Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thiệt hại kinh tế do bệnh viêm vú tại trang trại chăn nuôi bò sữa ở huy...

Tài liệu Đánh giá thiệt hại kinh tế do bệnh viêm vú tại trang trại chăn nuôi bò sữa ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

.PDF
80
1
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐÌNH TUỆ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO BỆNH VIÊM VÚ TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐÌNH TUỆ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO BỆNH VIÊM VÚ TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN Ngành:Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ XUÂN LUẬN Thái Nguyên, năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Xuân Luận, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 07 tháng 6 năm 2022 Tác giả Trần Đình Tuệ ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ....................................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ .........................................................................vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ........................................... 3 4.1. Ý nghĩa Khoa học .................................................................................................. 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 5 1.1.Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 5 1.1.1. Các khái niệm cơ bản cần làm rõ ........................................................................ 5 1.1.2 Tổng quan về bệnh viêm vú ................................................................................. 7 1.1.3. Tổng quan về các thiệt hại kinh tế do bệnh viêm vú gây ra ............................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 14 1.2.1 Thực trạng về tổn thất do bệnh viêm vú trên đàn bò thế giới ............................ 14 1.2.1 Thực trạng về tổn thất do bệnh viêm vú trên đàn bò TH ................................... 16 1.3.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 16 1.3.1. Tổng quan công trình nghiên cứu nước ngoài .................................................. 16 1.3.2 Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 23 1.4. Bài học rút ra từ các công trình nghiên cứu ......................................................... 23 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 25 iii 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 25 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: ........................................................................................ 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 32 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 33 2.4. Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu ..................................................................... 35 2.4.1. Chi phí loại thải ................................................................................................. 35 2.4.2. Chi phí do giảm sản lượng sữa ......................................................................... 35 2.4.3. Chi phí điều trị .................................................................................................. 35 2.4.4. Trung bình tổng chi phí/bò viêm vú/chu kì ...................................................... 36 2.4.5. Chi phí hủy sữa không đạt tiêu chuẩn và do điều trị kháng sinh ...................... 36 2.4.6. Năng suất sữa bò khỏe mạnh: ........................................................................... 36 2.4.7. Năng suất sữa bò viêm vú: ................................................................................ 36 2.4.8. Độ chênh lệch về sản lượng giữa bò khỏe và bò bị viêm vú: ........................... 36 2.4.9 So sánh cơ cấu chi phí của một ca bệnh viêm vú trên bò giữa Việt Nam và Thế giới. ................................................................................................................. 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 38 3.1. Thực trạng về tổn thất kinh tế do bệnh viêm vú trên đàn bò sữa của trang trại TH ......................................................................................................... 38 3.2. Phân tích nguyên nhân của sự khác biệt về tổn thất giữa TH và Thế giới .......... 44 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 46 1.KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46 2. Kiến nghị ................................................................................................................. 47 2.1. Giải pháp về mặt chăn nuôi ................................................................................. 47 2.2. Giải pháp về mặt kinh tế ...................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 50 iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin đặc biệt bày tỏ sự cảm kích đến cố vấn của tôi, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Xuân Luận - Người đã luôn nhiệt tình, bằng tất cả tâm huyết của mình để định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt quãng thời gian thực hiện nghiên cứu khoa học cho đề tài này. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề cương và nghiên cứu, thầy cũng là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn cũng như định hướng cho phát triển và nghiên cứu đề tài. Một lần nữa, kính xin gửi đến thầy lời cảm ơn bằng tất cả tấm lòng chân thành của của mình. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến những tác giả nghiên cứu đi trước, những người đã thực hiện các đề tài liên quan, đã giúp tôi có được các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê, những nhận định liên quan để giúp củng cố lại các nội dung, kiến thức trong đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành Ban Lãnh Đạo Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH, Giáo Sư Võ Văn Sự chuyên gia về giống và di truyền gia súc tại Viện Chăn Nuôi TH, chị Nguyễn Thị Thảo nhân viên Viện Chăn Nuôi TH, anh Lê Văn Thiện, phó giám đốc Thú Y TH cùng các Quản Lí Trang Trại, chuyên gia dinh dưỡng đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các số liệu nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình một cách thuận tiện, đầy đủ và chính xác nhất. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn này. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau giữa viêm vú lâm sàng .........................................9 và viêm vú cận lâm sàng ..........................................................................................9 Bảng 1.3: Bảng xác định các chỉ tiêu đánh giá tổn thất .........................................18 do bệnh viêm vú ở 30 ngày đầu sau sinh trên bò ...................................................18 Bảng 1.3. Bảng xác định các chỉ tiêu đánh giá tổn thất do bệnh viêm vú ở 30 ngày đầu sau sinh trên đàn bò đang cho sữa ...................................................................18 Bảng 1.4: Rủi ro loại thải theo chu kì vắt sữa dùng để dự toán .............................19 tổn thất do loại thải sớm và bò chết vì bệnh viêm vú .............................................19 Bảng 1.5: Tổng quan về tổn thất kinh tế do bệnh viêm vú.....................................23 trên bò và quản lí chuỗi cung ứng ..........................................................................23 Bảng 3.1. Phân bố tỉ lệ bệnh viêm vú trên đàn bò qua từng chu kì ........................38 cho sữa (Giai đoạn 2019 - 2020) ............................................................................38 Bảng 3.2. Kết quả điều tra năng suất sữa và sản lượng sữa ...................................39 ở 2 nhóm bò (Phân theo chu kì vắt sữa) .................................................................39 Bảng 3.3. Kết quả điều tra năng suất sữa và sản lượng sữa ...................................40 ở 2 nhóm bò (Trung bình toàn đàn) ........................................................................40 Bảng 3.4. Kiểm định T (independent Sample Test) cho toàn đàn..........................40 Bảng 3.5. Chi phí điều trị thú y bò .........................................................................41 Bảng 3.6 Bảng tổng kết sản lượng sữa đổ bỏ do viêm vú (2019 - 2020) ...............42 Bảng 3.7 Thiệt hại trung bình do loại thải sớm ở bệnh viêm vú ............................42 Bảng 3.9 Tổng kết thiệt hại về kinh tế do bệnh viêm vú/bò...................................43 Bảng 3.10. So sánh chi phí tổn thất do bệnh viêm vú/bò/năm ...............................44 giữa TH và Thế Giới...............................................................................................44 Bảng 3.13. So sánh tỉ trọng chi phí nhập khẩu và chi phí ......................................45 mua (sản xuất) tại trong nước .................................................................................45 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 1.1: Minh họa sự thay đổi của sữa được vắt từ bò viêm vú do Ecoli ở thời điểm từ 6 giờ đến 36 giờ sau khi nhiễm bệnh .......................................... 8 Ảnh 2.1. Bản đồ huyện Nghĩa Đàn ................................................................... 25 Ảnh 2.2. Trang trại bò sữa TH. ......................................................................... 27 Ảnh 2.3. Hệ thống vắt sữa tại trang trại TH True Milk .................................... 30 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Những thông tin chung 1.1. Họ và tên tác giả: Trần Đình Tuệ 1.2. Tên đề tài: Đánh Giá Thiệt Hại Kinh Tế Do Bệnh Viêm Vú Tại Trang Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An 1.3. Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Xuân Luận 1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 2.Nội dung bản trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài Viêm vú là bệnh một trong những bệnh phổ biến nhất ở các đàn bò sữa trên toàn thế giới, đồng thời nó cũng được ghi nhận là căn bệnh làm tăng gánh nặng kinh tế trang trại chăn nuôi bò sữa ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin về bệnh viêm vú và thiệt hại về mặt kinh tế của bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các số liệu tham khảo về tổn thất kinh tế do bệnh viêm vú gây ra ở Việt Nam là không có, chủ yếu chỉ là các trích dẫn số liệu nghiên cứu ở các nước phát triển. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức thiệt hại về mặt kinh tế của bệnh viêm vú trên đàn bò sữa được chăn nuôi theo quy mô tập trung công nghiệp tại Việt Nam, địa điểm cụ thể là Xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, TỈnh Nghệ An. Theo hiểu biết của tác giả thì hiện tại ở Việt Nam không có đề tài nghiên cứu cụ thể về chủ đề này được xuất bản. Vì vậy, em chọn đề tài: “Đánh Giá Thiệt Hại Kinh Tế Do Bệnh Viêm Vú Tại Trang Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An”. Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá, phân tích các thiệt hại về mặt kinh tế của bệnh viêm vú trên bò, là tiền đề để người chăn nuôi Việt Nam có được số liệu cụ thể, đặc trưng cho nền chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam và cho các nghiên cứu xa hơn về các tổn thất do bệnh viêm vú trên đàn bò sữa. viii 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá được cụ thể mức tổn thất kinh tế do bệnh viêm vú trên bò sữa theo đúng đặc thù của điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam Phân tích tỉ lệ thiệt lại do từng loại tổn thất bệnh viêm vú mang lại như: giảm sản lượng sữa, tăng tỉ lệ loại thải, sửa đổ bỏ, chi phí thuốc thú y. So sánh mức thiệt hại do bệnh viêm vú trên đàn bò TH với Quốc Tế Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh viêm vú mang lại. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Là những thông tin chưa có sẵn, được thu thập lần đầu do chính người nghiên cứu thu thập. Phỏng vấn trực tiếp hoặc online (email, điện thoại, các phần mềm nhắn tin qua internet ...) để thu thập them các thông tin cần thiết cho việc đánh giá, thống kê 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp sẽ được bộ phận thông tin, chuyên môn của các trang trại cung cấp. Chủ yếu được trích xuất từ phần mềm quản lí đàn Afifarm tại 7 trang trại. Và chỉ sử dụng các số liệu đã được Ban Giám Đốc công ty cho phép sử dụng để thực hiện việc phân tích trong luận văn. 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu sẽ được tổng hợp và phân tích bằng excel để đưa ra được các chỉ số trung bình về tỉ lệ bệnh, tổng sản lượng sữa đổ bỏ, trung bình lượng sữa giảm trên 1 bò trong 1 chu kì cho sữa, để từ đó có được số liệu trung bình cho thiệt hại về kinh tế cho 1 ca bệnh viêm vú. 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được Kết quả nghiên cứu cho thấy sản lượng sữa trên đàn viêm vú có chiều hướng thấp hơn so với đàn không mắc bệnh viêm vú, với số liệu cụ thể qua từng chu kì cho sữa như sau (đơn vị % năng suất/bò/ngày): chu kì 1 giảm 4,2%, chu ix kì 2 giảm 5,2%, chu kì 3 giảm 6,0%, chu kì 4 giảm 4,7%, chu kì 5 giảm 5,1%, chu kì 6 giảm 4,1%, chu kì 7 giảm 7,5%, chu kì 8 giảm 2,8% và chu kì 9 giảm 3,4%. Trung bình sản lượng sữa chênh lệch tính theo toàn đàn giữa nhóm viêm vú và không viêm vú là 0.535 lit/ngày/bò trong suốt chu kì cho sữa. Lượng sữa tiêu hủy trung bình cho 1 ca viêm vú là 96 lít/1 bò/1 lần điều trị. Trong các nhóm nhân tố tổn thất do bệnh viêm vú mang lại thì nhân tố loại thải sớm chiếm tỉ trọng gây tổn thất cao nhất về mặt kinh tế (71%), tiếp đến là giảm sản lượng sữa (16%), sữa đổ bỏ (10%), và chi phí thuốc thú y là thấp nhất (3%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ có sự chênh lệch khá lớn về tổng thiệt hại của 1 ca bệnh viêm vú tại Việt Nam (-694,2 USD) so với Thế giới (-444 USD). Trong đó sự phân bố tỉ lệ thiệt hại ở từng nhân tố cũng có sự khác biệt, như Loại thải sớm tại TH là 71% vs Thế Giới là 23%, chi phí thú y tại TH là 3% vs Thế Giới là 24% 2.5. Kết luận Nghiên cứu này lượng hóa được các tổn thất về chi phí của bệnh viêm vú lâm sàng trong suốt 1 chu kì vắt sữa của bò bằng cách sử dụng các các số liệu thực tế và các phép toán cụ thể. Các phát hiện cho thấy rằng phần lớn chi phí liên quan đến viêm vú lâm sàng là các chi phí khó nhìn thấy vì nó không thể hiện bằng tiền mặt, đồng thời đây cũng là các chi phí gián tiếp như loại thải sớm, sữa đổ bỏ và cả giảm sản lượng tiềm năng. Có một cơ hội lớn để giảm thiểu những chi phí này bằng cách quản lý sức khỏe bầu vú trong giai đoạn chuyển tiếp để ngăn ngừa viêm vú lâm sàng. Mặc dù khó nhìn thấy những tổn thất này trong thực tiễn nhưng những chi phí gián tiếp này phản ánh cơ hội bị mất và ảnh hưởng đến khả năng kinh tế của trang trại, do đó điều quan trọng là người sản xuất phải có nhận thức đầy đủ về những chi phí này Phương pháp ước tính chi phí này có khả năng thích ứng cao đối với các trang trại có quy mô chăn nuôi tập trung tại Việt Nam cho phép đánh giá các x biện pháp can thiệp quản lý cụ thể. Các khái niệm được mô tả và thảo luận trong dự án mô hình này giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về tác động kinh tế đầy đủ của bệnh viêm vú. Các đầu vào của mô hình có thể được tùy chỉnh theo các tình huống cụ thể và được cập nhật theo điều kiện kinh tế hiện tại. Cấu trúc mô hình cũng cho phép điều chỉnh ảnh hưởng của bệnh viêm vú trong tương lai khi có nhiều dữ liệu hơn. 2.6. Khuyến nghị Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Giải pháp về mặt chăn nuôi: Chăm sóc môi trường sống cho bò: Môi trường sống kém vệ sinh, nền chuồng ẩm ướt là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh viêm vú phát triển, vì thế cần có lịch vệ sinh định kì chuồng trại và chăm sóc nền chuồng, đảm bảo nơi bò sống và nghỉ ngơi luôn khô ráo, vệ sinh và được sát khuẩn định kì. Đảm bảo kĩ thuật vắt sữa và vệ sinh trang thiết bị vắt sữa để ngăn ngừa mầm bệnh xâm bệnh vào bầu vú trong quá trình vắt sữa. Hệ thống chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, có hệ thống tắm mát giúp và không bị sốc nhiệt, ổn định sức khỏe sức đề kháng để có thể chống lại bệnh một cách tự nhiên. Việc dùng đúng các dung dịch nhúng vú sát khuẩn cũng là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh viêm vú: dụng dịch nhúng vú cần có độ bám dính tốt, có màu dễ nhận diện để có thể biết được công nhân thực hiện việc nhúng vú có đạt yêu cầu hay không. Cần có khu chăm sóc gia súc riêng biệt để tránh lây bệnh sang bò khỏe mạnh, ngoài ra, việc này cũng giúp kiểm soát tốt hơn đối tượng bò ốm, giúp bò nhanh hồi phục và tránh nhiễm chéo trong quá trình vắt sữa vì nhóm bò ốm riêng biệt sẽ luôn là nhóm cuối cùng được đưa vào giàn vắt. Dinh dưỡng gia súc: đảm bảo gia súc được cung cấp đủ dinh dưỡng theo từng khẩu phần phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. xi Giải pháp về mặt kinh tế: Đặt chỉ tiêu về phát hiện sớm bệnh viêm vú trên bò: Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kì để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm vú, điều này giúp giảm thiểu các tác hại về chi phí thuốc thú y, sữa đổ bỏ và loại thải sớm do bệnh viêm vú. Thay đổi thời gian khấu hao bò: Với thiệt hại do phải loại thải sớm trước thời hạn khấu hao, tuổi loại thải trung bình đối với bò bệnh viêm vú là ở chu kì vắt sữa 3.5 thay vì 5 năm mới hết khấu hao, tỉ trọng thiệt hại về tài chính cho hạng mục này chiếm đến 81% trong tổng chi phí thiệt hại do tổng hợp tác động từ bệnh viêm vú mang lại. ta thấy con số này khá lớn, nhà chăn nuôi cần xem xét rút ngắn thời hạn khấu hao trên bò từ 5 năm xuống còn 3 năm, điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và lợi nhuận trong thời gian đầu, tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng cần được xem xét để giảm thiểu tác hại về mặt kinh tế do loại thải sớm. Đầu tư thêm chi phí thú y cho phòng bệnh: Xem xét các nguyên nhân mầm bệnh gây viêm vú phổ biến để mua các vaccine để phòng bệnh nhằm giảm bệnh viêm vú lâm sàng. Với chi phí thú y chỉ chiếm 1% trong tổng thiệt hai/ca viêm vú thì đây là vấn đề cần được xem xét và áp dụng sớm, chuyển đổi từ chi phí sang điều trị sang chi phí phòng bệnh. Thay đổi thuốc điều trị Xem xét sử dụng các loại thuốc kháng sinh có hạn thải trừ ngắn ngày hoặc không có áp dụng hạn thải trừ qua sữa để rút ngắn thời gian cách ly đổ bỏ sữa, nhanh chóng đưa bò vào sản xuất. Điều này sẽ giúp giảm bớt lượng sữa đổ bỏ, dẫn đến tăng thêm thu nhập. Người hướng dẫn khoa học Học viên (Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài Đã từ lâu chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm chủ yếu phục vụ đời sống con người. Cùng với nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng cao, chăn nuôi cũng đạt nhiều thành tựu nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập (APEC, WTO…) như hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta cũng phải chuyển mình cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tống Xuân Chinh “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ, theo thống kê ở giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa ở việt có mức tăng trưởng bình quân là 2,09%/năm, với tổng doanh thu là 109 nghìn tỷ đồng trong năm 2018”. Đặc biệt, ở giai đoạn 2020 - 2021, mặc dù do tác động của Covid nhưng doanh thu ngành sữa Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định, “Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 doanh thu Sữa Việt ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước. Sản lượng sữa nước của Việt Nam năm 2021 ước đạt 1.770,1 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020” (Bích Vân, 2022). Việt Nam hiện đang đứng thứ tư về năng suất sữa/bò, ở vị trí thứ sáu về tổng sản lượng sữa ở khu vực châu Á. Bên cạnh các thành tựu nuôi bò sữa thực hiện còn chậm, diện tích đất canh tác để trồng cỏ cho bò còn ít. Việc chế biến thức ăn thô, xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho bò sữa còn khó khăn; chưa thiết lập được hệ thống về kiểm soát chất lượng sữa tươi nguyên liệu và sữa thành phẩm; thiếu công nghệ bảo quản và chế biến sữa ở cả nông hộ và trang trại. Một số công ty, tập đoàn: TH True milk, Vinamilk, Mộc Châu... đã đầu tư lớn cho bò sữa, song sản lượng sữa tươi nguyên liệu chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến các hộ nuôi bò gặp khó khăn. 2 Mặt khác, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với sữa nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nước, hiện các công ty chế biến sữa áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật, do đó khâu kiểm tra chất lượng phụ thuộc vào các trạm thu gom, nhưng khi có sự cố phát sinh, hộ chăn nuôi phải tự xử lý, thêm tốn kém. Ông Nguyễn Văn Bưởi (huyện Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: Chăn nuôi bò sữa khá vất vả, có thời điểm giá thức ăn, con giống tăng cao, chi phí xây chuồng trại, hệ thống làm mát tốn kém, đặc biệt hơn cả là tình hình phức tạp của dịch bênh và các bệnh khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn bò. Với điều kiện là 1 nước nhiệt đới ẩm, VN là đất nước có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật gây bệnh trên bò, trong đó nổi trội nhất có thể nói đến là bệnh viêm vú trên đàn bò sữa, Mỗi năm, ngành chăn nuôi bò sữa thường xuyên phải đối mặt với những căn bệnh gây thiệt hại kinh tế mà cho đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để. Trong số đó, bệnh viêm vú được xem là căn bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi bò sữa, bởi những hệ lụy của nó như làm mất khả năng cho sữa của bò, gây chết bò nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh này lên tới 60%, phải thải loại vật nuôi nếu nhiễm bệnh ở mức nặng. (Anh Thư, 2020, P.1). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cụ thể về các thiệt hại do bệnh viêm vú trên đàn bò ở việt nam chưa được thực hiện trước đây, các số liệu hiện tại chỉ mang tính tham khảo từ nền chăn nuôi bò sữa ở nước ngoài như ở Mỹ, Úc, New Zealand.. Vì thế, trong điều kiện tăng trưởng dương về quy mô chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam thì đây là một đề tài mang tính cấp thiết và sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau này để đảm bảo số liệu được khách quan và liên quan chặt chẽ đến nền chăn nuôi và kinh tế trang trại tại việt nam. Qua các lí do trên nên tôi chọn đề tài “Đánh giá thiệt hại kinh tế do bệnh viêm vú tại trang trại chăn nuôi bò sữa ở Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá được cụ thể mức tổn thất kinh tế do bệnh viêm vú trên bò sữa theo đúng đặc thù của điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam 3 Phân tích tỉ lệ thiệt lại do từng loại tổn thất bệnh viêm vú mang lại như: giảm sản lượng sữa, tăng tỉ lệ loại thải, sửa đổ bỏ, chi phí thuốc thú y. So sánh mức thiệt hại do bệnh viêm vú trên đàn bò TH với Quốc Tế Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh viêm vú mang lại 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức thiệt hại về mặt kinh tế và tỉ lệ thiệt hại của các yếu tố ảnh hưởng do bệnh viêm vú gây ra trên đàn bò cho sữa giống Holstein đang được chăn nuôi theo quy mô tập trung tại Xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An. Chỉ nghiên cứu với những trang trại chăn nuôi tập trung 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: đề tài tập trung thu thập và phân tích số liệu sơ cấp được trích xuất tại thời điểm của năm 2021, số liệu được chọn là toàn bộ số liệu về bò đã hoàn thành chu kì vắt sữa trong năm 2020 - 2021. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn có sẵn: Tổng đàn, năng suất sữa của từng các thể, hồ sơ sức khỏe của từng các thể bò, số liệu điều trị bệnh viêm vú. Phạm vi không gian: Địa điểm nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi bò sữa theo quy mô tập trung công nghiệp tại Xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An. Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thiệt hại về mặt kinh tế, tỉ trọng của từng loại thiệt hại do bệnh viêm vú trên đàn bò TH và so sánh mức độ thiệt hại/ca viêm vú giữa đàn bò TH và Thế Giới 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 4.1. Ý nghĩa Khoa học - Đề tài sẽ là một công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với thực tiễn sản xuất. 4 - Chứng minh và làm rõ được mối tương quan giữa các thiệt hại do bệnh viêm vú mang lại. - Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo chính thống và mang tính thực tiễn cho điều kiện chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam - Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu thực tiễn xa hơn ở cùng chủ đề để phục vụ cho ngành chăn nuôi bò sữa tập trung tại Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài sẽ mang lại các con số tham khảo thực tiễn và cụ thể về thiệt hại kinh tế của bệnh viêm vú trên bò sữa trong môi trường chăn nuôi tập trung công nghiệp tại Việt Nam - Xác định được mức tổn thất trung bình về kinh tế cho 1 ca viêm vú lâm sàng trên bò. - Giúp nhà chăn nuôi trong nước nhận thấy được mức thiệt hại thông qua 1 con số cụ thể và từ đó giúp nhà chăn nuôi, nhà quản lí nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và ra các quyết định tài chính liên quan đến việc điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm vú. - Xác định được mức giảm năng suất sữa trung bình/ca bò bệnh trong 1 chu kì vắt sữa so với bò không bị mắc bệnh viêm vú ở từng chu kì vắt sữa - Xác định được độ tuổi loại thải trung bình của bò bị mắc bệnh viêm vú. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản cần làm rõ 1.1.1.1 Loại thải: Loại thải bò là hành động xác định đối tượng và loại bỏ một con bò khỏi đàn, giả sử quy mô đàn không đổi hoặc mở rộng, thay thế con bò đó bằng một con bò khác, thường là bò cái tơ đang cho con bú lần đầu. Tỷ lệ loại thải được mô tả bằng % bò bị loại khỏi đàn. Hiểu rõ được nguyên nhân và tỷ lệ loại thải là nhân tố quan trọng trong quản lý sản xuất sữa và kiểm soát lợi nhuận. Khi các nhà quản lý trang trại bò sữa thực hiện việc loại thải gia súc quá thường xuyên hoặc quá nhanh, chi phí thay thế sẽ là quá cao. Khi người quản lý quyết định giữ nuôi gia súc quá lâu thì khả năng sản xuất sữa, sinh sản hoặc việc cải thiện các chỉ tiêu di truyền có thể bị suy giảm. Theo wikipedia “Loại thải (tiếng Anh: Culling) hay Vật nuôi thải loại chỉ việc tiêu hủy, loại bỏ đi những cá thể không mong muốn hoặc đã chết do dịch bệnh[1] hiện nay, khái niệm này được mở rộng hơn, vì sự rời đi của con bò ra khỏi đàn do việc bán (sold), giết mổ (slaughter), tận thu (salvage) hoặc bị chết (died) đều được gọi là loại thải, tương ứng là thuật ngữ tỉ lệ hao hụt (Herd turnover rate)”. (2021) Về đặc điểm chăn nuôi, loại thải được chia ra làm 2 loại thải không tự nguyện (involuntary) và loại thải tự nguyện (voluntary). Loại thải tự nguyện “là cho trường hợp bán bò để nuôi vắt sữa hoặc cho mục đích khác với điều kiện bò được bán bình thường về sức khỏe cũng như năng suất bình thường” (Wikipedia, 2022). Loại Thải không tự nguyện là việc loại thải bò có liên quan đến lí do sức khỏe như đau chân móng, tai nạn, không có khả năng sinh sản hoặc kém khả năng sinh sản, bệnh viêm vú, bệnh khác ... Cách phân loại này không phản ánh thực tế của quyết định loại thải hoặc bản chất lý do tại sao con bò được loại thải. Quá trình phân loại nguyên nhân loại thải hay bị mắc lỗi thiên lệch và sai. 6 1.1.1.2 Chất lượng sữa Theo Cooley (n.d), Chất lượng sữa tươi nguyên liệu được đánh giá dựa theo 4 tiêu chí chính: số lượng tế bào soma trong sữa, Không có tồn dư thuốc kháng sinh; tỉ lệ béo và protein trong sữa. Theo khảo sát từ Progressive Dairy, có đến chín mươi bốn phần trăm nông dân chăn nuôi bò sữa đồng ý rằng tế bào soma thấp và số lượng vi khuẩn thấp là một trong những chỉ tiêu quan trọng của định nghĩa về chất lượng sữa. 1.1.1.3 Tế bào Soma Tế bào soma là tế bào bạch cầu miễn dịch của cơ thể hiện diện trong sữa tươi nguyên liệu. “Số lượng tế bào Soma (SCC) được dùng để đánh giá chất lượng của sữa. Tế bào Soma là tế bào bình thường của cơ thể và có số lượng thấp ở trong sữa. Nếu số lượng tế bào Soma tăng trong sữa là điều không bình thường, điều này dẫn đến chất lượng sữa bị giảm do bò bị nhiễm trùng ở phía trong tuyến vú” (www.dairyvietnam.com, n.d.), bên cạnh đó “Trên thị trường chất lượng sữa thường xuyên được đánh giá thông qua số lượng tế bào Soma. Mức độ của SCC được xác định để so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng sữa. Hiện nay hầu hết thị trừơng đều trả giá cao cho sữa có số lượng SCC trong sữa thấp tức là chất lượng sữa tốt hơn” (www.dairyvietnam.com, n.d.). Số lượng tế bào soma (SCC) là một chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng sữa, được định lượng bằng số lượng tế bào trên một ml sữa. Quy ước chung như sau (AHDB, 2022): - SCC của một cá thể bò từ 100.000 con trở xuống chỉ ra một con bò 'không bị nhiễm bệnh', nơi không có thiệt hại về sản lượng đáng kể do viêm vú cận lâm sàng. - SCC ngưỡng 200.000 sẽ xác định liệu một con bò có bị nhiễm bệnh viêm vú hay không. Những con bò có kết quả trên 200.000 con có khả năng cao bị nhiễm bệnh trong ít nhất một phần tư. - Những con bò bị nhiễm mầm bệnh đáng kể có SCC từ 300.000 trở lên. 7 Tại Châu Âu, người chăn nuôi bò sữa được thưởng về mặt tài chính nếu SCC của đàn thấp và sẽ bị phạt nếu SCC trong sữa nguyên liệu vượt ngưỡng cho phép, bởi vì số lượng tế bào Soma phản ánh chất lượng của sữa được tạo ra và có ý nghĩa đối với khả năng giữ hương vị của các sản phẩm sữa khác như sữa chua hoặc pho mát. Các hợp đồng sữa thường xác định một số 'ngưỡng' SCC và bất kỳ khoản tiền thưởng tương ứng nào khi đạt được chúng. Sữa có SCC hơn 400.000 được Liên minh Châu Âu coi là không phù hợp cho tiêu dùng của con người. (AHDB, 2022). 1.1.1.4. Chu kì tiết sữa Là khoảng thời gian tính từ bò mẹ bắt đầu tiết sữa từ các tuyến vú của nó. Một chu kì tiết sữa được tính bằng khoảng thời gian giữa lần để trước và lần đẻ ở lứa tiếp theo. Trong điều kiện lí tưởng thì một chu kì vắt sữa có khoảng thời gian là 12 tháng, trong đó thời gian cho sữa liên tục là 306 ngày và 60 ngày cạn sữa để phục hồi lại thể trạng, nhằm chuẩn bị cho lứa đẻ tiếp theo. (Holsteinfoundation, 2017) Bò đẻ lần đầu tiên được gọi là bò vắt sữa chu kì 1, ở các lần đẻ tiếp theo tương ứng sẽ được gọi là bò vắt sữa chu kì 2, 3 … 1.1.2 Tổng quan về bệnh viêm vú 1.1.2.1. Định nghĩa “Viêm vú bò là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường” (Nguyễn Văn Thành, 2002). Bệnh viêm vú là bệnh được gây ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường ngoài vào trong tuyến vú của bò. Hầu hết các loài vi khuẩn đều có thể tấn công vào tuyến vú và gây ra bệnh viêm vú (Erkine, 2020). Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hồ Chí Minh, “bệnh viêm vú là bệnh xảy ra khá phổ biến trên đàn bò sữa. Theo khảo sát cho thấy, tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm vú chiếm khoảng 60% trong tổng đàn. Tuy không gây chết ngay cho bò mắc bệnh, nhưng thiệt hại về kinh tế là khá lớn, thậm chí phải loại thải vật nuôi”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất