Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thích hợp đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh ...

Tài liệu đánh giá thích hợp đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

.PDF
80
1
103

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHU THỊ LAN ANH ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Giang NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Chu Thị Lan Anh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Lê Thị Giang, giảng viên bộ môn Hệ thống thông tin địa lý – Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành bài báo cáo này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Hệ thống thông tin địa lý – Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Lương Tài, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Tài cùng Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Chu Thị Lan Anh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục bảng ................................................................................................................. v Danh mục sơ đồ, hình ...................................................................................................... vi Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Tổng quan về đánh giá đất .................................................................................. 3 2.1.1. Tính cấp thiết của đánh giá đất đai ..................................................................... 3 2.1.2. Bản đồ đơn vị đất đai .......................................................................................... 4 2.1.3. Loại sử dụng đất ................................................................................................. 9 2.1.4. Đánh giá đất theo FAO ..................................................................................... 12 2.2. Đánh giá thích hợp đất đai ................................................................................ 17 2.2.1. Nguyên tắc phân hạng thích hợp đất đai .......................................................... 17 2.2.2. Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai ................................................. 18 2.2.3. Phương pháp xác định khả năng thích hợp đất đai ........................................... 18 2.2.4. Giới thiệu về phần mềm Mapinfo ..................................................................... 19 2.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở thế giới và Việt Nam ............................. 22 2.3.1. Tình hình đánh giá đất trên thế giới.................................................................. 22 2.3.2. Tình hình đánh giá đất ở Việt Nam .................................................................. 24 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 26 3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 26 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 26 iii 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26 3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.......... 26 3.4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .................. 26 3.4.4. Đánh giá thích hợp đất đai huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .......................... 27 3.4.5. Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Lương Tài .................. 27 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 27 3.5.2. Phương pháp đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai theo FAO ....................... 27 3.5.3. Phương pháp phân tích không gian của GIS .................................................... 28 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ............. 29 4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa chất .......................................................................... 29 4.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn, sông ngòi, đất đai .............................. 31 4.1.3. Đặc điểm về kinh tế, xã hội .............................................................................. 35 4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh......... 37 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ............................. 37 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ................................ 40 4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................ 42 4.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp......................................................................... 42 4.3.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính .......................................................................... 47 4.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................ 49 4.3.4. Mô tả các đơn vị đất đai ................................................................................... 52 4.4. Đánh giá thích hợp đất đai huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .......................... 54 4.4.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất ................................... 54 4.4.2. Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất ........................................ 55 4.5. Đề xuất giải pháp xử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Tài ........................ 62 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 65 5.1. Kết luận............................................................................................................. 65 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 66 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 66 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Biến động về dân số, lao động qua các năm .............................................. 36 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 31/12/2016 ..................................... 41 Bảng 4.3. Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................... 43 Bảng 4.4. Các loại đất dùng để xây dựng bản đồ đất ................................................. 44 Bảng 4.5. Phân cấp địa hình tương đối....................................................................... 44 Bảng 4.6. Phân cấp mức độ tiêu thoát nước .............................................................. 44 Bảng 4.7. Phân cấp thành phần cơ giới ..................................................................... 45 Bảng 4.8. Phân cấp độ sâu xuất hiện tầng glây ......................................................... 45 Bảng 4.9. Phân cấp độ phì nhiêu đất .......................................................................... 46 Bảng 4.10. Thống kê thuộc tính của bản đồ đất ........................................................... 47 Bảng 4.11. Thống kê thuộc tính bản đồ địa hình.......................................................... 47 Bảng 4.12. Thống kê thuộc tính bản đồ chế độ tiêu ..................................................... 48 Bảng 4.13. Thống kê thuộc tính bản đồ thành phần cơ giới ......................................... 48 Bảng 4.14. Thống kê thuộc tính bản đồ độ sâu tầng gley ............................................ 49 Bảng 4.15. Thống kê thuộc tính bản đồ độ phì nhiêu................................................... 49 Bảng 4.16. Cấu trúc CSDL không gian của bản đồ ĐVĐĐ ......................................... 50 Bảng 4.17. Các đơn vị đất đai của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh........................... 51 Bảng 4.18. Thống kê diện tích đất theo LMU phân theo các xã ................................. 53 Bảng 4.19. Các loại sử dụng đất của huyện Lương Tài ............................................... 54 Bảng 4.20. Yêu cầu sử dụng đất cho các loại sử dụng đất của huyện .......................... 55 Bảng 4.21. Hiện trạng thích hợp đất đai của loại sử dụng đất chuyên lúa ................... 56 Bảng 4.22. Thống kê diện tích đất thích hợp của loại sử dụng đất chuyên lúa theo các xã .................................................................................................. 57 Bảng 4.23. Hiện trạng thích hợp đất đai của loại sử dụng đất 2 lúa – 1 màu .............. 57 Bảng 4.24. Thống kê diện tích đất thích hợp của loại sử dụng đất 2 lúa - màu theo các xã .................................................................................................. 58 Bảng 4.25. Hiện trạng thích hợp đất đai của loại sử dụng đất chuyên màu ................ 59 Bảng 4.26. Thống kê diện tích đất thích hợp của loại sử dụng đất chuyên màu theo các xã .................................................................................................. 60 Bảng 4.27. Hiện trạng thích hợp đất đai của LUT4 ..................................................... 60 Bảng 4.28. Thống kê diện tích đất thích hợp của LUT4 theo các xã ........................... 61 Bảng 4.29. Thống kê mức độ thích hợp đối với LUT của các LMU ........................... 62 v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 4.1. Vị trí huyện Lương Tài trong toàn tỉnh Bắc Ninh. ......................................... 29 Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Lương Tài (theo thống kê 2016). ......................... 42 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CSDL Cơ sở dữ liệu ĐVĐĐ Đơn vị đất đai FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc LMU Đơn vị đất đai LUT Loại sử dụng đất TTCN Tiểu thủ công nghiệp UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên Hiệp Quốc UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Chu Thị Lan Anh Tên Luận văn: Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 1. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Lương Tài. - Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất của huyện Lương Tài. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp gồm: nguồn dữ liệu thuộc tính và nguồn dữ liệu không gian. - Phương pháp phân tích không gian của GIS. - Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai theo FAO gồm 4 phân hạng: S1, S2, S3, N. 3. Kết quả chính và kết luận - Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Lương Tài. - Đánh giá công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ nhân dân trong thời gian tới. - Xây dựng 6 sơ đồ đơn tính tương ứng với 6 chỉ tiêu được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Loại đất (So); Địa hình (To); Chế độ tiêu (Dr); Thành phần cơ giới (Te); Độ sâu tầng Gley (Gl); Độ phì nhiêu (Fe). Trong đó, bản đồ đất được kế thừa thông tin từ bản đồ thổ nhưỡng của viện Thổ nhưỡng Nông hóa thành lập năm 2008 và được biên tập chỉnh sửa ranh giới, mã hiện trạng theo đúng số liệu thống kê tới ngày 31/12/2016 của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Tài. - Chồng xếp 6 bản đồ đơn tính xây dựng được 1 bản đồ đơn vị đất đai với 30 đơn vị đất đai tương ứng với 4 nhóm đất chính: Đất phù sa (23 LMU); Đất cát (1 LMU); Đất loang lổ (2 LMU); Đất xám (2 LMU). - Nghiên cứu đã đánh giá thích hợp đất đai cho 4 LUT: Chuyên lúa (LUT1), 2 lúa – màu (LUT2), chuyên màu (LUT3) và cây ăn quả (LUT4). Mức độ thích hợp của các LUT được phân thành 4 mức S1, S2, S3 và N. Loại hình LUT1 với mức độ thích hợp trung bình (S2) có diện tích lớn nhất 2718,78ha chiếm 47,28% tổng diện tích đất điều viii tra, diện tích đất không thích hợp trồng lúa (N) chiếm tỷ lệ nhỏ với 25,53 ha thuộc tổ hợp đất cát, độ phì nhiêu kém. Loại hình LUT2: mức độ thích hợp cao (S1) là 1302,97ha, mức độ thích hợp trung bình (S3) là 3848,78 ha, mức độ thích hợp kém là 598,24ha. Loại hình LUT 3: mức độ thích hợp (S1) có diện tích 935,89 ha, diện tích của mức độ (S2) là 4402,83 ha, mức độ S3 là 411,27 ha. Đối với LUT4, diện tích (S2) chiếm đa số với 4103,42 ha, diện tích đất không thích hợp (N) là 727,66 ha. Trong nghiên cứu cũng đưa đưa ra 1 số đề nghị cải tạo yếu tố chế độ tiêu cho 1 số vùng có chế độ tiêu kém để nâng mức độ thích hợp của vùng đối với từng LUT. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Chu Thi Lan Anh Thesis title: Land suitability evaluation for land use orientation in Luong Tai district, Bac Ninh province. Major: Land Management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research objectives - Land unit mapping for Luong Tai district. - Land suitability evaluation for land use types of Luong Tai district. Materials and Methods - Secondary data collection and survey method: attribute data source and spatial data source. - Method of spatial analysis of GIS - Method of land suitability classification following FAO, includes 4 classes: S1, S2, S3, N. Main findings and conclusions - Assess the natural and socio-economic conditions of Luong Tai district. - Assess the land management and current land use in the district in order to improve management quality and serve people in the coming time. - Create 6 single maps corresponding to 6 indicators selected for land unit mapping: soil type (So); terrain (To); drainage regime (Dr); texture (Te); Gley’s depth (Gl); soil fertility (Fe). In which, soil map is inherited information from the soil map of the National Institute of Soils and Fertilizers established in 2008 and edited the boundary, status code according to statistics by 31/12/2016 of the Natural Resources and Environment Office of Luong Tai district. - Overlay 6 single maps built a land unit map of land units with 28 land units corresponding to 4 soil combinations: Gley alluvial soil (2 LMUs); Alluvial soils with variable stratum (3LMUs); Acid alluvial soils with variable stratum (3 LMUs); patchy alluvial soil (3 LMUs); Gleyi alluvial soil (4 LMUs); Acid alluvial soil with medium texture (5 LMUs); Light acidity alluvial soil (5 LMUs); Sandy soil (1 LMU); Patchy soil (2 LMUs); Gray soil (2 LMUs). - The study has assessed the land suitability for 4 LUTs: Rice (LUT1), 2 rice – 1 cash crop (LUT2), cash crops (LUT3), and fruit trees (LUT4). The suitability of LUTs are x classified into 4 levels S1, S2, S3, and N. LUT1 with moderate suitability (S2) has the largest area of 2718.78ha, accounting for 47.28% of total investigation land area, land area not suitable for rice (N) accounts for a small proportion of 25.53 ha of sandy soil, low fertility. LUT2: high suitability level (S1) is 1302.97 ha, moderate suitability (S3) is 3848.78 ha, low suitability is 598.24 ha. LUT 3: suitability level (S1) has an area of 935.89 hectares, the area of the S2 level is 4402.83 hectares, the S3 level is 411.27 hectares. For LUT4, area (S2) occupies the majority with 4103.42 ha, land area not suitable (N) is 727.66 ha. The study also offers some suggestions for improving the drainage factor for some poorly drained areas to increase the suitability level of the area for each LUT. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng sẽ không có bất kỳ một ngành sản xuất nào được diễn ra. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, nơi xây dựng thành phố, làng mạc, các công trình sự nghiệp,...; là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định; là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Như vậy, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của thiên nhiên ban tặng cho con người. Như chúng ta đã biết, đánh giá đất đai cung cấp những thông tin quan trọng, làm cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý sử dụng đất. Đặc biệt trong quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, đánh giá đất đai giúp các nhà quy hoạch đưa ra định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai. Năm 1976, FAO đã đưa ra pháp đánh giá đất đai tự nhiên có xem xét thêm về yếu tố kinh tế chứ chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Đến năm 1993, trên cơ sở phát triển phương pháp đánh giá đất đai cho quản lý sử dụng đất bền vững (FESLM), FAO đã quan tâm cùng lúc đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Tới năm 2007, FAO phát triển công nghệ và nhấn mạnh phương pháp đánh giá đất đai bền vững vào trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai có nghĩa là đánh giá đất đai là phải đánh giá đất đai bền vững. Trong quá trình đánh giá thì đánh giá thích hợp đất đai là một công đoạn không thể thiếu. Dựa trên số liệu đánh giá thích hợp đất đai cho từng loại cây, cho các loại sử dụng đất, các nhà quản lý, nhà quy hoạch sẽ đưa ra định hướng sử dụng đất thích hợp cho tương lai. Thế giới đã và đang trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học công nghệ sâu sắc, đặc biệt là khoa học vũ trụ và công nghệ thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin địa lý (GIS) từ khi hình thành đã được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như: dự báo dân số; điều tra, giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường; dự báo, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai... Việc áp dụng công nghệ GIS nói chung, GIS trong đánh giá đất nói riêng đang dần phổ biến và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên công nghệ GIS đã được thực hiện ở nhiều 1 nơi, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý đánh giá việc sử dụng tài nguyên đất Việt Nam. Lương Tài là một huyện chiêm trũng của tỉnh Bắc Ninh, cách tỉnh lỵ khoảng 30 Km, có các trục giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế xã hội là tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối Lương Tài với Gia Bình, Thuận Thành (Bắc Ninh), Lương Tài với Cẩm Giàng (Hải Dương). Lương Tài là một huyện thuần nông, với lợi thế đất đai mầu mỡ, sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hóa cao nhưng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì chưa cao. Các loại sử dụng đất đa dạng nhưng chủ yếu là chuyên lúa. Nếu biết cách sử dụng các loại sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân cũng như góp một phần ngân sách cho địa phương. Đánh giá thích hợp đất đai sẽ đem lại hiệu quả sử dụng đất cao trong hiện tại cũng như tương lai. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/10.000 huyện Lương Tài. - Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất bằng chưa sử dụng. - Địa điểm nghiên cứu: Toàn địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Luận văn đã thể hiện rõ các tính chất đất đai tự nhiên của huyện thông qua các đặc tính như loại đất, địa hình, chế độ tiêu, độ phì nhiêu, thành phần cơ giới, độ sâu tầng glây và xây dựng được bản đồ ĐVĐĐ của huyện Lương Tài. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến công tác đánh giá đất đai. Ngoài ra, đề tài đã đóng góp vào lý luận đánh giá đất trên các vùng đất khác nhau, tạo cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất cũng như chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT 2.1.1. Tính cấp thiết của đánh giá đất đai Đất là một trong những sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, được hình thành do quá trình tổng hợp lâu dài của 5 yếu tố: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Đất là lớp bề mặt bao phủ trái đất, mọi hoạt động của con người đều gắn liền với bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Ngoài ra, đất đai còn là nguồn của cải, là tài sản cố định, là thước đo tiềm lực của mỗi quốc gia. Như vậy, có rất nhiều khái niệm về đất, tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì đất là một vùng có ranh giới, vị trí cụ thể, không thể di chuyển, là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của con người. Hiện nay trên thế giới diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm và thoái hóa do các quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp,... Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn được những suy thoái về tài nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người và hướng tới việc sử dụng và quản lý đất một cách có hiệu quả trong tương lai thì công tác nghiên cứu về đánh giá đất đai là rất quan trọng và cần thiết. Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra thành lập bản đồ đất theo các tỷ lệ khác nhau dẫn tới khái niện đánh giá đất đai. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá đất đai (Land Evaluation) có thể hiểu là “Quá trình dự đoán tiềm năng đất đai phục vụ cho các yêu cầu, mục tiêu cụ thể”. Hay nói cách khác là “dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất”. Theo A Young: “ Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một số loại sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn” (Huỳnh Thanh Hiền, 2015). Theo FAO, “ Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có” (FAO, 1994). 3 Đánh giá đất đai cho phép phát hiện các tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa hợp lý, đưa vào phục vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá đất có thể lựa chọn cho mỗi vùng đất một hệ thống sử dụng đất hợp lý và bền vững. Đánh giá đất giúp cho các phương án quy hoạch sử dụng đất mang tính khả thi bởi nó đưa ra các phương án khắc phục và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sử dụng đất cho từng vùng đất, phù hợp với từng chất lượng đất đai. Đánh giá đất đai là cơ sở khoa học quan trọng nhất cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất. FAO cùng với sự tham gia của các chuyên gia đầu nghành về lĩnh vực đất đai đã tổng hợp, xây dựng bản “Đề cương đánh giá đất đai” vào năm 1976, được nhiều nước trên thế giới công nhận và vận dụng một các sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với mỗi địa phương. 2.1.2. Bản đồ đơn vị đất đai Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai, hay nói cách khác bản đồ đơn vị đất đai là tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực đánh giá đất được xác định trên khung địa lý và có ranh giới cụ thể. Mỗi LMU luôn có toạ độ, diện tích và được xác định trên bản đồ đơn vị đất đai. Khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết dự định tiến hành trong đánh giá đất là rất quan trọng đối với việc xác định những đặc tính, tính chất đất đai cần sử dụng để phân vẽ ranh giới các đơn vị bản đồ đất đai, nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, từ đó sẽ ảnh hưởng đến số lượng các đơn vị đất đai và sự phân bố của chúng trong khu vực nghiên cứu cũng như thể hiện trên bản đồ. Các yêu cầu khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 1. LMU cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa hoặc các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ, nếu chúng không thể hiện được lên bản đồ thì phải được mô tả chi tiết. Các LMU được xác định bởi các chỉ tiêu phân cấp, tuỳ theo khu vực, mục tiêu, phạm vi và tỷ lệ bản đồ mà số các chỉ tiêu phân cấp phù hợp sẽ được lựa chọn, các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải khớp với các chỉ tiêu đã phân cấp ở các bản đồ chuyên đề (các bản đồ đơn tính), các chỉ tiêu định tính phải diễn giải cụ thể và chú dẫn đầy đủ. Sự đồng nhất giữa các khoanh đất để xác định đơn vị bản đồ đất đai luôn phụ thuộc vào chỉ tiêu và mức độ phân cấp. 4 2. Các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại sử dụng đất (LUT) sẽ được lựa chọn. Mục đích của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là nhằm xác định được các yêu cầu sử dụng đất cho từng loại sử dụng đất, nó cũng là cơ sở xếp hạng các yếu tố chuẩn đoán và phân hạng thích hợp đất đai một cách gián tiếp (qua các đặc tính và tính chất đất đai) giúp cho việc xác định được loại sử dụng đất thích hợp nhất trong khu vực đánh giá đất được chính xác. Hay nói cách khác các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của đơn vị đất đai với loại sử dụng đất. Các LMU phải thích hợp với các yêu cầu sử dụng đất của các LUT. Do đó các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại sử dụng đất sẽ được lựa chọn, có như vậy kết quả của việc đánh giá đất mới đảm bảo tính thích hợp, có hiệu quả và đạt tính khả thi cao. 3. Các LMU phải vẽ được trên bản đồ. Trường hợp đặc biệt không thể hiện được trên bản đồ thì phải được mô tả chi tiết. Tuỳ theo tỷ lệ bản đồ, mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu của vùng đánh giá đất mà các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp xác định đơn vị bản đồ đất đai được quyết định lựa chọn. Mỗi yếu tố và chỉ tiêu phân cấp được thể hiện bằng 1 bản đồ đơn tính. Chồng xếp các bản đồ đơn tính này để xác định các khoanh đồng nhất cơ bản, đây chính là các đơn vị bản đồ đất đai, hay nói cách khác sau khi chồng xếp các bản đồ đơn tính ta được bản đồ đơn vị đất đai. Như vậy các LMU phải vẽ được lên bản đồ thì mới xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai một cách chính xác, qua đó mới thể hiện rõ được mức độ đáp ứng các yêu cầu sử dụng đất đối với các LUT của các LMU này. Các bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai phải đảm bảo các quy phạm về xây dựng bản đồ: có tỷ lệ, ranh giới, vị trí, tên, mức độ thể hiện… 4. Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng ảnh máy bay, ảnh viễn thám, ảnh vệ tinh. Các đặc tính, tính chất đất đai được xác định trực tiếp trên đồng ruộng (thực địa) sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy cao, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất, tất nhiên các bước tiến hành là rất đơn giản, dễ hiểu như xác định các loại đất; thành phần cơ giới; điều kiện tưới, tiêu; địa hình; chế độ ngập úng v.v... 5 5. Các đặc tính và tính chất của các LMU phải là các đặc tính và tính chất khá ổn định. Chính các đặc tính và tính chất này là các nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại sử dụng đất, nó cũng là cơ sở xếp hạng các yếu tố chuẩn đoán và phân hạng thích hợp đất đai cả hiện tại và tương lai. Nếu chúng không ổn định thì các nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại sử dụng đất sẽ không phù hợp và không đúng với yêu cầu thực tế cần có của các nhu cầu đó, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân hạng thích hợp đất đai, dẫn đến kết quả của quá trình đánh giá đất sẽ không phản ánh đúng với nhu cầu thực tế, không đạt được độ tin cậy cao. Do đó các đặc tính và tính chất đất đai của các LMU phải ổn định để đảm bảo tính bền vững cho các LUT. Đây cũng là yêu cầu cho việc chọn các chỉ tiêu phân chia các LMU, người ta thường lựa chọn các yếu tố ít biến động như loại đất, độ dốc, độ dày, TPCG, khả năng ngập úng ... mà không lựa chọn các chỉ tiêu nông hoá dễ biến động như đạm, pH, lân dễ tiêu, kali trao đổi… Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm 4 bước: Bước 1: Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu  Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp là tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất: - Phạm vi toàn lãnh thổ: lựa chọn phân cấp theo vùng sinh thái nông nghiệp. Các yếu tố lựa chọn chính là khí hậu, đất, nước, thực vật; - Phạm vi vùng, tỉnh: lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính và mục đích sử dụng đất. Các yếu tố chính là các đặc tính đất đai và khả năng sản xuất của khu vực như thời tiết, hệ thống tưới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh ...; - Phạm vi huyện, xã: lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử dụng đất. Các yếu tố lựa chọn thường là đặc tính, tính chất đất đai, điều kiện thuỷ lợi, luân canh, thâm canh, yếu tố kinh tế, xã hội ... có tác động đến các loại sử dụng đất. Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai có thể sử dụng các yếu tố như: đặc tính của đất ( loại đất, các tính chất vật lý, hoá học của đất); các đặc tính về địa hình ( độ dôc, dáng đất, địa hình tương đối, độ cao); các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, ngập úng); các tính chất về khí hậu (lượng mưa, 6 nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ); tính chất của thực vật và động vật, vị trí địa lý. Ở những vùng địa lý tự nhiên khác nhau, các yếu tố đó có ảnh hưởng không giống nhau đến sức sản xuất và khả năng sử dụng của đất. Có những yếu tố ảnh hưởng rất lớn, nhưng cũng có những yếu tố ảnh hưởng không đáng kể tới khả năng khai thác có hiệu quả đất đai.  Phân cấp chỉ tiêu: dựa vào mục đích, yêu cầu và các nguồn tài liệu có sẵn hoặc nguồn tài liệu bổ sung để lựa chọn ra những chỉ tiêu phân cấp phù hợp với yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đai.  Kết quả: sau bước 1 phải chọn được các chỉ tiêu phân cấp để tiến hành xây dựng các bản đồ đơn tính. Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính Mỗi chỉ tiêu được lựa chọn sẽ được thể hiện bằng một bản đồ đơn tính. Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Các đơn vị bản đồ đất đai LMU được xác định theo phương pháp tổng hợp nhiều loại bản đồ thể hiện các đặc tính và tính chất khác nhau của đất gọi là các bản đồ đơn tính (bản đồ chuyên đề), các bản đồ này phải được xây dựng dựa trên bản đồ nền, có cùng một tỷ lệ thống nhất. Phương pháp chồng ghép được thực hiện bằng 2 cách: - Phương pháp thủ công: bằng tay, khoanh vẽ, sử dụng bàn kính để chồng ghép, tuân theo các quy định về xây dựng bản đồ. + Ưu điểm: - Dễ hiểu, dễ làm; - Không tốn kém nhiều về tài chính; - Có thể tổng hợp các khoanh đất manh mún vào một đơn vị đất đai kề bên theo quy định xây dựng bản đồ của Bộ TNMT để tránh trường hợp có rất nhiều các đơn vị đất đai rất nhỏ bé, không thể thể hiện trên bản đồ được, hoặc làm “ rối ” bản đồ. + Nhược điểm: - Độ chính xác phụ thuộc vào khả năng, trình độ và chủ quan của người làm; - Tốn thời gian. 7 Phương pháp chồng ghép bằng máy vi tính: Ứng dụng phần mềm Hệ thống thông tin địa lý - GIS để chồng ghép các bản đồ đơn tính. Trước khi chồng ghép, yêu cầu chúng ta phải quét các bản đồ giấy dưới dạng file ảnh raster và lưu giữ trong máy vi tính, sau đó số hoá các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu đã đề ra, mỗi bản đồ đơn tính ta lưu giữ trong một tệp (table) riêng nhưng cùng một file. Sau khi số hóa xong ta tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính này bằng các lệnh đã có sẵn trong phần mềm GIS. Tuỳ theo tỷ lệ bản đồ mà chúng ta đưa ra độ phân giải thích hợp khi chồng ghép các bản đồ đơn tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đó, để đảm bảo cho nội dung bản đồ đạt tiêu chuẩn theo quy định. Sau khi chồng ghép xong thì những đường ranh giới tạo nên khi chồng ghép các bản đồ đơn tính là ranh giới của đơn vị đất đai đã được xác định, ta được rất nhiều khoanh đất với các chỉ tiêu khác nhau, những khoanh nào có cùng các chỉ tiêu, cùng các đặc tính và tính chất đất đai thì được xếp vào một đơn vị bản đồ đất đai. Ta có thể gán các màu cơ bản để phân biệt các đơn vị đất đai được dễ dàng (tổ hợp các chỉ tiêu xác định sẽ được gán cho một màu). Như vậy bản đồ đơn vị đất đai đã hoàn thành một cách nhanh chóng và chính xác. Microstation, Mapinfo, Arcview + Ưu điểm: - Độ chính xác của các khoanh đất được tổng hợp từ các bản đồ đơn tính cao, chỉ phụ thuộc vào chất lượng các bản đồ giấy đơn tính ban đầu; - Nhanh chóng về thời gian. + Nhược điểm: - Tốn kém về tài chính vì phải trang bị máy tính, các phần mềm chương trình, quét ảnh bản đồ và phải đào tạo nhân lực; - Có thể gây tình trạng manh mún đơn vị đất đai làm “rối” bản đồ đơn vị đất đai. Để khắc phục hạn chế này phải tự tổng hợp bằng cách làm việc trực tiếp giữa người và máy tính. Đây là phương pháp mới và hiện đại đã và đang được sử dụng để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai trên toàn thế giới và ở trong nước. Bước 4: Mô tả các đơn vị đất đai Sau khi xác định được các LMU từ kết quả chồng ghép các bản đồ đơn tính, chúng ta tiến hành mô tả các LMU đó. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất