Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây N...

Tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường

.PDF
103
515
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------- LƢU TIẾN ĐẠT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG KHỘP VÙNG TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------- LƢU TIẾN ĐẠT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG KHỘP VÙNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG Hà Nội - 2013 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... 7 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ 8 MỞ ĐẦU ...............................................................................................................10 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................12 1.1. Biến đổi khí hậu - thực tiễn và xu hƣớng ........................................................12 1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam ..............................................................16 1.2.1. Diễn biến diện tích rừng và đa dạng sinh học ................................................16 1.2.2. Thực trạng quản lý rừng ................................................................................17 1.2.3. Đặc điểm hệ sinh thái rừng khộp ở Việt Nam................................................18 1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Nguyên ...............................................................21 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................21 1.3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................21 1.3.1.2. Địa hình, đất đai.........................................................................................21 1.3.1.3. Khí hậu, thủy văn .......................................................................................24 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................25 1.3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động .......................................................................25 1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................26 1.3.2.3. Kinh tế .......................................................................................................26 1.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ...........................................................................27 1.4. Các nghiên cứu về tác động của BĐKH trên thế giới đối với lĩnh vực lâm nghiệp ....................................................................................................................27 1.5. Các nghiên cứu về tác động của BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam...........................................................................................................................28 1.6. Nghiên cứu về rừng khộp.................................................................................31 Chƣơng 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........33 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................33 2.1.1. Mục tiêu dài hạn ...........................................................................................33 2.1.2. Mục tiêu ngắn hạn ........................................................................................33 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................33 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên. .................................................................................33 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................33 3 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................33 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................34 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận ..........................................................................34 2.4.2. Phƣơng pháp kế thừa ....................................................................................34 2.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia ...............................................................................35 2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố của rừng khộp vùng Tây Nguyên ..........................................................................................35 2.4.5. Tính toán và dự báo thay đổi trữ lƣợng các bon của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên ...................................................................................................37 2.4.6. Đánh giá bƣớc đầu về BĐKH đối với nguy cơ cháy rừng khộp vùng Tây Nguyên ...................................................................................................................42 Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................44 3.1. Tác động của BĐKH đến khả năng thay đổi ranh giới hệ sinh thái rừng khộp ..44 3.2. Thay đổi trữ lƣợng cacbon trên mặt đất của hệ sinh thái rừng khộp .................49 3.2.1. Một số đặc trƣng và tổ thành loài của khu vực nghiên cứu. ...........................49 3.2.2. Sinh khối của rừng khộp ...............................................................................50 3.2.2.1. Sinh khối tƣơi tầng cây cao (TCC) .............................................................50 3.2.2.2. Sinh khối khô TCC ....................................................................................51 3.2.2.3. Sinh khối cây bụi thảm tƣơi (CBTT) và vật rơi rụng (VRR).......................53 3.2.2.4. Sinh khối tƣơi toàn lâm phần rừng khộp ....................................................54 3.2.2.5. Sinh khối khô toàn lâm phần rừng khộp .....................................................57 3.2.3. Trữ lƣợng các bon tích lũy trong rừng khộp ..................................................59 3.2.4. Dự báo thay đổi trữ lƣợng các bon của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên. ..................................................................................................................61 3.3. Bƣớc đầu đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng khộp ở Tây Nguyên ...................................................................................................................62 3.3.1. Biến đổi của các yếu tố khí tƣợng .................................................................62 3.3.2. Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ................................................65 3.3.2.1. Liên hệ của các yếu tố nhiệt, ẩm với nguy cơ cháy rừng ............................65 3.3.2.2. Ảnh hƣởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở các khu vực....................68 3.4. Đề xuất một số giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên ...................................................71 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................72 1. Kết luận ..............................................................................................................72 1.1. Đối với sự thay đổi phân bố và ranh giới rừng khộp ........................................72 1.2. Đối với việc thay đổi sinh khối và trữ lƣợng các bon .......................................72 4 1.3. Đối với nguy cơ cháy rừng ..............................................................................72 2. Tồn tại, kiến nghị ................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74 PHỤ LỤC...............................................................................................................77 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011 15 Bảng 1.2 Hiện trạng diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2011 15 Bảng 1.3 Thống kê diện tích năm 2009 của một số kiểu rừng ở Việt 16 Nam Bảng 3.1 Biên độ sinh thái của rừng khộp 42 Bảng 3.2 Sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa theo kịch bản mức B2 42 Bảng 3.3 Biên độ sinh thái theo kịch bản mức B2 43 Bảng 3.4 Tổng hợp thay đổi diện tích phân bố rừng khộp theo kịch bản BĐKH 45 Bảng 3.5 Đƣờng kính, chiều cao trung bình của rừng khộp tại khu vực 48 nghiên cứu Bảng 3.6 Sinh khối tƣơi trung bình của TCC 48 Bảng 3.7 Sinh khối khô trung bình của TCC 50 Bảng 3.8 Sinh khối cây bụi thảm tƣơi và vật rơi rụng 51 Bảng 3.9 Sinh khối và cấu trúc sinh khối tƣơi toàn lâm phần rừng khộp 54 Bảng 3.10 Sinh khối và cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần rừng khộp 56 Bảng 3.11 Trữ lƣợng và cấu trúc trữ lƣợng các bon tích lũy trong rừng 58 khộp Bảng 3.12 Trữ lƣợng các bon của rừng khộp theo kịch bản BĐKH. 59 Bảng 3.13 Biến đổi nhiệt độ không khí theo tháng qua các thời kỳ 60 Bảng 3.14 Biến đổi độ ẩm không khí trung bình (%) nhiều năm 61 Bảng 3.15 Biến đổi lƣợng mƣa trung bình (mm) nhiều năm 62 Bảng 3.16 Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình qua các thời kỳ 62 Bảng 3.17 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình tại các khu vực 64 Bảng 3.18 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình năm 2020 66 Bảng 3.19 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình năm 2050 67 Bảng 3.20 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình năm 2100 67 Bảng 3.21 Tổng hợp số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình ở Tây Nguyên theo năm kịch bản BĐKH 68 Bảng 3.22 Cấp nguy cơ cháy rừng theo số ngày có nguy cơ cháy cao Bảng 3.23 Dự báo cấp nguy cơ cháy rừng khộp Tây Nguyên 68 69 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Lƣợng phát thải CO2 tƣơng đƣơng trong thế kỷ 21 của các kịch bản. Nguồn: IPCC, 2007. 12 Hình 1.2 Diễn biến của mực nƣớc biển trung bình toàn cầu. Nguồn: IPCC, 2007. 13 Hình 2.1 Giao diện phần mềm Chƣơng trình bản đồ khí hậu Việt nam (Trevor Booth, 1996) 35 Hình 2.2 Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn thu thập số liệu 36 Hình 3.1 Khả năng phân bố của rừng khộp theo kịch bản BĐKH 44 Hình 3.2 Diễn biến diện tích phân bố rừng khộp theo kịch bản BĐKH 47 Hình 3.3 Biến động sinh khối tƣơi TCC so với trữ lƣợng rừng 49 Hình 3.4 Biến động sinh khối khô TCC so với trữ lƣợng rừng 51 Hình 3.5 Cấu trúc sinh khối tƣơi toàn lâm phần rừng khộp 53 Hình 3.6 Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần rừng khộp 55 Hình 3.7 Cấu trúc trữ lƣợng các bon toàn lâm phần rừng khộp 57 Hình 3.8 Trữ lƣợng các bon của rừng khộp theo từng kịch bản BĐKH 60 Hình 3.9 Liên hệ giữa số ngày có nguy cơ cháy rừng cao với chỉ số khô hạn Pi 65 7 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á) BĐKH Biến đổi khí hậu CBTT Cây bụi thảm tƣơi CCCM Canadian Climate Change Model (Mô hình biến đổi khí hậu Canada) Center for International Studies and Cooperation (Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế Canada) Conference of Parties (Hội nghị các Bên) CECI COP CSIRO D1.3 Commonweath Scientific and Industrial Research Organization (Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Cộng đồng chung) Đƣờng kính thân cây ở vị trí 1,3m so với mặt đất Dg Đƣờng kính trung bình của cây DTTS Dân tộc thiểu số Fk Mắc ma Kiềm – Trung tính GFDL–R30 Hg Geophysical Fluid Dynamics Laboratory (Thí nghiệm Động lực Địa vật lý chất lỏng) Chiều cao trung bình của cây Hvn Chiều cao vút ngọn của cây IPCC KNK Interpanel on Climate Change (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) Khí nhà kính kWh Kilowatts hour (lƣợng điện tiêu thụ trong 1h) MW Megawatt (1MW = 1.000kW = 1.000.000W) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ÔTC Ô tiêu chuẩn TBQG Thông báo quốc gia UNEP United Nations Environment Program (Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc) United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) United Nations Framework Convention on Climate Change (Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu) UNESCO UNFCCC 8 VRR Vietnam Climatic Mapping Program (Chƣơng trình bản đồ khí hậu Việt Nam) Vật rơi rụng WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) ppm Part per million (Phần triệu) ppb Part per billion (Phần tỷ) VCMP 9 MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con ngƣời gây ra. BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lƣợng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lƣợng bức xạ mặt trời. Hiện nay, chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về khí hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng dần, mực nƣớc biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh ở nhiều quốc gia, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin giữa các lĩnh vực ngày càng đƣợc mở rộng. Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hƣởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nƣớc trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trƣờng và gây ra những thay đổi lớn trong sự sinh trƣởng, phát triển của các loài động thực vật trong tự nhiên. Để phát triển bền vững trong nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn, chúng ta cần đặc biệt lƣu ý đến vấn đề BĐKH và những ảnh hƣởng của nó tới dân sinh, kinh tế và xã hội, phải xem tác động của BĐKH toàn cầu là một nhân tố cấu thành trong chiến lƣợc phát triển để có những biện pháp kịp thời thích nghi và làm giảm bớt những tổn thất to lớn gây ra do BĐKH mà các nhà khoa học đã cảnh báo trong các Báo cáo của IPCC và lần gần đây nhất là Báo cáo lần thứ tƣ của IPCC. Việt Nam là nƣớc có bờ biển dài trên 3200 km và đƣợc dự báo là một trong các quốc gia có thể bị tác động mạnh do BĐKH, đặc biệt là vùng ven biển. Đánh giá tác động của BĐKH đối với lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng là một việc rất phức tạp và rất mới mẻ ở nhiều quốc gia và ở Việt Nam vì nó đòi hỏi các nghiên cứu cơ bản và hệ thống. Luận văn tốt nghiệp này là kết quả bƣớc đầu về đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH tới hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên ở Việt Nam. Luận văn tập trung vào việc xác định ảnh hƣởng của 10 BĐKH tới phân bố ranh giới, thay đổi trữ lƣợng các bon và nguy cơ cháy rừng của kiểu rừng khộp vùng Tây Nguyên. Đây là những kết quả sơ bộ và là nền tảng quan trọng cho việc tiến hành đánh giá những ảnh hƣởng của BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam. 11 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Biến đổi khí hậu - thực tiễn và xu hƣớng Trƣớc những diễn biến và ảnh hƣởng tiêu cực mang tính toàn cầu của BĐKH, các nƣớc trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa khôn lƣờng mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho loài ngƣời. Năm 1979, Hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nƣớc nhận thức về mức độ nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm biến đổi khí hậu do con ngƣời gây ra. Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã đƣợc tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 nhƣ: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trƣởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990). Cùng với các bằng chứng khoa học đƣợc đƣa ra ngày càng nhiều, các hội nghị liên quan đến BĐKH và các tác động của nó ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học cũng nhƣ cộng đồng quốc tế. Năm 1988, IPCC đƣợc UNEP và WHO thành lập. IPCC có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học – kỹ thuật và kinh tế - xã hội liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tƣợng BĐKH do các hoạt động của con ngƣời gây ra. Năm 1990, IPCC công bố báo đánh giá đầu tiên về BĐKH. Báo cáo đã gây tiếng vang rất lớn và nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng quốc tế, nó đƣợc sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ƣớc khung của Liên hiệp quốc về BĐKH. Công ƣớc này đƣợc hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New York vào tháng 9/1992, đƣợc 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị thƣợng đỉnh Rio De Janero và bắt đầu có hiệu lực từ 21/03/1994. Báo cáo đánh giá thứ 2 về BĐKH do IPCC hoàn thành vào năm 1995. Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới. Hội nghị lần thứ 3 của các nƣớc ký kết công ƣớc (COP-3), đƣợc tổ chức 12 vào năm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thƣ Kyoto nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính gây ra do BĐKH. Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về BĐKH, báo cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con ngƣời lên BĐKH ngày càng rõ hơn và đƣa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các khu vực trên thế giới. Báo cáo lần thứ tƣ của IPCC đƣợc công bố vào năm 2007. Trong báo cáo này, IPCC đã khẳng định BĐKH là một vấn đề hiển nhiên và không còn tranh luận. Sự BĐKH đƣợc IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc nhiệt độ không khí và nƣớc biển, sự tan băng và nƣớc biển dâng. Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính không giảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007). Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác nhƣ: lƣợng mƣa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dƣơng đều nóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tƣợng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tƣợng nƣớc biển dâng và xâm lấn các vùng đất ven bờ. Tần suất và cƣờng độ hiện tƣợng El-Nino gia tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cƣờng độ và liều lƣợng mƣa có nhiều bất thƣờng, những vùng mƣa nhiều thì trở nên nhiều hơn, cƣờng độ lớn hơn; các vùng hạn hán thì trở nên khô cằn hơn. Khi lƣợng phát thải khí CO2 tăng gấp đôi, lƣợng mƣa tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và các vùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong năm; ở vĩ tuyến trung bình lƣợng mƣa sẽ tăng khoảng 10 ÷ 20 %. Song song với hiện tƣợng nóng lên toàn cầu, nƣớc biển dâng, sự thay đổi về mƣa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lƣu làm tăng bức xạ cực tím trên trái đất, gây ra những ảnh hƣởng lớn cho loài ngƣời, các hệ sinh thái, và đời sống kinh tế xã hội (Bộ NN & PTNT, 2008). Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Sức khỏe cộng đồng và Công nghiệp Úc (SCIRO) đã ƣớc lƣợng các phƣơng án BĐKH cao, vừa và thấp. Theo đó, ở Đông Nam Á đến năm 2070, nhiệt độ có thể tăng 0,4 0C (phƣơng 13 án thấp), 10C (phƣơng án vừa) và 20C (phƣơng án cao). Lƣợng mƣa có thể biến động từ 5 – 10% trong mùa mƣa và 0 - 5 % trong mùa khô, mực nƣớc biển sẽ tăng từ 15 đến 90 cm theo các phƣơng án biến đổi khí hậu từ thấp đến cao. Trong 200 năm qua nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng thêm một phần ba so với thời kỳ tiền công nghiệp, vào khoảng 372 ppm. Nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính khác cũng tăng do hoạt động của con ngƣời, cách đây 200 năm nồng độ khí CH4 là 800 ppb, còn bây giờ là 1750 ppb. NOx cũng tăng lên từ 270 ppb lên 310ppb. Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong đó có khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiện tƣợng nóng lên toàn cầu (IPCC, 2007). Hình 1.1. Lƣợng phát thải CO2 tƣơng đƣơng trong thế kỷ 21 của các kịch bản. Nguồn: IPCC, 2007. Hoạt động của con ngƣời trong 200 năm qua đã làm tăng 50% nồng độ các KNK trong khí quyển so với thời kỳ trƣớc công nghiệp. Việc tăng nhanh lƣợng phát thải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch diễn ra từ những năm 1950 do nhu cầu sử dụng năng lƣợng tăng khi dân số thế giới tăng nhanh. Từ năm 1970 đến năm 2004 khí CO2 trên toàn thế giới tăng 70% (IPCC, 2007). Bên cạnh đó sự gia tăng các KNK còn bắt nguồn từ đốt phá rừng, sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái ven 14 biển, đặc biệt là đất ngập nƣớc (chiếm khoảng 10% lƣợng phát thải các KNK) dẫn đến hiện tƣợng nóng lên toàn cầu (Nguyễn Hữu Ninh, 2008). Các KNK phát thải từ các hoạt động không hợp lý của con ngƣời tác động tới nhiều mặt của đời sống con ngƣời, các hệ sinh thái… và trầm trọng nhất là hiện tƣợng trái đất đang nóng dần lên. Theo dõi thống kê sự BĐKH từ 1850 đến năm 2000 cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,740C, trong đó nhiệt độ tại hai vùng cực tăng gấp 2 lần so với nhiệt độ tăng trung bình trên toàn cầu. Dự báo biên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể trong khoảng 1,1 – 6,40C, đây là mức tăng chƣa từng có tiền lệ trong lịch sử 10.000 năm qua của loài ngƣời và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các vùng, các quốc gia trên thế giới (IPCCC, 2007). Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanh hơn trong những thập tới. Trong thế kỷ 20, trung bình mực nƣớc biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm (IPCCC, 2007). Hình 1.2. Diễn biến của mực nƣớc biển trung bình toàn cầu. Nguồn: IPCC, 2007. 15 1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam 1.2.1. Diễn biến diện tích rừng và đa dạng sinh học Năm 1943, lần đầu tiên số liệu về tài nguyên rừng Việt Nam đƣợc một học giả ngƣời Pháp là Maurand công bố. Tài liệu này cho thấy diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1943 là khoảng 14,3 triệu ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích toàn lãnh thổ. Tác giả cũng cho rằng ngoài tính đa dạng của hệ thực vật thì tài nguyên rừng Việt Nam có thể đƣợc đánh giá là rất dồi dào và có tính bền vững cao. Từ năm 1979 đến năm 1984, lần đầu tiên Việt nam thực hiện cuộc điều tra tài nguyên rừng cấp quốc gia thông qua dự án VIE/76/014 do FAO hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính. Kết thúc dự án năm 1984, diện tích rừng Việt Nam đƣợc xác định là khoảng 10 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm diện tích chủ yếu với khoảng 9,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 600 ha. Đến năm 1995, số liệu về kiểm kê đánh giá diễn biến tài nguyên rừng quốc gia cho thấy diện tích rừng Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 8,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 1 triệu ha. Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy diện tích rừng Việt Nam đã bị giảm mạnh trong giai đoạn 1943 – 1995. Trong giai đoạn này, Việt Nam mất khoảng 5 triệu ha rừng và độ che phủ của rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28%. Tốc độ mất rừng bình quân cho giai đoạn này đƣợc ƣớc tính là khoảng 100.000 ha/năm. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2008, diện tích rừng Việt Nam liên tục gia tăng. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy năm 1999 Việt Nam có tổng diện tích rừng là khoảng 10,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9,4 triệu ha và diện tích rừng trồng là 1,5 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 33%. Đến năm 2005, diện tích rừng Việt Nam là 12,6 triệu ha với độ che phủ là 37% và diện tích rừng công bố năm 2011 là 13,5 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 39,7% (Bộ NN&PTNT, 2011). Chi tiết về diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam đƣợc thống kê tại Bảng 1.1. 16 Bảng 1.1. Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011 Năm Tổng số Diện tích (ha) Diện tích theo loại rừng (ha) Độ che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14.300 43,0 14.300 0 1976 11.169 33,0 11.077 92 1980 10.908 32,1 10.486 422 1985 9.892 30,0 9.308 584 1990 9.175 27,0 8.430 745 1995 9.302 28,0 8.252 1.050 1999 10.915 33,2 9.444 1.471 2005 12.616 37,0 10.283 2.333 2011 13.515 39,7 10.285 2.852 Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011. 1.2.2. Thực trạng quản lý rừng Việc quản lý rừng ở Việt Nam hiện nay dựa trên việc giao quản lý rừng cho 8 loại chủ rừng khác nhau. Số liệu của Bộ NN&PTNT (2011) cho thấy các ban quản lý rừng và doanh nghiệp nhà nƣớc quản lý tới 48% diện tích rừng, tiếp đến là hộ gia đình quản lý 26% diện tích rừng, ủy ban nhân dân quản lý khoảng 17% diện tích rừng (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2011 TT Chủ quản lý Tổng số (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) 1 Ban quản lý rừng 4,522,184 3,972,371 549,813 2 Doanh nghiệp nhà nƣớc 1,971,477 1,462,049 509,428 17 3 Hộ gia đình 3,510,336 1,991,334 1,519,002 4 Cộng đồng 298,984 266,021 32,963 5 Đơn vị vũ trang 264,885 203,866 61,019 6 Ủy ban nhân dân 2,103,025 1,746,384 356,641 7 Tổ chức kinh tế khác 143,199 36,562 106,637 8 Tổ chức khác 700,976 606,798 94,178 13,515,065 10,285,384 3,229,682 Tổng Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011. 1.2.3. Đặc điểm hệ sinh thái rừng khộp ở Việt Nam Căn cứ theo các bậc phân loại kiểu thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1998) đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu, trong đó có 10 kiểu liên quan đến quần thể rừng. Những đơn vị phân loại này chƣa phải là đơn vị phân loại cơ bản. Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại có nhiều kiểu phụ với nhiều phức hợp, ƣu hợp, quần hợp khác nhau. Do vậy sẽ có nhiều hệ sinh thái cụ thể khác nhau. Dƣới đây chỉ giới thiệu những hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu quan trọng đối với sản xuất lâm nghiệp. Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng (2009) thì diện tích một số kiểu rừng quan trọng ở Việt Nam nhƣ sau: Bảng 1.3. Thống kê diện tích năm 2009 của một số kiểu rừng ở Việt Nam Kiểu rừng STT 1 Rừng thƣờng xanh 2 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 8.432.366 25,63 Rừng thƣa cây lá kim 148.024 0,45 3 Rừng khộp 375.317 1,14 4 Rừng lá rộng rụng lá 797.645 2,42 18 5 Rừng tre nứa 6 Rừng ngập mặn 7 Rừng trồng 8 Rừng thƣờng xanh trên núi đá vôi Tổng 1.454.501 4,42 84.321 0,26 1.211.726 3,68 396.200 1,20 12.900.100 39,21 Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2009. Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh v.v…, tổng diện tích khoảng 375.317 ha chiếm 1,14% diện tích toàn quốc. Theo vĩ độ, rừng khộp phân bố từ vĩ độ 140 B (Gia Lai) đến vĩ độ 110 B (Tây Ninh). Theo độ cao so với mực nƣớc biển, rừng khộp phân bố tập trung ở độ cao từ 400 – 800 m. Rừng khộp thích hợp với những vùng sinh thái có khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh nhƣng có một mùa khô điển hình. Tổng tích nhiệt hàng năm từ 7.500 – 9.0000C. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 21 – 270C. Nhiệt độ không khí bình quân tháng nóng nhất 29-340C và nhiệt độ không khí bình quân tháng lạnh nhất 15-200C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm phổ biến từ 1.200 – 1.800 mm. Chế độ mƣa ẩm rất khắc nghiệt. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm đến 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô khắc nghiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm có 4 -6 tháng khô, 1 – 2 tháng hạn và 1 tháng kiệt. Đất rừng khộp thuộc loại xấu, chủ yếu là các loại đất xám đỏ phát triển trên đá bazan, granit có tầng đất mỏng, kết von mạnh, có nơi đang xuất hiện đá ong. Do xói mòn tầng đất mặt, nhiều nơi có đá lộ trên mặt đất. Cháy rừng hàng năm tiêu huỷ lớp phủ thực bì. Do vậy, tầng đất mặt mỏng và khô cứng, thậm chí có nơi không có tầng A, có nơi không có tầng B, tầng C lộ gần mặt đất. Cấu tƣợng đất bị phá vỡ. Mùa mƣa đất kết dính gây úng nƣớc, mùa khô lƣợng bốc hơi mặt đất nhanh, không 19 có khả năng giữ độ ẩm, dễ gây hạn hán. Rừng khộp phân bố trên 7 loại đất nhƣ sau:  Đất xƣơng xẩu trên đá mẹ phiến thạch sét, thƣờng xuất hiện loài dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus ) chiếm ƣu thế.  Đất Feralit vàng nhạt trên đá mẹ sa phiến thạch, thạch anh, riolit, thƣờng xuất hiện loài dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) chiếm ƣu thế.  Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thƣờng xuất hiện những loài cây chịu hạn, thƣờng xuất hiện loài dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus)  Đất nâu sẫm có tầng đất sét trên phù sa cổ, thƣờng xuất hiện loài chiêu liêu lông (Terminalia citrina), dầu đồng, cà chít (Shorea obtusa) v.v…  Đất phù sa bạc mầu glây, thƣờng xuất hiện loài dầu trà beng, dầu đồng v.v…  Đất xám bạc mầu trên sản phẩm dốc tụ, thƣờng xuất hiện loài dầu đồng, dầu trà beng v.v…  Đất đỏ bazan tầng đất mỏng, thƣờng xuất hiện loài dầu trà beng. Theo Phùng Ngọc Lan và cộng sự (2006), khu hệ thực vật rừng khộp có liên quan đến khu hệ thực vật Malaixia - Inđônêxia với tổ thành loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ƣu thế. Khu hệ thực vật rừng khộp bao gồm 309 loài cây thuộc 204 chi, 68 họ, trong đó có hơn 90 loài cây gỗ với 54 loài cây gỗ lớn, gỗ trung bình. Ngoài những loài cây họ Dầu chiếm ƣu thế còn có đại diện của một số họ khác nhƣ: cẩm xe (Xylia xylocarpa) thuộc họ Mimosaceae, lọng bàng (Dilleniahe terosepala) thuộc họ Dilleniaceae, đẻn (Vitex pendencularia) thuộc họ Verbenaceae, mai xiêm (Ochrocarpus sp) thuộc họ Cheriaceae, mà ca (Buchanania arborescens) thuộc họ Anacardiaceae v.v…. Ở điều kiện lập địa tốt, có thể xuất hiện một số loài cây có giá trị nhƣ giáng hƣơng (Pterocarpus macrocarpus ), cẩm lai (Dalbergia bariensis) v.v…Ven sông suối có thể gặp một số loài nhƣ dầu nƣớc, sao đen v.v… nhƣng với số lƣợng ít và không phải là loài cây điển hình của rừng khộp. Rừng khộp còn gọi là rừng thƣa cây họ dầu (Dipterocarpaceae). Mật độ rừng thƣa, tán cây không giao nhau. Trong mùa khô, cây rụng lá từ 3 - 4 tháng. Mật độ cây từ đƣờng kính 10 cm trở lên từ 100 - 150 cây/ha đến 300 - 350 cây/ha. Rừng thƣờng chỉ có 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất