Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thiệt hại vùng hạ du do vỡ đập hồ bản mồng nghệ an luận văn thạc sĩ ...

Tài liệu đánh giá thiệt hại vùng hạ du do vỡ đập hồ bản mồng nghệ an luận văn thạc sĩ chuyên ngành thủy văn

.PDF
113
204
88

Mô tả:

a LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, học viên đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá thiệt hại vùng hạ du do vỡ đập Hồ Bản Mồng – Nghệ An”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong việc mô phỏng vỡ đập, phân tích kết quả và đánh giá thiệt hại. Vì vậy, trong quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, đồng nghiệp. Trước hết học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS Nguyễn Hoàng Sơn đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ học viên rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Học viên xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Thủy văn Tài nguyên nước của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn. Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt bộ môn Mô hình toán – Trung tâm nghiên cứu động lực học sông – Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học Sông Biển nơi học viên đang công tác đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành. Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Học viên kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Học viên xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2015. Học viên Trần Văn Bách b BẢN CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Trần Văn Bách i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I ................................................................................................................ 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG HIẾU ........... 3 1.1. TÓM TẮT DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG ................................... 3 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................. 5 1.2.1. Vị trí điạ lý ............................................................................................... 5 1.2.2. Đặc điểm địa hình .................................................................................... 6 1.2.3. Địa chất, thổ nhưỡng ................................................................................ 7 1.2.4. Thảm phủ thực vật ................................................................................... 8 1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN ..................................................... 11 1.3.1. Đặc điểm khí tượng ................................................................................ 11 1.3.2. Đặc điểm thủy văn ................................................................................. 15 1.4. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ CỦA KHU VỰC ................................ 16 1.4.1. Dân số và xã hội ..................................................................................... 16 1.4.2. Kinh tế .................................................................................................... 16 CHƯƠNG II ............................................................................................................. 17 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VỠ ĐẬP .......................................................... 17 2.1. TỔNG QUAN VỀ VỠ ĐẬP ......................................................................... 17 2.1.1. Nghiên cứu vỡ đập ................................................................................. 17 2.1.2. Mô phỏng ngập lụt ................................................................................. 30 2.1.3. Phương pháp tính toán mô phỏng vỡ đập và mô phỏng ngập lụt hồ Bản Mồng ................................................................................................................ 32 2.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN ....................... 33 2.2.1. Giới thiệu mô hình HEC-HMS. ............................................................. 33 2.2.2. Giới thiệu mô hình Nam ........................................................................ 39 2.2.3. Giới thiệu mô hình tính toán thủy lực một chiều MIKE 11 ................... 43 2.2.4. Giới thiệu mô hình tính toán thủy lực hai chiều MIKE 21 .................... 50 2.2.5. Giới thiệu mô hình tính toán thủy lực MIKE FLOOD .......................... 53 ii CHƯƠNG III ........................................................................................................... 57 TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI VỠ ĐẬP HỒ BẢN MỒNG............... 57 3.1. TÍNH TOÁN VỠ ĐẬP HỒ BẢN MỒNG .................................................... 57 3.1.1. Thiết lập Hec HMS ................................................................................ 57 3.1.2. Tính toán các kích thước vết .................................................................. 61 3.1.3. Mô phỏng các kịch bản vỡ đập .............................................................. 64 3.2. THIẾT LẬP MIKE FLOOD MÔ PHỎNG NGẬP LỤT HẠ DU ................ 65 3.2.1. Thiết lập MIKE 11HD ........................................................................... 65 3.2.2. Thiết lập MIKE 21 ................................................................................. 68 3.2.3. Kết nối MIKE 11 và MIKE 21............................................................... 70 3.2.4. Hiệu chỉnh và kiểm định MIKE FLOOD............................................... 71 3.2.5. Kết quả mô phỏng ngập lụt hạ du do vỡ đập hồ bản mồng ................... 75 3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT DO VỠ ĐẬP ...................................... 77 3.3.1. Cơ sở và các bước xây dựng bản đồ ngập lụt ........................................ 77 3.3.2. Bản đồ ngập lụt do vỡ đập hồ Bản Mồng .............................................. 78 3.3.3. Thống kê diện tích ngập, độ sâu ngập .................................................... 80 3.4. TÍNH TOÁN THIỆT HẠI ............................................................................ 81 3.4.1. Xác định dạng thiệt hại và phương pháp tính toán ................................ 81 3.4.2. Tính toán thiệt hại do vỡ đập hồ Bản Mồng .......................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 92 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 93 iii DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Hiếu.......................................................................... 5 Hình 2.1: Đập Gleno với phần vỡ ở giữa vẫn còn đến ngày nay ............................ 17 Hình 2.2: Vỡ đập đê làm sập đường ray Bắc – Nam ............................................... 22 Hình 2.3: Vỡ đập Khe Mơ ........................................................................................ 23 Hình 2.4: Những căn nhà ngập gần tới nóc tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. .......... 24 Hình 2.5: Hai bên cửa xả thân đập chính xuất hiện 2 vết nứt lớn, nước tạo dòng chảy xối xả từ trên cao xuống ........................................................................................... 24 Hình 2.6: Vị trí vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ........................................................... 25 Hình 2.7: Vỡ đập Mông Dương – Quảng Ninh........................................................ 26 Hình 2.8: Thí nghiệm mô phỏng vỡ đập trên mô hình vật lý ................................... 29 Hình 2.9: Sơ đồ nghiên cứu vỡ đập hồ Bản Mồng................................................... 33 Hình 2.10: Sơ đồ mô tả cấu trúc mô hình NAM....................................................... 40 Hình 2.11: Giao diện mô hình Mike 11 ................................................................... 43 Hình 2.12: Sơ họa một đoạn sông ............................................................................ 44 Hình 2.13: Sơ đồ các điểm lưới xen kẽ .................................................................... 45 Hình 2.14: Cấu hình một mạng hoàn chỉnh ............................................................. 46 Hình 2.15: Ma trận nhánh trước khi khử. ................................................................ 48 Hình 2.16: Ma trận nhánh sau khi đã khử. .............................................................. 48 Hình 2.17: Giao điểm của ba nhánh sông. .............................................................. 49 Hình 2.18: Mô phỏng hai chiều của dòng chảy tràn MIKE 21 ............................... 54 Hình 2.19: Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn ................................................. 55 Hình 2.20: Một ứng dụng trong kết nối bên ............................................................ 55 Hình 2.21: Một ví dụ trong kết nối công trình ......................................................... 56 Hình 3.1: Bản đồ lưu vực hồ bản Mồng................................................................... 57 Hình 3.2: Đường quá trình mưa lớn nhất khả năng PMP ....................................... 58 Hình 3.3: Biểu đồ quan hệ Z-V hồ chứa Bản Mồng ................................................ 59 Hình 3.4: Sơ đồ kết nối hệ thống của lưu vực nghiên cứu ....................................... 60 Hình 3.5: Thông số vỡ đập sau khi tính toán trong trường hợp vỡ tràn đỉnh ......... 61 Hình 3.6: Thông số vỡ đập sau khi tính toán trong trường hợp vỡ tràn đỉnh ......... 61 Hình 3.7: Quá trình vỡ tràn đỉnh ............................................................................. 62 Hình 3.8: Quá trình vỡ xói ngầm ............................................................................ 62 Hình 3.9: Công cụ tính toán thông số vỡ đập .......................................................... 63 Hình 3.10: Đường quá trình lưu lượng vỡ đập theo kịch bản 1 .............................. 64 Hình 3.11: Đường quá trình lưu lượng vỡ đập theo kịch bản 2 .............................. 65 Hình 3.12: Đường quá trình lưu lượng vỡ đập theo kịch bản 3 .............................. 65 iv Hình 3.13: Đường quá trình lưu lượng vỡ đập theo kịch bản 4 .............................. 65 Hình 3.14: Sơ đồ tính toán thủy lực. ........................................................................ 67 Hình 3.15: Phân chia các lưu vực con trên lưu vực sông Hiếu ............................... 67 Hình 3.16: Lưới địa hình miền tính trong mô hình MIKE 21 .................................. 68 Hình 3.17: Bản đồ cao độ số độ cao (Bathymetry) khu vực nghiên cứu ................. 69 Hình 3.18: Kết nối mô hình 1-2 chiều bằng mô hình MIKE FLOOD ..................... 70 Hình 3.19: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh kiểm định bộ thông số mô hình. ................. 71 Hình 3.20: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Nghĩa Khánh, trận lũ từ ngày 10/08/2005 - 16/08/2005. ......................................................................................... 72 Hình 3.21: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Dừa, trận lũ từ ngày 12/08/2005 - 17/08/2005. ............................................................................................................ 72 Hình 3.22: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Nghĩa Khánh, trận lũ từ ngày 4/10/2007 - 18/10/2007. ........................................................................................... 74 Hình 3.23: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Dừa, trận lũ từ ngày 4/10/2007 - 18/10/2007. ............................................................................................................ 74 Hình 3.24: Kết quả mô phỏng vỡ kịch bản 1 trên Mike Flood ................................ 75 Hình 3.25: Kết quả mô phỏng vỡ kịch bản 2 trên mike flood .................................. 76 Hình 3.26: Kết quả mô phỏng vỡ kịch bản 3 trên mike flood .................................. 76 Hình 3.27: Kết quả mô phỏng vỡ kịch bản 4 trên mike flood. ................................. 77 Hình 3.28: Quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt do vỡ đập ..................................... 78 Hình 3.29: Bản đồ phân vùng ngập dụt do vỡ đập Hồ Bản Mồng ứng với kịch bản 1. .................................................................................................................................. 78 Hình 3.30: Bản đồ phân vùng ngập dụt do vỡ đập Hồ Bản Mồng ứng với kịch bản 2. .................................................................................................................................. 79 Hình 3.31: Bản đồ phân vùng ngập dụt do vỡ đập Hồ Bản Mồng ứng với kịch bản 3. .................................................................................................................................. 79 Hình 3.32: Bản đồ phân vùng ngập dụt do vỡ đập Hồ Bản Mồng ứng với kịch bản 4 .................................................................................................................................. 80 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí tại trạm Quỳ Châu(Đơn vị: oC) ............................... 13 Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí tại trạm Tây Hiếu ..................................................... 13 Bảng 1.3: Độ ẩm không khí BQNN tại trạm Quỳ Châu(%)..................................... 13 Bảng 1.4: Độ ẩm không khí BQNN tại trạm Tây Hiếu(%) ...................................... 13 Bảng 1.5: Bốc hơi Piche BQNN tại trạm Quỳ Châu(mm) ....................................... 14 Bảng 1.6: Bốc hơi Piche BQNN tại trạm Tây Hiếu(mm)......................................... 14 Bảng 1.7: Số giờ nắng tại trạm Quỳ Châu(giờ)....................................................... 14 Bảng 1.8: Số giờ nắng tại trạm Tây Hiếu (giờ) ....................................................... 14 Bảng 1.9: Tốc độ gió bình quân và Vmax tại trạm Quỳ Châu(m/s) ........................ 14 Bảng 1.10: Tốc độ gió bình quân và Vmax tại trạm Tây Hiếu (m/s) ....................... 14 Bảng 1.11: Lượng mưa bình quân tại trạm Quỳ Châu(mm).................................... 15 Bảng 1.12: Lượng mưa bình quân tại trạm Tây Hiếu(mm) ..................................... 15 Bảng 1.13: Phân bố dân số theo khu vực hành chính năm 2010 ............................. 16 Bảng 3.1: Bảng kết phân chia lưu vực hồ bản Mồng .............................................. 57 Bảng 3.2: Quan hệ Z-V của hồ chứa Bản Mồng ...................................................... 58 Bảng 3.3: Thông số mô hình Hec-HMS ................................................................... 60 Bảng 3.4: Các thông số đầu vào của mô hình thủy lực ........................................... 63 Bảng 3.5: Tính toán các thông số vết vỡ .................................................................. 63 Bảng 3.6: Các kịch bản tính toán và mô phỏng ngập lụt cho hạ du hồ Bản Mồng . 64 Bảng 3.7: Thông tin kết nối mô hình 1-2D .............................................................. 70 Bảng 3.8: Mực nước và thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm 2005 ............................... 73 Bảng 3.9: Mực nước và thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm 2007 ............................... 75 Bảng 3.10: Diện tích vùng ngập ứng với kịch bản 1 ............................................... 80 Bảng 3.11: Diện tích vùng ngập ứng với kịch bản 2 ............................................... 80 Bảng 3.12: Diện tích vùng ngập ứng với kịch bản 3 ............................................... 81 Bảng 3.13: Diện tích vùng ngập ứng với kịch bản 4 ............................................... 81 Bảng 3.14: Thiệt hại đất sử dụng ............................................................................ 85 Bảng 3.15: Thiệt hại đường giao thông ................................................................... 87 Bảng 3.16: Tổng thiệt hại......................................................................................... 89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ chứa được xây dựng với nhiều mục đích khác nhau như là: tưới cho nông nghiệp (cấp nước), phát điện, phòng lũ, du lịch…, mang lại nhiều lợi ích cho các ngành kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thời tiết diễn ra bất thường: mưa to, bão lớn, hiện tượng trượt lở đất diễn biến phức tạp đặc biệt là những vùng núi cao, hồ tích nước gây nguy hiểm cho sự an toàn của đập. Việt Nam gần đây cũng đã xảy ra hiện tượng vỡ đập, vỡ đê do mưa lớn kéo dài kết hợp với lũ từ thượng nguồn đổ về làm mực nước hồ, nước sông dâng cao trên mức an toàn nên gây hiện tượng vỡ đập như năm 2010 vỡ đập Khe Mơ–Hà Tĩnh, năm 2015 vỡ đập Mông Dương – Quảng Ninh, vỡ đập Huổi Củ - Điện Biên... Chính vì thế việc nghiên cứu ảnh hưởng của sự cố vỡ đập là vấn đề quan trọng cần phải được xem xét. Hồ Bản Mồng là một trong những hồ chứa lớn ở khu vực miền Trung, vùng hạ lưu hồ là khu vực tập trung đông dân cư, khu kinh tế phát triển. Kết quả nghiên cứu vỡ đập đánh giá thiệt hai Hồ Bản Mồng giúp xác định lưu lượng đỉnh lũ sinh ra do vỡ đập, mực nước và vận tốc dòng chảy sau đập, chiều sâu ngập lụt, diện tích ngập lụt và thời gian ngập lụt... Đó là những thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý có những biện pháp thích hợp để giảm tối đa các thiệt hại do sự cố vỡ đập gây ra. Luận văn này tập trung vào việc mô phỏng ngập lụt hạ du hồ Bản Mồng trong tình huống đập hồ Bản Mồng bị vỡ. 2. Mục tiêu của đề tài - Giúp học viên nâng cao kiến thức, chuyên sâu tìm hiểu vấn đề vỡ đập trong thủy văn. - Xây dựng bộ bản đồ phân vùng ngập lụt do vỡ đập Hồ Bản Mồng. - Xác định diện tích ngập, đánh giá thiệt hại theo nhiều kịch bản vỡ đập. Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các phương án phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do vỡ đập. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hồ chứa nước Bản Mồng và vùng hạ du hồ chứa thuộc lưu vực sông Hiếu, chảy chủ yếu trên địa phận huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn tỉnh Nghệ An diện tích lưu vực là 5417,17 km². 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mô hình toán: Sử dụng phần mềm Hec-HMS tính toán đường quá trình vỡ đập theo nhiều kịch bản kết hợp với phần mềm Mike Flood mô phỏng quá trình lan truyền dòng chảy vùng hạ du do vỡ đập. Từ kết quả mô phỏng sử dụng phầm mềm Arcgis tính toán thiệt hại. Phương pháp phân tích số liệu: Từ số liệu thu thập được tiến hành xem xét, phân tích đánh giá tính tin cậy cũng như tính xác thực của số liệu để có thể sử dụng trong tính toán Phương pháp kế thừa: Trong quá trình thực hiện, luận văn có tham khảo một số tài liệu có liên quan đã được nghiên cứu trước đây của các tác giả. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Hiếu Chương II: Tổng quan về nghiên cứu vỡ đập Chương III: Tính toán và đánh giá thiệt hại vỡ đập Hồ Bản Mồng 3 CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG HIẾU 1.1. TÓM TẮT DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG 1. Tên dự án: Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An 2. Chủ đầu tư và hình thức quản lý thực hiện dự án - Hợp phần công trình đầu mối, hệ thống kênh, công trình trên kênh thuộc khu tưới lấy nước trực tiếp từ hồ chứa nước Bản Mồng: Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4) làm Chủ đầu tư. - Hợp phần các trạm bơm lấy nước từ sông Hiếu và hệ thống kênh, công trình trên kênh kèm theo: Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh nghệ An làm Chủ đầu tư. - Hợp phần công trình thủy điện: Tổng công ty Cơ điện, xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi (AGRIMECO) – theo văn bản số 388/TTr-NN ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Hợp phần đền bù, di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng: Chủ đầu tư do UBND tỉnh Nghệ An quyết định. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án - Cấp nước tưới cho 18.871 ha ven sông Hiếu, trong đó tưới tự chảy 2.713 ha, còn lại tưới động lực; cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt khoảng 22 m3/s. - Phát điện với công suất lắp máy 42 MW. - Cấp nước cho công nghiệp dân sinh và chăn nuôi trong vùng dự án; phát triển nuôi trồng thủy sản và tham gia cải tạo môi trường. - Kết hợp giảm một phần lũ cho hạ du sông Hiếu. 4. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng - Xây dựng 01 đập ngăn sông Hiếu, 01 tràn xả lũ. - Xây dựng nhà máy thủy điện sau đập, công suất lắp máy khoảng 42MW. - Xây dựng 01 cống lấy nước bằng đường ống thép đặt trong hành lang BTCT, điều tiết bằng cửa van côn ở hạ lưu. 4 - Nước được lấy từ hồ qua cống một phần cấp trực tiếp cho 7.871 ha (trong đó 2.731 ha tự chảy, còn lại tưới động lực) và cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi. Phần còn lại đổ xuống sông Hiếu qua nhà máy thủy điện để cấp cho các trạm bơm dọc sông, tưới cho diện tích 11.000 ha và cấp cho khu công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi; trả lại sông Cả khoảng 22m3/s trong mùa kiệt. 5. Địa điểm xây dựng - Công trình đầu mối: Tại Bản Mồng, xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp. - Các trạm bơm và hệ thống kênh: Trải dài theo hai bờ sông Hiếu, từ xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp đến xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn. 6. Diện tích sử dụng đất Tổng diện tích sử dụng để xây dựng dự án: 3396 ha; trong đó: - Diện tích chiếm đất tạm thời: 372 ha - Diện tích chiếm đất vĩnh viễn: 3024 ha 7. Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng có các thông số cơ bản sau: - Công trình đầu mối hồ chứa nước Bản Mồng: Cấp II Hồ chứa nước: - Mực nước dâng bình thường (MNDBT) : +76,4m - Mực nước chết (MNC) : +71,00m. - Dung tích toàn bộ (Wtb) : 235,50 x 106m3. Đập chính ngăn sông: - Cao trình đỉnh đập : +78,9m - Chiều cao đập lớn nhất Hmax : 44,00m. - Chiều dài đỉnh đập Lđ : 340,0m Tràn xả lũ: Tràn có cửa, tiêu năng đáy. - Cao trình ngưỡng : + 64,90m - Chiều rộng tràn : 75,0m - Lưu lượng xả (P=0,5%) : 5688,0m3/s Cống lấy nước: - Cao trình cửa vào : +65,0 m 5 - Lưu lượng thiết kế : 4,30 m3/s Nhà máy thủy điện: - Công suất lắp máy Nlm : 42MW - Sổ tổ máy : 3 tổ - Và dọc theo hạ lưu sông Hiếu bố trí 28 trạm bơm lấy nước để tưới. Khối lượng chủ yếu của dự án: - Đất, đá đào đắp khoảng: 9.271.000 m3 - Bê tông các loại: 800.000 m3 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.2.1. Vị trí điạ lý Sông Hiếu là một nhánh lớn của hệ thống sông Cả nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An kéo dài từ : + 1920’ tới 1950’ Vĩ độ Bắc. + 10430’ tới 10520’ kinh độ Đông. Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Hiếu 6 - Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa . - Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Phía Đông giáp đồng bằng Diễn Yên Quỳnh. - Phía Nam giáp huyện Anh Sơn và Con Cuông. Sông Hiếu bắt nguồn từ vùng núi Phu Hoạt (cao 2452m) ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chảy quanh co theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn đến thị xã Thái Hòa rồi đổi hướng theo hướng Đông Bắc- Tây Nam qua huyện Tân Kỳ, Anh Sơn và hợp nhất với sông Cả tại xã Đinh Sơn, Anh Sơn. Với diện tích lưu vực: 5417,17 km², sông Hiếu chiếm 19,6% diện tích lưu vực sông Cả. 1.2.2. Đặc điểm địa hình Lưu vực sông Hiếu nói riêng cũng như các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn,Quế Phong, Quỳ Châu nói chung là địa hình đồi núi trung bình cao, địa hình đồng bằng trước núi, các đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, địa hình núi đá vôi karsto và địa hình đồng bằng tích tụ xu thế địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. a) Địa hình núi cao - trung bình Các đỉnh núi cao phân bố tập trung dọc hai bờ sông Hiếu và sông Chàng, có sườn dốc, bị phân cắt mạnh, được che phủ bởi thảm phủ thực vật khá phong phú. Độ cao trung bình của núi từ 300m đến 1000m như các đỉnh Bù Khạng (1087m), Bù Giai (555m), Bù Dinh (329m), Bù Đen (751m), Bù Đang (547m), Núi Đàm (497m)… b) Địa hình đồi thấp - đồng bằng trước núi Các đỉnh đồi trung bình thấp có độ cao từ 50m đến 150m là dạng địa hình chuyển từ địa hình đồng bằng trước núi sang địa hình núi, có đặc điểm đỉnh tròn, sườn khá thoải, phần diện tích này chủ yếu được sử dụng trồng cây lâm nghiệp. Dạng địa hình này ít bị phân cắt đến bị phân cắt vừa. c) Địa hình núi đá vôi Karsto Phân bố của địa hình này tập trung ở một số xã Châu Hội, Châu Hạnh thuộc huyện Quỳ Châu và một số nơi huyện Quỳ Hợp, Quế Phong. Đặc điểm chung của dạng địa hình này là núi cao, vách núi nhiều chỗ thẳng đứng, phân bố thành từng khu 7 độc lập với nhau, hầu hết các chân núi đá vôi này đều phát triển hệ thống hang động karsto mạnh rất đặc trưng, kích thước rất đa dạng, có cả hệ thống hang ngầm. d) Địa hình tích tụ thềm sông, đồng bằng Địa hình này phát triển dọc quốc lộ 48, một phần diện tích hẹp dọc theo sông Hiếu, sông Chàng bề mặt khá bằng phẳng. 1.2.3. Địa chất, thổ nhưỡng a) Đặc điểm địa chất Theo tài liệu của Cục địa chất Việt Nam, bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000. Trong vùng nghiên cứu xuất lộ gần như đầy đủ địa tầng địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ. Lưu vực sông Hiếu thuộc hai đới kiến tạo chính là đới oằn võng Sầm Nưa và đới nâng Phu Hoạt. Trong đó: - Phía Bắc vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Phu Hoạt. - Từ Nghĩa Đàn trở xuống gần dòng chính sông Cả thuộc đới oằn võng Sầm Nưa. Phương cấu tạo của các đới kiến tạo nhìn chung đều phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có một phần nhỏ chuyển hướng Đông Bắc - Tây Nam (dưới Nghĩa Đàn). Các hệ thống đứt gãy trong vùng bao gồm: - Đứt gãy Sầm Nưa chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam bị chặn bởi đứt gãy sông Cả. - Đứt gãy Quỳ Châu - sông Hiếu. Các hệ thống đứt gãy trên đây có liên quan đến đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn và là tiền đề cho sự phát triển của các dòng sông lớn nhỏ trong vùng. Về địa chất thủy văn, nước dưới đất trong vùng nghiên cứu có nhiều hạn chế, không phong phú. Vấn đề này được giải thích trên cơ sở cấu tạo địa chất, đặc điểm địa mạo, điều kiện khí tượng thủy văn. Trên toàn vùng nghiên cứu nhận thấy: Các đất đá có khả năng chứa nước chiếm một khối lượng không lớn so với các loại đất đá thấm nước kém và chứa nước kém. Mặt khác do địa hình vùng nghiên cứu bị phân 8 cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc lòng sông, suối lớn làm cho nước không có điều kiện tích tụ lại mà thoát nhanh ra các hệ thống sông suối lớn. Chất lượng nước dưới đất của vùng thuộc loại nước siêu nhạt, nước mềm (có độ PH=6). Nói chung chất lượng nước tốt, đảm bảo cho ăn uống, sinh hoạt và có thể khai thác nước ngầm để tưới. Về khoáng sản, lưu vực sông Hiếu có cấu tạo địa chất rất phức tạp, các nham thạch có mặt đầy đủ các lớp tuổi từ cổ đến trẻ, tiếp theo là những hoạt động kiến tạo đã làm thay đổi các cơ cấu kiến trúc của nham thạch trong đó có mặt của các thành phần sa khoáng khác nhau. Nhìn chung trong toàn vùng gặp rất nhiều loại sa khoáng từ đơn giản đến phức tạp, từ nham thạch rẻ tiền như vật liệu xây dựng cho đến những khoáng sản quý như vàng, rubi. Các mỏ khoáng sản có giá trị như thiếc (Quỳ Hợp), rubi (Quỳ Châu), vàng gặp nhiều ở các thung lũng suối lớn. Tài nguyên khoáng trong vùng là một thế mạnh để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai lâu dài. b) Đặc điểm thổ nhưỡng Đất đai là sản phẩm của đá mẹ, khí hậu và thảm thực vật. Chất lượng của đất đai (hóa tính và lý tính) có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Dựa vào những chỉ tiêu chuyên môn của ngành thổ nhưỡng, qua khảo sát, thí nghiệm các mẫu đất, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tiến hành thiết lập bản đồ thổ nhưỡng ở lưu vực sông Hiếu. Các loại đất chính ở vùng lưu vực là: - Đất Feralitic mùn vàng nhạt trên núi. - Đất Feralitic trên núi. - Đất Feralitic điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi. - Đất Macgalit Feralitic. - Đất lúa nước vùng đồi. 1.2.4. Thảm phủ thực vật a. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim. 9 Phân bố ở các đai cao trên 1600m của các khối núi chính là: Pù Hoạt, Pù Pha Lông, Pù Pha Nhà, Pù Cao Mạ và một phần nhỏ ở biên giới phía Bắc giáp huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. Rừng phát triển trên đất feralit mùn thô, trên đá riolit xen kẽ granit. Kiểu rừng này ít bị tác động, tính nguyên sinh còn cao. Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có một số loài tầm vóc to lớn nhưng mật độ và sinh khối không vượt quá 30%. Tầng cây gỗ nhỏ và cây tái sinh với các loài của họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như các loài Chân chim (Schefflera), Đu đủ rừng (Trevesia), Thụ sâm (Dendropanax), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) với các chi Euonymus. Tầng vượt tán với 2 loài lá kim có giá trị là Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), những cây này có đường kính trung bình 50 – 80 cm, chiều cao 45 – 50 m vươn lên khỏi tán rừng một cách rõ rệt. Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii) với tầm vóc to lớn nhưng không có bạnh vè, nhiều cây có đường kính ngay từ gốc đã đạt trên 2m, tạo nên một cảnh quan hấp dẫn ngoạn mục của kiểu rừng mang tính chất á nhiệt đới vùng núi cao, thành phần loài gỗ có Đỗ Quyên (Rhododendron bracteatum), Nam chúc (Lyonia ovalifolia), Châu thụ (Gaultheria), Mạy châu (Carya tonkinensis), Dẻ (Quercus), Chè béo (Anneslea), Côm (Elaeocarpus), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia). Về ngoại mạo, cây không thẳng, tầm vóc cây rất biến động, đường kính trung bình 6 – 14cm, chiều cao trung bình 6 – 10 cm, thân cây có rêu bao bọc dày và các loài bì sinh thuộc họ Phong lan (Dendrobium, Eria, Coelogyne, Thecopus, Oberonia) với khoảng hơn 40 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae) với 2 loài vừa bì sinh vừa cộng sinh là Tổ kiến (Myrmecodiatuberosa). Trong kiểu rừng này, có nhiều loài quí hiếm và đặc hữu, rừng gần như còn nguyên vẹn, sự tác động của con người chỉ hạn chế ở các hoạt động săn bắn (chủ yếu do người H’Mông ở bản Sài). Về mặt khoa học, là một trong rất ít khu vực của đất nước còn giữ được một mẫu rừng vùng đỉnh núi với nhiều loài đặc hữu và đặc biệt là sự tồn tại của các loài cây lá kim (hạt trần) cổ như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepsis), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), các loài này tuy số lượng và sinh khối trên toàn rừng không lớn nhưng là những cây có tầm vóc lớn cả về chiều cao và đường kính mà không có 10 loài nào cây nào ở trong nước có thể sánh nổi. Nếu so sánh với 8 cây đã được P.W. Richards giới thiệu trong “Rừng mưa nhiệt đới” như Cự tùng (Sewuoia) H = 102, D = 8; bạch đàn vua ở Úc (Eucalyptus regnans) H = 97; bạch quả ở Trung Quốc (Gingko biloba) chu vi 16 cm; cây Com pat ở Sarawark (Koompasia exelsa) ... thì những cây Sa mộc dầu của Pù Hoạt có thể đứng vào hàng thứ 8 hoặc thứ 9 trong số các cây có tầm vóc lớn nhất thế giới. b. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình Phân bố ở độ cao 800 – 1500m, phân bố rộng khắp vùng sườn núi từ các tiểu khu giáp Thanh Hóa, sông Chu cho tới sườn Pù Pha Nhà, Pù Cao Mạ, Pù Pha Lâng và phía Đông núi Pù Hoạt. Rừng phát triển trên đất feralit màu vàng, đá mẹ chủ yếu là riolit và granit, phong hóa mạnh, tầng đất dày đến trung bình, độ sói mòn, độ tán che 0,8. Kiểu rừng này còn giữ được tính nguyên sinh cơ bản, đôi chỗ bị làm nương rẫy với từng đám nhỏ. Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng, sinh trưởng tốt, cây lá kim có Thông nàng, Kim giao (Nageia fleuryi) rải rác đôi chỗ trên các sườn giông và rất dốc. Cây lá rộng với các loài tiêu biểu của các Họ sau: Họ Dẻ (Fagaceae) có khá nhiều loài và cũng chiếm ưu thế trong một số tổ thành đại diện như: Cà ổi (Castanopsis ceratacantha, C. ferox, C. indica), Dẻ đá (Lithocarpus dussaudi), Sồi (L. trachycarpus), Dẻ cau (Quercus fleuryi); Họ Re (Lauraceae) có 30 loài của các chi; Họ Dầu (Dipterocarpaceae. Ở kiểu rừng này các họ sau xuất hiện và đóng vai trò quan trọng là Họ Xoan (Meliaceae) với các loài Gội (Aglaia); Họ Bồ hòn (Sapindaceae) với các loài Sâng (Pometia), Trường (Mischocarpus); Họ Thị (Ebenaceae) có 6 – 7 loài của chi Diospyros. Đường kính trung bình 24 – 28cm, ở những lâm phần chưa bị tác động, dễ dàng gặp các cây có đường kính trên 45cm, những cây có đường kính lớn hơn thường gặp ở các loài Chò chỉ (Parashorea chinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Sâng (Pometia), Thung (Commersonia bartramia), Giổi (Manglietia fordiana), Gội (Aglaia gigantea), Lát (Chukrasia tabularis), chiều cao bình quân 20 cm.Trữ lượng bình quân 150 – 200 m3/ha, ở các trạng thái giàu trên Pù Pha Nhà, giáp Lào và Pù Nhích, Thông Thụ có cá lâm phần 11 rừng giàu đạt tới 550 m3/ha. Kiểu rừng này phần lớn cũng là rừng ít bị tác động, tính nguyên sinh cao và có nhiều động vật quí hiếm sinh sống như: voi (Elephas maximus), bò tót (Bos gaurus), hươu nai (Cervidae), gấu (Urcidae), hoẵng (Muntiacus muntjak). b. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp Phân bố ở độ cao dưới 800 m, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên granit, sa phiến thạch, tầng đất mỏng đã bị rửa trôi mạnh ở một số lớn diện tích, do có những giai đoạn mà thảm che bị phá vỡ do đốt nương rẫy.Rừng chia thành 3 tầng: -Tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loài điển hình: Chẹo (Engelhardtia), Bứa (Garcinia), Vạng Trứng (Endospermum), Lim Xẹt (Peltophorum), Mọ (Deutzianthus), Muồng (Adenanthera), Đa (Ficus), Mãi Táp (Randia), Ngát (Gironniera), Côm (Elaeocarpus), Bời Lời (Litsea), Chắp (Beilschmiedia). -Tầng dưới tán có nhiều loài và thay đổi theo địa hình chủ yếu có các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ cam (Rutaceae), họ đay (Tiliaceae), họ vang. -Tầng cỏ quyết: nhiều loài dương xỉ, cọ, lụi và xuất hiện của nhiều giang (Dendrocalamus patellaris), nứa (Neohouzeaua), Ráy (Alocasia macrorrhiza), lá nón (Licuala hexasepala), lá khôi (Ardisia silvestris), trọng đũa (Ardisia). 1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN 1.3.1. Đặc điểm khí tượng Vị trí, hình thái địa hình, địa mạo, lớp phủ thực vật là những nhân tố chính quyết định chế độ khí hậu lưu vực. Lưu vực sông Hiếu nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chịu tác động của các khối khí hậu sau: + Khối không khí cực đới lục địa châu Á, có hướng gió chính là Bắc và Đông Bắc, hoạt động mạnh mẽ từ tháng XI÷IV năm sau. Đặc điểm của khối không khí này là lạnh và khô, cuối mùa đông thường ẩm và mưa phùn. + Mùa hè chịu tác động của các khối không khí: 12 - Không khí nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương với hướng gió Đông Nam và Đông hoạt động từ tháng V÷IX. Đặc điểm của khối không khí này là nóng ẩm mưa nhiều gây lũ lụt trên lưu vực. - Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương với hướng gió chính là Tây Nam hoạt động mạnh từ tháng V÷VIII. Đặc điểm của gió này là khô nóng với hiệu ứng Phơn gây khô hạn trên lưu vực.  Chế độ nhiệt Mùa lạnh thường từ tháng XII năm trước đến tháng III năm sau. Mùa nóng kéo dài từ tháng V đến tháng VIII, tháng VII là tháng nóng nhất. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,3C tại Quỳ Châu, 23,9C tại Tây Hiếu. Tháng VI,VII có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khi có ảnh hưởng của gió Lào đạt 28÷29C, tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt 17C.  Chế độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình đạt 86% tại Quỳ Châu, 855 tại Tây Hiếu, đạt cao nhất vào tháng VII, IX, X tại Quỳ Châu khi có mưa lớn và vào tháng I, II, III tại Tây Hiếu khi có mưa phùn ẩm ướt.  Lượng mưa tương đối lớn, lượng mưa bình quân nhiều năm đạt 1667 mm tại trạm Quỳ Châu và 1597 tại Tây Hiếu.  Bức xạ Số giờ nắng trung bình năm lưu vực đạt từ 1500 ÷ 1800 giờ, bức xạ tổng cộng đạt 120 ÷130 kcal/cm2/năm ...Từ tháng IX đến tháng XI hàng năm bức xạ tổng cộng nhỏ hơn 400 kcal/cm2/ngày, thời gian còn lại trong năm đều đạt lớn hơn trị số này.  Lượng bốc hơi Bốc hơi trung bình năm đạt 823.7 mm tại Quỳ Châu, 827.4mm tại Tây Hiếu.  Gió, bão - Gió: Các tháng mùa đông có hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1,5÷ 2 m/s. Về mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Tây và Tây Nam, với vận tốc gió bình quân đạt từ 2÷ 3 m/s. Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt tới 13 40 m/s. Hàng năm từ tháng V đến tháng VIII có 30-35 ngày có gió Lào và được chia thành 5-7 đợt. - Bão: Bão thường đổ bộ vào lưu vực trong tháng IX và tháng X gây ra mưa lớn trên diện rộng. Những đợt mưa lớn kéo dài từ 5-7 ngày gây lũ lụt nghiên trọng. Cường độ mưa lớn nhất khi có bão đạt 700 ÷ 899 mm/ngày và xảy ra trên diện rộng tạo nên lũ lớn trên lưu vực như lũ năm 1978, 1996. Dưới đây là các thông số về khí tượng tại trạm Quỳ Châu và Tây Hiếu Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí tại trạm Quỳ Châu(Đơn vị: oC) Tháng Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm Tbq 17.2 18.4 21.1 24.7 27 28 28 27.3 26.1 23.9 20.3 17.7 23.3 Tmaxbq 22 22.7 26 30.6 33.4 33.8 34.1 32.9 31.3 28.7 26 23.2 34.1 Tminbq 14.4 15.7 18.1 21.1 23.2 24.4 24.4 24.1 23 20.8 17.6 14.6 14.4 Cả năm Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí tại trạm Tây Hiếu Đặc trưng I II X XI XII Tbq 17.1 17.9 20.1 24.5 27.2 28.5 28.6 27.6 26.2 24 21 17.8 23.9 III IV V Tháng VI VII VIII IX Tmaxbq 21.4 21.8 25.1 30.5 33.1 34.1 34.2 32.8 30.9 28.5 25.5 22.8 21.4 Tminbq 15.6 18.1 21.2 23.6 24.9 25 14.3 24.5 23.5 21.1 17.7 14.8 14.3 Ghi chú: Tbq : Nhiệt độ bình quân, Tmaxbq: Nhiệt độ cao nhất bình quân, Tminbq: Nhiệt độ thấp nhất bình quân. Bảng 1.3: Độ ẩm không khí BQNN tại trạm Quỳ Châu(%) Đặc trưng I II Ubq 87.7 87.1 86.4 84.9 84 Uminbq 43.2 III IV 46.2 42.2 39 V Tháng VI VII VIII IX X XI XII Cả năm 85.1 84.8 87.7 88.6 88.5 87.8 87.3 86.7 41.6 48.3 47.9 51.8 51 46.8 43.1 41.5 41.5 Bảng 1.4: Độ ẩm không khí BQNN tại trạm Tây Hiếu(%) Tháng Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X Ubq 88 88 88 86 82 81 81 86 88 87 86 Uminbq 72.5 73.2 XI XII Cả năm 86 85 72.9 67.3 63.5 63.1 62.3 66.6 69.5 68 65.6 67.5 72.5 Ghi chú: Ubq : Độ ẩm bình quân Uminbq : Độ ẩm thấp nhất bình quân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan