Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê đối với chất lượng cun...

Tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê đối với chất lượng cung cấp thông tin của cục thống kê tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
146
1
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ----------------------------- BÙI THANH TUYÊN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN THỐNG KÊ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Bà Rịa – Vũng Tàu -Năm 2022 -i- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ----------------------------- BÙI THANH TUYÊN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN THỐNG KÊ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 20110056 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NHA GHI Bà Rịa – Vũng Tàu - Năm 2022 -ii- LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê đối với chất lượng cung cấp thông tin của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, tôi xin được cam đoan là đề tài của riêng tôi nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng các kiến thức được trang bị trong quá trình theo học khoá học của bản thân và trao đổi với Giảng viên, đồng nghiệp, bạn bè... Ngoài việc tham khảo kiến thức, công trình nghiên cứu khác đã được ghi trích dẫn trong luận văn, các nội dung trình bày trong luận văn này là do bản thân tôi nghiên cứu thực hiện. Kết quả số liệu trong luận văn này do chính tôi tiến hành khảo sát thực tế từ người thường xuyên sử dụng thông tin trên địa bàn tỉnh và được xử lý một cách khách quan, trung thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ tài liệu nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 30 tháng 9 năm 2022 Học viên Bùi Thanh Tuyên -iii- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy TS. Trần Nha Ghi, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Viện sau Đại học và các Thầy Cô giáo giảng dạy tại Trường Đại học Bà Rịa –Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình theo học và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các đồng chí công tác trong các cơ quan Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh và các đối tượng dùng tin khác đã trả lời bảng hỏi khảo sát và đóng góp ý kiến quý báu làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và hoàn thành kết quả nghiên cứu này. -iv- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ix DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ x DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................xii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ....................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................. 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 5 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 5 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ......................................................................5 1.6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6 Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 7 2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản về thống kê ............................................7 2.1.1. Thống kê, hoạt động thống kê ......................................................................... 7 -v- 2.1.2. Thông tin thống kê và phổ biến thông tin thống kê ........................................ 8 2.1.3. Chất lượng thông tin thống kê ........................................................................ 9 2.2. Tổng quan về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của đối tượng sử dụng dịch vụ................................................................................................................................11 2.2.1. Lý thuyết về dịch vụ ..................................................................................... 11 2.2.1.1. Khái niệm về dịch vụ ..............................................................................11 2.2.1. 2. Đặc điểm của dịch vụ ............................................................................12 2.2.2. Lý thuyết dịch vụ công .................................................................................. 13 2.2.2.1. Khái niệm dịch vụ công ..........................................................................13 2.2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ công ....................................................................16 2.2.2.3. Phân loại dịch vụ công ...........................................................................16 2.2.3. Chất lượng dịch vụ ....................................................................................... 17 2.2.4. Các mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ ................................................ 18 2.2.4.1. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự 1985...18 2.2.4.2. Mô hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và Taylor (1992) ..................................................................................................................22 2.2.4.3. Mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật/chức năng của Gronroos ..........23 2.2.4.4. Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự (2000) .........24 2.2.4.5. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL ...............................................24 2.3. Lý thuyết chung về sự hài lòng của khách hàng ............................................26 2.3.1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng ........................................................ 26 2.3.2. Mục đích đo lường sự hài lòng của khách hàng ......................................... 27 2.3.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ .............................. 28 2.3.4. Sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ hành chính công ........... 28 2.4. Nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................................29 2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài................................................................................ 29 -vi- 2.4.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 30 2.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị.............................................................................32 Tóm tắt chương 2 .....................................................................................................35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 36 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................36 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................38 3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................42 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 42 3.3.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 42 3.4. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu ...............................................................44 3.4.1. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 44 3.4.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 44 3.4.3. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 44 3.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .........................................................44 3.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..........................................................45 3.4.3.3. Phân tích tương quan .............................................................................46 3.4.3.4. Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình ................................................47 3.5. Đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................................48 3.5.1. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................... 49 3.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ................................................................... 53 3.6. Mẫu nghiên cứu chính thức .............................................................................56 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................56 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 57 4.1. Giới thiệu công tác thống kê ở Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .........57 4.1.1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thống kê tỉnh ............................. 57 4.1.2. Vị trí, chức năng của Cục thống kê .............................................................. 58 -vii- 4.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................. 58 4.1.4. Một số hoạt động công tác thống kê trên địa bàn tỉnh ................................. 61 4.1.5. Đánh giá chất lượng công tác thống kê của Cục thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua .......................................................................................... 63 4.1.6. Các giải pháp đẩy mạnh công tác phổ biến thông tin thống kê ................... 67 4.2. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................68 4.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ............................................................. 68 4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ......................................................... 70 4.2.2.1. Thang đo về nhóm biến quan sát sự tin cậy (TC)...................................71 4.2.2.2. Thang đo về nhóm biến quan sát năng lực phục vụ (NL) ......................71 4.2.2.3. Thang đo về nhóm biến quan sát Sự đồng cảm (DC) ............................72 4.2.2.4. Thang đo về nhóm biến quan sát Khả năng đáp ứng (DU) ...................72 4.2.2.5. Thang đo về nhóm biến quan sát Phương tiện hữu hình (PT) ...............73 4.2.2.6. Thang đo về nhóm biến quan sát Sự hài lòng (HL) ...............................74 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 74 4.2.4. Phân tích tương quan ................................................................................... 77 4.2.5. Mô hình hồi quy và kiểm định mô hình ........................................................ 79 4.2.6. Kiểm định ANOVA về sự hài lòng các nhóm đối tượng ............................... 86 4.2.6.1. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm giới tính. ...........86 4.2.6.2. Kiểm định sự khác biệt thông qua các nhóm tuổi ..................................87 4.2.6.3.Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thông qua yếu tố trình độ..........87 4.2.6.3.Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp...............................88 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................90 Tóm tắt chương 4 .....................................................................................................92 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................... 93 5.1. Kết luận ..............................................................................................................93 -viii- 5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................................94 5.2.1. Hàm ý cải thiện yếu tố sự tin cậy .................................................................. 94 5.2.2. Hàm ý cải thiện năng lực phục vụ ................................................................ 96 5.2.3. Hàm ý cải thiện sự đồng cảm ....................................................................... 97 5.2.4. Hàm ý cải thiện khả năng đáp ứng ............................................................... 98 5.2.5. Hàm ý cải thiện phương tiện hữu hình ....................................................... 100 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................101 Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 103 DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ........................................................................................ 108 DANH SÁCH CHUYÊN GIA ............................................................................................. 112 PHIẾU KHẢO SÁT HOÀN CHỈNH .................................................................................. 113 PHỤ LỤC XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................................................................... 117 -ix- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt ANOVA Nghĩa tiếng Anh Analysis Of Variance Nghĩa tiếng Việt Phân tích phương sai BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CLDV Chất lượng dịch vụ DC Sự đồng cảm DU Khả năng đáp ứng EFA Exploratory Factor Analysis KC KMO Phân tích nhân tố khám phá Khoảng cách Kaiser - Meyer - Olkin Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình trong EFA KT-XH Kinh tế- xã hội LTK Luật Thống kê NL Năng lực phục vụ PT Phương tiện hữu hình QĐ-TCTK Quyết định-Tổng cục Thống kê SERVQUAL SHL SPSS TC VIF Service + Quality Statistical Packagefor Social Sciences Variance Inflation Factor Thang đo SERVQUAL Sự hài lòng Phần mềm thống kê xửlý dữ liệu Sự tin cậy Nhân tố phóng đại phương sai -x- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nội hàm dịch vụ công ................................................................................... 15 Bảng 2.2. Tổng kết nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 32 Bảng 3.1.Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu ............................................................... 38 Bảng 3.2. Thành phần của bảng câu hỏi ........................................................................ 39 Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 39 Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ................................................................... 49 Bảng 3.5. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của yếu tố tin cậy................ 50 Bảng 3.6. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha yếu tố năng lực phục vụ….50 Bảng 3. 7. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Sự đồng cảm ............... 51 Bảng 3. 8. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của khả năng đáp ứng ........ 51 Bảng 3. 9. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của phương tiện hữu hình .. 52 Bảng 3. 10. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của yếu tố sự hài lòng ...... 52 Bảng 3.11. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett ........................................................... 53 Bảng 3.12. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................... 54 Bảng 3.13. Ma trận xoay nhân tố( Rotated Component Matrixa) ................................. 55 Bảng 4.1. Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................ 69 Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Sự tin cậy ............................... 71 Bảng 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Năng lực phục vụ .................. 71 Bảng 4.4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Sự đồng cảm .......................... 72 Bảng 4.5. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của khả năng đáp ứng .................. 73 Bảng 4.6. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Phương tiện hữu hình ............ 73 Bảng 4.7. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Sự hài lòng ................... 74 Bảng 4.8. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett ............................................................. 75 Bảng 4.9. Tổng phương sai trích phân tích EFA ........................................................... 76 Bảng 4.10. Ma trận xoay nhân tố ................................................................................. 77 Bảng 4.11. Các mối tương quan .................................................................................... 78 Bảng 4.12. Tóm tắt mô hình .......................................................................................... 79 Bảng 4.13. ANOVAa .................................................................................................... 80 Bảng 4.14. Hệ số hồi quy .............................................................................................. 80 -xi- Bảng 4.15. Test of Homogeneity of Variances ............................................................ 86 Bảng 4.16. ANOVA ...................................................................................................... 86 Bảng 4.17. Test of Homogeneity of Variances ............................................................. 87 Bảng 4.18. Robust Tests of Equality of Means ............................................................. 87 Bảng 4.19. Test of Homogeneity of Variances ............................................................. 88 Bảng 4.20. ANOVA ...................................................................................................... 88 Bảng 4.21. Test of Homogeneity of Variances ............................................................. 89 Bảng 4.22. ANOVA ...................................................................................................... 89 Bảng 4. 23. Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................... 90 Bảng 5.1. Thống kê mô tả yếu tố sự tin cậy .................................................................. 95 Bảng 5.2. Thống kê mô tả yếu tố năng lực phục vụ ...................................................... 96 Bảng 5.3. Thống kê mô tả yếu tố đồng cảm .................................................................. 98 Bảng 5.4. Thống kê mô tả yếu tố khả năng đáp ứng ..................................................... 99 Bảng 5.5. Thống kê mô tả yếu tố phương tiện hữu hình ............................................. 100 -xii- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman ......................................................... 20 Hình 2.2: Mô hình chất lượng kỹ thuật/chức năng của Gronroos ............................................ 23 Hình 2.3: Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar P.A., và cộng sự ............................... 24 Hình 2.4: Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL ............................................................... 25 Hình 2.5: Mô hình sự hài lòng của khách hàng của Gi-Du Kang và Jeffrey James ................. 29 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 34 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 37 Hình 4.1. Biểu đồ phân phối phần dư chuẩn hóa .................................................................... 81 Hình 4.2: Đồ thị phân tán ......................................................................................................... 82 Hình 4.3. Biểu đồ Normal P- Llot ............................................................................................ 83 Hình 4.4. Kết quả tổng hợp từ kiểm định ................................................................................. 91 -xiii- TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm qua, cùng với toàn ngành thống kê cả nước, Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhiều có gắng trong việc phổ biến, nâng cao chất lượng thông tin thống kê đáp ứng sự chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các đối tượng dùng tin khác. Tuy nhiên, việc biên soạn và phổ biến thông tin thống kê là một quá trình sản xuất thông tin phức tạp, qua nhiều quy trình nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, việc tìm ra những yếu tố tác động đến chất lượng thông tin thống kê là việc làm hết sức cần thiết. Xem xét mức độ hài lòng của người sử dụng sản phẩm thông tin thống kê là một trong những thước đo quan trọng, khách quan nhất đánh giá chất lượng thông tin thống kê. Luận văn “Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê đối với chất lượng cung cấp thông tin của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được nghiên cứu tập trung vào phân tích 5 nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của đối tượng dùng tin. Trên cơ sở nghiên cứu định tính bằng cách lấy ý kiến chuyên gia và kết quả nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng phần mềm SPSS để phân tích cho thấy cả 5 yếu tố đều tác động đến sự hài lòng của người dùng tin. Kết quả cho thấy, yếu tố mức độ tin cậy có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê (β = 0,273; sig = 0,000 < 0.01) tại độ tin cậy 99%. Tiếp theo, năng lực phục vụ có mối quan hệ cùng chiều sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê (β = 0,131; sig = 0.032 < 0.05) tại độ tin cậy 95%. Kế tiếp, sự đồng cảm về thông tin thông tin thống kê có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê (β = 0,147; sig p = 0,019 < 0.05) tại độ tin cậy 95%. Tiếp theo, yếu tố khả năng đáp ứng có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê (β = 0,107; sig = 0,091 < 0.1) tại độ tin cậy 90%. Cuối cùng, phương tiện hữu hình mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê (β = 0,222; sig = 0,000 < 0.01) tại độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa cho Ban Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh trong việc nâng cao chất lượng thông tin thống kê đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đối tượng dùng tin. Cuối cùng, một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề cập trong đề tài. -xiv- ABSTRACT In recent years, together with the entire statistical system of the country, Ba Ria - Vung Tau Province Statistical Department has many popular users, improving the quality of the statistical system to meet the direction and administration of business implementation. socio-economic conditions of different levels and sectors and the demand for using statistics of information systems of different subjects. However, the work of drafting and disseminating information is a process of producing information magazines, through many processes, so limitations and shortcomings cannot be avoided. Therefore, finding the factors affecting the quality of information systems is very necessary. Considering the level of satisfaction of users of information system statistics products is one of the important measures, customers evaluate the quality of information system statistics. The thesis "Assessment of users' satisfaction with statistical information on the quality of information provided by the Statistical Office of Ba Ria - Vung Tau province" is researched and focused on analyzing 5 factors affecting customer satisfaction. the hearts of the users. On the basis of qualitative research by collecting expert opinions and quantitative research results using SPSS software for analysis, it shows that all 5 factors affect the satisfaction of information users. The results show that the reliability factor has a positive relationship with the satisfaction of the users of statistical information (β = 0.273; sig = 0.000 < 0.01) at the 99% confidence level. Next, service capacity has a positive relationship with user satisfaction of statistical information (β = 0.131; sig = 0.032 < 0.05) at the 95% confidence level. Next, empathy for statistical information has a positive relationship with the satisfaction of users of statistical information (β = 0.147; sig p = 0.019 < 0.05) at the 95% confidence level. Next, the responsiveness factor has a positive relationship with the satisfaction of the users of statistical information (β = 0.107; sig = 0.091 < 0.1) at the 90% confidence level. Finally, tangible means has a positive relationship with user satisfaction of statistical information (β = 0.222; sig = 0.000 < 0.01) at the 99% confidence level. The research results give meaning to the Provincial Statistical Department's leadership in improving the quality of statistical information to meet the increasing requirements of information users. Finally, some limitations and directions for further research are mentioned in the thesis. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương 1 mở đầu bài nghiên cứu, cung cấp một cái nhìn bao quát, tổng thể về vấn đề nghiên cứu, bao gồm những thông tin mang tính nền tảng góp phần nên nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 1 còn thể hiện kết cấu của đề tài nghiên cứu. 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê sau khi thu thập được xử lý, tổng hợp phân tích theo một phương pháp, quy trình khoa học qua đó phản ánh được những đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Phổ biến thông tin thống kê là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Ngành Thống kê. Thông tin thống kê được phố biến đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, điều hành quản lý, làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo, xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phổ biến thông tin thống kê giúp cho tố chức, cá nhân trong và ngoài nước dễ tiếp cận thông tin thống kê chính xác, đầy đủ, chất lượng từng bước đáp nhu cầu đa dạng của người sử dụng thông tin. Có thể nói, mọi hoạt động xã hội đều gắn với thông tin nói chung và thông tin thống kê KT-XH nói riêng. V.Lê Nin đã đánh giá,“Thống kê kinh tế - xã hội là một trong những công cụ mạnh nhất để nhận thức xã hội”. Trong thời gian qua, Cục Thống kê Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhiều cố gắng trong việc phổ biến, cung cấp thông tin thống kê có độ tin cậy cao, đáp ứng khá tốt yêu cầu về sự phù hợp, tính chính xác, kịp thời, chặt chẽ và lôgíc của số liệu. Nhiều tài liệu thống kê trên địa bàn tỉnh được công bố và xuất bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội. Tuy nhiên, do chất lượng thống kê là có tính thay đổi theo thời gian và theo nhu cầu của người sử dụng thông tin thống kê. Chất lượng thông tin thống kê cần phải cải tiến liên tục để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Tuy vậy, trong quá trình biên soạn và phổ biến thông tin thống kê không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập: -2- Một là, hình thức phổ biến thông tin thống kê đã có nhiều cố gắng, nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa đa dạng, phong phú; việc sử dụng thông tin thống kê chưa nhất quán của đối tượng dùng tin, chưa nhận được nhiều sự phản hồi khách quan của người sử dụng…; Hai là, một số thông tin thống kê do Ngành Thống kê cung vẫn còn tình trạng có sự chênh lệch giữa các kỳ công bố (ước tính, sơ bộ và chính thức) gây khó khăn cho người sử dụng thông tin. Nguyên nhân chủ yếu do, công tác phân tích, dự báo còn chậm; kiểm tra giám sát trong điều tra thống kê còn hạn chế; chất lượng thông tin đầu vào chưa tốt;… từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tổng hợp, suy rộng số liệu thống kê Ba là, trong những năm gần đây việc chuyển đổi phương pháp tính toán, thu thập và điều tra thống kê theo hướng hội nhập quốc tế, ứng dụng triệt để CNTT còn nhiều hạn chế. Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại 4.0 nhiều ngành, lĩnh vực, sản phẩm mới xuất hiện trong khi phương pháp thống kê chưa theo kịp để phản ánh, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các đối tượng dùng tin…; Từ thực tiễn nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng về sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê, tác giả chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê đối với chất lượng cung cấp thông tin của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm đánh giá tình hình sử dụng và mức độ hài lòng người sử dụng thông tin thống kê đối với thông tin mà ngành Thống kê đã và đang phổ biến hiện nay, làm rõ hơn những điểm đã đạt được, những yếu tố tác động đến chất lượng thông tin thống kê, những hạn chế cần khắc phục trong việc cung cấp thông tin thống kê tại cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu giúp cho dịch vụ cung cấp thông tin thống kê Tại Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng đầy đủ, thông tin chất lượng hơn, đáp ứng tốt hơn nữa sự mong đợi của người sử dụng thông tin trong thời gian tới. -3- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Có thể nói sự hài lòng của người sử dụng thông tin là thước đo quan trọng đánh giá chất lượng thông tin và dịch vụ cung cấp thông tin thống kê. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nhằm nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê do Cục Thống kê Bà Rịa- Vũng Tàu cung cấp trong thời gian qua. Qua kết quả đó rút ra được những điểm đã đạt được để tứ đó phát huy tốt hơn nữa, đồng thời tìm ra những khó khăn, những hạn chế, yếu kém để cải thiện chất lượng cung cấp thông tin nhằm gia tăng sự hài lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khi sử dụng thông tin của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (i) Xác định các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ii) Đo lường phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của người sử dụng thông tin; lựa chọn các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin thống kê và xác định yếu tố quyết định đến sự hãi lòng của người sử dụng thông tin thống kê. (iii) Căn cứ kết quả nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ qua các yếu tố trên, phát hiện những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng thông tin. Từ đó đề xuất hàm ý nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin thống kê của Cục thống kê tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đưa ra các câu hỏi liên quan đến tình hình sử dụng thông tin thống kê của người sử dụng thông tin thống kê hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, cụ thể sau: Câu hỏi 1: Những nhân tố đo lường chất lượng cung cấp thông tin thống kê do Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cung cấp? -4- Câu hỏi 2: Mức độ tác động của chất lượng cung cấp thông tin thống kê đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thông tin thống kê do Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cung cấp? Câu hỏi 3: Hàm ý nào nâng cao chất lượng cung cấp thông tin thống kê tại Cục Thống kê Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm gia tăng sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thông tin thống kê? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sự hài lòng của các tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê thông qua việc đánh giá chất lượng cung cấp thông tin thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khách thể nghiên cứu: Là người sử dụng thông tin thống kê do Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cung cấp, cụ thể như sau: Lãnh đạo và cán bộ, công chức Văn phòng Tỉnh ủy; HĐND, UBND tỉnh; các Ban của Đảng, HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh; Lãnh đạo và chuyên viên các Sở, Ban, Ngành trực thuộc tỉnh; Lãnh đạo HĐND, UBND cấp huyện; Lãnh đạo, cán bộ công chức phòng ban cấp huyện; Cơ quan thông tin báo/đài; Doanh nghiệp; Các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp và dạy nghề; Giáo viên, Sinh viên, Học sinh phổ thong và một số đối tượng dùng tin khác. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về yếu tố phản ánh chất lượng thông tin thống kê tác động đến sự hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê do Cục Thống kê cung cấp, phổ biến. Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trong phạm vi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm vi về thời gian: + Thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15/2/2022 đến 15/3/2022; + Xử lý dữ liệu và hoàn chỉnh luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 16/3/2022 đến 5/7/2022. -5- 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tác giả thực hiện nghiên cứu thông qua các bước chính như sau: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Đọc, ghi chép, tổng hợp và phân tích từ giáo trình, mạng internet, các tài liệu có liên quan khác; Nghiên cứu tham khảo 9 ý kiến của giảng viên; Lãnh đạo cơ quan, Trưởng phòng/Phó trưởng phòng các phòng nghiệp vụ; Chi cục Trưởng/ Chi cục Phó thống kê cấp huyện,... và cá nhân góp ý, lựa chọn, đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê. Phỏng vấn thử 90 đối tượng sử dụng thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chạy thử mô hình để điều chỉnh thang đo. Sản phẩm cuối cùng là bảng câu hỏi chính thức. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi chính thức đã được thiết kế, kết hợp phỏng vấn trực tiếp và thu thập gián tiếp 233 đối tượng điều tra. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê. - Dùng kiểm định thang đo Cronbach Alpha để loại biến không đạt và phân tích các nhân tố khám phá EFA để gom những biến đạt yêu cầu; phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến; - Phương pháp phân tích số liệu: toàn bộ dữ liệu hồi đáp được xử lý với phần mềm SPSS, vận dụng mô hình hồi quy trên nền phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, quy ước là: “(1) Rất không đồng ý, (2) chưa đồng ý, (3) tạm được, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn đồng ý”. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê. Thông qua kết quả nghiên cứu, giúp biết được những mặt còn hạn chế trong việc phổ biến, cung cấp thông tin thống kê tại Cục Thống kê tỉnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan