ........................ 26 Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang năm 2016 .............................. 30 Bảng 4.1. Cơ cấu các nhóm đất .................................................................................. 44 Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2002 - 2016 ........................ 46 Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành .................................................... 47 Bảng 4.4. Dân số và biến động dân số ....................................................................... 49 Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lục Ngạn năm 2016 .................................. 55 Bảng 4.6. Tổng hợp các khoản thu từ đất huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012 - 2016 ......... 62 Bảng 4.7. Số lượng các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn ...................... 66 Bảng 4.8. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị hành chính xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Ngạn ......................................... 67 Bảng 4.9. Phân loại các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện ....................................... 68 Bảng 4.10. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn ................................................................................................... 69 Bảng 4.11. Tình hình sử dụng đất đúng mục đích của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất................................................................. 70 Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đất không đúng mục đích của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất........................................................ 72 Bảng 4.13. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyệnLục Ngạn .......................................................... 77 Bảng 4.14. Xử lý vi phạm đối với các tổ chức kinh tế sử dụng đất không đúng mục đích được thuê trên địa bàn huyện ..................................................... 78 Bảng 4.15 . Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra............................................................. 82 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu các loại đất chính năm 2016 trên cả nước ....................................... 25 Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng trên cả nước năm 2016 ....................... 26 Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Lục Ngạn .............................................................. 41 Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế năm 2016................................................ 47 Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2016 huyện Lục Ngạn ..................................... 54 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Phú Hưng Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Ngành: Quản lý Đất Đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu; Phương pháp tổng hợp, xử lý, thống kê số liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp đồ thị, biểu đồ. Kết quả chính và kết luận 1. Huyện Lục Ngạn là huyện nằm phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 103.253,05 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 71.828,39 ha, chiếm 69,57% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 25.514,78 ha, chiếm 24,71 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã đi vào nề nếp, các công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện tốt, kịp thời, hiệu quả do đó nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyệnđể phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ. 2. Từ kết quả đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang cho thấy: + Huyện Lục Ngạn có 97 tổ chức kinh tế, được giao đất, thuê đất với tổng diện tích 208,32 ha chiếm 0,2 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó có 25 tổ chức có vốn nhà nước; 70 tổ chức có vốn tư nhân, cổ phần; 02 tổ chức kinh tế có vốn tư nước ngoài. + Huyện có 79 tổ chức được giao, cho thuê đất sử dụng đúng mục đích với tổng diện tích là 169,47 ha chiếm 81,35 %. Ngoài ra còn có 19 tổ chức thuê đất ix không đúng mục đích được nhà nước thuê đất với diện tích 38,85 ha chiếm 18,65% tổng diện tích đất được thuê đất của các tổ chức kinh tế. 3. Để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ và có hiệu quả đối với các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn thì cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Giải pháp về thanh tra, kiểm tra trong quản lý sử dụng đất; Giải pháp về chính sách và pháp luật; Giải pháp về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất; Giải pháp về đào tạo nguồn lực. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Phu Hung Thesis title: “Evaluate the situationand propose solutions for management and use land of economic organizations in Luc Ngan district, Bac Giang province”. Major: Land Management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives - To evaluate the situation of management and use land of economic organizations in Luc Ngan district, Bac Giang province. - Propose some solutionsto improve efficiency of management and use land of economic organizations in Luc Ngan district, Bac Giang province. Materials and Methods Method of investigation to collect document and data; Methods of synthesis, processing and statistical data; Method of comparative; Method of consultation the opinion of expert; Method illustrated by map. Main findings and conclusions Luc Ngan district is located in the northeast of Bac Giang province. The total natural area of the district is 103,253.05 hectares, of which: Agricultural land is 71,828,39 hectares, accounting for 69.57% of the total natural land area, nonagricultural land is 25,514.78 hectares, accounting for 24.71% of the total natural land area. Over the past years, the land management in the district has gone orderly, the state management of land is well done, timely, efficient. So the revenues from the land has significant contributed to the district budget to develop technical infrastructure, services. 2. From the results of the evaluation the situation of management and use land of economic organizationsshowed: + Luc Ngan district has 97 economic organizations, are allocated land, rent landwith a total area of 208.32 hectares accounting for 0.2% of total natural area. Of which 25 ones have stateinvestment; 70 ones have private, shares investment; 02 organizations have foreign-invested economic. + Luc Ngan district has 79 economic organizations, are allocated land, rent landuse for the right purpose, with total area of 169.47 hectares, accounting for 81.35%. xi There are also 19 organizations that rent land incorrectly which the State leases land with an area of 38.85 hectares, accounting for 18.65% of the total leased land area of economic organizations. 3. To make the state management of the land to be tight and effective for economic organizations which are allocated land, rent land in the area Luc Ngan district, it must be done solutions in a synchronous way: Solutions on inspection and examination in land use management; Solutions on policy and legislation; Solutions on increasing the management and use of land; Solutions on training resources. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của đất đai và các quan hệ đất đai ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học hơn.Tại Nghị quyết số 19NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Đất đai phải được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao…”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Quy định cụ thể điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng…”. Trên tinh thần của Nghị quyết, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết và thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai nói chung và công tác giao đất, cho thuê đất nói riêng. Là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu, đó là quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp khai thác lợi ích trên từng mảnh đất mà việc làm này thuộc về các chủ thể được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Việc trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất một mặt thể hiện ý chí của Nhà nước đối với chức năng nắm quyền lực trong tay, mặt khác thể hiện ý chí của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai. Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng thông qua công tác giao đất, cho thuê đất. Chính vì vậy mà công tác giao đất, cho thuê đất không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đất đai của Nhà nước mà nó còn có ý nghĩa ảnh hưởng tới đời sống của các chủ thể sử dụng đất nhất là các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất. Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi bán sơn địa thuộc tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua huyện Lục Ngạn đã làm tốt công tác quản lý hành chính về sử dụng đất đai trên địa bàn. Tạo ra những tín hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần cho ngườidân. Lục 1 Ngạn đang ngày một chuyển mình thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với quy mô một số công ty lớn cùng các cụm công nghiệp làng nghề ngày càng phát triển dẫn đến diện tích đất phi nông nghiệp ngày một tăng do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy để giải quyết vấn đề sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý bảo đảm đất sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy kinh tế phát triển, vấn đề đặt ra là phải đánh giá được hiệu quả sử dụng đất phi nông nghiệp nói chung và đất các tổ chức kinh tế nói riêng trên địa bàn huyện đảm bảo bền vững có hiệu quả trên một đơn vị đất đai. Điều này đòi hỏi UBND Huyện Lục Ngạn phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý hành chính về đất đai, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Lục Ngạn giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đai đai. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Số liệu điều tra phải rõ ràng, đầy đủ, đúng trọng tâm những vấn đề cần nghiên cứu về việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. - Xác định được diện tích đất mà các tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng; chỉ ra được diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép giữa thực trạng so với biên bản giao đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất được những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu bao gồm: - Quỹ đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn. - Các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn huyện Lục Ngạn. - Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế. * Phạm vi nghiên cứu đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Lục Ngạn,tỉnh Bắc Giang. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học: Góp phần vào cơ sở khoa học quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; - Ý nghĩa thực tế: Góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện; là cơ sở để xác định tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất và nâng cao vai trò quản lý sử dụng đất đai hiệu quả trên toàn tỉnh Bắc Giang. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC TỔ CHỨC 2.1.1. Một số khái niệm liên quan Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố dân cư, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,... Việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái sẽ phát huy tối đa nguồn lực của đất đai, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo Luật Đất đai năm 2013, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau: Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất đai bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này. 2.1.2. Khái quát về quỹ đất các tổ chức Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 4 Theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) và Thông Tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; quỹ đất của các tổ chức trên địa bàn toàn quốc được thống kê phân theo các loại: giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. 2.1.3. Khái niệm và phân loại các tổ chức sử dụng đất Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: - Tổ chức kinh tế là tổ chức trong nước (kể cả trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm) được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Theo Khoản 1 Điều 22, Luật Đầu tư năm 2014 nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây: a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 22 luật đầu tư 2005, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được kiểm kê bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 5 Tổ chức sử dụng đất, quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản lý đất) là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, được Nhà nước giao đất để quản lý, quy định trong Luật này bao gồm: - Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất; - Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả. Theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì Loại hình tổ chức được phân thành: -Cơ quan, đơn vị của Nhà nước là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (trừ các cơ quan cấp xã); tổ chức sự nghiệp công; đơn vị quốc phòng, an ninh. - Uỷ ban nhân dân cấp xã là người sử dụng đất được Nhà nước giao đất sử dụng vào các mục đích: đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích; đất làm trụ sở Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cấp xã; đất được Nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng các công trình công cộng về văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác của địa phương. 6 Đối với các công trình công cộng do các tổ chức được công nhận là pháp nhân hoặc do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì không thống kê vào đối tượng Uỷ ban nhân dân cấp xã sử dụng. -Tổ chức khác là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở tôn giáo và các tổ chức khác không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, không phải là tổ chức kinh tế. - Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoàilà nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất; bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013). 2.1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng đất các tổ chức kinh tế Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn; mọi hoạt động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên của một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển, dân số tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con người đối với đất đai cũng ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì luôn có xu hướng tăng. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử dụng đất và giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững, quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước. Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác, quản lý đất đai còn có vai trò quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Do đó quản lý, sử dụng đất đai là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế nói riêng. 2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KİNH TẾ 2.2.1. Luật đất đai Từ thập niên 80 trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế tự cung, tự cấp đã dần chuyển sang nền kinh tế hàng hóa 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất