Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị Việt Đ...

Tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức và bệnh viện 198 Bộ Công an b Luận văn ThS. Khoa học môi trường

.PDF
112
807
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------***------- NGUYỄN NGHIÊM DIỆU HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------***------- NGUYỄN NGHIÊM DIỆU HƯƠNG Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. CHU VĂN THĂNG Hà Nội năm 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường đại học Khoa học tự nhiên - đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo Khoa môi trường, cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn toàn thể cán bộ Khoa môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Chu Văn Thăng, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp quản lý, đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ, đội ngũ công nhân viên tại hai bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Nghiêm Diệu Hương i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................... 3 1.1. KHÁI NIỆM CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ ........................... 3 1.1.1. Khái niệm chung về chất thải y tế .......................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm chung về quản lý chất thải y tế ............................................................. 3 1.1.3. Xác định chất thải rắn y tế: ..................................................................................... 4 1.1.4. tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn trong các cơ sở y tế theo quyết định 43/2007/qđ-byt...................................................................... 6 1.1.5. Cơ sở thu gom, lưu trữ chất thải rắn theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ........... 8 1.1.6. Cơ sở pháp lý liên quan tới quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam .............. 10 1.2. CÁC TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI................................... 13 1.2.1. Đối với sức khỏe .................................................................................................... 13 1.2.2. Đối với môi trường ................................................................................................ 15 1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTRYTNH .......................................................................... 15 1.3.1. Tình hình chất thải rắn y tế trên thế giới .............................................................. 15 1.3.2. Tình hình chất thải rắn y tế tại Việt Nam............................................................. 17 1.4. KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................. 22 1.4.1. Bệnh viện HN Việt Đức ........................................................................................ 22 1.4.2. Bệnh viện 19/8 ....................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 30 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 30 2.1.1. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .............................................................................. 30 2.1.2. Bệnh viện 19/8 ....................................................................................................... 30 2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 30 2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 30 ii 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 32 2.4.1. Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích ......................................................... 32 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ...................................................................... 32 2.4.3. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................................. 33 2.4.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp .............................................................................. 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 35 3.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI HAI BỆNH VIỆN ................................................................................................ 35 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh .............................................................................................. 35 3.1.2. Thành phần và số lượng phát sinh ........................................................................ 35 3.2. HIỆN TRẠNG VÀ SO SÁNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI HAI BỆNH VIỆN ................................................................ 41 3.2.1. Hiện trạng công tác phân loại chất thải rắn y tế nguy hại ................................... 42 3.2.2. Thu gom và lưu giữ chất thải ................................................................................ 44 3.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI. ............................................ 58 3.3.1. Thông tin chung ..................................................................................................... 59 3.3.2. Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại ...................................... 60 3.3.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động quản lý CTRYTNH ................................... 65 3.4. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI HAI BỆNH VIỆN........................................................................... 69 3.4.1. Các giải pháp về nguồn nhân lực ......................................................................... 69 3.4.2. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng ............................................................................. 69 3.4.3. Các giải pháp về hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý bao gồm thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải. .............................................................. 70 3.4.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ ......................................................... 72 3.4.5. Giải pháp về kiểm soát ô nhiễm ........................................................................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV : Bệnh viện CT : Chất thải CTR : Chất thải rắn CTRYTNH : Chất thải rắn y tế nguy hại CTNH : Chất thải nguy hại iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Số liệu hoạt động chuyên môn của bệnh viện từ 2007 - 2012 ................24 Bảng 3. 1: Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại hai bệnh viện….……...36 Bảng 3. 2: Thành phần và số lượng phát sinh CTRYTNH .......................................36 Bảng 3. 3. Nguồn và khối lượng phát sinh CTRYTNH tại bệnh viện Việt Đức ......39 Bảng 3. 4: Thực trạng công tác phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại các khoa...43 Bảng 3. 5: Tỷ lệ khoa thu gom CTRYTNH không đúng mã màu sắc ...................... 45 Bảng 3. 6: Tỷ lệ khoa thu gom chất thải rắn y tế không đúng biểu tượng ................46 Bảng 3. 7: Tỷ lệ khoa có đủ phương tiện thu gom chất thải rắn lây nhiễm ..............47 Bảng 3. 8: Tỷ lệ khoa có đủ phương tiện thu gom CTRYTNH trong thùng đen .....47 Bảng 3. 9: Thực trạng dụng cụ thu gom chất thải rắn y tế lây nhiễm ....................... 48 Bảng 3. 10: Kết quả khảo sát tình hình vệ sinh dụng cụ thu gom chất thải sắc nhọn (thùng vàng) ...........................................................................49 Bảng 3. 11: Kết quả quan sát dụng cụ thu gom chất thải chứa tại thùng đen ...........50 Bảng 3. 12. Kết quả khảo sát tần suất thu gom chất thải rắn y tế nguy hại về nơi tập kết tạm thời của từng khoa .............................................................. 51 Bảng 3. 13: Tình trạng vệ sinh phương tiện vận chuyển CTRYTNH về kho lưu trữ tạm thời của bệnh viện ............................................................... 52 Bảng 3. 14: Tình trạng vệ sinh đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại .................................................................................................53 Bảng 3. 15: Tình trạng vệ sinh khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế nguy hại .............53 Bảng 3. 16: Kết quả khảo sát biện pháp xử lý và tiêu hủy CTRYTNH .................... 55 Bảng 3. 17. Thông tin chung về đối tượng phát vấn .................................................59 Bảng 3. 18. Kiến thức chung về QLCTRYTNH ....................................................... 60 Bảng 3. 19: Kiến thức phân loại về CTRYTNH ....................................................... 61 Bảng 3. 20: Kiến thức về thu gom CTRYTNH ........................................................ 62 Bảng 3. 21: Kiến thức về vận chuyển CTRYTNH ...................................................63 Bảng 3. 22: Kiến thức về lưu giữ CTRYTNH .......................................................... 64 Bảng 3. 23: Mối quan hệ giữa thâm niên công tác và kiến thức quản lý CTRYTNH ........................................................................................... 66 Bảng 3. 24: Mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn với kiến thức quản lý CTRYTNH ............................................................................................ 67 Bảng 3. 25: Mối quan hệ giữa tập huấn với kiến thức quản lý CTRYTNH .............68 Bảng 3. 26: Đặc điểm một số lò đốt ..........................................................................75 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ..........................................23 Hình 1. 2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện 19/8 ...................................................................29 Hình 3.1: Tỷ lệ thành phần chất thải lây nhiễm tại bệnh viện Việt Đức và 19/8…. 37 Hình 3. 2: Tỷ lệ thành phần chất thải hóa học tại BV Việt Đức và BV 19/8............38 Hình 3. 3: Sơ đồ quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Việt Đức và 19/8 ...................41 Hình 3. 4: Biểu đồ thực trạng công tác phân loại chất thải y tế nguy hại tại các khoa .....43 Hình 3. 5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thu gom CTRYTNH không đúng mã màu sắc ở hai bệnh viện ......................................................................................... 45 Hình 3. 6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ khoa thu gom không đúng biểu tượng ...................46 Hình 3.7: Biểu đồ so sánh kiến thức chung về QLCTRYTNH tại hai bệnh viện Việt Đức và bệnh viện 19/8 .........................................60 Hình 3. 8: Biểu đồ so sánh về kiến thức phân loại CTRYTNH tại hai bệnh viện ....62 Hình 3. 9: Biểu đồ so sánh về kiến thức thu gom CTRYTNH tại hai bệnh viện ......63 Hình 3.10: Biểu đồ so sánh kiến thức về vận chuyển CTRYTNH tại hai bệnh viện ...................................................................................... 64 Hình 3. 11: Biểu đồ so sánh kiến thức về lưu giữ CTRYTNH tại hai bệnh viện .....65 Hình 3. 12: Công nghệ thiêu đốt rác y tế ..................................................................74 vi ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hệ thống bệnh viện đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tàn phế và di chứng v.v.v. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa thì ngành y tế cũng được phát triển hơn những thập niên trước đây rất nhiều. Các bệnh viện, phòng khám không những chỉ phát triển về số lượng mà còn đi sâu về chất lượng. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các bệnh viện sẽ không chỉ phát triển về số lượng mà còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu, chất thải y tế cũng sẽ tăng nhanh về số lượng và phức tạp thêm về thành phần. Song vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải từ trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập. Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu về tình hình quản lý chất thải y tế và phần nào cho thấy những tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đây là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của các bệnh viện. Bệnh viện Hữu Nghị (HN) Việt-Đức và Bệnh viện 19/8 đều là những bệnh viện lớn tại Hà Nội. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam, là một trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước với hơn 1000 giường bệnh chuyên về Ngoại khoa, 30 phòng mổ thuộc các chuyên ngành sâu về phẫu thuật được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn v.v... Lượng chất thải của bệnh viện thải ra hàng ngày là rất lớn khoảng 3 tấn chất thải thông thường và 600 kg CTRYTNH. Khối lượng CTRYTNH thải ra tại bệnh viện luôn cao hơn nhiều so với mức trung bình của thống kê Bộ Y tế (0,67 kg/giường/ngày so với 0,225kg/giường/ngày) [3]. Mặt khác, từ năm 2000 đến nay bệnh viện vẫn chưa có 1 nghiên cứu khoa học chính thức nào về công tác QLCTRYT của bệnh viện. Bệnh viện 19/8 là Bệnh viện đa khoa Hạng I, đầu ngành của Y tế Công an Nhân dân, với quy mô 600 giường bệnh, 41 khoa, phòng, trung tâm, với gần 1000 cán bộ chiến sỹ, công nhân viên. Bệnh viện được trang bị hiện đại như: máy chụp Cộng hưởng từ, CT cắt lớp 64 dãy, máy Siêu âm 4D thế hệ mới, máy xét nghiệm Sinh hóa tự động đa chức năng, Laser điều trị, phòng mổ Áp lực âm siêu sạch đáp ứng được yêu cầu ghép tạng, mổ tim hở, ghép tế bào gốc, các thiết bị hiện đại phục vụ phẫu thuật nội soi cho các khoa Ngoại và Liên chuyên khoa [3]. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng quản lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng là điều cần thiết. Bởi vậy, luận văn tiến hành đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế của hai bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 Bộ Công an với tên đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện 19/8 Bộ Công an” nhằm đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế nguy hại hiệu quả hơn. Luận văn được thực hiện và hoàn thiện từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ hai bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 Bộ Công an. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM , CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 1.1.1. Khái niệm chung về chất thải y tế Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [4]. Chất thải rắn y tế là chất thải y tế ở thể rắn. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải y tế nguy hại ở thể rắn. Khoảng 75-90% chất thải tại các cơ sở y tế là chất thải thông thường (chất thải không nguy hại), số còn lại 10-25% là chất thải y tế nguy hại cần được quản lý và xử lý triệt để [18]. 1.1.2. Khái niệm chung về quản lý chất thải y tế Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện[4]. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy. 3 Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. Xử lý tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường. 1.1.3. Xác định chất thải rắn y tế: Có nhiều cách phân loại chất thải rắn y tế 1.1.3.1. Phân loại theo WHO: Chất thải rắn y tế nguy hại được phân thành 9 nhóm [26] như sau: - Chất thải lây nhiễm: Là chất thải có chứa các mầm bệnh như: Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm với số lượng đủ lớn để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm. (ví dụ: Chất thải từ các phòng xét nghiệm, phòng mổ, phòng cách ly... ) - Chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu: Là chất thải có chứa các mô, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể hoặc các dịch cơ thể như máu, dịch màng phổi… chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo những chất thải này nên được coi như là chất thải lây nhiễm. - Chất thải dược phẩm: Bao gồm các thuốc quá hạn, không sử dụng, đổ, vỡ … kể cả những dụng cụ, chai lọ chứa đựng chúng. - Chất thải hóa học: Có thể dưới dạng đặc, lỏng, khí được sinh ra trong quá trình chẩn đoán, điều trị, tẩy rửa, khử trùng, thí nghiệm của bệnh viện … chất thải này có các đặc tính chủ yếu là ăn mòn, gây nổ, gây độc tế bào. - Chất thải chứa kim loại nặng, độc: Là loại chất thải có chứa chất gây độc tiềm ẩn như Cd, Chì, Thủy ngân…có trong pin hỏng, nhiệt kế vỡ và một số dụng cụ y tế hỏng. CT chứa kim loại nặng, độc này có thể coi là 1 phần của chất thải hóa học nhưng nên được xử lý riêng. - Các bình chứa khí nén: Như bình đựng ô xy, CO2, khí mê, bình cứu hỏa - Chất thải vật sắc nhọn: Đây là loại chất thải có nguy cơ gây tổn thương cho da như đứt, thủng (VD: Kim tiêm, dao mổ, tuýp thủy tinh vỡ …). Cho dù chất thải này có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng vẫn được coi như loại chất thải có nguy 4 cơ lây nhiễm và nguy hại cao vì vậy, chất thải vật sắc nhọn phải được quan tâm, chú ý khi phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và môi trường. - Chất thải gây độc tế bào: Chất thải này có nguồn gốc từ việc điều trị bệnh nhân ung thư bằng hóa chất và tia xạ. Chất thải từ những bệnh nhân này như phân, nước tiểu, chất nôn…cần được coi như là chất gây độc tế bào. - Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Các tia xạ như tia X, tia gamma gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc với gen. 1.1.3.2. Phân loại theo Quyết định số 43/2007/BYT về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế Dựa vào đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau: - Chất thải lây nhiễm: + Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế; + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm; + Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. - Chất thải hoá học nguy hại: + Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng; + Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế; + Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu; 5 + Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). - Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. - Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách ly); + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại; + Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim; + Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. 1.1.4. Tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn trong các cơ sở y tế theo quyết định 43/2007/qđ-byt  Mã màu sắc - Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm - Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ - Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ - Màu trắng đựng chất thải tái chế.  Túi đựng chất thải - Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. 6 - Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1m3. - Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”. - Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định và sử dụng đúng mục đích.  Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn - Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu hủy cuối cùng. - Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn: + Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng + Có khả năng chống thấm + Kích thước phù hợp + Có nắp đóng mở dễ dàng + Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy + Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY” + Màu vàng + Có quai hoặc kèm hệ thống cố định + Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài - Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy hủy kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy hủy, cắt bơm kim tiêm. - Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.  Thùng đựng chất thải - Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở 7 lên cần có bánh xe đẩy. - Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng - Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại - Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh. - Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng - Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít. - Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”  Biểu tượng chỉ loại chất thải - Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải để tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp - Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học. - Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO” - Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.  Xe vận chuyển chất thải: - Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô. 1.1.5. Cơ sở thu gom, lưu trữ chất thải rắn theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT 1.1.5.1. Phân loại chất thải rắn - Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải. - Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm biểu tượng theo đúng quy định. 1.1.5.2. Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế - Nơi đặt thùng đựng chất thải. 8 + Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng. + Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom. + Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. + Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế. - Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. - Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại. - Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại. - Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải. 1.1.5.3. Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần. - Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác. - Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. 9 1.1.5.4. Lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở y tế - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt. - Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng. - Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau: + Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét. + Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến. + Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập. + Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế. + Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. + Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. + Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh. - Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế. + Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ. + Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ. + Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày. + Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần. 1.1.6. Cơ sở pháp lý liên quan tới quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam Trong những năm qua Quốc hội, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như quản lý chất thải y tế nói chung và chất thải y tế nguy hại nói riêng. Tính đến cuối năm 1999 đã có hơn 50 văn bản liên quan đến việc quản lý chất thải. Sau đây là các văn bản pháp quy quan trọng cần lưu ý: 10 - Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã quy định rõ trong điều 39 là bệnh viện và các cơ sở y tế phải: + Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; + Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; + Có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường; + Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung. - Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong dịch vụ y tế. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn: quy định chất thải rắn (thông thường và nguy hại) phải được kiểm soát và phân loại ngay tại nguồn. - Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”: hướng dẫn điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải nguy hại, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”: trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh môi trường thích hợp và chuyên dụng, tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo đúng quy định, có cơ sở hạ tầng đảm bảo xử lý an toàn chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí theo quy định về quản lý chất thải y tế. 11 - Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về quản lý chất thải nguy hại nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. - Quyết định 21495/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050: nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, trong đó phân công Bộ Y tế chịu trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải y tế trên toàn quốc. - Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành danh mục chất thải nguy hại: chất thải từ ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) được chỉ ra là một trong những nhóm nguồn hoặc dòng thải nguy hại (mục 13, phần III – Danh mục chất thải nguy hại). - Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về Quy chế Quản lý Chất thải Y tế: quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cũng như các quy định liên quan tới việc thu gom, xử lý và yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện . - Quyết định số 798/QĐ-TTg, ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ đã ban hành về việc phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn cho giai đoạn 2011 đến 2020. Theo quyết định này, mục tiêu của Chính phủ là trong giai đoạn đầu (2011 – 2015) 85% tổng lượng chất thải y tế không độc hại sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường quốc gia hiện có và 85% tổng lượng chất thải y tế và công nghiệp độc hại sẽ được thu gom và xử lý. Trong giai đoạn hai (2016 – 2020), phấn đấu thu gom và xử lý theo các tiêu chuẩn hiện hành 100% tổng lượng chất thải y tế nguy hại và không nguy hại từ các cơ sở y tế và bệnh viện. - Quyết định số 170/QĐ-TTg, ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất