Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết k...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

.PDF
102
1
79

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THANH TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thị Lam Trà NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trên địa bàn nghiên cứu của luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác và xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tùng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Khoa Quản lý đất đai, Ban quản lý Đào tạo, đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và viết luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà, người hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công chức Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều, Thanh tra thị xã Đông Triều, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều cùng công chức 21 xã, phường trên địa bàn thị xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tùng ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những điểm mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu .................................................................. 4 2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai .................................... 4 2.1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai.............................................. 6 2.1.3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ............................... 8 2.1.4. Một số khái niệm khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu................................. 10 2.2. Cở sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ở một số nước trên thế giới .......... 12 2.2.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ......................................................................... 12 2.2.2. Thụy Điển ......................................................................................................... 12 2.2.3. Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức ..................................................... 12 2.2.4. Hoa Kỳ.............................................................................................................. 13 2.3. Căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn về các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ....... 14 2.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ................................................................... 14 2.3.2. Căn cứ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của các cơ quan hành chính Nhà nước ....................................................... 15 2.3.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai hiện nay ............................................................................................ 18 iii 2.3.4. Khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai hiện nay ......................................... 23 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28 3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 28 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 28 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 28 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28 3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều ................................................ 28 3.4.2. Khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều ................................................................................................... 28 3.4.3. Đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã ....................................................................................... 29 3.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. ............................................................................................. 29 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 29 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 30 3.5.3. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu ............................................ 31 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều ................................................ 33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35 4.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều ............. 36 4.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều ........................................................................................................ 41 4.2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ........................................ 41 4.2.2. Các nội dung khiếu nại, tranh chấp về đất đai .................................................. 45 4.2.3. Kết quả cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ............................................. 52 iv 4.3. Đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012-2016 ............................ 55 4.3.1. Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ..................... 59 4.3.2. Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của các cơ quan HCNN................................ 68 4.3.3. Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai và nguyên nhân ....................................................... 70 4.3.4. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai và nguyên nhân ........................................................................ 73 4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ......................................................................................... 76 4.4.1. Nhóm giải pháp về công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ............................................................ 76 4.4.2. Nhóm giải pháp về chất lượng đội ngũ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai .................................................................................................. 78 4.4.3. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ .......................................... 79 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80 5.1. Kết luận............................................................................................................. 80 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 81 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82 Phụ lục .......................................................................................................................... 85 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GPMB Giải phóng mặt bằng GTSX Giá trị sản xuất HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân HVHC Hành vi hành chính KN Khiếu nại KNTC Khiếu nại tố cáo QĐHC Quyết định hành chính QPPL Quy phạm pháp luật QSDĐ Quyền sử dụng đất TC Tố cáo TCĐĐ Tranh chấp đất đai UBND Uỷ ban nhân dân VPPL Vi phạm pháp luật vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ....................................................................... 16 Bảng 4. 1. Tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai giai đoạn 2012-2016................................................................................... 43 Bảng 4. 2. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết ................................................................................ 44 Bảng 4. 3. Nội dung khiếu nại về đất đai thường xảy ra trên địa bàn thị xã ............... 46 Bảng 4. 4. Nội dung tranh chấp về đất đai thường xảy ra trên địa bàn thị xã ............. 48 Bảng 4. 5. Nội dung tố cáo về đất đai thường xảy ra trên địa bàn thị xã .................... 51 Bảng 4. 6. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp về đất đai giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................ 53 Bảng 4. 7. Kết quả giải quyết đơn tố cáo về lĩnh vực đất đai giai đoạn 2012 - 2016 .......... 54 Bảng 4. 8. Những nội dung và mức độ phát sinh khiếu nại và tranh chấp về đất đai giai đoạn 2012-2016 ............................................................................ 57 Bảng 4.9. Chất lượng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai và việc chấp hành các quyết định khiếu nại, tranh chấp về đất đai giai đoạn 2012-2016 ............... 58 Bảng 4. 10. Những vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai giai đoạn 2012-2016 ....................................................................... 59 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thanh Tùng Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từ 01/01/2012 đến 31/12/2016. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, điều tra khảo sát kết hợp với phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều. Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học để đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong những năm tiếp theo. Lấy phiếu điều tra cán bộ, công chức, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Các kết quả chính và kết luận chủ yếu của luận văn: 1. Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai của thị xã trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đất đai ngày càng được quản lý chặt chẽ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội mạnh hơn trong những năm qua, đã phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn; cần được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong toàn thị xã một cách tích cực để giải quyết về vấn đề này. 2. Trong những năm qua, công dân trên địa bàn thị xã đa số đều chấp hành tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chính vì thế tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp nói chung; khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai nói riêng của công dân xảy viii ra không nhiều so với các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh. Các vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài phát sinh từ những năm trước đã được UBND thị xã tập trung giải quyết dứt điểm. Trong nhiều năm gần đây, trên địa bàn thị xã tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 đạt kết quả tích cực, tỷ lệ giải quyết hàng năm đều đạt từ 80 đến trên 90%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập và tồn tại trong việc lãnh đạo, điều hành và thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai, dẫn đến số vụ việc giải quyết quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao 16,2%; chất lượng giải quyết sai và có đúng có sai (được hiểu là có sai) vẫn ở mức độ cao, gần 50%; việc chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại và tranh chấp về đất đai đã được thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên tỷ lệ chấp hành chưa triệt để còn trên 20%... 3. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên cũng như tăng cường công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp về đất đai của UBND thị xã Đông Triều, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có các nhóm giải pháp đã nêu trong Luận văn này. Đó là những giải pháp có tính khả thi, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản trên sẽ góp phần bảo đảm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của UBND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày càng đúng pháp luật, tiến tới chấm dứt trình trạng áp dụng sai pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. ix THESIS ABSTRACT The writer's name: Nguyen Thanh Tung Thesis title: Assessing the situation and proposing solutions to improve the effectiveness of the settlement of complaints, denunciations and land disputes in Dong Trieu town, Quang Ninh province. Land Management sector Code: 60.85.01.03 Name of training institution: Vietnam Agriculture Academy Objectives of the study: Assessing the current situation of the settlement of complaints, denunciations and disputes on land in Dong Trieu town, Quang Ninh province from 01/01/2012 to 31/12/2016. Proposing solutions to improve the effectiveness of the settlement of land claims, denunciations and disputes in Dong Trieu town, Quang Ninh province. Research methodology of the thesis: Using the secondary and primary data collection methods, survey and survey combined with direct interviews with cadres and civil servants involved in the settlement of complaints and denunciations and land disputes in the town area. Dong dynasty. Apply mathematical statistical analysis methods to evaluate the resolution of complaints, denunciations and land disputes. From then on, solutions for improving the effectiveness of the settlement of complaints, denunciations and land disputes in Dong Trieu town, Quang Ninh province in the coming years. Get the cadre and civil servant questionnaire, data processing and performance evaluation to ensure objective requirements and accuracy with the support of Excel software. Main results and conclusions of the thesis: 1. Dong Trieu town is located in the western part of Quang Ninh province, which has many favorable conditions for economic and social development. The state management of land in the town in recent years has achieved many positive results. Land is increasingly managed closely, meeting the needs of economic development and social of the locality. However, along with the stronger socio-economic development in recent years, complaints, denunciations and land disputes have arisen; should be actively involved in the whole political system in the whole town to address this issue. 2. Over the past years, the majority of citizens in the locality of the town have properly complied with the policies of the Party and the law of the State, thus the situation of complaints, denunciations and disputes in general; Complaints, x denunciations, disputes over land in particular of citizens happen not much compared to other districts, towns and cities in the province. The complicated, prolonged cases arising from previous years have been resolved by the People's Committee. In recent years, the situation of security, social order and safety has been maintained. The settlement of complaints, denunciations and land disputes in the locality in the period from 2012 to 2016 has achieved positive results, the annual settlement rate reaches 80 to over 90%. However, there are still a number of shortcomings and shortcomings in the management, administration and implementation of complaints, denunciations and land disputes, leading to the number of cases overdue settlement also accounts for a high rate of 16.2%; The quality of wrong resolution and correctness is wrong (understood as wrong) is still high, nearly 50%; Compliance with decisions on the settlement of complaints and land disputes has been taken seriously, but the rate of implementation is not yet over 20% ... 3. In order to overcome the above limitations as well as to strengthen the settlement of complaints and land disputes of the People's Committee of Dong Trieu town, the method described in this thesis. These are feasible solutions, closely linked. Comprehensive implementation of the above measures will contribute to ensuring the resolution of complaints, denunciations and land disputes of the People's Committee of Dong Trieu town, Quang Ninh province increasingly law, to terminate. The situation of application of law, protection of the legitimate rights and interests of citizens, agencies and organizations. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Khiếu nại, tố cáo (KN,TC), tranh chấp đất đai (TCĐĐ) là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì TCĐĐ phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết KN,TC, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết như Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 06/03/2002, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012, Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về giải quyết KN,TC, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tuy nhiên, tình hình KN,TC vẫn có những diễn biến phức tạp, có những công dân thường xuyên KN,TC không đúng sự thật, lôi kéo, xúi giục người khác, đã và đang làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Từ năm 2012 đến năm 2016, công tác giải quyết KN,TC, tranh chấp về đất đai của các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều) nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số yếu kém, hạn chế và bất cập trong công tác này như: Hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ; lực lượng cán bộ giải quyết KN,TC về đất đai còn thiếu; một số cán bộ có thẩm quyền giải quyết KN,TC còn thiếu trách nhiệm, chưa nhận thức đầy đủ về công tác giải 1 quyết KN,TC về đất đai. Trong quá trình giải quyết còn vi phạm quy định về thời hạn theo luật định; hiệu quả giải quyết chưa cao; vẫn xảy ra tình trạng KN,TC về đất đai kéo dài chưa được giải quyết một cách triệt để. Giải quyết KN,TC và TCĐĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả giải quyết tranh chấp, KN,TC góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Vì vậy, việc tăng cường công tác giải quyết KN,TC, TCĐĐ của các cơ quan HCNN là rất cần thiết. Qua những bất cập đã nêu trên; để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN,TC, tranh chấp về đất đai và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai và đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều từ 01/01/2012 đến 31/12/2016. Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã trong những năm tiếp theo. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tình hình KN,TC, tranh chấp về đất đai và thực trạng công tác giải quyết KN,TC, tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều của các cơ quan quản lý nhà nước, thời điểm từ 01/01/2012 đến 31/12/2016. 1.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Những điểm mới Luận văn là công trình nghiên cứu tổng thể vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.4.2. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã chỉ ra các luận cứ khoa học và quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. 2 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, học tập về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Luận văn cũng có thể phục vụ cho công tác và hoạt động thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai; giúp cán bộ, công chức và nhân dân nâng cao nhận thức về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai để từ đó có ứng xử đúng đắn trong vấn đề khiếu nại, tố cáo, vấn đề tranh chấp về đất đai cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 2.1.1.1. Khái niệm khiếu nại (KN) Thuật ngữ “khiếu nại” ở Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Nhà nước Việt Nam, đó là Sắc lệnh số 64/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 về Thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Tại Điều 2 Sắc lệnh số 64/SL quy định: “…Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền: Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân…”. Khiếu nại của nhân dân ở đây là sự khiếu nại đối với chính quyền khi người khiếu nại cho rằng cán bộ, nhân viên nhà nước đang làm việc trong chính quyền có những hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền lợi của mình. Thực chất, đó chính là sự khiếu nại những hành vi nảy sinh trong bộ máy hành chính nhà nước, do những người làm trong các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Theo Từ điển Luật học Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006) “Khiếu nại hành chính là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ cho rằng các quyết định hay hành vi đó xâm phạm đến quền, lợi ích hợp pháp cuả mình...”. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm về khiếu nại. Theo Nguyễn Ngọc Điệp (2008), khiếu nại là việc yêu cầu cơ quan nhà nước, trước tiên là tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại hay người khác. Theo Nguyễn Như Ý (2009), khiếu nại là: “thắc mắc về những kết luận, quyết định do cơ quan có thẩm quyền đã làm”. Theo Hoàng Phê (2010), khiếu nại là: “đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý”. Nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của nước ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy 4 định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì: " Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cũng tại Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011, giải thích một số khái niệm có liên quan đến khiếu nại, cụ thể như sau: Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Như vậy: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm 5 quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2.1.1.2. Giải quyết khiếu nại Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đồng bào có oan ức hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Câu nói đó thể hiện sự chia sẻ và quan điểm vì dân, luôn luôn đứng về phía người dân của Người. Dù công việc khiếu nại là công việc phức tạp nhưng phải luôn luôn thấu triệt cách nhìn nhận và đánh giá đúng thì mới có một thái độ đúng đắn trong khi tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của công dân. Đó cũng chính là yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải làm cho nhân dân hiểu rõ. Theo khoản 11, Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì giải quyết khiếu nại là việc cơ quan Nhà nước thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Theo khoản 6, Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể hiểu giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan hành chính nhà nước tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội. 2.1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai 2.1.2.1. Khái niệm tố cáo (TC) Tố cáo là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Tố cáo được quan niệm khác nhau tùy theo mức độ, phạm vi, đối tượng tố cáo. Dưới góc độ xã hội thì tố cáo thể hiện sự bất bình của người này về hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có thái độ, biện pháp giải quyết. Tố cáo phản ánh những điều bất ổn trong xã hội cần được thiết chế chính trị - xã hội có phương thức giải quyết. Dưới góc độ chính trị - pháp lý, tố cáo là quyền của công dân, là phương thức để công dân giám sát quyền lực nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân. 6 Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tố cáo là “vạch rõ tội lỗi của người khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận”, theo nghĩa này, tố cáo hướng tới tất cả mọi sự vi phạm, có thể là vi phạm pháp luật hoặc đạo đức, tập quán, điều lệ… Theo Nguyễn Lân (2006), “tố” là vạch tội, “cáo” là báo cho người khác biết, tố cáo là vạch tội của người nào cho mọi người biết. Theo Ngọc Xuân Quỳnh (2009), tố cáo là “nói rõ việc làm sai trái của ai trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận”. Theo khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011: "Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức ". Như vậy, tố cáo thực chất là việc công dân phát hiện và thông báo chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình. Tố cáo thể hiện sự phản ứng của công dân trước hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tại Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 giải thích một số khái niệm có liên quan đến Tố cáo và giải quyết tố cáo, cụ thể như sau: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. 7 Như vậy, tố cáo về lĩnh vực đất đai thực chất là việc công dân phát hiện và thông báo chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật nào đó về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất diễn ra trong đời sống xã hội có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình. 2.1.2.2. Giải quyết tố cáo Điều 205 Luật Đất đai năm 2013 quy định giải quyết tố cáo về đất đai như sau: "1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. 2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo." Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011 thì giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Như vậy, giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 2.1.3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai 2.1.3.1. Khái niệm tranh chấp, tranh chấp đất đai (TCĐĐ) Theo Từ điển tiếng Việt thì “tranh chấp” là: (1) Giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; (2) Đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên. Việc “giành nhau” này có thể bằng hành động trực tiếp (chiếm trực tiếp), cũng có thể mới ở phần ý kiến, đòi cơ quan có thẩm quyền phải công nhận cho mình thay vì cho người khác. Việc giành nhau này không chỉ “giữa hai bên” như Từ điển nêu mà có thể giữa nhiều bên. Tranh chấp đất đai hiểu theo nghĩa rộng là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai, phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Trong thực tế, TCĐĐ được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng xung quanh một khu đất, thửa đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử, giải quyết. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất