Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại vài bệnh viện trên địa b...

Tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại vài bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Luận văn ThS. Khoa học môi trường

.PDF
118
226
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÁI NGUYÊN – 2012 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 608502 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUANG TRUNG THÁI NGUYÊN - 2012 ii MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1. Tổng quan về chất thải y tế ..............................................................................3 1.1.1. Cơ sở pháp lý xác định chất thải y tế ........................................................3 1.1.2. Phân loại chất thải y tế ..............................................................................4 1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện ....................7 1.3. Tác động đến môi trường ...............................................................................10 1.4. Tác động đối với sức khoẻ con người ............................................................13 1.5. Các biện pháp quản lý chất thải y tế ...............................................................20 1.5.1. Tổng quan công tác quản lý chất thải y tế trên Thế giới .........................20 1.5.2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam ...............21 1.5.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế ..................................................................25 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................30 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31 2.3. Nội dung đề tài ...............................................................................................32 2.4. Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá ...............................................33 2.5. Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí ................................................37 2.6. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động...............................................38 2.7. Công thức tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt động của tiêu chí ....................................................................................................38 2.8. Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát ..................................38 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................40 3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên ...........................................................40 3.1.1. Cơ cấu dân số ..........................................................................................40 iv 3.1.2. Thực trạng chung của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......41 3.2. Giới thiệu chung về các bệnh viện nghiên cứu ..............................................42 3.3. Đánh giá về công tác phân loại ......................................................................47 3.4. Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải ....................................................56 3.5. Đánh giá về công tác xử lý chất thải rắn ........................................................62 3.6. Đánh giá về công tác lưu giữ chất thải ...........................................................66 3.7. Đánh giá về việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải ..................................71 3.8. Đánh giá qua các kết quả điều tra phỏng vấn ngoài hiện trường về sự nắm bắt các quy định quản lý chất thải y tế ........................................................................78 3.9. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên .....................................................86 3.9.1. Nguyên nhân các tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện nghiên cứu...................................................................................86 3.9.2. Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế...............................................................................................................87 3.9.3. Giải pháp xử lý chất thải ..........................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97 PHỤ LỤC .................................................................................................................99 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động của chúng đến môi trường và sức khoẻ con người ............................................................9 Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện theo bộ phận chức năng..................10 Hình 1.3. Nguyên tắc xử lý nước thải bệnh viện ......................................................28 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .........................30 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh công tác phân loại chất thải các bệnh viện .....................54 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh công tác vận chuyển chất thải các bệnh viện ..................61 Hình 3.3. Biểu đồ so sánh công tác xử lý chất thải rắn của các bệnh viện ...............65 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh công tác lưu giữ chất thải của các bệnh viện ..................70 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh công tác xử lý nước thải và khí thải của các bệnh viện ..75 Hình 3.6. Kinh phí đầu tư hằng năm của cho XLCT của 3 BV tuyến tỉnh ...............76 Hình 3.8. Nguyên nhân tồn tại về quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện ...............86 Hình 3.9. Hệ thống quản lý RTYT đề xuất cho hệ thống BV Thái Nguyên.............87 Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống AAO ......................................94 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lượng chất thải y tế phát sinh tại Việt Nam ...............................................7 Bảng 1.2. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại vi sinh vật gây bệnh và phương tiện lây truyền ......................................15 Bảng 1.3. Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt và da ...........................17 Bảng 2.1. Ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại CTR bệnh viện ........................36 Bảng 2.2. Ví dụ về xác định mức độ quan trọng của tiêu chí ...................................37 Bảng 3.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh từ năm 2005 đến Quý I năm 2011 – Bệnh viện A ................................................................................42 Bảng 3.2. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh từ năm 2008 đến năm 2010 – Bệnh viện C ...........................................................................................44 Bảng 3.3. Tình hình khám chữa bệnh qua các năm của BV Gang Thép ..................45 Bảng 3.4. Hiện trạng hoạt động của một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện ...........45 Bảng 3.7. Hiện trạng thu gom, phân loại rác thải của một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................46 Bảng 3.8. Chi phí cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải y tế cấp huyện .................46 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của BV A ...............47 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của BV C ..............48 Bảng 3.11. Đánh giá các tiêu chí phân loại chất thải của BV Gang Thép ................49 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa................................................................................................50 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai..................................................................................................51 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình ................................................................................................52 Bảng 3.15. Đánh giá công tác vận chuyển chất thải của bệnh viện A ......................56 Bảng 3.16. Đánh giá công tác vận chuyển chất thải của bệnh viện C ......................57 Bảng 3.17. Đánh giá công tác vận chuyển chất thải của BV Gang Thép .................58 Bảng 3.18. Đánh giá công tác vận chuyển chất thải của BV Định Hóa ...................59 vii Bảng 3.19. Đánh giá công tác vận chuyển chất thải của BV Võ Nhai .....................60 Bảng 3.20. Đánh giá công tác vận chuyển chất thải của BV Phú Bình ....................60 Bảng 3.21. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của bệnh viện A ..........................62 Bảng 3.22. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của bệnh viện C ..........................63 Bảng 3.23. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của BV Gang Thép .....................64 Bảng 3.24. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của BV Định Hóa .......................64 Bảng 3.25. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của BV Võ Nhai .........................64 Bảng 3.26. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của BV Phú Bình ........................65 Bảng 3.27. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện A .............................67 Bảng 3.28. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện C .............................67 Bảng 3.29. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện Gang Thép ..............68 Bảng 3.30. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của BV Định Hóa ..........................68 Bảng 3.31. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện Võ Nhai ..................69 Bảng 3.32. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện Phú Bình .................69 Bảng 3.33. Đánh giá việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải của BV A ..............71 Bảng 3.34. Đánh giá việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải của bệnh viện C ....72 Bảng 3.35. Đánh giá việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải của bệnh viện Gang Thép ...........................................................................................................................73 Bảng 3.36. Đánh giá công tác xử lý nước thải, khí thải của BV Định Hóa ..............74 Bảng 3.37. Đánh giá công tác xử lý nước thải, khí thải của BV Võ Nhai ................74 Bảng 3.38. Đánh giá công tác xử lý nước thải, khí thải của BV Phú Bình...............74 Bảng 3.39. Phân bổ sử dụng kinh phí quản lý chất thải của 3 bệnh viện .................77 Bảng 3.40. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm việc tại bệnh viện về nắm bắt các kiến thức QLCT ..................................................................................................78 Bảng 3.41. Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức dành cho công tác QLCT ................79 Bảng PL 1: Hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .........................99 Bảng PL2. Các tiêu chí đánh giá về việc phân loại chất thải y tế ...........................100 Bảng PL3. Nhóm tiêu chí về vận chuyển chất thải .................................................102 Bảng PL4 . Nhóm tiêu chí về xử lý chất thải rắn ....................................................103 viii Bảng PL5. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác lưu giữ .........................................104 Bảng PL6. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác xử lý nước thải và khí .................105 Bảng PL7. Tổng hợp đánh giá về mức độ quan trọng ............................................106 của các tiêu chí về phân loại chất thải .....................................................................106 Bảng PL8. Tổng hợp đánh giá về mức độ quan trọng của các tiêu chí về vận chuyển chất thải ...................................................................................................................107 Bảng PL9. Tổng hợp đánh giá về mức độ quan trọng của các tiêu chí của công tác xử lý chất thải rắn ....................................................................................................107 Bảng PL10. Tổng hợp đánh giá về mức độ quan trọng của các tiêu chí của công tác lưu giữ .....................................................................................................................108 Bảng PL11. Tổng hợp đánh giá về mức độ quan trọng của các tiêu chí của công tác xử lý nước thải và khí..............................................................................................108 ix MỞ ĐẦU Tỉnh Thái Nguyên có 01 bệnh viện đa khoa trung ương, 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và 8 bệnh viện huyện (trước đây là các trung tâm y tế tuyến huyện, nay chuyển thành bệnh viện huyện) nằm khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển và nâng cấp các bệnh viện là một nhu cầu thiết yếu và cần thiết của xã hội đối với việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, song sự phát triển ồ ạt dẫn tới việc không đồng bộ của hoạt động bộ máy, đặc biệt bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được đặt ra sau cùng trong quá trình phát triển này. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, các bệnh viện, cơ sở y tế không ngừng được nhà nước và chính quyền địa phương trang bị và nâng cấp về thiết bị, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực… Tuy nhiên, việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường dường như lại được ít quan tâm hơn cả. Chính vì thế, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh hàng ngày vẫn luôn thải ra một lượng lớn các chất thải đặc biệt là các chất thải nguy hại như: chất thải nhiễm khuẩn (chiếm khoảng 10%), chất thải gây độc hại như chất gây rối loạn nội tiết, chất gây độc tế bào…(chiếm khoảng 5%), các loại dược phẩm (chiếm 5%) và các chất thải y tế… Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây đã tiến hành điều tra về thực trạng cũng như các ảnh hưởng của chất thải bệnh viện đối với môi trường. Các nghiên cứu đó đã phần nào cho thấy được những tồn tại trong công tác quản lý chất thải bệnh viện. Song việc đưa ra một bức tranh tổng quát để cho thấy việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện vẫn còn chưa được rõ nét. Là học viên cao học của tỉnh, tôi mong muốn đóng góp công sức của mình để thực hiện công cuộc phát triển bền vững tại địa phương. Đề tài "Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý” được đặt ra tập chung vào nghiên cứu các bệnh viện đa khoa là phù hợp với chính sách bảo vệ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003, về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [13]. 1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được đặt ra với 2 mục tiêu chính là: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm thích hợp. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chất thải y tế 1.1.1. Cơ sở pháp lý xác định chất thải y tế Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành năm 1999 của Bộ Y tế thì “Chất thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở cả 3 dạng: dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế)” [6] [7]. Nhìn một cách tổng quát thì khái niệm này tương đối đầy đủ và chính xác, tuy nhiên chưa nêu lên được đặc tính nghiêm trọng của chất thải y tế, và không có sự phân biệt với các loại chất thải khác. Do đó, khái niệm này đã được thay đổi vào năm 2007 và Chất thải y tế được hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Theo cách nhìn này thì chất thải y tế được nhấn mạnh gồm có cả chất thải nguy hại. Chất thải y tế nguy hại được định nghĩa là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mũn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu huỷ an toàn. (nguồn: Quy chế Quản lý chất thải y tế, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Mặc dù được phân thành 2 loại chính là chất thải nguy hại và chất thải thông thường, tuy nhiên chỉ có khoảng từ 10-25% các chất thải y tế được xác định là chất thải nguy hại theo Thông tư mới nhất số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại ngày 14 tháng 4 năm 2011 thì chất thải y tế nằm trong danh mục A các chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1, chỉ trừ các loại chất thải sinh hoạt thông thường. Còn lại khoảng 75% - 90% chất thải y tế được phát sinh từ các cơ sở y tế là không nguy hại còn gọi là chất thải y tế "chung" như chất thải sinh hoạt. 3 1.1.2. Phân loại chất thải y tế Chất thải y tế có rất nhiều thành phần rất phức tạp nên cần được phân ra thành những loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại tuỳ thuộc vào mục đích mà người ta có thể phân theo tính chất nguy hại của chất thải, phân loại theo thành phần có trong chất thải hay là phân loại theo dạng tồn tại của chất thải. a. Phân loại theo tính chất nguy hại Đây là cách phân loại theo hướng dẫn của WHO, 1992 [17] được sử dụng tại phần lớn các nước đang phát triển. Theo phân loại này, chất thải y tế được phân thành các loại sau: - Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); - Chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không); - Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); - Chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với tế bào); - Chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao). Mục đích của việc phân loại này để nhằm thu gom chất thải và tái chế chất thải một cách an toàn. Để đáp ứng được mục đích này, trong tài liệu của WHO cũng còn nêu ra nguồn gốc phát sinh của các loại chất thải này [18]. Cũng dựa trên sự phân loại hợp lý này, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế được sửa đổi vào năm 2007. Theo đó, chất thải y tế được chia thành 5 loại và được định nghĩa cụ thể như sau: * Chất thải lây nhiễm: - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. 4 - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. * Chất thải hoá học nguy hại: - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế - Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu - Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). * Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. * Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. * Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. b. Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải Cách phân loại theo dạng tồn tại này rất ít được sử dụng, tuy nhiên cách phân loại này cũng phù hợp với một số mục đích cụ thể, nhất là phù hợp với việc xây 5 dựng các dự án, đề án. Theo cách phân loại này thì chất thải y tế được chia thành 3 loại: - Chất thải y tế dạng rắn: là dạng chất thải có nhiều thành phần phức tạp nhất, chứa nhiều thành phần nguy hại gồm các loại kim loại, kim tiêm, ống tiêm, chai lọ nhựa, thuỷ tinh, bông băng, bệnh phẩm, rác hữu cơ, đất dá, bột bó gãy xương và các vật rắn khác. - Chất thải lỏng bệnh viện gồm: nước thải từ khoa Xét nghiệm, X quang, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện, nước thải sinh hoạt và nước mưa. - Khí thải: từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế. c. Phân loại theo thành phần có trong chất thải Việc phân loại theo thành phần có trong chất thải cũng được sử dụng để phù hợp với một số mục đích như tách riêng các thành phần chất thải khi đem đi xử lý hoặc để thống kê được lượng tiêu thụ từng loại. Phân loại theo cách này có thể chia thành phân loại theo thành phần vật lý, thành phần hoá học và thành phần sinh học. * Phân loại theo thành phần vật lý - Đồ bông vải sợi: Gồm băng, gạc, bông, quần áo cũ, khăn lau, vải trải - Đồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh… - Đồ thuỷ tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm - Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng - Đồ kim loại: Kim tiêm, hộp đựng, dao mổ, cưa… - Thành phần tách ra từ cơ thể: Máu mủ dính ở băng gạc, bộ phận cơ thể cắt bỏ - Rác rưởi lá cây, đất đá… * Phân loại theo thành phần hoá học - Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất, thuốc thử - Những chất hữu cơ: Đồ vải, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa - Nếu phân tích nguyên tố thì có những thành phần: C, H, O, N * Phân loại theo thành phần sinh học: 6 Theo thành phần sinh học gồn có các loại: máu, những loại dịch tiết, những động vật thí nghiệm, phần cơ thể cắt bỏ và đặc biệt là những vi trùng gây bệnh… 1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện Rác thải y tế là một loại chất thải đặc biệt sản sinh ra trong quá trình tiến hành các hoạt động chữa bệnh và phòng bệnh. Rác thải y tế chủ yếu là loại chất thải nguy hại cần được xử lý triệt để trước khi thải vào môi trường. Rác thải y tế chủ yếu là rác thải bệnh viện hiện nay đang gây sự quan tâm lo lắng cho nhân dân, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của đại dịch AIDS. Bệnh viện là nơi hội tụ nhiều loại bệnh nhân, đa số là bệnh nhân nặng. Nếu không có sự quản lý tốt thì nguy cơ lây lan bệnh dịch không thể lường trước được. Nước ta có một mạng lưới bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Thống kê năm 2005, chúng ta đã có 13.337 với tổng số 194.713 giường bệnh (Niên giám thống kê y tế, 2005). Các cơ sở y tế này đã thải ra một lượng lớn chất thải y tế. Ngoài các bệnh viện của Bộ Y tế, chúng ta còn có cả một hệ thống bệnh viện của các lực lượng vũ trang. Tổng số cơ sở điều trị và tổng số giường của hệ thống này theo ước tính cũng có thể lên tới hàng ngàn. Ngoài ra còn hệ thống trên một chục viện nghiên cứu y học và một loạt các viện nghiên cứu y sinh học khác cũng thải ra các loại chất thải vi sinh trong quá trình nghiên cứu. Bộ Y tế còn có nhiều xí nghiệp dược mà trong quá trình sản xuất cũng thải ra chất thải độc hại [1] [9]. Bảng 1.1. Lƣợng chất thải y tế phát sinh tại Việt Nam Tuyến bệnh viện Bệnh viện Trung ƣơng Bệnh viện tỉnh Bệnh viện huyện Trung bình Tổng lƣợng chất thải y tế (kg/giường bệnh/ngày) 0,97 0,88 0,73 0,86 Chất thải y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày) 0,16 0,14 0,11 0,14 (Nguồn [17]) Trong số các bệnh viện hiện nay có tới 815 bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động không thường xuyên, không có hiệu quả. Trung bình một bệnh viện nhỏ thải ra vài trăm kg rác, một bệnh 7 viện trung bình thải ra 600 - 800kg rác, bệnh viện lớn có hơn 1 tấn một ngày. Khối lượng chất thải của từng bệnh viện phụ thuộc vào các yếu tố của bệnh viện như: chuyên khoa của bệnh viện, giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân, kỹ thuật điều trị, khí hậu thời tiết, phong tục tập quán v.v... [2]. Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 tại bênh viện trên cả nước cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh thành khác. Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi. Ước tính trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào khoảng 21.000 tấn [11]. Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều tạo ra chất thải và có khả năng tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cộng đồng được mô tả theo hình 1.1 dưới đây. Việc nắm được các nguồn phát sinh các chất thải y tế giúp cho giảm thiểu và loại bỏ chất thải nhằm quản lý và xử lý chất thải tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này muốn dựa trên việc phân loại chất thải trong quy chế quản lý chất thải y tế để trình bày được rõ hơn các nguồn gốc phát sinh của chúng và để người đọc có thể thấy rõ được việc phân loại chất thải y tế như thế nào. 8 Hoạt động CHẤT THẢI Y TẾ BỆNH VIỆN (rắn, lỏng, khí) Quản lý, xử lý chất thải không tốt Ô nhiễm môi trƣờng (Nước sinh hoạt, nước thải, không khí, đất) Ảnh hƣởng sức khoẻ cộng đồng Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động của chúng đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời Sự phát sinh Rác thải y tế từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và các nghiên cứu rất đa dạng song chưa được điều tra và thống kê đầy đủ. Sơ bộ có thể liệt kê như sau: - Chất thải khoa điều trị: gạc, bông băng dính máu mủ, mủ hoại tử, tổ chức hoại tử đã cắt lọc, kim tiêm, bơm tiêm, ống thuốc, thuốc thừa. Các dịch, bệnh phẩm, túi đựng. - Chất thải phòng mổ: bông nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt bỏ của cơ thể, máu, dịch, thuốc, hoá chất, kim tiêm, bơm tiêm. - Chất thải phòng khám: bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc nhiễm khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn. - Chất thải khoa xét nghiệm huyết học: môi trường, máu, hoá chất chai lọ, kim tiêm. - Chất thải khoa xét nghiệm vi sinh, hoá sinh: bệnh phẩm, phân, nước giải, máu mủ, đờm, hoá chất, môi trường nuôi cấy. - Chất thải phòng thí nghiệm: các xác động vật, các bộ phận cắt bỏ của động vật, các chất thải của quá trình sản xuất văc - xin. 9 - Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân: đồ ăn, thức uống, vỏ thuốc, giấy loại, quần áo bẩn. Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện theo bộ phận chức năng Tỷ trọng của các thành phần rác cũng đa dạng và thay đổi tuỳ theo loại bệnh viện. Chúng ta chưa có quy định thật tỷ mỉ về tiêu chuẩn phân loại nên các điều tra gần đây đều nêu ra tỷ lệ rác nguy hiểm trong bệnh viện lớn thường chiếm tới 20 25% toàn bộ rác phát sinh. Con số này so với các bệnh viện của nước ngoài là hơi cao, theo tài liệu của WHO (1994) thì trong chất thải bệnh viện trung bình có 15% là độc hại. 1.3. Tác động đến môi trƣờng [12] * Tác động đối với môi trường đất Khi chất thải y tế được chôn lấp không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại có thể ngấm vào đất gây nhiễm độc đất làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn… Chất thải rắn y tế sau khi được phân loại, thu gom, tập trung tại nơi lưu giữ chất thải không đảm bảo vệ sinh: có nhiều côn trùng, loài gặm nhấm (như chuột, ruồi, gián) xâm nhập, sinh sống đã mang vi khuẩn gây bệnh và gây ảnh hưởng đến môi trường trong và ngoài bệnh viện. Các chất thải y tế độc hại như gạc, bông, băng nhiễm khuẩn, hoá chất chưa được xử lý được thu gom và đổ chung với rác sinh hoạt 10 vào bãi chôn lấp, thường không được đào sâu, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh về các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong đất cho thấy: tại các bệnh viện có đường cống thải kín giá trị trung bình Coliform và Fecal coliform/1 gam đất thấp hơn các bệnh viện có đường cống thải không kín hoàn toàn. Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất không chỉ do chất thải rắn mà còn do cả chất thải lỏng bệnh viện nếu không được quản lý, xử lý đúng quy định. * Tác động đối với môi trường không khí Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí độc hại HX, NOX, Đioxin, furan… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi chôn lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh. Mặt khác, ở bệnh viện, đặc biệt khoa truyền nhiễm là nơi có chứa rất nhiều mầm bệnh như: Streptococcus, Corynebacterium diphteriae, Mycobacterium tuberculosis, Staphylococcus và không khí là môi trường truyền mầm bệnh vi khuẩn, ngoài ra còn là yếu tố truyền mầm bệnh virus như virus cúm, virus sởi, quai bị, có thể gây nên các vụ dịch lớn trong cộng đồng. Môi trường không khí bệnh viện còn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý chất thải y tế: - Rác bệnh viện vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây các mùi hôi thối cho bệnh viện, khu vực dân cư xung quanh và là ổ truyền nhiễm các loại dịch bệnh. - Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm không khí do quá trình phát tán các chất độc hại bay vào không khí, mùi hôi thối từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn nước thải từ các nơi phát sinh đến nơi tập trung. - Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa/ phòng trong bệnh viện như khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm không được xử lý đúng cũng là một trong những 11 nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, nhân viên y tế và người bệnh. - Các chất thải từ lò đốt bao gồm những chất ô nhiễm thông thường như các hạt bụi, các khí NO2, SO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi cũng như dioxin, furan, chì, crôm, thuỷ ngân. Các lò đốt chất thải y tế ở Việt Nam hầu hết không có bộ phận kiểm soát ô nhiễm không khí, thêm vào đó do thiết kế, khả năng vận hành, bảo dưỡng kém; các lò đốt quy mô nhỏ, quản lý kém nên đã phát sinh các khí độc trong ống khói với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các chất dioxin và furan. Khí thải từ khâu đốt rác còn gây mùi khó chịu cho người dân sống gần khu vực đốt rác bệnh viện. Vì vậy, nếu các lò đốt rác không được quản lý tốt thì "lợi bất cập hại" và lại trở thành mối đe doạ cho môi trường và sức khoẻ con người. * Tác động đối với môi trường nước Nước thải bệnh viện chứa nhiều hóa chất độc hại, phóng xạ, tác nhân gây bệnh các khả lây nhiễm cao như Samonella, coliform, tụ cầu, liên cầu… Nếu không được xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố thì có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh. Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hệ thống phân phối nước bệnh viện có thể bị ô nhiễm từ nguồn cấp nước hoặc trong quá trình bảo quản, sử dụng và tuỳ theo nguồn nước mức độ ô nhiễm khác nhau. Nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như cấu tạo địa chất, chiều sâu của giếng, điều kiện vệ sinh xung quanh giếng, gần công trình vệ sinh, ý thức vệ sinh, hoặc do nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất thải. Nguồn nước giếng khoan lấy mạch nước ngầm sâu hơn nên thường sạch hơn nước giếng đào nhưng có thể bị ô nhiễm bởi cấu tạo địa chất hoặc do việc khai thác sử dụng chưa đảm bảo. Đối với nguồn nước máy ít bị ô nhiễm, tuy nhiên do các bể chứa không sạch, ý thức vệ sinh chưa tốt làm vi sinh vật xâm nhập, sinh sản và gây ô nhiễm một phần hoặc toàn bộ màng lưới phân phối nước. Như vậy các loại chất thải phát sinh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất