Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương các định l...

Tài liệu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương các định luật bảo toàn, vật lý lớp 10 thpt

.PDF
130
573
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ---------------------------- NGUYỄN THỊ LIÊN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG "CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”, VẬT LÍ LỚP 10 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ---------------------------- NGUYỄN THỊ LIÊN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG "CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”, VẬT LÍ LỚP 10 THPT Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Hiền HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Vật lí, phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lí luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lí, trường Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo tổ Vật lí, trường Trung tâm GDTX Mê Linh, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình chu đáo của TS. Lê Thị Thu Hiền trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 7 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Liên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do tôi tự nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu ý kiến của thầy hướng dẫn để hoàn thiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi c ng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 7. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................4 8. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ.. 5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................5 1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................................5 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................6 1.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh...................................................8 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................8 1.2.2. Vai trò của đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học .................9 1.3. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ....10 1.3.1. Năng lực ...................................................................................................10 1.3.2. Năng lực học tập của học sinh trung học phổ thông ...............................11 1.3.3. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ...........................................................................................................................14 1.4. Hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí .............................................21 1.4.1. Hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí ..............21 1.4.2. Vai trò của hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí .................22 1.4.3. Quá trình giải quyết vấn đề của học sinh ................................................22 1.4.4. Những hoạt động cơ bản trong dạy học vật lí giúp học sinh bộc lộ năng lực giải quyết vấn đề ..........................................................................................24 1.5. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí ............25 1.5.1. Khái niệm về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ............25 1.5.2. Khung năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ......................................26 1.5.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh .....29 1.5.4. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh .....................................................................................................................32 1.6. Thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông ................................................................................37 1.6.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................37 1.6.2. Đối tượng và thời gian khảo sát ..............................................................37 1.6.3. Nội dung khảo sát ....................................................................................37 1.6.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................37 1.6.5. Kết quả khảo sát ......................................................................................38 Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÍ 10 ...................................................................................................................................41 2.1. Tổng quan nội dung kiến thức chương "Các định luật bảo toàn” ......................41 2.1.1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng .........................................41 2.1.2. Công và công suất ...................................................................................41 2.1.3. Động năng...............................................................................................42 2.1.4. Thế năng .................................................................................................42 2.1.5. Cơ năng ....................................................................................................43 2.2. Những kỹ năng cơ bản của phần “Các định luật bảo toàn” vật lí lớp 10 ...........44 2.3. Xác định những sai lầm thường gặp của học sinh, những khó khăn trong đánh giá kết quả học tập của học sinh và trong dạy học chương “ Các định luật bảo toàn” ...................................................................................................................................44 2.3.1. Một số sai lầm của HS khi học chương "Các định luật bảo toàn” .........44 2.3.2. Những khó khăn trong đánh giá kết quả học tập của học sinh và trong dạy học chương "Các định luật bảo toàn” ........................................................45 2.4. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương "Các định luật bảo toàn" -Vật lí 10 .......................................................46 2.4.1.Đánh giá bằng điểm số .............................................................................46 2.4.2. Đánh giá thông qua sản phẩm học tập của học sinh...............................56 2.4.3. Đánh giá thông qua quan sát...................................................................67 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 90 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................90 3.2. Đối tượng và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm ....................................90 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm .......................................................90 3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm ..........................................90 3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................90 3.3.1. Phương pháp điều tra ..............................................................................90 3.3.2. Phương pháp quan sát .............................................................................90 3.3.3. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................90 3.3.4. Phương pháp case - study ........................................................................91 3.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá ............................................91 3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm .........................................................................91 3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm .................................................................91 3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ...............................................................92 3.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm ............................................................................92 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................94 3.5.1. Phân tích định tính...................................................................................94 3.5.2. Phân tích định lượng .............................................................................101 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả đầu ra về năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông................................................................................................................12 Bảng 1.2. Kết quả đầu ra về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ........ 26 Bảng 1.3. Rubric đánh giá NL GQVĐ của học sinh .................................... 29 Bảng 1.4. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ của HS .............. 33 Bảng 1.5. Mẫu báo cáo .................................................................................. 34 Bảng 1.6. Phiếu quan sát năng lực của học sinh ......................................... 35 Bảng 1.7. Sổ đánh giá năng lực GQVĐ của HS .......................................... 36 Bảng 1.8. Kết quả lấy ý kiến của GV về việc ĐG năng lực GQVĐ của HS 38 Bảng 1.9. Ý kiến của HS về việc GV tổ chức KT, ĐG kết quả học tập ........ 39 Bảng 2.1. Đề kiểm tra trắc nghiệm................................................................ 46 Bảng 2.2. Đề kiểm tra dạng tự luận .............................................................. 48 Bảng 2.3. Phiếu đánh giá năng lực phân tích và hiểu vấn đề ..................... 51 Bảng 2.4. Phiếu đánh giá năng lực phát hiện giải pháp GQVĐ ................. 53 Bảng 2.5. Phiếu đánh giá năng lực vận dụng vào bối cảnh, vấn đề mới.... 55 Bảng 3.1. Sĩ số và phân bố điểm thi chất lượng đầu học kì 2 ..................... 93 của nhóm lớp TN, ĐC (đã làm tròn) ............................................................. 93 Bảng 3.2. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Nguyễn Trung Hiếu ...... 96 Bảng 3.3. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Hoàng Thị Quỳnh Hương ......................................................................................................................... 98 Bảng 3.4. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Nguyễn Thị Thu Thủy 100 Bảng 3.5. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Nguyễn Văn Trung ..... 100 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh sau khi TNSP ....................................................................................................................... 101 Bảng 3.7. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP ......... 102 Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất luỹ tích hội tụ lùi ............................... 104 của lớp TN và lớp ĐC sau TNSP ................................................................. 104 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ý kiến của GV.................................................. 104 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đa giác về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC ......................... 93 Biểu đồ 3.2. Đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC sau khi TNSP ........................................................................................................................................... 104 QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ DH Dạy học ĐH Đại học ĐG Đánh giá ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GQVĐ Giải quyết vấn đề HĐDH Hoạt động dạy học HS Học sinh KQHT Kết quả học tập KT Kiểm tra KTĐG Kiểm tra đánh giá NL Năng lực PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TNSP Thực nghiệm sư phạm 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị TW8, khoá XI về đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: "Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến đã được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả ĐG trong quá trình học với ĐG cuối kì, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự ĐG của người học; ĐG của Nhà trường với ĐG của gia đình và của xã hội"[5]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tường chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới PPDH và ĐG KQHT, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo và NL tự học của người học"; " Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng, kết hợp kết quả kiểm tra, ĐG trong quá trình giáo dục với kết quả thi"[2]. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, BCH TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ thị: "Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và ĐG kết quả giáo dục theo định hướng ĐG NL người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển". Mục tiêu đổi mới GD hiện nay là DH tiếp cận NL của HS. Do vậy công tác KTĐG theo hướng tiếp cận NL là một việc làm hết sức cần thiết và phải được coi trọng. Thực tiễn công tác KTĐG ở trường THPT hiện nay cho ta thấy tình trạng đánh đồng việc cho điểm với ĐG năng lực HS; có xu hướng chú trọng kiến thức ghi nhớ hơn là rèn kĩ năng và năng lực HS; công tác KTĐG chịu sức ép của thi cử và bệnh thành tích; các kết quả KT thường để xếp loại HS hơn là tìm ra điểm mạnh yếu của HS để giúp HS tiến bộ và định hướng cho GV trong việc cải tiến nội dung và PP giảng dạy; GV và nhà quản lý còn yếu về NL đánh giá trong GD. 2 Việc đổi mới KTĐG KQHT của HS theo hướng tiếp cận NL là việc làm cần thiết và là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình DH tiếp cận NL được tốt hơn. Hiện nay, một số trường THPT tổ chức KT theo hình thức trắc nghiệm, còn lại các trường thường KTĐG kết quả học tập của HS theo hình thức tự luận. Hơn nữa, các trường chỉ quan tâm đến việc ĐG kết thúc, việc KTĐG quá trình theo hướng tiếp cận NL ít được quan tâm. Riêng đối với Vật lí là một bộ môn Khoa học tự nhiên nên các kiến thức vật lí gắn liền với thực tiễn. Do vậy nếu vận dụng tốt PPDH GQVĐ trong DHVL sẽ nâng cao NL cho HS; giúp HS có thể phát hiện và giải quyết các VĐ trong quá trình học tập và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Với những ưu thế đó, PPDH GQVĐ đã được GV áp dụng rộng rãi trong dạy Vật lí phổ thông tuy nhiên việc ĐG năng lực GQVĐ của HS lại chưa được GV và các nhà quản lý GD quan tâm đúng mức. Trong chương trình Vật lí ở THPT, chương “Các định luật bảo toàn” là một trong những chủ đề quan trọng đối với kiến thức Vật lí THPT, kiến thức chương này khá trừu tượng; HS khó hình dung. Nếu gắn thực tiễn với DH chương “Các định luật bảo toàn” sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn. Vì vậy, PP phát hiện và giải quyết vấn đề thường được vận dụng trong chương này. Vì lí do đó, việc tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của HS chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 là hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng kiến thức môn Vật lí cho HS THPT. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí 10 THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lí luận về KT, ĐG KQHT theo định hướng phát triển NL của HS để thiết kế công cụ và đề xuất quy trình tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của của HS trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí 10. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động KTĐG năng lực GQVĐ của HS THPT. 3 - Phạm vi nghiên cứu: KTĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí lớp 10, ban cơ bản. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được công cụ và đề xuất được quy trình ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học chương "Các định luật bảo toàn" - Vật lí 10 phù hợp thì sẽ cung cấp được những thông tin phản hồi về NL GQVĐ của HS giúp GV và HS điều chỉnh PPDH để phát triển NL giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí cho HS THPT . 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận cơ bản về KTĐG KQHT của HS, chú trọng nghiên cứu cơ sở lí luận về ĐG KQHT theo định hướng phát triển NL học sinh và ĐG NL GQVĐ của HS trong DHVL THPT. - Tìm hiểu một số phương pháp và kỹ thuật ĐG dựa trên NL HS. - Tìm hiểu thực trạng ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL ở một số trường THPT hiện nay. - Tìm hiểu mục tiêu dạy và nội dung DH chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí 10. - Xác định các thành tố năng lực GQVĐ, xác định các tiêu chí và thang đo năng lực nhằm xác nhận năng lực GQVĐ của học sinh trong DHVL. - Thiết kế các công cụ và đề xuất quy trình ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí 10. - Tiến hành TN sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và ĐG tính khả thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các nội dung có liên quan đến đề tài luận văn nhằm hệ thống hoá những cơ sở lí luận về ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí 10. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng về ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL THPT. 4 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức TN sư phạm các nội dung đã đề xuất trong luận văn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. Dùng PP thống kê toán học để xử lí các số liệu thu được từ TN. - Phương pháp case - study: Quan sát, theo dõi sự tiến bộ của một số trường hợp điển hình trong quá trình TNSP để rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. 7. Đóng góp mới của luận văn - Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL. - Về thực tiễn: Xây dựng được công cụ ĐG, thiết kế quy trình và kỹ thuật ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH chương “Các định luật bảo toàn”, Vật lí 10; nội dung luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình DHVL ở THPT. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong DHVL.. - Chương 2: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương "Các định luật bảo toàn" - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Xu hướng ĐG mới của thế giới là ĐG dựa theo năng lực (Competence base assessment). Việc KTĐG kết quả học tập hoàn toàn giao cho GV và HS chủ động, phương pháp ĐG được sử dụng đa dạng, sáng tạo và linh hoạt. ĐG năng lực nhằm giúp GV có thông tin kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động giảng dạy; giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập; giúp GV và nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập. Gần đây, đã có một số quốc gia, như Anh, Phần Lan, Australia, Canađa,…, một số tổ chức, như AAIA (The Association for Achievement and Improvement through Assessment), ARC (Assessment Research Centre), … và một số tác giả, như B. Bloom, L. Anderson, C. Cooper, S. Dierick, F. Dochy, A. Wolf, D. A. Payne, M. Wilson, M. Singer,… quan tâm nghiên cứu về đánh giá năng lực. Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XXI, các nước trong tổ chức OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đã thực hiện chương trình đánh giá Quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment) cho HS phổ thông ở lứa tuổi 15. PISA không kiểm tra nội dung chương trình học trong nhà trường phổ thông mà tập trung đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn. Về vấn đề ĐG năng lực GQVĐ hiện nay đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, như: Tác giả Ian Robertson với cuốn sách “Problem solving”, đại học Luton Anh, được công bố trên Taylor & Francis e-Library, 2005 đã đề cập tới ba vấn đề quan trọng liên quan đến cách GQVĐ của học sinh: Làm thế nào chúng ta tạo ra 6 tình huống của một vấn đề và chiến lược giải quyết vấn đề áp dụng khi chúng ta không biết phải làm gì; Mức độ mà thông tin hoặc kỹ năng học được trong một bối cảnh có thể được chuyển giao cho một bối cảnh khác. [27] Vần đề ĐG năng lực GQVĐ được Jean-Paul Reeff, Anouk Zabal & Christine Blech trình bày trong công trình “The Assessment of Problem-Solving Competencies” dựa trên những kết quả từ nghiên cứu việc ĐG năng lực GQVĐ thông qua các kì thi lớn (ALL, PISA. Công trình này đã tập trung vào thống kê phân tích cách thức GQVĐ và sự phát triển những công cụ đánh giá năng lực GQVĐ [28]. Trong Dự án ATC21S [24], các tác giả đã nghiên cứu đề xuất thang phân loại năng lực GQVÐ gồm 6 mức độ từ thấp đến cao, thích hợp đo lường các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, có yếu tố động. Như vậy, trên thế giới vấn đề đánh giá năng lực GQVĐ đã được các nhà khoa học, các tổ chức, các trường Đại học quan tâm. Nhờ các công trình này, chúng ta có thể nghiên cứu đề xuất thang bậc đánh giá năng lực GQVĐ tại Việt Nam. 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam những người đóng góp vào lĩnh vực KT, ĐG trong GD ở Việt Nam phải kể đến Dương Thiệu Tống [20], “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập”; Trần Kiều [7], “Phương thức và công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”; Lâm Quang Thiệp [19], “Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường”; Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc [11], “Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông”; luận án của Bùi Thị Hạnh Lâm [10], “Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông” đi sâu vào việc nghiên cứu các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh; luận án của Nguyễn Thị Bích về "Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử trong dạy học môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà nội"[1]. Các công trình đã nghiên cứu về vấn đề lí luận kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS; đưa ra các lí thuyết về đo lường thành quả học tập; nghiên cứu về công cụ, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học 7 tập của HS. Gần đây, có một số Hội thảo quốc gia và một số dự án có nghiên cứu về DH theo định hướng tiếp cận NL nói chung và đánh giá KQHT của HS theo định hướng tiếp cận NL nói riêng tuy nhiên mới chỉ có những nghiên cứu ban đầu thể hiện qua một số bài viết; một số tài liệu tập huấn, một số luận văn thạc sĩ như Kỉ yếu Hội thảo quốc gia năm 2012 về "Hệ thống năng lực chung cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam" của Bộ Giáo dục & Đào tạo; hay Kỉ yếu Hội thảo quốc gia năm 2012 về "Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam" của Bộ Giáo dục &Đào tạo. Tác giả Nguyễn Công Khanh đã nghiên cứu về năng lực và đánh giá năng lực của học sinh trung học phổ thông, các nội dung này được đề cập đến trong Báo cáo " Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thống sau 2015" tại tại Hội thảo Quốc gia về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, 7/2012 [8] và trong Kỷ yếu của Hội thảo quốc gia Hướng tới một xã hội học tập VVOB, tháng 8/2013 về "Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục theo cách tiếp cận năng lực" [9]. Gần đây nhất (năm 2014), nghiên cứu về đánh giá năng lực GQVĐ đã dược tác giả Phan Anh Tài trình bày công trình nghiên cứu luận án "Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán lớp 11 trung học phổ thông" về về năng lực và năng lực GQVĐ; về ĐG và ĐG năng lực GQVĐ của học sinh. Xác định một số hoạt động cơ bản trong dạy học toán lớp 11 THPT mà thông qua các hoạt động đó học sinh bộc lộ năng lực GQVĐ. Bước đầu làm rõ thực trạng ĐG năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán ở các trường THPT Việt Nam hiện nay. Xác định được mục đích và mục tiêu cơ bản ĐG năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán THPT và các thành tố của năng lực GQVĐ theo hướng tiếp cận quá trình GQVĐ. Đưa ra phương án mới ĐG năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán THPT trên cơ sở ĐG các NL thành tố đã xác định. [15]. Đồng thời, có một số luận văn thạc sĩ c ng đã nghiên cứu về vấn đề đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học Vật lí như luận văn thạc sĩ " Đánh giá năng 8 lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương "Quang hình" - Vật lí 11" của Nguyễn Thị Thảo[17]; luận văn thạc sĩ " Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương "Động lực học vật rắn" - Vật lí 12 nâng cao" của Phạm Ngọc Tuân[21]...tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu nào về Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương "Các định luật bảo toàn" - Vật lí 10. 1.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Kiểm tra Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét"[13]. Một số nhà khoa học định nghĩa như sau: “Kiểm tra trên lớp học là quá trình dùng giấy bút có hệ thống và hình thức được sử dụng để thu thập thông tin về sự thể hiện kĩ năng của học sinh”[dẫn theo 1]. Theo nghiên cứu của Trần Bá Hoành[11], Nguyễn Công Khanh[13], Lê Đức Ngọc[19], Dương Thiệu Tống[26],... KT kết quả học tập của HS thường được chia thành các loại sau: - KT thường xuyên: Việc KT thường xuyên được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi HS nói riêng, qua các khâu ôn tập, củng cố bài c , tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. KT thường xuyên giúp cho GV kịp thời điều chỉnh cách dạy, HS kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới. - KT định kỳ: Hình thức KT này được thực hiện sau khi học xong một chương, một phần của chương trình hoặc sau một học kỳ. Nó giúp cho GV và HS nhìn lại kết quả dạy học sau những kỳ hạn nhất định, ĐG trình độ HS nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, củng cố, mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới. 9 - KT tổng kết: Hình thức KT này được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm ĐG kết quả chung, củng cố mở rộng chương trình môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học chương trình của năm học sau. GV không nên chỉ căn cứ vào kết quả KT tổng kết hoặc KT định kỳ để ĐG kết quả học tập của HS mà phải kết hợp với KT trường xuyên mới ĐG đúng trình độ của HS. 1.2.1.2. Đánh giá Định nghĩa chung về ĐG nói trên c ng được áp dụng trong giáo dục. Có thêm nhiều định nghĩa về ĐG trong giáo dục được tổng hợp như sau [dẫn theo 6]: Theo E.Beeby: "Đánh giá giáo dục là sự thu thập và lí giải một cách hệ thống những bằng chứng, như một phần của quá trình, dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hoạt động". Theo R.F.Magor: "Đánh giá là việc miêu tả tình hình của HS và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp đỡ HS tiến bộ". Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc: "Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo". Thành tích học tập của mỗi HS phải được ĐG đúng, công bằng. Việc ĐG đúng loại trừ được việc tuỳ tiện hạ thấp hoặc nâng cao yêu cầu. Việc ĐG sai sẽ không động viên được HS. Khi ĐG, GV phải tỏ thái độ thiện chí và tế nhị, động viên từng bước tiến bộ nhỏ, tin tưởng ở những thành tích sắp tới của mỗi HS. Việc KT - ĐG càng nghiêm khắc bao nhiêu thì GV càng phải ứng xử sư phạm tế nhị bấy nhiêu. 1.2.2. Vai trò của đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học KT và ĐG kết quả học tập của HS là hai hoạt động có nội dung khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau nhằm miêu tả và tập hợp những bằng chứng 10 về kết quả học tập của HS. KT là phương tiện để ĐG, muốn ĐG thì phải tiến hành KT. ĐG kết quả học tập của HS nhằm mục đích: - Đối với HS: ĐG kết quả học tập giúp xác định năng lực và trình độ của HS để phân loại, tuyển chọn và hướng nghiệp cho HS (ĐG đầu vào); xác định kết quả học tập của HS theo mục tiêu của chương trình môn học; thúc đẩy, động viên HS cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của mình để học tập đạt kết quả hơn; ĐG sự phát triển nhân cách nói chung của HS theo mục tiêu giáo dục (ĐG đầu ra). - Đối với GV: ĐG kết quả học tập của HS giúp cung cấp thông tin về các đặc điểm tâm, sinh lí của HS và trình độ học tập của HS; cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của HS, làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Đối với cán bộ quản lý giáo dục: ĐG kết quả học tập của HS giúp cung cấp thông tin, làm cơ sở cho việc cải tiến mọi mặt hoạt động của giáo dục từ phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến đào tạo, bồi dưỡng GV, xây dựng cơ sở vật chất, quản lý tốt quá trình dạy học. ĐG có liên hệ mật thiết với quá trình dạy học, có thể coi ĐG là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy học nếu tiếp cận quá trình đào tạo là chu trình khép kín; c ng có thể coi KTĐG là thước đo quá trình dạy học hay là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình dạy học. 1.3. Đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh 1.3.1. Năng lực Từ lâu vấn đề NL đã được nhiều nhà khoa học, trong nhiều lĩnh vực trên thế giới c ng như ở Việt Nam quan tâm và có khá nhiều cách hiểu về khái niệm “năng lực”. Khái niệm “năng lực” c ng được xác định khá rõ ràng qua các nghiên cứu của Phạm Minh Hạc [5, tr.145], nhấn mạnh đến tính mục đích và nhân cách của NL tác giả đưa ra định nghĩa: “Năng lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy”. Khi viết về mục tiêu học tập có tính tổng hợp, đó là các mục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan