Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, ...

Tài liệu đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016

.PDF
104
1
63

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012-2016 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Trang i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS.Nguyễn Thanh Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Trang ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục biểu đồ và sơ đồ............................................................................................ viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở lý luận của công tác giao đất, cho thuê đất .............................................. 3 2.1.1. Cơ sở của việc hình thành quy định giao đất, cho thuê đất ................................ 3 2.1.2. Khái niệm giao đất, cho thuê đất ........................................................................ 5 2.1.3. Mục đích giao đất, cho thuê đất .......................................................................... 5 2.1.4. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất....................................................................... 6 2.1.5. Ý nghĩa của công tác giao đất, cho thuê đất ....................................................... 7 2.2. Quy định về giao đất, cho thuê đất của một số nước trên thế giới ..................... 8 2.2.1. Quy định của Mỹ ................................................................................................ 8 2.2.2. Quy định của Úc ................................................................................................. 9 2.2.3. Quy định của Trung Quốc ................................................................................ 11 2.3. Khái quát pháp luật về giao đất, cho thuê đất ở Việt Nam ............................... 12 2.3.1. Thời kỳ trước khi có Luật Đất đai năm 1993 ................................................... 12 2.3.2. Thời kỳ Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực ..................................................... 13 2.3.3. Thời kỳ Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực ..................................................... 14 2.3.4. Thời kỳ Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay ....................................... 14 2.4. Một số quy định chung về giao đất, cho thuê đất ............................................. 15 2.4.1. Căn cứ giao đất, cho thuê đất............................................................................ 15 iii 2.4.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất ................................................................... 16 2.4.4. Hạn mức và thời hạn giao đất, cho thuê đất ..................................................... 19 2.4.5. Quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ................................................ 23 2.4.6. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất ............................................................. 25 2.5. Kết quả giao đất, cho thuê đất tại Việt Nam và thành phố Hà Nội .................. 28 2.5.1. Kết quả giao đất, cho thuê đất tại Việt Nam ..................................................... 28 2.5.2. Kết quả giao đất, cho thuê đất tại thành phố Hà Nội ........................................ 31 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 33 3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 33 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 33 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ........... 33 3.4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội............................................................................................................... 33 3.4.3. Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 – 2016 ...................................................................................... 33 3.4.4. Đánh giá thực trạng côngtác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 – 2016 ........................................................................ 33 3.4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn. ....................................................................... 33 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34 3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 34 3.5.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra ....................................................................... 34 3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 34 3.5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu ...................................... 36 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 37 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội ..... 37 4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn ................................................................... 37 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ................................................................ 40 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn .... 46 iv 4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội............................................................................................................... 48 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 .......... 48 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2016 ........................ 55 4.2.3. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ....... 58 4.3. Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ......................................................................................... 60 4.3.1. Thực trạng giao đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ............ 60 4.3.2. Thực trạng cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ..... 70 4.4. Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn ............................................................................................................. 73 4.4.1. Đánh giá của người dân về công tác giao đất ................................................... 73 4.4.2. Đánh giá của tổ chức về công tác giao đất ....................................................... 74 4.4.3. Đánh giá của tổ chức về công tác cho thuê đất................................................. 76 4.4.4. Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất ................................................................................................ 77 4.4.5. Đánh giá chung công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 .................................................................................. 80 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn .............................................................................. 82 4.5.1. Giải pháp về hoàn thiện trình tự, thủ tục hành chính........................................ 82 4.5.2. Giải pháp về công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......... 82 4.5.3. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ......................................................... 82 4.5.4. Giải pháp về công khai, minh bạch các thông tin về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất ....................................................... 82 4.5.5. Giải pháp kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai ............................... 83 4.5.6. Giải pháp về tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai .................... 82 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84 5.1. Kết luận............................................................................................................. 84 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 85 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 86 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GCN Giấy chứng nhận GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân HGĐ,CN Hộ gia đình, cá nhân NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản QH, KH SDĐ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất QSD Quyền sử dụng QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sở hữu đất đai ở Úc.................................................................... 10 Bảng 3.1. Số lượng phiếu điều tra người liên quan đến giao đất, cho thuê đất .......... 36 Bảng 4.1. Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ...... 41 Bảng 4.2. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn từ năm 2012-2016 ...................................................................................... 42 Bảng 4.3. Chỉ tiêu dân số trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2015-2016 .................... 43 Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2016 huyện Sóc Sơn................... 56 Bảng 4.5. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ..... 59 Bảng 4.6. Kết quả giao đất ở mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn theo đơn vị hành chính giai đoạn 2012 - 2016....................................................................... 61 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả giao đất ở mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016........................................................................................ 65 Bảng 4.8. Kết quả giao đất cho các tổ chức trên địa bàn huyện Sóc Sơn theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2012 - 2016 .................................................. 67 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả giao đất cho các tổ chức theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012 – 2016 ................................................................................ 68 Bảng 4.10. Kết quả cho thuê đất đối với tổ chức trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016........................................................................................ 71 Bảng 4.11. Kết quả cho thuê đất đối với tổ chức theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016 ................................................. 72 Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về công tác giao đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn ............................................................................................................. 73 Bảng 4.13. Đánh giá của tổ chức về công tác giao đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn ............................................................................................................. 75 Bảng 4.14. Đánh giá của tổ chức về công tác cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn.............................................................................................................. 76 Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn .................................... 78 Bảng 4.16. Ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về đề xuất để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất ............................................ 79 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Vị trí địa lý huyện Sóc Sơn ........................................................................ 37 Biểu đồ 4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016.......................................................................................... 41 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích theo hình thức giao đất ở mới ......................................... 63 Biểu đồ 4.3. Diện tích và số hộ được giao đất ở mới giai đoạn 2012 - 2016 ................. 65 Biểu đồ 4.4. So sánh kết quả giao đất cho tổ chức theo mục đích sử dụng.................... 69 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Trang Tên Luận văn: ”Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016”. Ngành: Quản lý đất đai. Mã số: 60.85.01.03. Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn; tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Sóc Sơn; đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu; phương pháp so sánh, đối chiếu. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận 1) Sóc Sơn là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, có tổng diện tích đất tự nhiên là 30.475,96 ha. Tính đến ngày 31/12/2016, dân số huyện Sóc Sơn là 332.281 người. Huyện Sóc Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai rất đa dạng, nền kinh tế của huyện đã và đang có sự chuyển dịch đúng hướng, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành. Bên cạnh đó thì huyện cũng gặp một số khó khăn như phần lớn diện tích đất đai là đất gò đồi, đất bạc màu… 2) Trong thời gian qua, huyện Sóc Sơn thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo 15 nội dụng quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng đất được thực hiện, xử lý kịp thời, nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân ix sách của huyện. Hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau tổng diện tích đất tự nhiên là 30.475,96 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 18.451,83 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 12.008,34 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 15,79 ha. 3) Giai đoạn 2012 - 2016, trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã tiến hành giao đất ở cho 941 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 110.671,26 m2 (11.07 ha) tại 62 điểm giao đất (trong đó, giao đất làm nhà ở nông thôn là 12 hộ với diện tích 1.237,56 m2; tái định cư là 177 hộ với diện tích 20.280,96 m2; đấu giá quyền sử dụng đất là 752 hộ với diện tích 89.152,74 m2 ). UBND thành phố Hà Nội đã giao đất cho 61 tổ chức với tổng diện tích giao là 344,5 ha. Trong giai đoạn 2012-2016, trên địa bàn huyện Sóc Sơn không có hộ gia đình, cá nhân nào tiến hành thuê đất và có 23 tổ chức thuê đất được tiến hành ở 11/26 xã, thị trấn của huyện với tổng diện tích cho thuê là 27,66 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7,35ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 20,31 ha và tổ chức không thuê đất chưa sử dụng. 4) Để khắc phục hạn chế và hoàn thiện công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về trình tự thủ tục hành chính; giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; giải pháp về công khai, minh bạch các thông tin về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất; giải pháp kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Thi Hong Trang Thesis title: “Assessing the situation of land allocation and land lease in Soc Son district, Ha Noi city for the period of 2012-2016 ". Major: Land Management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives - Assess the current situation of land allocation and lease in Soc Son district, Hanoi city. - Proposing some solutions to promote the positive aspects and overcome shortcomings and limitations of land allocation and land lease in Soc Son district in the coming time. Content and research methods Study content: Natural, socio-economic conditions of Soc Son district; The management and use of land in Soc Son district; Evaluation of land allocation and lease in Soc Son district in the period of 2012-2016; Proposed some solutions to improve land allocation and lease in Soc Son district. Research methodology: survey method, secondary data collection; Methods of investigation and collection of primary data; Statistical methods, synthesis, processing and analysis of data; Comparative method. Main findings and conclusions 1) Soc Son is a suburban district of Hanoi with a total natural land area of 30,475.96 hectares. Up to 31/12/2016, the population of Soc Son district is 332,281 people. Soc Son district has a very favorable geographic location with natural conditions and climate. The land is very diversified. The district's economy has been moving in the right direction and the district has many favorable conditions for distribution. Develop a multi-sectoral integrated economy. In addition, the district also encountered some difficulties as most of the land area is hilly land, degrade soil ... 2) In the recent time, Soc Son district has implemented well the management of land in the area in accordance with 15 items of state management of land as stipulated in the Land Law 2013. Measurement, cadastral records, cadastral files, grant of land use right certificates, land inventories and inventories, and especially land allocation, land lease, land inspection and examination, land dispute resolution Written complaints and xi denunciations of violations in land use are implemented, timely processed, and land revenue contributes significantly to the district budget. The current land use status of the district is 30,475.96 hectares, of which the agricultural land area of the district is 18,451.83 hectares; non-agricultural land area is 12,008.34 hectares; Unused land area is 15.79 ha. 3) In the 2012-2016 period, 941 households and individuals were allocated land in Soc Son district with an area of 110,671.26 m2 (11.07 ha) at 62 land allocation points (of which, land allocation 12 rural households with an area of 1,237.56 m2, 177 households with an area of 20,280.96 m2 and auction of 752 households with an area of 89,152.74 m2). The People's Committee of Hanoi has allocated land to 61 organizations with a total allocated area of 344.5 hectares. In the period 2012-2016, there are no households or individuals conducting land lease and 23 organizations rent land in 11/26 communes and towns of the district with a total area for rent is 27.66 hectares; Of which agricultural land area is 7.35 hectares, non-agricultural land area is 20.31 hectares and the organization does not rent unused land. 4) To restoring and completion of the giao diện, for lease on the Soc Son address in the time to executable the solution of the primary procedure; solution for enhancement the toolbar, check to use of the organization, personal; solution about the job information about the bid for a land and a auction project used to use; resolve time processing of the rules of rural range.. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các loài sinh vật trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Tuy nhiên, đất đai lại có hạn về diện tích và không di chuyển vị trí theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, quản lý và sử dụng đất một cách có hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng mạnh mẽ tất yếu dẫn đến mối quan hệ đất đai và những biến động liên quan đến đất đai ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu sử dụng đất cũng ngày càng gia tăng. Để đáp ứng và cân đối nhu cầu sử dụng đất cho các đối tượng, các ngành kinh tế thì công tác giao đất, cho thuê đất ngày càng quan trọng. Đó là cơ sở để xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ pháp lý để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời tạo mọi điều kiện để người sử dụng đất yên tâm đầu tư, khai thác có hiệu quả trên mảnh đất được giao, cho thuê và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. Hiểu được vai trò quan trọng của đất đai trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1993, năm 1998 và năm 2001, Luật đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 ra đời đã tiếp tục khẳng định một trong mười lăm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai “Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất” thể hiện đường lối tiếp tục đổi mới của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.475,96 ha, bao gồm 25 xã và 01 thị trấn. Trong những năm gần đây, Sóc Sơn có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội theo hướng tích cực, dân số tăng cao kéo theo là sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đáp ứng và cân đối nhu cầu sử dụng đất cho các đối tượng và các ngành kinh tế? Do vậy, công tác giao đất, cho 1 thuê đất ngày càng được quan tâm hàng đầu không chỉ trong lĩnh vực quản lý đất đai mà còn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xuất phát từ những vấn đề trên thì việc thực hiện đề tài: ”Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016” là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Công tác giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn tất cả 25 xã và 01 thị trấn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Xác định những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại trong công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn; - Bổ sung cơ sở khoa học để thực hiện có hiệu quả các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT 2.1.1. Cơ sở của việc hình thành quy định giao đất, cho thuê đất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, lợi ích của Nhà nước về cơ bản thống nhất với lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Theo quy định này, Nhà nước trở thành đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, đây là cơ sở, nền tảng để thực hiện chế độ công hữu đối với đất đai, một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất (Quốc Hội, 2013a). Là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp quản lý và khai thác lợi ích trên từng mảnh đất mà thực hiện phân phối và phân phối lại đất đai cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy hoạch và kế hoạch để đất đai được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời đảm bảo cho việc quản lý đất đai được tập trung, thống nhất, đi vào nề nếp. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trên cơ sở sự tính toán, phân bố đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian… cho các mục tiêu kinh tế - xã hội được xây dựng trên cơ sở khoa học và việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hâu, thổ nhưỡng và phù hợp từng ngành sản xuất. Đây là cơ sở để bảo vệ chế độ công hữu đối với đất đai, mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33.123.077 ha, bao gồm: diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.302.206 ha chiếm 82,43% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.697.829 ha chiếm 11,16% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.123.042 ha chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên của cả nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017). Trong khi quỹ đất đai thì có hạn mà các nhu cầu sử dụng đất cho sinh hoạt, sản xuất ngày một gia tăng. Để thực hiện được vai trò sở hữu toàn dân về 3 đất đai, điều tiết được hợp lý việc sử dụng đất của mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong điều kiện vốn đất đai có hạn, Nhà nước thực hiện phân phối và phân phối lại đất đai là tổng hợp các hành vi pháp lý có liên quan chặt chẽ với nhau của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc phân chia lại một cách hợp lý quỹ đất đai, nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Để thực hiện phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng (Quốc hội, 1987) và thực hiện đồng thời giao đất không thu tiền sử dụng và giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đối với mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (từ Luật Đất đai năm 1993 đến nay). Nếu như Luật Đất đai năm 1987 mang nặng tính hành chính, mệnh lệnh, chủ yếu chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa Nhà nước đối với người được giao, cấp đất; đất đai không có giá và nhà nước tiến hành giao, cấp đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thu tiền sử dụng, giá đất không được đề cập đến và Nhà nước quản lý đất đai theo diện tích, loại, hạng đất thì sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 đã khắc phục được những nhược điểm này. Luật Đất đai năm 1993 thừa nhận đất có giá và Nhà nước xác định giá đất để quản lý, từ đó Nhà nước không chỉ quản lý đất đai theo diện tích, loại, hạng đất mà còn quản lý theo giá trị đất (giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng). Như vậy, bên cạnh hình thức giao đất không thu tiền (đối với một số trường hợp phục vụ lợi ích công cộng), Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng. Với những điểm mới của Luật Đất đai năm 1993, việc công nhận quyền sở hữu tài sản là quyền sử dụng đất đã tạo cho quyền sử dụng đất tách khỏi quyền sở hữu đất đai và trở thành một loại quyền có tính độc lập tương đối, quyền sử dụng đất phát sinh trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về đất đai thông qua việc Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đối với đất đang sử dụng ổn định. Như vậy, để thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được ghi nhận tại Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 và các Luật Đất đai từ năm 1987 đến nay, các quy định giao đất, cho thuê đất đã ra đời và từng bước được hoàn thiện nhằm đảm bảo cho việc phân phối, phân phối lại quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, công bằng giữa những người sử dụng đất, đồng thời đảm bảo cho việc quản lý đất đai của Nhà nước tập trung, thống nhất. 4 2.1.2. Khái niệm giao đất, cho thuê đất 2.1.2.1. Khái niệm giao đất Giao đất là một nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao đất trên thực tế cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất và quy định của pháp luật, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (Quốc hội, 2013b). Như vậy, giao đất là căn cứ pháp lý phát sinh quyền sử dụng đất, xác lập quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Quyết định giao đất là quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền nên quan hệ pháp luật về giao đất mang tính mệnh lệnh. 2.1.2.2. Khái niệm cho thuê đất Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất (Quốc hội, 2013b). Như vậy, Nhà nước giao đất, cho thuê đất đều là các hoạt động trao quyền sử dụng đất từ Nhà nước cho người sử dụng đất hoặc đồng ý cho người đang sử dụng đất chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Các hoạt động này đều nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của đối tượng sử dụng đất, kể cả trong nước và nước ngoài; đảm bảo cho đất đai được phân phối và phân phối lại một cách hợp lý nhằm sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển; xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng làm cơ sở để giải quyết mọi quan hệ về đất đai để người sử dụng yên tâm thực hiện các quyền của mình trên diện tích đất đó. 2.1.3. Mục đích giao đất, cho thuê đất 2.1.3.1. Mục đích giao đất Công tác giao đất là chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay, nhằm gắn lao động với đất đai, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tạo thành động lực phát triển sản xuất, từng bước ổn định và phát triển tình hình 5 kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Hoạt động giao đất nhằm mục đích: - Xác lập mối quan hệ Nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất đai theo đúng pháp luật. - Đảm bảo đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích và có hiệu quả. Giao đất là hành vi pháp lý công nhận quyền sử dụng đất của người nhận đất, do đó người sử dụng đất đai phải sử dụng đúng mục đích. Ngoài ra, việc giao đất giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, khai thác tốt tiềm năng của đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2.1.3.2. Mục đích cho thuê đất - Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của đối tượng trong và ngoài nước. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính sách sử dụng đất đai phải trả tiền là một chính sách tiến bộ, phù hợp với đường lối đổi mới quản lý đất đai theo cơ chế thị trường, Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ đất, huy động được vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Tạo được sự công bằng giữa người sử dụng đất với nhau, giữa người trực tiếp lao động sản xuất với người sử dụng đất vào mục đích kinh doanh. - Góp phần sử dụng đầy đủ, hợp lý, hiệu quả vốn tài nguyên đất đai, thực hiện tốt quản lý Nhà nước với đất đai. Nguồn tài nguyên đất đai được xác định rõ giá trị sẽ góp phần tác động tới ý thức, trách nhiệm từ phía người sử dụng đất, đất đai sẽ được sử dụng kinh tế hơn. 2.1.4. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất Giao đất, cho thuê đất là một trong những nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ đất đai nhưng lại không trực tiếp sản xuất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Để Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý đối với đất đai, hoạt động giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất phải đảm bảo những nguyên tắc sau: Thứ nhất, giao đất, cho thuê đất phải đúng kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất là quá trình phân phối tài nguyên đất đai với mục tiêu phát huy hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường gắn liền với nhiệm vụ chính trị - xã hội của từng thời kì, từng vùng. Kế hoạch sử dụng đất với mục đích là hoạch định các quỹ đất làm cơ sở cho việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu 6 quả quỹ đất đai. Điều đó cho thấy việc giao đất, cho thuê đất phải tuân thủ theo đúng kế hoạch sử dụng đất để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Thứ hai, giao đất, cho thuê đất đúng thẩm quyền, đúng đối tượng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng đảm bảo cho việc phân phối và tái phân phối đất đai đúng pháp luật tạo sự công bằng giữa người sử dụng đất. Thực tế cho thấy việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất sai thẩm quyền, sai đối tượng là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai gây mất ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Do vậy, cần thiết phải thực hiện nguyên tắc này trong giao đất, cho thuê đất. Thứ ba, giao đất, cho thuê đất đúng trình tự, thủ tục. Đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo cho hoạt động giao đất, cho thuê đất được thực hiện thống nhất, đồng bộ tại các địa phương. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả giao đất, cho thuê đất (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2012). 2.1.5. Ý nghĩa của công tác giao đất, cho thuê đất - Xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất hoặc người sử dụng đất với người sử dụng đất làm, căn cứ pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất đai đúng pháp luât. Làm cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất theo pháp luật phù hợp với sự vận động vốn có của quan hệ đất đai trong thực tiễn cuộc sống. - Thông qua giao đất, cho thuê đất quyền sử dụng đất của người sử dụng đất được công nhận. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vốn, công sức nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, cải tạo bồi bổ đất đai, phát triển sản xuất, thực sự coi đất như tài sản của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Đảm bảo cho mọi diện tích đất đai được sử dụng hợp pháp đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong việc quản lý sử dụng đất đai. - Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng đặc biệt là cá nhân, tổ chức người nước ngoài. Đồng thời, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh tế; thúc đẩy nền kinh tế phát triển; góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất