Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành ph...

Tài liệu đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố hà nội ngụ ý cho đào tạo nghề

.PDF
94
39
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM" NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGỤ Ý CHO ĐÀO TẠO NGHỀ Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý (KD2) Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Minh Trang Đỗ Mỹ Linh /Nữ /Nữ Nguyễn Nguyệt Minh /Nữ Nguyễn Ngọc Anh /Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: E-BBA 3A, E-BBA 3B, Viện Quản Trị Kinh Doanh Năm thứ: 3 / 4 năm đào tạo Ngành học: Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Hồng Việt MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC VIẾT TẮT GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 6 4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7 5.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 7 5.2 Thu thập số liệu ...................................................................................... 8 5.3 Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 10 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10 6.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 10 6.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10 7. Cấu trúc báo cáo........................................................................................ 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC LÀM VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .................. 12 1.1 Định nghĩa về năng lực làm việc ............................................................ 12 1.2 Mô hình khung năng lực làm việc ......................................................... 13 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực làm việc của người lao động .... 14 CHƯƠNG 2 NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI HÀ NỘI............................ 16 2.1 Các khái niệm cơ bản.............................................................................. 16 2.1.1 Nghề giúp việc gia đình .................................................................... 16 2.1.2 Lao động giúp việc gia đình.............................................................. 16 2.1.3 Thị trường lao động giúp việc gia đình............................................ 17 2.1.4 Năng lực làm việc của lao động giúp viêc gia đình ......................... 18 2.2 Tổng quan về thị trường lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội ......... 18 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI HÀ NỘI ............................................................ 21 3.1 Giới thiệu về mẫu điều tra ...................................................................... 21 3.1.1 Thông tin chung về mẫu ................................................................... 21 3.1.2 Mục đích sử dụng lao động của đối tượng điều tra ........................ 22 3.1.3 Kênh thuê và phương thức thuê lao động ....................................... 23 3.1.4 Hợp đồng lao động ............................................................................ 23 3.1.5 Cách thức kiểm tra trình độ của lao động giúp việc ....................... 24 3.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến điều tra .................................... 25 3.3 Kiểm định độ tin cậy của các số liệu điều tra ....................................... 26 3.4 Phân tích năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội ................................................................................................................... 27 3.4.1 Phân tích các biến kiến thức ............................................................ 27 3.4.1.1 Kiến thức của nhóm lau dọn nhà cửa .......................................... 27 3.4.1.2 Kiến thức của nhóm nấu ăn......................................................... 29 3.4.1.3 Kiến thức của nhóm chăm sóc trẻ em ......................................... 30 3.4.1.4 Kiến thức của nhóm chăm sóc người ốm và người cao tuổi ...... 31 3.4.1.5 Kiến thức của nhóm phụ giúp bán hàng ..................................... 33 3.4.2 Phân tích các biến kỹ năng ............................................................... 34 3.4.2.1 Kỹ năng của nhóm lau dọn nhà cửa ............................................ 34 3.4.2.2 Kỹ năng của nhóm nấu ăn ........................................................... 36 3.4.2.3 Kỹ năng của nhóm chăm sóc trẻ em ........................................... 37 3.4.2.4 Kỹ năng của nhóm chăm sóc người ốm và người cao tuổi......... 38 3.4.2.5 Kỹ năng của nhóm phụ giúp bán hàng........................................ 40 3.4.2.6 Kỹ năng sống của lao động giúp việc ......................................... 41 3.4.3 Phân tích các biến thái độ................................................................. 42 3.5 Đánh giá về năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội- các vấn đề đặt ra và nguyên nhân ................................................. 45 3.5.1 Đánh giá về năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình .... 45 3.5.1.1 Đánh giá chung ........................................................................... 45 3.5.1.2 Đánh giá chi tiết .......................................................................... 46 3.5.2 Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội................................................. 49 4.1 Định hướng phát triển nghề giúp việc gia đình ở Việt Nam ............... 52 4.2 Đề xuất đào tạo nghề giúp việc gia đình ở Hà Nội ............................... 53 4.2.1 Nội dung chương trình đào tạo ........................................................ 53 4.2.2 Cách thức tuyển chọn và thu hút học viên ...................................... 58 4.2.3 Thời lượng đào tạo ............................................................................ 59 4.2.4 Phương pháp đào tạo ....................................................................... 59 4.2.5 Tổ chức đào tạo ................................................................................. 60 4.2.6 Đánh giá và cấp chứng chỉ đào tạo .................................................. 61 4.3 Các đề xuất có liên quan khác................................................................ 61 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Quy mô và cấu trúc mẫu điều tra ................................................................. 9 Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu điều tra............................................................................ 21 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định các nhân tố xác định các biến đủ điều kiện phân tích ... 26 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha (α) của dữ liệu phân tích ... 25 Bảng 3.4: Kết quả điều tra về kiến thức của nhóm lau dọn nhà cửa .......................... 27 Bảng 3.5: Kết quả điều tra về kiến thức của nhóm nấu ăn ........................................ 29 Bảng 3.6: Kết quả điều tra về kiến thức của nhóm chăm sóc trẻ em ......................... 30 Bảng 3.7: Kết quả điều tra về kiến thức của nhóm chăm sóc người ốm và người cao tuổi ....................................................................................................................... 32 Bảng 3.8: Kết quả điều tra về kiến thức của nhóm phụ giúp bán hàng ...................... 33 Bảng 3.9: Kết quả điều tra về kỹ năng của nhóm lau dọn nhà cửa ............................ 35 Bảng 3.10: Kết quả điều tra về kỹ năng của nhóm nấu ăn ....................................... 36 Bảng 3.11: Kết quả điều tra về kỹ năng của nhóm chăm sóc trẻ em.......................... 37 Bảng 3.12: Kết quả điều tra về kỹ năng của nhóm chăm sóc người ốm và người cao tuổi ....................................................................................................................... 39 Bảng 3.13: Kết quả điều tra về kỹ năng của nhóm phụ giúp bán hàng ...................... 40 Bảng 3.14: Kết quả điều tra về kỹ năng sống của lao động giúp việc ........................ 41 Bảng 3.15: Kết quả điều tra về thái độ của lao động giúp việc ................................. 43 Bảng 4.1: Các lĩnh vực đào tạo ưu tiên theo loại hình lao động ................................ 57 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Quy trình nghiên cứu............................................................................... 7 Biểu đồ 1.1: Mô hình khung năng lực làm việc ....................................................... 13 Biểu đồ 3.1: Các loại hình lao động giúp việc gia đình ............................................ 22 Biểu đồ 3.2: Kênh thông tin thuê lao động giúp việc ............................................... 23 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ chủ sử dụng lao động giao kết hợp đồng với người lao động ............... 24 Biểu đồ 3.4: Cách thức kiểm tra trình độ lao động giúp việc .................................... 24 Biểu đồ 3.5: Khoảng cách chung về năng lực làm việc của lao động giúp việc................. 46 Biểu đồ 3.6: Khoảng cách kiến thức của lao động giúp việc..................................... 46 Biểu đồ 3.7: Khoảng cách kỹ năng của lao động giúp việc....................................... 47 Biểu đồ 3.8: Khoảng cách thái độ của lao động giúp việc ........................................ 48 DANH MỤC VIẾT TẮT EFA: Exploratory Factor Analysis ILO: International Labour Organization KMO: Kaiser-Meyer-Olkin NCKH SV: Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên NĐ-CP: Nghị Định Chính Phủ PGS.TS: Phó Giáo Sư – Tiến Sỹ P-value: Probability value SPSS: Statistical Package for the Social Sciences TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn WTO: World Trade Organization 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) với quyết tâm từng bước xây dựng một nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển bền vững.Mặc dù những năm vừa qua kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống của người dân vẫn được cải thiện rõ rệt về mọi mặt.Mức sống dần đi lên của người dân cũng tỉ lệ thuận với nhịp điệu hối hả của cuộc sống và sự cần thiết của các dịch vụ xã hội dành cho các gia đình.Trong số các dịch vụ đó, giúp việc gia đình là một trong những dịch vụ được quan tâm hơn cả bởi nó giúp ích rất nhiều cho các gia đình bận rộn ở các thành phố lớn như Hà Nội. Có thể nói, giúp việc gia đình ở các đô thị lớn như Hà Nội đã trở thành một việc làm hấp dẫn đối với nhiều phụ nữ nông thôn. Đây là một trong những hệ quả của việc phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Hà Nội, đặc biệt là việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, khiến cho nhiều vùng đất được sửa đổi mục đích sử dụng từ đất canh tác nông nghiệp thành công nghiệp hoặc xây dựng các khu dân cư mới. Điều này khiến cho một bộ phận không nhỏ người nông dân phải chuyển đổi nghề hoặc học thêm nghề khác. Như vậy, quan hệ cung – cầu trong xã hội đã được thiết lập. Các hộ gia đình thành thị ngày nay coi lao động giúp việc gia đình như một nhu cầu thiết yếu, giúp cho người vợ, người mẹ trong gia đình giảm bớt gánh nặng, có nhiều thời gian hơn cho công việc xã hội. Đồng thời, dịch vụ giúp việc gia đình cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nhân lực cho dịch vụ giúp việc gia đình hầu hết là phụ nữ và trẻ em nghèo nông thôn với trình độ học vấn và kỹ năng chưa cao. Theo các chủ sử dụng lao động, hầu hết họ tìm lao động giúp việc gia đình qua quan hệ cá nhân, như bà con ở quê hoặc bạn bè giới thiệu. Chỉ có một số rất ít tìm qua các Trung tâm giới thiệu việc làm. Việc tìm kiếm nguồn lao động tự phát này cũng nói lên rằng hầu 2 hết các lao động không được đào tạo kỹ năng giúp việc. Điều này đã gây nhiều khó khăn và làm mất thời gian cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Bên cạnh đó, tinh thần, thái độ làm việc và ý thức trách nhiệm của không ít người giúp việc cũng chưa đáp ứng yêu cầu của các chủ sử dụng lao động. Các tiêu chí về tính trung thực, thật thà, những hành vi ứng xử và nếp sống văn minh đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của các chủ thuê lao động ở thành phố. Ở Việt Nam, giúp việc gia đình đang dần trở thành một nghề chính thức. Ngày 25 tháng 5 năm 2014, Nghị định số 27-NĐCP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình đã có hiệu lực. Theo bà Nelien Haspels - chuyên gia về giới của ILO châu Á - Thái Bình Dương, tác động tích cực của Nghị định này là nó sẽ “gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nghề giúp việc gia đình, khi bảo đảm các yêu cầu quy định, là một nghề chuyên nghiệp, mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và xã hội cho các gia đình thuê người giúp việc, cho bản thân người giúp việc và cả xã hội Việt Nam”. Điều đó thể hiện sự ghi nhận của Chính phủ rằng nghề giúp việc gia đình mang ý nghĩa quan trọng, để các thị trường lao động có thể vận hành hiệu quả bằng cách tạo điều kiện để phụ nữ làm việc và duy trì năng suất lao động ngoài gia đình. Như vậy, ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang có một nhu cầu cấp thiết về đào tạo một cách bài bản để nâng cao năng lực làm việc cho lực lượng lao động giúp việc gia đình. Trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay đã có khoảng hơn 10 trung tâm Giới thiệu việc làm của nhà nước và công ty TNHH có chức năng đào tạo, cung ứng người giúp việc gia đình; trong khi ở Hà Nội, chưa có nhiều quan tâm nghiên cứu thích đáng về lĩnh vực này, đặc biệt là những nghiên cứu đánh giá cụ thể về trình độ năng lực hiện tại của lao động giúp việc gia đình nhằm cung cấp các dữ liệu về nhu cầu đào tạo cho các trường dạy nghề hoặc trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Như vậy, một số câu hỏi cấp thiết được đặt ra có liên quan đến lĩnh vực này là: Những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của lao động giúp việc gia đình hiện nay ở Hà Nội là gì? Thực trạng năng lực làm việc của đội ngũ lao động này đang ở mức độ nào? Có những gợi ý gì có thể đề xuất trong việc xây dựng chương trình đào tạo 3 nghề nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho lao động giúp việc gia đình? Để trả lời các câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề” trong công tình NCKH SV năm 2014. Nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích trong việc đào tạo nâng cao năng lực làm việc cho lao động giúp việc gia đình, thúc đẩy hình thành và phát triển nghề giúp việc, phát triển thị trường lao động giúp việc gia đình, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội. 2. Tổng quan nghiên cứu Lao động giúp việc gia đình là một loại hình lao động đã xuất hiện trên từ rất lâu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Lực lượng lao động này đã và đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của các gia đình ở thành phố về lao động giúp việc là rất lớn bởi phụ nữ dần bận rộn hơn với các công việc xã hội và cần có người giúp đỡ công việc gia đình. Tuy nhiên, trong quan niệm của đại bộ phận người dân Việt Nam hiện nay, lao động giúp việc gia đình vẫn chưa được coi là một nghề và những người làm công việc này không được tôn trọng như những ngành nghề khác. Ở Việt Nam, hoạt động giúp việc gia đình vẫn còn nhiều tồn tại và chưa đáp ứng được nhu cầu của cả những gia đình sử dụng lao động lẫn những người lao động về nhiều mặt. Năm 2001, tác giả Đặng Bích Thủy đã thực hiện nghiên cứu “Điều kiện sống và làm việc của trẻ em gái nông thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia đinh” thông qua phỏng vấn trực tiếp 17 nữ thiếu niên nông thôn dưới 17 tuổi đang làm giúp việc gia đình tại Hà Nội. Qua đó, lý do chủ yếu dẫn các em gái nông thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia đình là do điều kiện gia đình khó khăn về kinh tế, một số em do chán học, học kém hay tò mò muốn xem cuộc sống ở Hà Nội như thế nào. Điều kiện làm việc của trẻ em gái giúp việc gia đình là rất khó khăn, hầu như phải làm việc trong tình trạng căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần với khoảng 12 – 14 tiếng lao đông/ngày. Tiền công nhận được tùy theo công việc của mỗi em và mọi điều kiên lao động chủ yếu chỉ được thỏa thuận bằng miệng giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Các em luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm của người thân, cha mẹ và không có bạn bè 4 cùng lứa để chia sẻ hoặc vui chơi do phải sống trong môi trường khép kín. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với các em và nó cũng là một điểm bất lợi đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của các em sau này. Dựa vào thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và tuyên truyền sâu rộng các điều luật có liên quan để đảm bảo quyền trẻ em, đồng thời Nhà nước cũng cần hỗ trợ việc làm cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở lực lượng lao động giúp việc là trẻ em mà chưa đề cập đến những đối tượng và độ tuổi lao động khác như phụ nữ và trung niên. Những người lao động ở độ tuổi này cũng cần phải nhận được sự quan tam đúng đắn, kịp thời. Một nghiên cứu khác là của tác giả Lê Việt Nga về “Tác động của dịch vụ giúp việc tới gia đình” được thực hiện năm 2006 với phạm vi nghiên cứu là phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Tác giả đã thu thập thông tin từ cả ba đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động giúp việc gia đình là: Người lao động, người sử dụng lao động và người làm nghề môi giới hoạt động giúp việc gia đinh. Nghiên cứu trên bước đầu đã chỉ ra rằng như cầu thuê người giúp việc hiện nay ở Hà Nội là rất lớn, đồng nghĩa với những tác động không nhỏ của việc thuê người giúp việc tới cuộc sống của gia đình sử dụng dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu lên một số khó khăn, trở ngại của các bên như chất lượng làm việc của người lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Lê Việt Nga chỉ dựa trên một quy mô mẫu nghiên cứu khá nhỏ bao gồm 20 người làm thuê, 20 người sử dụng lao động và 5 cán bộ giới thiệu việc làm trong phạm vi phường Kim Liên. Bài nghiên cứu cũng chỉ khai thác được một số khía cạnh của hoạt động giúp việc gia đình do phạm vi nghiên cứu chưa rộng và cũng chưa đề ra được nhiều giải pháp thiết thực khắc phục tình trạng này. Nghiên cứu “Hiện trạng công việc và đời sống của nữ nhập cư làm giúp việc nhà tại thành phố Hồ Chí Minh” (2009) của tác giả Đào Bích Hà có đối tượng nghiên cứu là những người lao động trên 18 tuổi di cư từ nông thôn ra thành phố Hồ Chí Minh làm công việc giúp việc gia đình. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với 15 cuộc phỏng vấn sâu để thu thập thông tin nhằm phản ánh thực trạng lao động giúp việc gia đình hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu này, đa số người giúp việc đều không hài lòng về thời gian làm việc nặng nhọc, cảm giác bị gò 5 bó, thiếu tự do và chịu sự kiểm soát của gia chủ. Ngoài ra người nữ di cư còn phải chấp nhận sự xa cách gia đình, không thể chăm sóc con cái và liên hệ xã hội với bạn bè, người thân. Tuy phạm vi nghiên cứu đã được mở rộng hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Việt Nga đã đươc đề cập ở trên, nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm giải quyết những tồn đọng trên. Trong nghiên cứu “Làn sóng phụ nữ nông thôn ra thành thị làm giúp việc gia đinh” (2007), tác giả Dương Kim Hồng đã phần nào phản ánh được một số khía cạnh của hoạt động giúp việc gia đình ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, người lao động ở ngay trong nhà của gia chủ và người lao động thuê nhà trọ ở ngoài là hai hình thức cơ bản của loại hình lao động giúp việc. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chỉ lấy ý kiến của những người là chủ hộ gia đình có thuê người giúp việc mà không thực hiện phỏng vấn sâu người lao động giúp việc để phản ánh trực tiếp tâm trạng, hoàn cảnh cũng như tâm tư nguyện vọng của họ. Mới đây nhất, bài nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và đề xuất giải pháp quản lý” do tác giả Ngô Thị Ngọc Anh thực hiện năm 2009 đã cho chúng ta thấy thực trạng của lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp và cần thiết để nâng cao chất lượng lao động giúp việc gia đình, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Đối tượng nghiên cứu là người lao động giúp việc và những hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ này trên địa bàn các quận của thành phố Hà Nội như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa… Tất cả những đối tượng này đều được phỏng vấn sâu để có cái nhìn sâu hơn về thực trạng lao động giúp việc. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề xuất giải pháp về vấn đề quản lý lực lượng lao động giúp việc chứ chưa thực sự đi sâu vào các giải pháp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề làm việc của họ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhu cầu về lao động giúp việc đang ngày một tăng lên như một xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Dịch vụ giúp việc gia đình phát triển đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội nhưng cũng còn khá nhiều tồn tại, vướng mắc cần phải giải quyết xung quanh kiến thức, kỹ năng của người lao động, mối quan hệ chủ nhà- người giúp việc cũng như các chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động,vv.. . Đây đang là một vấn đề nóng hổi, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của các cơ quan chức năng.Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây mới 6 chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể như tìm giải pháp tái hòa nhập cộng đồng cho lực lượng giúp việc là trẻ em hoặc các khía cạnh pháp luật và quản lý. Các nghiên cứu này hầu như chưa đánh giá đầy đủ và hệ thống về thực trạng lao động giúp việc gia đình trên toàn thành phố Hà Nội, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực về đào tạo nhằm nâng cao năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình Trước thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề” sẽ tập trung vào phân tích các yêu tố cấu thành nên năng lực làm việc, tìm ra khoảng cách giữa năng lực làm việc mong đợi từ phía người sử dụng lao động và năng lực làm việc thực tế của người lao động. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những căn cứ về mặt khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các kiến nghị đào tạo nâng cao tay nghề của lao động giúp việc gia đình, từ đó đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển nghề giúp việc và thị trường lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây:  Xác định các yêu cầu về năng lực làm việc (năng lực làm việc cần thiết) của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội  Phân tích năng lực làm việc thực tế hiện nay của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra khoảng cách giữa năng lực hiện tại và năng lực cần thiết đối với lao động giúp việc gia đình.  Đưa ra các đề xuất có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động giúp việc gia đình trên địa bànThành phố Hà Nội. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, các câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời bao gồm:  Năng lực làm việc cần thiết của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội gồm những nội dung gì?  Năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào so với những năng lực làm việc cần thiết? 7  Có những kiến nghị gì về đào tạo nghề giúp việc gia đình nhằm nâng cao năng lực và sự chuyên nghiệp trong công việc cho lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Quy trình nghiên cứu Khung lý thuyết về năng lực làm việc Khảo sát chủ sử dụng lao động Phỏng vấn sâu chủ sử dụng lao động Năng lực làm việc cần thiết Sự khác biệt Đề xuất Khảo sát chủ sử dụng lao động Phỏng vấn sâu chủ sử dụng lao đông và người lao động Năng lực làm việc thực tế Biểu đồ 1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Phân tích nhóm nghiên cứu) 8 Quá trình nghiên cứu bao gồm các bước sau:  Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về nghề giúp việc gia đình và năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình (trong đó có khung lý thuyết về năng lực làm viêc của người lao động).  Bước 2: Phỏng vấn các hộ gia đình sử dụng lao động  Bước 3: Thiết kế bảng hỏi dựa trên tài liệu thứ cấp và phỏng vấn  Bước 4: Khảo sát thử và kiểm tra lại tính chính xác của bảng hỏi  Bước 5: Thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu chính thức chủ sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình  Bước 6: Phân tích số liệu đã thu thập được, rút ra vấn đề và nguyên nhân  Bước 7: Đề xuất các kiến nghị 5.2 Thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp: Nguồn thông tin thức cấp được thu thập từ các tài liệu sách, báo cáo, dữ liệu về lao động giúp việc gia đình đã được nghiên cứu để xác đinh yêu cầu về năng lực làm việc và đánh giá năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc ở Hà Nội. Đặc biệt, các mô hình lý thuyết về năng lực làm việc của người lao động được xem xét và lựa chọn làm căn cứ cho việc xây dựng mô hình khung năng lực của lao động giúp việc gia đình.  Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 2 cách sau đây: - Điều tra khảo sát: + Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình sử dụng lao động giúp việc ở Hà Nội + Mẫu khảo sát: Bảng 1 cho thấy tổng số phiếu phát ra là 170 phiếu, tổng số phiếu thu về là 143 phiếu được phân bổ trên 8 quận nội thành của Thành phố Hà Nội, trong đó Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có số phiếu thu về nhiều nhất (25 phiếu), Tây Hồ và Cầu Giấy có số lượng ít nhất (10 phiếu). Căn cứ chọn mẫu dựa vào đặc điểm và điều kiện sống của dân cư cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quận nội thành của Thành phố Hà Nội. 9 Bảng 1: Quy mô và cấu trúc mẫu điều tra Quận Số phiếu phát ra Sốphiếu thu về Hoàn Kiếm 30 26 Hai Bà Trưng 25 25 Tây Hồ 15 10 Đống Đa 20 20 Ba Đình 15 10 Thanh Xuân 20 20 Cầu Giấy 15 10 Hoàng Mai 30 22 Tổng 170 143 (Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu) + Bảng hỏi đã được thiết kế dựa trên tài liệu tham khảo, khảo sát và phỏng vấn mẫu nhỏ người sử dụng lao động giúp việc. Bảng hỏi được xây dựng trên thang đo likert 5 điểm. Nội dung bảng hỏi bao gồm 2 phần: Phần thông tin chung về người được khảo sát và phần câu hỏi liên quan đến đánh giá năng lực làm việc của người lao động dựa trên 3 tiêu chí: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Người được khảo sát được yêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn mức độ từ 1 đến 5. Quá trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành qua 3 bước: Bước 1, nghiên cứu khung năng lực làm việc của người lao động để xây dựng khung bảng hỏi; Bước 2, nghiên cứu tài liệu thứ cấp để dự thảo các tiêu chí trong bảng hỏi; Bước 3, phỏng vấn số lượng nhỏ các chủ sử dụng lao động để hoàn thiện các tiêu chí trong bảng hỏi. + Quá trình khảo sát được tiến hành qua 2 bước: Bước 1, khảo thử để kiểm tra độ chính xác của bảng hỏi; Bước 2, khảo sát chính thức để thu thập thông tin về năng lực làm việc cần thiết và thực tế của người lao động cũng như các mong muốn đề xuất của các bên liên quan. - Phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 chủ sử dụng lao động và 15 lao động giúp việc gia đình. Mục đích phỏng vấn sâu chủ sử dụng lao động để nắm 10 được các yếu tố phản ánh nội dung năng lực làm việc cần thiết của lao động giúp việc gia đình, thực trạng năng lực làm việc thực tế của người lao động hiện nay và đặc biệt là giúp làm rõ hơn nội hàm của các vấn đề được phát hiện trong thực trang.Phỏng vấn sâu lao động giúp việc nhằm nhận biết năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc hiện nay, mức độ đạt được cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ, và các nhân tố ảnh hưởng đến mỗi loại. Nhóm nghiên cứu rất chú trọng đến đối tượng này bởi vì khảo sát mới chỉ cung cấp thông tin từ góc nhìn của chủ sử dụng lao động, vì thế cần phải có thêm phỏng vấn sâu người lao động đề cung cấp cái nhìn toàn diện và đầy đủ từ quan điểm của đối tượng này. 5.3 Phân tích và xử lý số liệu Các dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập xong được phân tích và xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng kết hợp định tính. Phân tích định lượng sử dụng công cụ phân tích thống kê đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, với các bước cụ thể như là thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích means. Phân tích định tính được sử dụng kết hợp để phân tích thông tin thu được từ phỏng vấn sâu,cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1 Đối tượng nghiên cứu Năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình bao gồm 3 yếu tố cấu thành trong khung năng lực làm việc là: kiến thức, kỹ năng, và thái độ. 6.2 Phạm vi nghiên cứu  Về mặt không gian: Các gia đình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, tập trung tại các quận trung tâm (bao gồm quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, quận Tây Hồ, quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, quận Hoàng Mai)  Về mặt thời gian: Số liệu được thu thập từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2014 11 7. Cấu trúc báo cáo Giới thiệu chung Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực làm việc và khung năng lực làm việc của người lao động Chương 2: Nghề giúp việc gia đình và năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội Chương 3: Phân tích năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội Chương 4: Một số đề xuất về đào tạo nhằm nâng cao năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC LÀM VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Định nghĩa về năng lực làm việc Mặc dù nội dung về năng lực làm việc có thể tìm thấy ở nhiều tài liệu sách, báo áo, luận văn trên thế giới nhưng hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung nào về vấn đề này. Dựa trên các cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ định nghĩa năng lực làm việc theo các cách khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu về năng lực làm việc: Spencer, L.M., McClelland, D.C., & Spencer, S.M (1990) định nghĩa “… năng lực là những động lực, đặc điểm, sự tự nhận thức, kiến thức, quan điểm và các giá trị, các kỹ năng nhận biết và hành vi - bất kỳ một đặc điểm cá nhân nào mà có thể đo lường một cách đáng tin cậy mà những đặc điểm này có thể cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa những người thực hiện tốt và những người thực hiện trung bình, những người thực hiện hiệu quả và những người thực hiện không hiệu quả. Năng lực có thể bao gồm cả ý định, hành động và kết quả”. Theo Bernard Wynne và David Stringer trong tác phẩm “Tiếp cận Đào tạo và Phát triển dưới góc độ Năng lực” năm 1997 thì “Năng lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ tích luỹ được của một cá nhân sử dụng để đạt được các kết quả mà công việc của họ đòi hỏi”. Nói cách khác thì năng lực được thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ mà con người tích luỹ được và áp dụng để đạt được kết quả trong công việc của mình. Như vậy, năng lực được gắn với kết quả đầu ra của công việc, chứ không phải yếu tố đầu vào. Căn cứ vào phạm vi của bài nghiên cứu, năng lực làm việc có thể được định nghĩa như sau: “Năng lực làm việc là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của một cá nhân nhằm đảm bảo cho cá nhân đó có thể thực hiện được công việc và đạt kết quả tốt”. 13 1.2 Mô hình khung năng lực làm việc Dựa vào các định nghĩa trên, mô hình khung năng lực bao gồm 3 yếu tố chính: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kiến thức Năng lực làm việc Kỹ năng Thái độ Biểu đồ 1.1: Mô hình khung năng lực làm việc (Nguồn:Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Cụ thể: Kiến thức được định nghĩa là (i) chuyên môn và kỹ năng đã được cá nhân tiếp thu được thông qua kinh nghiệm hoặc đào tạo, hiểu biết về lý thuyết và thực hành của một lĩnh vực cụ thể, (ii) là vốn hiểu biết trong một lĩnh vực nhất định hoặc hiểu biết chung, bao gồm thực tiễn và thông tin, (iii) sự quan tâm hoặc am hiểu có được từ kinh nghiệm về một tình huống hoặc sự kiến nhất định. Tóm lại, kiến thức quy về hiểu biết liên quan đến kết quả thực hiện công việc. Hiểu biết là cái mà con người cần phải biết để có thể thực hiện được một công việc một cách hợp lý. Kỹ năng là khả năng tiếp thu để có thể thực hiện được một kết quả nhất định trong khoảng thời gian và công sức bỏ ra ít nhất. Kỹ năng có thể phân loại thành kỹ năng chung và kỹ năng cụ thể trong một lĩnh vực nhất định. Kỹ năng thường đòi hỏi những bối cảnh hoặc kích thích nhất định từ môi trường để đánh giá mức độ kỹ năng được bộ lộ và áp dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan