Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp ph...

Tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng

.PDF
140
544
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƯƠNG PHÚC ĐỦ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI MÃ SỐ : 1.07.02 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN TP HỒ CHÍ MINH, 09/2004 LỜI CẢM ƠN Bản luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Địa lý- trường Dại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin bày tỏ nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Địa lý, các thầy cô giảo của khoa và phòng Công nghệ sau Đại học của nhà trường đã dìu đắt, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn đề tài. Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân thành đến PGS.TS.Đặng Văn Phan, với tất cỗ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến UBND tỉnh, Sở lao động, Sở giáo dục, Sở tài chính, Cục thống kê, của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang và Phân viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Nam-Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam, Phân viện khảo sát quy hoạch thủy lợi Nam Bộ, đã giúp đỡ tôi những tài liệu quý báu để hoàn thành luận văn này. Cùng với sự biết ơn chân thành đến những người bạn của PGS.TS Đặng Văn Phan cũng như những người bạn đồng nghiệp lẫn bạn bè xa gần đã giúp tôi trong khi làm luận văn. Tôi xin gửi lời kính trọng và yêu thương nồng thắm nhất. TP Hồ Chí Minh, ngày 25/09/2004 Tác giã Lương Phúc Đủ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2 T 0 T 0 MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 T 0 T 0 CÁC CHỮ VIẾT TẤT ...................................................................................... 11 T 0 T 0 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 13 T 0 T 0 1.LÝ DO, MỤC ĐÍCH VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: ................................................ 13 T 0 T 0 1.1.Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 13 T 0 T 0 1.2.MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: ...................... 13 T 0 T 0 2.LỊCH SỬ, CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................ 14 T 0 T 0 2.1.Lịch sử nghiên cứu:...................................................................................... 14 T 0 T 0 2.2.Quan điểm nghiên cứu: ................................................................................ 15 T 0 T 0 2.2.1.Quan điểm hệ thống: ............................................................................. 15 T 0 T 0 2.2.2.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: .............................................................. 16 T 0 T 0 2.2.3.Quan điểm lịch sử- viễn cảnh: .............................................................. 16 T 0 T 0 2.2.4.Quan điểm xã hội học: .......................................................................... 16 T 0 T 0 2.2.5.Quan điểm sinh thái: ............................................................................. 16 T 0 T 0 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................... 16 T 0 T 0 3.1.Phương pháp thống kê kinh tế và phân tích tổng hợp: .............................. 16 T 0 T 0 3.2.Phương pháp toán học: ................................................................................ 17 T 0 T 0 3.3.Phương pháp bản đồ, biểu đồ: ..................................................................... 17 T 0 T 0 CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU T 0 NGUỒN NHÂN LỰC ....................................................................................... 18 T 0 1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM. .................................................... 18 T 0 T 0 1.1.1.Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng: ............................................................ 18 T 0 T 0 1.1.2.Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa hẹp ....................................................... 18 T 0 T 0 1.1.3.Nguồn lao động: ........................................................................................ 18 T 0 T 0 1.1.4.Lực lượng lao động: .................................................................................. 20 T 0 T 0 1.1.5.Quan niệm phát triển con người: ............................................................. 21 T 0 T 0 1.1.6.Những chỉ tiêu đánh giá thành tựu phát triển con người. ...................... 22 T 0 T 0 1.1.7.Vai trò nguồn nhân lực: ............................................................................ 24 T 0 T 0 1.1.8.Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................ 25 T 0 T 0 1.2.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN T 0 NHÂN LỰC ............................................................................................................ 27 T 0 1.2.1.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản .......................... 27 T 0 T 0 1.2.1.1.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ................................................... 28 T 0 T 0 1.2.1.2.Chế độ sử dụng lao động.................................................................... 29 T 0 T 0 1.2.1.4.Những nhận xét rút ra: ...................................................................... 30 T 0 T 0 1.2.2.Sơ lược một số kinh nghiệm về giáo dục đào tạo và sử dụng nhân lực tại T 0 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ( Mỹ). .......................................................................... 31 T 0 1.2.2.1.Giáo dục-đào tạo................................................................................. 31 T 0 T 0 1.2.2.2.Sử dụng lao động................................................................................ 32 T 0 T 0 1.2.3.Kinh nghiệm các nước có nền kinh tế chuyển đổi ................................... 32 T 0 T 0 1.2.3.1.Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề........................... 32 T 0 T 0 1.2.3.2.Chính sách tạo việc làm. .................................................................... 33 T 0 T 0 1.2.4.Kinh nghiệm của một số nước ASEAN .................................................... 33 T 0 T 0 1.3.TIỂU KẾT ......................................................................................................... 34 T 0 T 0 CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN T 0 NHÂN LỰC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN. ........................................... 38 T 0 2.1.CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN. .................. 38 T 0 T 0 2.l.l.Vị trí địa lý: .................................................................................................. 38 T 0 T 0 2.1.2.Địa hình: .................................................................................................... 38 T 0 T 0 2.1.3.Khí hậu-thủy văn ....................................................................................... 38 T 0 T 0 2.1.4.Thổ nhưỡng................................................................................................ 40 T 0 T 0 2.1.5.Các nguồn tài nguyên chính của vùng TGLX.......................................... 40 T 0 T 0 2.1.6. Phân chia các vùng tự nhiên-kỉnh tế-xã hội của hai tỉnh An Giang và T 0 Kiên Giang trong vùng TGLX. ........................................................................... 42 T 0 2.1.6.1.Tỉnh An Giang .................................................................................... 42 T 0 T 0 2.1.6.2.Tỉnh Kiên Giang ................................................................................. 42 T 0 T 0 2.2.DÂN SỐ - CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............................. 43 T 0 T 0 2.2.1.Tốc độ gia tăng dân số ............................................................................... 45 T 0 T 0 2.2.2.Dân số phân theo giới ................................................................................ 45 T 0 T 0 2.2.3.Dân số phân chia theo khu vực thành thị và nông thôn. ........................ 45 T 0 T 0 2.3.DÂN SỐ PHÂN THEO HUYỆN THỊ VÀ TIỂU VÙNG THỜI KỲ 1998T 0 2002 .......................................................................................................................... 46 T 0 2.4.DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH PHAN DÂN TỘC .................................... 49 T 0 T 0 2.4.l.Tỉnh An Giang: ........................................................................................... 49 T 0 T 0 2.4.2.Tỉnh Kiên Giang: ....................................................................................... 49 T 0 T 0 2.5.TIỂU KẾT ......................................................................................................... 50 T 0 T 0 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG T 0 TGLX ................................................................................................................. 51 T 0 3.l.THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG ........................................................... 51 T 0 T 0 3.l.l.Biến động nguồn lao động vùng TGLX thời kỳ 1998-2002 ....................... 51 T 0 T 0 3.l.2.Biến động nguồn lao động của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thời kỳ T 0 1998-2002 ............................................................................................................ 51 T 0 3.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THƯỜNG XUYÊN CỦA DÂN SÔ T 0 TỪ ĐỘ TUỒI 15 TRỞ LÊN QUA CÁC NĂM 1998-2002 CỦA VÙNG TGLX. T 0 .................................................................................................................................. 53 4.2.1.Tình hình dân số hoạt động kinh tế thường xuyên (HĐKTTX) vùng T 0 TGLX thời kỳ 1998-2002 .................................................................................... 53 T 0 2.2.2.Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh An Giang và Kiên T 0 Giang thòi kỳ 1998 -2002. ................................................................................... 55 T 0 3.3.DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ KHÔNG THƯỜNG XUYÊN .............. 57 T 0 T 0 3.3.l.Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên của vùng TGLX 1998T 0 2002...................................................................................................................... 57 T 0 3.2.2.Dân số hoạt động kỉnh tế không thường xuyên của tỉnh An Giang và T 0 Kiên Giang thời kỳ 1998 -2002 ........................................................................... 58 T 0 3.4.NHÂN LỰC LÀM VIỆC THEO CÁC NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ T 0 QUỐC DÂN. ........................................................................................................... 59 T 0 3.4.l.Biến động nhân lực làm việc theo các ngành trong nền kỉnh tế quốc dân T 0 vùng TGLX từ 1998-2002. .................................................................................. 59 T 0 3.4.2. Nhân lực phân theo ngành của An Giang va Kiên Giang 1998-2002 ... 62 T 0 T 0 3.5. BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ................................. 63 T 0 T 0 3.5.1.Nguồn nhân lực phân theo trình độ văn hóa ........................................... 63 T 0 T 0 3.5.1.1.Nguồn nhân lực vùng TGLX phân theo trình độ văn hóa 1998-2002 T 0 T 0 ......................................................................................................................... 63 3.5.1.2.Nguồn nhân lực chia theo trình độ văn hóa của tỉnh An Giang T 0 1998-2002 ........................................................................................................ 66 T 0 3.5.1.3.Nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang chia theo trình độ văn hoá 1998T 0 2002 ................................................................................................................. 67 T 0 3.5.2.Nguồn nhân lực chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ....................... 67 T 0 T 0 3.5.2.1.Nguồn nhân lực vùng TGLX chia theo trình độ chuyên môn kỹ T 0 thuật (1998-2002). .......................................................................................... 67 T 0 3.5.2.2.Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và Kiên Giang chia theo trình độ T 0 chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 1998-2002. .................................................. 70 T 0 3.6.ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VÙNG VÀ CÁN T 0 BỘ KHOA HỌC CÔNG CHỨC TỈNH. .............................................................. 71 T 0 3.6.1.Đội ngũ cán bộ khoa học vùng TGLX ...................................................... 71 T 0 T 0 3.5.2.Cán bộ khoa học công chức tỉnh An Giang và Kiên Giang .................... 72 T 0 T 0 3.7.TIỂU KẾT ......................................................................................................... 72 T 0 T 0 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG T 0 QUA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO. ................................................... 74 T 0 4.l.TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÙNG T 0 TGLX THỜI GIAN QUA. ..................................................................................... 74 T 0 4.1.1. Hệ thông cơ sở giáo dục - đào tạo ............................................................ 74 T 0 T 0 4.1.2.Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo .................................................... 76 T 0 T 0 4.1.3.Phát triển đội ngũ Giáo viên, Giảng viên. ................................................ 77 T 0 T 0 4.2.TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở CÁC CẤP. ..................................... 78 T 0 T 0 4.2.1.Hộ thông giáo dục Mầm non và Phổ thông ............................................. 78 T 0 T 0 4.2.1.1 Hệ thống trường lớp vùng TGLX ...................................................... 78 T 0 T 0 4.2.1.2.Hệ thống trường lớp của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang ............ 79 T 0 T 0 4.2.1.2.Tình hình biến động số lượng học sinh ............................................ 80 T 0 T 0 4.2.1.4.Tình hình biến động đội ngũ giáo viên: ............................................ 81 T 0 T 0 4.2.2.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA VÙNG TRONG THỜI T 0 GIAN QUA VÀ Ý NGHĨA ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC. ......................... 82 T 0 4.2.2.1.Ngành giáo dục mầm non:................................................................. 83 T 0 T 0 4.2.2.2.Ngành phổ thông:............................................................................... 83 T 0 T 0 4.3.HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỀ ................................................ 86 T 0 T 0 4.3.1.Dạy nghề phổ thông, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật ....................... 86 T 0 T 0 4.3.2. Đào tạo trung học chuyên nghiệp ............................................................ 87 T 0 T 0 4.3.3.Quy mô đào tạo đại học -cao đẳng vùng TGLX năm 2003 ...................... 88 T 0 T 0 4.4.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC T 0 CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ. ........................................................................................ 89 T 0 4.5.CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC T 0 CỦA VÙNG TGLX. ............................................................................................... 90 T 0 4.5.1.Những Nghị quyết từ Trung ương về giáo dục đào tạo đang vận dụng tại T 0 vùng TGLX. ......................................................................................................... 90 T 0 4.5.2 Về phía địa phương các tỉnh của vùng TGLX.......................................... 94 T 0 T 0 4.6.CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ THU HÚT NHÂN TÀI.................................... 96 T 0 T 0 4.7.CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. ................. 99 T 0 T 0 4.8.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÙNG TGLX. .. 100 T 0 T 0 4.8.1.Chỉ số HDI của vùng TGLX.................................................................... 100 T 0 T 0 4.8.2.Ý nghĩa của chỉ số giáo dục trong tiêu chí phát triển cộng đồng. ......... 101 T 0 T 0 4.8.3.TIỂU KẾT ................................................................................................ 104 T 0 T 0 CHƯƠNG 5. DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP T 0 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ........................................................... 105 T 0 5.1.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH T 0 TẾ NGÀNH CỦA VÙNG TGLX. ....................................................................... 105 T 0 5.l.l.Tình hình kinh tế tỉnh An Giang .............................................................. 105 T 0 T 0 5.l.l.l.Tăng trưởng kinh tế: ........................................................................... 105 T 0 T 0 5.1.1.2.Cơ cấu GDP của tỉnh An Giang từ 1995 đến 2003......................... 106 T 0 T 0 5.1.2.Tình hình kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2003 ........................................ 107 T 0 T 0 5.1.2.1.Về tăng trưởng .................................................................................. 108 T 0 T 0 5.2.1.2.Về chuyển dịch cơ cấu: .................................................................... 109 T 0 T 0 5.2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH CỦA VÙNG TGLX 109 T 0 T 0 5.2.1.Định hướng phát triển ngành kinh tế của nước ta ................................ 109 T 0 T 0 5.2.2.Định hướng phát triển các ngành kỉnh tế của vùng TGLX .................. 110 T 0 T 0 5.2.2.1.Tỉnh Kiên giang:............................................................................... 110 T 0 T 0 5.2.2.2.Tỉnh An Giang:................................................................................. 111 T 0 T 0 5.3.DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC.................................................................... 112 T 0 T 0 5.3.1.Dự báo dân số đến năm 2010 .................................................................. 112 T 0 T 0 5.3.2. Dự báo nguồn nhân lực ......................................................................... 114 T 0 T 0 5.3.3.Dự báo cơ cấu nguồn nhân lực cho ngành kinh tế củ vùng TGLX...... 114 T 0 T 0 5.4.DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG QUA ĐÀO TẠO T 0 T 0 ................................................................................................................................ 116 5.4.l.Tỉnh An Giang: ......................................................................................... 116 T 0 T 0 5.4.2.Tỉnh Kiên Giang: ..................................................................................... 117 T 0 T 0 5.5.CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN T 0 LỰC VIỆT NAM VÀ VÙNG TGLX. ................................................................. 118 T 0 5.5.1.Các phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam T 0 cho công nghiệp hóa, hiện đại hoa và hội nhập kính tế thế giới.................... 118 T 0 5.5.2.Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng TGLX .......................... 121 T 0 T 0 5.5.2.1.Giải pháp đầu tư cho giáo đục đào tạo............................................ 121 T 0 T 0 5.5.2.2.Giải pháp về xã hội hoá giáo dục. ................................................... 122 T 0 T 0 5.5.2.3. Giải pháp phòng chống lũ cho vùng, phục vụ giáo dục phổ thông và T 0 dạy nghề: ....................................................................................................... 123 T 0 5.5.2.4. Điều tra cơ bản về dạy nghề, định hướng cơ cấu đào tạo và tạo ra T 0 mô hình chất lượng cao của trường đào tạo. .............................................. 125 T 0 5.5.2.5.Giải pháp nâng cao năng lực hệ thông giáo dục - đào tạo đáp ứng T 0 các yêu cầu mục tiêu phát triển nguồn nhân lực. ...................................... 126 T 0 5.5.2.6.Giải pháp về đào tạo lại nguồn nhân lực. ....................................... 130 T 0 T 0 5.5.2.7. Giải pháp về tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ người có trình độ T 0 chuyên môn. .................................................................................................. 131 T 0 PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................... 133 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 138 T 0 T 0 CÁC CHỮ VIẾT TẤT CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá TGLX: Tứ Giác Long Xuyên ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long CN: Cả nước AG, KG: An Giang, Kiên Giang KHCN-MT: Khoa học công nghệ môi trường KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía Nam HDI: Chỉ số phát triển con người Tthị: Thành thị NLĐ: Nguồn lao động TĐTLĐ: Trong độ tuổi lao động DS, TS: Dân số, Tổng số BQ: Bình quân HĐKTTX: Hoạt động kinh tế thường xuyên HĐKTKTX: Hoạt động kinh tế không thường xuyên LĐ -VL: Lao động- việc làm N-L-N: Nông- lâm - nghiệp CN-XD: Công nghiệp -xây dựng DVỤ: Dịch vụ CMKT: Chuyên môn kỹ thuật NS: Ngân sách GD-ĐT: Giáo dục- Đào tạo MN-MG: Mầm non- Mẫu giáo THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông PCGD: Phổ cập giáo dục GDTX: Giao dục thường xuyên ĐH: Đại học THCN: Trung học chuyên nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO, MỤC ĐÍCH VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 1.1.Lý do chọn đề tài: Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quyết định nhất để tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên nó đang đứng trước các vấn đề gay cấn trong quản lý và phát triển, ở đó về mặt nhận thức cũng như thực trạng đào tạo và phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH còn nhiều bất cập. Nhằm làm tăng tính hiệu quả và phát huy tiềm năng hiện có của nguồn nhân lực, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu thực trạng và đi đến giải pháp tốt cho vấn đề này, đó là vấn đề rất quan trọng và bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Cả nước nói chung, vùng Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) nói riêng, nơi có nhiều tiềm năng phát triển và cũng là nơi đang trong giai đoạn qui hoạch nguồn nhân lực, điều đó cho chúng tôi cơ hội tìm hiểu thực trạng của nó nhằm phần nào đóng góp cho các cấp quản lý ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang có những hướng phát triển đúng đắn, hiệu quả làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và mục tiêu công nghiệp hoa hiện đại hoa được thành công như mong muốn. 1.2.MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: -Cơ sở lý luận, nhận thức đúng về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực -Phân tích đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực vùng TGLX -Phân tích -đánh giá hiện trạng phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo vùng TGLX -Tìm hiểu những chính sách nâng cao phát triển nguồn nhân lực mà vùng TGLX đang vận dụng. -Những dự báo và giải pháp cho nguồn nhân lực của vùng TGLX -Giới hạn của đề tài tập trang vào nghiên cứu nguồn nhân lực vùng TGLX, chủ yếu tập trung vào hai tĩnh An Giang và Kiên Giang. Thời gian điều tra khảo sát thuộc thời kỳ 1998-2002 2.LỊCH SỬ, CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.Lịch sử nghiên cứu: -Những vấn đề về nguồn nhân lực có lẽ là được nói đến từ rất lâu, và là mối quan tâm của nhiều người vì thế có nhiều nghiên cứu, nhưng đứng về góc độ Vùng và địa phương có liên quan thì hiện nay theo chúng tôi biết thì có các đề tài nghiên cứu sau: "Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long" đề tài cấp bộ do PGS.TS Đặng Văn Phan chủ nhiệm đề tài, năm 2002, đề tài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư- Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam. Đây là đề tài hay, nghiên cứu sâu về biến động giáo dục đào tạo của vùng ĐBSCL và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL. Đề tài " Dự báo nhu cầu và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Đại học, Cao đẳng ở An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, phục vụ yêu cầu đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN của trường Đại học An Giang đến năm 2010" thực hiện 1999. Đề tài thuộc sở KHCN-MT và Trường ĐH An Giang do thạc sĩ Lê Minh Tùng làm chủ đề tài và cố vấn đề tài GSTS.Võ Tòng Xuân thực hiện. Đề tài này chuyên sâu vào thực trạng và nhu cầu tương lai của cán bộ công chức và một số doanh nghiệp của 3 tỉnh AG, KG, ĐT. Làm phương tiện cho việc đào tạo số lượng sinh viên trường ĐH An Giang những năm tới. Đề tài: "Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế Trọng Điểm Phía Nam" do TS.Trương Thị Minh Sâm chủ nhiệm đề tài, thực hiện 2002, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà Nước. Đề tài này chuyên sâu nghiên cứu thực trạng và cung cầu của nguồn nhân lực công nghiệp vùng KTTĐPN. Đề tài:" Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực" do Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh thực hiện năm 1999. Đề tài đánh giá hiện trạng phát triển nguồn nhân lực và đào tạo, về chính sách sử dụng và phát triển đào tạo nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và các giải pháp thực hiện. Đề tài:" Xây dựng chương trình phát triển giáo dục Đại học- Sau đại học, tạo nguồn nhân lực cho TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005" do PGS.TS Trần Chí Đáo chủ nhiệm đề tài, năm 2002. Sở Khoa học và Công nghệ môi trường TP HCM. Đề tài đưa ra thực trạng, kết quả đào tạo nguồn nhân lực đại học- Sau đại học từ 1996-2001, dự báo đào tạo 2001-2005, dự báo nhu cầu cán bộ có trình độ KHKT ở khu vực phía Nam và trình độ cao của TPHCM đến 2010 và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Đề tài: "Chương trình phát triển hệ thống dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật TPHCM" do Ths. Nguyễn Trần Nghĩa chủ nhiệm đề tài, năm 2002, Sở Khoa học và Công nghệ môi trường TP HCM. Đề tài đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu đào tạo nghề và có những giải pháp về nguồn nhân lực cho TPHCM. Đề tài:" Đảm bảo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở TP Hồ Chí Minh" CN đề tài: Bùi Thiện Tích. Năm 2002. Sở Khoa học và Công nghệ môi trường TP HCM. Đề tài đưa ra thực trạng, chất lượng cán bộ và nhu cầu cán bộ. Đề xuất giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở TPHCM. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực mà chúng tôi được tiếp cận ở hình thức nội dung vắn tắt là những đề án, bài báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo.... Đứng về góc độ Địa lý kinh tế- xã hội đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu có hệ thống và vận dụng những sáng tạo trên những quan niệm mới nhất về nguồn nhân lực. Bằng việc phân tích và đánh giá thực trạng khách quan, khoa học với nhiều tư liệu làm sáng tỏ hiện trạng, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo và các chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho vùng Tứ Giác Long Xuyên. 2.2.Quan điểm nghiên cứu: 2.2.1.Quan điểm hệ thống: Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực quyết định cho mọi vấn đề phát triển vừa là mục tiêu phát triển của mọi mục tiêu khác, nói đến nguồn nhân lực là nói đến toàn bộ mọi khía cạnh liên quan đến đời sống xã hội lẫn các đặc điểm của tự nhiên. Khi giải quyết vấn đề nguồn nhân lực là giải quyết chuyện con người gắn với việc giải quyết có liên quan đến tự nhiên, bởi vì con người là một bộ phận của tự nhiên. Vì thế khi nghiên cứu, đánh giá, phân tích, phải đứng trên quan điểm hệ thống. Coi mọi sự vật hiện tượng thông suốt trên một hệ thống nhất quán có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động nhau trong các hợp phần thì việc đánh giá, phân tích mới chính xác và có hiệu quả. 2.2.2.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Quan điểm tổng hợp và lãnh thổ là quan điểm cổ tính truyền thống của Địa lý học.Trong đề tài này, hai quan điểm kết hợp thành một quan điểm thống nhất. Vấn đề nguồn nhân lực là tổng thể liên kết nhiều chiều, phát triển theo thời gian và trong không gian. 2.2.3.Quan điểm lịch sử- viễn cảnh: Quan điểm này được thể hiện trong đề tài với vấn đề địa lý -lịch sử nguồn nhân lực phát triển qua giai đoạn lịch sử, thời kỳ phát triển kinh tế xã hội với thời kỳ phát triển nguồn nhân lực trước đó và nhìn nhận viễn cảnh cho tương lai những năm tới mà có những giải pháp thích hợp cho giai đoạn viễn cảnh. 2.2.4.Quan điểm xã hội học: Quan điểm này được vận dụng vào việc phân tích các chính sách phát triển nguồn nhân lực của vùng, tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực và ý nghĩa của nó trong đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI). 2.2.5.Quan điểm sinh thái: Nghiên cứu thực trạng và sự phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện đặc điểm tự nhiên kinh tế -xã hội của vùng không đứng ngoài yếu tố xem xét môi trường, tài nguyên để phát triển bền vững. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1.Phương pháp thống kê kinh tế và phân tích tổng hợp: Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khai thác tối đa có hiệu quả đối với những số liệu thống kê đã công bố. Đặc biệt chủ yếu từ số liệu thô từ cục thống kê và các sở ban ngành của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cũng như trên phương tiện thông tin đại chúng để tổng hợp thành vùng TGLX mà phân tích theo vùng. 3.2.Phương pháp toán học: Dùng phương pháp toán học để tính toán các số liệu từ hai tỉnh riêng lẽ thành số liệu vùng TGLX cũng như bằng công thức toán học để tính toán dự báo cho nguồn nhân lực tương lai. 3.3.Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Để phục vụ nghiên cứu và phản ánh kết quả nghiên cứu một cách tổng hợp và chi tiết, chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ trong nghiên cứu và khái quát hóa số liệu trong đề tài. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM. 1.1.1.Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực con người (Human Resources), là bộ phận của các nguồn lực vật chất (Physical Resources), nguồn lực tài chính (Finacal Resources)... cần được huy động quản lý để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng. Nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa phương là tổng hợp những, tiềm năng lao động của con người có trong một thời điểm xác định. Tiềm năng đó bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội). Nguồn nhân lực là một bộ phận trong dân số, quy mô, chất lượng và cơ cấu dân số hầu như quyết định quy mô nguồn nhân lực. Với quy mô dân số lớn thứ 2 Đông Nam Á và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng là nước có nguồn nhân lực dồi dào. 1.1.2.Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa hẹp: Ở một không gian và thời gian xác định, xét về khả năng có thể sử dụng theo Bộ luật Lao động thì khái niệm nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động; nếu xét về tình trạng hoạt động thì khái niệm nguồn nhân lực đồng nghĩa với với lực lượng lao động. 1.1.3.Nguồn lao động: Theo từ điển thuật ngữ của Liên xô (Xuất bản năm 1977): Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm năng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động). Theo từ điển thuật ngữ của Pháp (xuất bản 1977-1985): Nguồn lao động không gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc. Theo quan điểm này phạm vi dân số được tính vào nguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong thuật ngữ về lao động của Liên xô. Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Quốc gia Hà Nội: Nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi trừ đi những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động. Với quan niệm này, nguồn lao động sẽ không bao gồm dân số ngoài tuổi lao động đang thực tế làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Theo quy định của cục Thống kê khi tính toán cân đối nguồn lao động, nguồn lao động bao gồm toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Khái niệm nguồn lao động được sử dụng trong điều ưa mẫu quốc gia về lao động- việc làm, hàng năm trong công tác thu thập, tổng hợp thông tin, thống kê về thị trường lao động tại Việt Nam từ năm 1996 trở lại đây: Nguồn lao động gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang không có việc làm (thất nghiệp) hoặc đang đi học hoặc đang làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Khái niệm này vừa phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao đông vừa bao gồm được cả những người lao động ở dạng tích cực đang tham gia lao động và những người lao động còn đang ở dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) là căn cứ để tính toán quy mô nguồn lao động tại một thời điểm nào đó của một tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ cũng như chung cả nước. Ngoài các đặc trưng cơ bản đã nêu ở trên, nguồn lao động còn bao hàm các đặc trưng mang tính cụ thể về tình trạng hoạt động của dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và bộ phận dân số tuy hết tuổi lao động nhưng vẫn đang làm việc hoặc có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. 1.1.4.Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động, đang tham gia hoạt động kinh tế, không kể là có việc làm hay không có việc làm. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều điểm khác nhau, khi nhận dạng và xác định cụ thể quy mô lực lượng lao động trong một không gian và thời gian nhất định. Theo thuật ngữ trong lĩnh vực hoạt động lao động của Liên xô: Lực lượng lao động là khái niệm định hướng của nguồn lao động. Theo từ điển thuật ngữ Pháp: Lực lượng lao động là số lượng và chất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể sử dụng. Một số giáo sư kinh tế học người Anh quan niệm: Lực lượng lao động là tất cả những cá nhân đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm, Theo quan niệm cùa tổ chức lao động quốc tế (ILO) lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở Việt Nam cũng có những quan điểm khác nhau về lực lượng lao động. Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động cộng 1/2 số người lao động trên tuổi và 1/3 số người lao động dưới tuổi có khả năng lao động và nhu cầu làm việc. Trong cuốn sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam của Tổng cục thống kê quy định: Lực lượng lao động là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (biểu thị dân số hoạt động kinh tế). Các quan niệm nêu về lực lượng lao động mới chỉ làm rõ được phần nào về mặc định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu lực lượng lao động không thể dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê về quy mô lực lượng lao động. Bởi vì trong đó còn một số yếu tố không xác định và không phù hợp với bộ luật lao động của Việt Nam. Theo quan điểm của ngành Lao động: Lực lượng lao động gồm những người từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan