Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá mức độ bền vững của vài điểm tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn ...

Tài liệu Đánh giá mức độ bền vững của vài điểm tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn Huyện Thuận Châu Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường

.PDF
88
115
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Thiều Quang Phi Hùng ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Thiều Quang Phi Hùng ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Vũ Quyết Thắng Hà Nội – 2011 MỤC LỤC Đề mục Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tình hình chung về hoạt động di dân, tái định cƣ ở Việt Nam 3 1.1.1. Khái niệm chung 4 1.1.2. Các hoạt động di dân, tái định cư 4 1.1.3. Các văn bản pháp luật của Nhà nước về chính sách bồi 7 thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 1.1.4. Công tác di dân tái định cư một số thủy điện ở Việt Nam 8 1.1.5 Vài nét về hoạt động Di dân tái định cư thủy điện Sơn La 10 1.2. Tổng quan về PTBV và các phƣơng pháp đánh giá mức độ 13 bền vững các cộng đồng dân cƣ 1.2.1. Tổng quan về phát triển bền vững 1.2.2. Các phương pháp đánh giá mức độ bền vững các cộng 13 23 đồng dân cư 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu 28 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 28 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 1.3.3. Khái quát thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 34 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 38 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 38 ii 2.2.1. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường 38 2.2.2. Các phương pháp đánh giá mức bền vững cộng đồng 39 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 43 3.1. Thực trạng các điểm TĐC nghiên cứu 43 3.1.1. Điểm TĐC Nong Bóng 43 3.1.2. Điểm TĐC Pá Chập 47 3.1.3. Điểm TĐC Tiên Hưng 51 3.2. 58 Đánh giá mức độ bền vững 03 điểm TĐC nghiên cứu 58 3.2.1. Mức độ bền vững của cộng đồng theo phương pháp BS 64 3.2.2. Bền vững của cộng đồng TĐC theo chỉ số bền vững địa phương LSI 68 3.2.3 So sánh đánh giá mức độ bền vững theo hai phương pháp BS và LSI 69 3.3. Giải pháp nâng cao tính bền vững cho các điểm TĐC nghiên cứu 69 3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến tính bền vững các điểm TĐC chưa cao 69 3.3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao độ bền vững cho các điểm TĐC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 76 1. Mẫu bảng hỏi – trả lời 76 2. Danh sách các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát phiếu điều tra 85 3. Danh sách các cán bộ, công chức phỏng vấn 88 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BS: Baronmeter Sustainability – thƣớc đo sự bền vững CSA: Community Sustainability Assessment – Đánh giá sự bền vững của cộng đồng. GDP: Gross Development Production – tổng sản phẩm quốc nội GNP: Gross Nation Production – tổng thu nhập quốc dân NCKH: nghiên cứu khoa học LSI: Local Sustainability Index – Chỉ số bền vững địa phƣơng PTBV: Phát triển bền vững TĐC: Tái định cƣ UBND: Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 1.1. Quy trình di dân, TĐC 5 Bảng 1.2. Các yếu tố để đánh giá độ bền vững theo phƣơng pháp BS 24 Bảng 1.3. Các chỉ thị đơn và tỷ trọng theo LSI 25 Bảng 1.4. Chỉ số LSI cho vùng sinh thái miền núi 26 Bảng 1.5. Bộ chỉ thị đánh giá mức độ bền vững của cộng đồng theo CSA 27 Bảng 1.6. Tổng hợp loại và diện tích đất trên địa bàn huyện Thuận Châu 30 Bảng 2.1 Các chỉ thị đơn của BS cho các cộng đồng dân cƣ tại 03 điểm 40 TĐC nghiên cứu Bảng 2.2 Các chỉ thị đơn và tỷ trọng của LSI các cộng đồng tại 03 điểm 42 TĐC nghiên cứu Bảng 3.1. Tổng hợp kinh phí đầu tƣ điểm TĐC Nong Bóng 44 Bảng 3.2. Tình hình sản xuất và diện tích các loại cây trồng tại điểm TĐC 46 Nong Bóng Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất điểm TĐC Pá Chập 48 Bảng 3.4. Tổng hợp vốn đầu tƣ điểm TĐC Pá Chập 50 Bảng 3.5. Các chính sách hộ TĐC đƣợc hƣởng 56 Bảng 3.6. Thống kê điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng sinh hoạt tại 03 điểm TĐC nghiên cứu Bảng 3.7. 57 Bảng 3.8. 58 Bảng 3.9. 59 Bảng 3.10. 59 Bảng 3.11. 60 Bảng 3.12. 61 v 58 Bảng 3.13. 61 Bảng 3.14. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi đƣợc đi học 62 Bảng 3.15. 62 Bảng 3.16. 63 Bảng 3.17. Kết quả tổng hợp điểm số theo đánh giá bằng phƣơng pháp 63 BS Bảng 3.18. Tỷ lệ công dân trên 18 tuổi không vi phạm pháp luật 65 Bảng 3.19. Tỷ lệ trẻ sơ sinh không bị tử vong 65 Bảng 3.20. 65 Bảng 3.21. 66 Bảng 3.22. xói mòn 66 Bảng 3.23. 67 Bảng 3.24. So sánh đặc trƣng của hai phƣơng pháp đánh giá mức bền 68 vững BS và LSI. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh Trang Hình 1.1. Mô hình quả trứng của hệ thống môi trƣờng 14 Hình 1.2. Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp thoả hiệp giữa 15 các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội (IIED, 1995) Hình 1.3. Mô hình kế hoạch quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền 20 vững, 1991-2000 Hình 1.4. Mức đánh giá độ bền vững của phƣơng pháp BS 24 Hình 3.1. Nhà văn hóa bản Quỳnh Thuận-Điểm TĐC Pá Chập 48 Hình 3.2. Rãnh thoát nƣớc dọc đƣờng đi quanh bản 49 Hình 3.3. 52 Hình 3.4. Đồi chè của các hộ bản Bó Nhai điểm TĐC Tiên Hƣng 53 Hình 3.5. Nhà sàn và công trình vệ sinh, bể chứa nƣớc hộ TĐC Tiên Hƣng 53 Hình 3.6. Bể chứa nƣớc chung của bản TĐC Tiên Hƣng 55 Hình 3.7. Mức bền vững các điểm TĐC nghiên cứu 64 vii MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nƣớc ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, nhu cầu năng lƣợng ngày càng tăng cao, bình quân mức sử dụng điện ở nƣớc ta mới đạt 340kwh/ngƣời/năm, theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nƣớc ta thiếu 9 tỷ kwh mỗi năm, đến năm 2015 phải mua tới 6 -7 tỷ kwh. Với kiến tạo tự nhiên Việt Nam có nhiều sông, suối có lợi thế lớn về nguồn thủy năng, nhiều dự án thủy điện đã đƣợc khởi công. Thủy điện Sơn La là một trong số thủy điện đã đƣợc khởi công với công suất 2400MW, sẽ là thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, với dung tích chứa của hồ là 9,26 tỷ m3 và diện tích lƣu vực 43.760km2 kéo theo đó là gần 2 vạn gia đình phải di dời để nhƣờng đất xây dựng thủy điện [1]. Việc triển khai xây dựng thủy điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trƣờng, văn hoá và đặc biệt là đời sống của ngƣời dân. Công tác đền bù và tái định cƣ bắt buộc tuy đƣợc chính phủ quan tâm đầu tƣ nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ thiếu đất sản xuất và đất sản xuất đã đƣợc giao chất lƣợng xấu, các phƣơng án phát triển sản xuất chƣa rõ. Nhiều khu, điểm TĐC đã đón dân, nhƣng công trình công cộng chậm đƣợc xây dựng nhƣ trƣờng học, trạm xá, nhà văn hoá, nƣớc sinh hoạt, điện, đƣờng giao thông. Việc qui định về định mức xây dựng các điểm TĐC theo tiêu chuẩn nông thôn về đất ở, về xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung, chƣa phù hợp với đặc điểm tập quán sinh sống của ngƣời dân. Tuy chính sách hỗ trợ đời sống thực hiện tốt nhƣng chƣa đáp ứng cho ngƣời dân ổn định cuộc sống. Huyện Thuận Châu là một trong 9 vùng TĐC của tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu có cả di dân đi và đến, là một trong ba huyện có số hộ TĐC lớn nhất tỉnh Sơn La với 14 khu, 37 điểm, 1640 hộ TĐC [1]. Do vậy, việc đánh giá mức độ bền vững tại một số khu, điểm TĐC tìm ra những bài học kinh nghiệm và các giải pháp nhằm ổn định cho các khu, điểm TĐC 1 là rất cần thiết, tiến tới xây dựng các khu, điểm TĐC có tính bền vững cao ở tỉnh Sơn La và trong cả nƣớc nói chung và ở huyện Thuận Châu nói riêng. Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài "Đánh giá mức độ bền vững một số điểm tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu" làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình chung về hoạt động di dân, tái định cƣ ở Việt Nam Việc xây dựng và phát triển thủy điện đã và đang đem lại nhiều lợi ích và tầm quan trọng cho đất nƣớc. Song để giải bài toán tái định cƣ (TĐC) cho ngƣời dân vùng này không hề đơn giản. Hệ thống các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ TĐC khi thu hồi đất đã có những thay đổi nhằm mục tiêu sớm ổn định cuộc sống và phục hồi sinh kế cho ngƣời dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề làm ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện dự án di dân TĐC. Chính sách bồi thƣờng hỗ trợ và TĐC không nhất quán và thay đổi liên tục gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện. Có những quy định chƣa kịp triển khai thực hiện đã phải sửa đổi thay thế nhƣ quy định về trình tự thủ tục bồi thƣờng thu hồi đất TĐC của Nghị định 84/2007/NĐ-CP, hay nhƣ quy định về chế độ bồi thƣờng hỗ trợ khi thu hồi đất mới quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP, chƣa đầy 1 năm sau lại có sự điều chỉnh tại Quyết định 34/2010/QĐ-TTg đối với các dự án thủy điện, thủy lợi... Do thay đổi chính sách quá nhanh nên trong 1 dự án áp dụng tới 2 chính sách khác nhau. Mặt khác, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC chƣa có sự thống nhất và bình đẳng theo quy định của Hiến pháp. Chính phủ ban hành các quyết định riêng cho từng công trình, dự án. Trong đó, mỗi dự án lại có mức bồi thƣờng, hỗ trợ khác nhau làm nảy sinh tƣ tƣởng so sánh quyền lợi trong nhân dân. Cuộc sống của đa số ngƣời dân TĐC còn gặp nhiều khó khăn có nơi kém hơn trƣớc khi di dời. Tình trạng thiếu đất sản xuất, nếu có thì đất cằn cỗi, trơ sỏi đá không canh tác đƣợc, diện tích đất ở đƣợc cấp không đủ theo phong tục tập quán của ngƣời dân. Điển hình nhƣ nhân dân TĐC lòng hồ sông Đà vẫn còn chƣa hết khó khăn. Từ năm 1979 đến nay, mặc dù có nhiều chƣơng trình, dự án Nhà nƣớc và những hoạt động hỗ trợ từ bên ngoài nhằm khắc phục hậu quả của công tác di dân TĐC song kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Hay nhƣ nhiều hộ dân TĐC thuộc 3 dự án thủy điện Yaly, Sông Tranh 2, Bản Vẽ, Pleikrong... đã định cƣ 2-3 năm, nhƣng dự án TĐC vẫn chƣa chuẩn bị đầy đủ quỹ đất sản xuất để cấp cho ngƣời dân. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu qui hoạch TĐC, định hƣớng phát triển sản xuất và sinh kế cho ngƣời dân [15]. 1.1.1. Khái niệm chung a. Tái định cư: ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo quy định mà phải di chuyển chỗ ở thì đƣợc bố trí tái định cƣ bằng một trong các hình thức sau: + Bồi thƣờng bằng nhà ở + Bồi thƣờng bằng giao đất ở mới + Bồi thƣờng bằng tiền để tự lo chỗ ở mới b. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất. c. Điểm tái định cư: là điểm dân cƣ đƣợc xây dựng theo quy hoạch, bao gồm: đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để bố trí dân tái định cƣ. d. Khu tái định cư: là địa bàn đƣợc quy hoạch để bố trí các điểm tái định cƣ, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất. Trong khu tái định cƣ có ít nhất một điểm tái định cƣ. [4] 1.1.2. Các hoạt động di dân, tái định cư a. Theo cách tổ chức di dân: có 2 loại - Di dân tập trung: là hình thức di chuyển do chính quyền địa phƣơng tổ chức cho các hộ thuộc đối tƣợng qui định đến vùng Dự án, theo kế hoạch di dân hàng năm. - Di dân xen ghép: là hình thức di dân của các hộ thuộc đối tƣợng qui định di chuyển đến các xã không xây dựng dự án qui hoạch bố trí dân cƣ nhƣng có điều kiện tiếp nhận hộ di dân đến xen ghép theo kế hoạch di dân hàng năm. b. Theo vùng lãnh thổ: có 4 loại 4 - Di dân Bắc - Nam (hoặc ngƣợc lại): là hình thức di chuyển của các hộ di dân từ miền Bắc vào miền Nam (hoặc ngƣợc lại). Các tỉnh miền Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào phía Nam. - Di dân trong miền: là hình thức di chuyển của các hộ di dân từ tỉnh này sang tỉnh khác trong miền Nam hoặc miền Bắc. - Di dân trong tỉnh: là hình thức di chuyển của các hộ di dân từ ngoài phạm vi vùng dự án vào trong vùng dự án của một tỉnh. - Di dân trong vùng dự án: là hình thức di chuyển trong phạm vi của một vùng dự án. [3] Bảng 1.1. Quy trình di dân, TĐC [3] STT Quy trình di dân Các công việc GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DI DÂN I Vận động, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về di dân thực hiện quy hoạch, bố trí, ổn định dân cƣ trên địa bàn cả nƣớc; phổ biến đầy đủ chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với hộ di dân. - Rà soát các đối tƣợng, xác định nhu cầu quy hoạch, bố trí dân cƣ và xây dựng kế hoạch di dân của địa phƣơng. 1. Công tác tuyên truyền, vận động 2 - Liên hệ, xác định cụ thể địa bàn nhận dân, phối Công tác chuẩn bị hợp với chính quyền địa phƣơng nơi đi, nơi đến và của địa phƣơng đại diện các hộ di dân để tổ chức khảo sát, thẩm tra nơi có dân đi (nơi địa bàn nhận dân, đảm bảo cơ bản về các điều kiện đi) tối thiểu cho đời sống nhân dân; 3 - Hƣớng dẫn chủ hộ di dân làm thủ tục hồ sơ nhƣ: Đơn tự nguyện di dân đến vùng dự án hoặc đến các xã nhận dân xen ghép và các thủ tục cần thiết khác. - Chuẩn bị địa bàn tiếp nhận dân theo qui hoạch, kế Công tác chuẩn bị hoạch nhƣ: lập qui hoạch chi tiết khu dân cƣ về đất của địa phƣơng ở, đất sản xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nơi có kế hoạch hƣớng dẫn xây dựng nhà ở; xây dựng giao thông nội nhận dân (nơi vùng, thuỷ lợi nhỏ, phòng học, trạm y tế, công trình đến): cấp nƣớc sinh hoạt, trạm hạ thế theo mục tiêu và nội dung đã phê duyệt trong dự án. - Phối hợp cùng địa phƣơng nơi đi, nơi đến, chủ dự 5 án, đại diện các hộ di dân để tổ chức thẩm tra địa bàn dự án nhận dân và hƣớng dẫn những biện pháp cần thiết cho địa phƣơng sở tại, chủ dự án tổ chức tiếp nhận dân cƣ theo tiến độ di dân. GIAI ĐOẠN DI CHUYỂN II Cơ quan chuyên ngành di dân của địa phƣơng nơi đi có trách nhiệm xây dựng phƣơng án di dân, phối hợp với chính quyền địa phƣơng nơi đi tổ chức di chuyển an toàn về ngƣời, tài sản cho các hộ di dân từ nơi ở cũ đến nơi định cƣ mới. GIAI ĐOẠN TIẾP NHẬN III - Kiểm tra danh sách trích ngang các hộ di dân theo từng đối tƣợng 1 Cơ quan chuyên ngành di dân của địa phƣơng nơi đến: - Lập biên bản giao nhận hộ di dân thực đến vùng dự án - Phối hợp với chủ dự án bố trí các hộ di dân vào khu dân cƣ theo sơ đồ đã đƣợc thẩm tra, nghiệm thu; - Giải quyết chính sách hỗ trợ đầu đến cho các hộ di dân thực đến vùng dự án theo qui định hiện hành. - Uỷ ban nhân dân huyện (thị xã) ra quyết định tiếp nhận số hộ - lao động - nhân khẩu thực đến vùng dự án. - Làm thủ tục nhập hộ khẩu thƣờng trú cho các hộ di dân thực đến. 2 Chính quyền địa phƣơng nơi đến: - Giao đất ở, đất sản xuất nông, lâm nghiệp theo qui hoạch của dự án và làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ di dân; đồng thời tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và thực hiện các chính sách hỗ trợ khác của địa phƣơng để ngƣời dân sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất. - Phối hợp với chủ dự án hƣớng dẫn các hộ khai hoang, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và qui ƣớc bảo vệ rừng, môi trƣờng sinh thái và các điều cần thiết khác về phong tục, tập quán, sinh hoạt ở nơi định cƣ mới. 6 1.1.3. Các văn bản pháp luật của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Sau khi Luật Đất đai 2003 đƣợc ban hành thay thế Luật Đất đai 1993, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 (gọi chung là Luật Đất đai), chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở nƣớc ta đã có nhiều thay đổi và ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng nhƣ yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trƣờng đặt ra. Nếu nhƣ trƣớc năm 1993 thời điểm chƣa có Luật đất đai, khi cần thu hồi thì Nhà nƣớc chỉ việc thu hồi lại đất mà không phải đền bù hoặc chỉ đền bù cho chính quyền địa phƣơng hay cho tập thể đang sử dụng đất. Đến khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực đã đặt cơ sở pháp lý cho chính sách đền bù và tái định cƣ, Chính phủ đã ban hành các Nghị định để hƣớng dẫn thực hiện Luật Đất đai nhƣ Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Nghị định này đã bổ sung các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.[4] Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc Luật Đất đai 1993 đã bộc lộ nhiều điểm thiếu sót cũng nhƣ không phù hợp với điều kiện thực tế. Luật Đất đai năm 2003 đã ra đời với những Điều, Khoản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc hơn. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đã có nhiều Nghị định đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn và cụ thể hóa Luật Đất đai nhƣ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 [5]; Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25-5-2007 về việc thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất [6], Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27-7-2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, và mới đây là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ [7]; và 7 nhiều thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định. Các văn bản pháp luật về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đã thể hiện đƣợc tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật vào hoạt động bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của Nhà nƣớc, cụ thể đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ngày càng đƣợc xác định đầy đủ chính xác, mức bồi thƣờng hỗ trợ ngày càng cao đã tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất, trình tự thủ tục tiến hành bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ (Điều 28, 29 Nghị định 69/CP) cũng đã đƣợc đơn giản hóa. Đối với dự án Thủy điện Sơn La ngoài các văn bản về Luật, Nghị định đã nêu trên Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành trên 400 văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, văn bản cụ thể hóa [1]. Với số lƣợng văn bản đƣợc ban hành đã nói lên tầm quan trọng của dự án trọng điểm quốc gia này. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất, công tác tái định cƣ vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ mới chỉ thực hiện các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ mà chƣa chú trọng đến vấn đề hƣớng nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp,… 1.1.4. Công tác di dân tái định cư một số thủy điện ở Việt Nam a. Thủy điện Hòa Bình - Chuẩn bị chƣa tốt, nhƣ công tác quy hoạch điểm đón dân chƣa đầy đủ và chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức. - Mức đền bù quá thấp, chƣa đủ cho các chi phí di chuyển từ nơi cũ đến nơi mới. Việc tổ chức tái định cƣ và bồi thƣờng qua nhiều cấp, nên các quyết định không kịp thời. - Chƣa chú ý đầu tƣ tổ chức phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định lâu dài, chỉ chú trọng đến công tác di chuyển dân. - Khi xây dựng thủy điện Hòa Bình đã không đánh giá tác động môi trƣờng và không có một chƣơng trình tổng hợp về nghiên cứu tái định cƣ. - Việc phân công, phân nhiệm không rõ ràng giữa địa phƣơng và trung ƣơng, giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức và ổn định phát triển sản xuất cho ngƣời dân di chuyển khỏi vùng lòng hồ; mọi việc hầu nhƣ phó thác cho địa phƣơng, mà tại 8 đây vốn tái định cƣ thời kỳ đầu cũng đƣợc ủy thác cho cấp huyện và cho nhiều ngành nhƣ thủy lợi, giao thông, nông nghiệp,…do vậy thực tế đã không có một cơ quan nào thực sự đứng làm chủ đầu tƣ dự án. - Việc “ khoán trắng” quy hoạch các địa bàn tái định cƣ nhƣ vậy đã khiến cho kế hoạch tái định cƣ do các huyện vạch ra rất sơ lƣợc, chỉ dựa trên sự am hiểu sẵn có về tình hình địa phƣơng. Từng điểm TĐC cụ thể đã không đƣợc khảo sát, đo vẽ, không lập luận chứng chắc chắn về khả năng tiếp nhận dân, không vạch ra đƣợc các phƣơng án tổ chức sản xuất, phƣơng án đầu tƣ cơ sở hạ tầng, không đề ra đƣợc các biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ ngƣời dân di chuyển thời kỳ đầu. Do nhiều điểm TĐC tỏ ra không thích hợp vì thiếu nguồn nƣớc sinh hoạt, nƣớc và đất cho sản xuất, không tiện lợi về giao thông, đã khiến cho nhiều hộ dân phải quay về nơi cũ hoặc bỏ đi nơi khác. Nhiều hộ không quay về đƣợc thì phải đi xa, nhƣ ở Hào Lý có một nửa số hộ phải chuyển vào Long An sinh sống… Một bài học đắt giá trong soạn thảo kế hoạch tái định cƣ ở công trình thủy điện Hòa Bình là không đánh giá hết tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven hồ, không coi trọng phƣơng án di dân tại chỗ, do đó đã không dành một phần vốn tái định cƣ cho các hộ dân ở quanh hồ, trong khi tỷ lệ hộ dân di chuyển tại chỗ của công trình thủy điện Hòa Bình là 3/4 và hiện nay số dân này phải dùng nƣớc hồ để ăn uống, thiếu đƣờng giao thông, lớp học và cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng [9]. b. Thủy điện Yaly Công tác di dân khỏi lòng hồ và TĐC tại các làng mới đã đƣợc triển khai song song với quá trình xây dựng công trình. Trong các bƣớc triển khai nhƣ xác định nhu cầu tái định cƣ, lựa chọn địa điểm TĐC, quy hoạch và thiết kế làng TĐC, xây dựng làng TĐC, đền bù, di chuyển phục hồi và phát triển sản xuất và đời sống tại nơi mới đã có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các đoàn thể và ngƣời dân. Từ năm 1993, Ban quản lý công trình đã thành lập Phòng đền bù, TĐC và môi trƣờng để chuyên trách các mặt công tác này. UBND tỉnh Kon Tum đã thành lập Ban di dân lòng hồ Yali và đã có sự phối hợp với tỉnh Gia Lai và huyên Chƣ Pả để triển khai công tác này. 9 Các cơ quan quản lý công trình thủy điện Yali và chính quyền địa phƣơng đã có định hƣớng về đất sản xuất cho các hộ TĐC, thực hiện các biện pháp khuyến nông, xây dựng công trình thủy lợi để sử dụng vùng bán ngập. Những định hƣớng này đã đƣợc thông báo tới các cộng đồng và trao đổi ý kiến về phƣơng thức sản xuất, phổ biến kỹ thuật thâm canh trên vùng đất mới, trồng cây công nghiệp có thể phát triển nhƣ cà phê, bời lời, kế hoạch thủy lợi hóa. Tuy nhiên, do chƣa có những biện pháp quy hoạch và tổ chức sản xuất chặt chẽ, chƣa có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế cụ thể, nên mới chỉ đạt đƣợc kết quả về nơi ăn ở tƣơng đối khang trang, còn một số vấn đề của dự án liên quan đến đời sống của ngƣời dân thì vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Đất ở, đất sản xuất cho ngƣời dân TĐC chƣa đƣợc thực hiện theo quy hoạch… chỉ có 33/40ha đất ở Giáp Long là nằm trên cao trình 515m, còn lại là đất bán ngập, thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà máy thủy điện Yali. 92,6ha "cải tạo" cũng vậy. Trạm bơm Bình Giang, trên thực tế, công trình này không hoạt động nên không thể nói đủ năng lực tƣới [15]. c. Thủy điện Na Hang: Việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cho công tác TĐC trong dự án công trình thùy điện Na Hang đã đƣợc thực hiện một cách công phu và do nhiều cơ quan có uy tín đảm nhiệm. Việc tìm địa điểm đặt khu TĐC đã đƣợc triển khai một cách bài bản, bao gồm cả việc điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên toàn diện, mức đền bù cũng đƣợc xác định trên cơ sở thực tế, việc quy hoạch phát triển cho giai đoạn hậu TĐC cũng đã đƣợc tiên liệu. Với mức đầu tƣ cho mỗi hộ là 400 triệu đồng nhƣng kết quả lại không nhƣ mong muốn, ngƣời dân kêu ca rất nhiều về sự chậm chễ trong đền bù, thiếu đất canh tác, thiếu sự chỉ đạo, giúp đỡ, điều kiện tự nhiên không thuận lợi…vì vậy một số gia đình đã gặp khó khăn và khó có thể kiên trì trụ lại nơi ở mới. Công việc di dân tái định cƣ ở công trình thủy điện Na Hang rơi vào tình trạng “giải phóng mặt bằng là chính” [15]. 1.1.5 Vài nét về hoạt động Di dân tái định cư thủy điện Sơn La a. Các hình thức di dân, tái định cư áp dụng cho dự án Thủy điện Sơn La 10 Theo chính sách tái định cƣ thủy điện Sơn La có 3 hình thức di dân, tái định cƣ: - Di dân, Tái định cư tập trung: là hình thức di chuyển, tái định cƣ tập trung theo quy mô bản, theo quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt, hình thành một bản dân cƣ mới. - Hình thức di dân, tái định cư xen ghép: là hình thức các hộ dân tái định cƣ di chuyển đến nơi ở xen ghép với các hộ dân sở tại trong một điểm dân cƣ đã đƣợc quy hoạch theo phƣơng án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Hình thức tự nguyện: là hình thức di chuyển không theo quy hoạch, những cá nhân và hộ gia đình tự di chuyển đến nơi ở mới. Hộ gia đình phải viết đơn tự nguyện di chuyển đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã, chủ đầu tƣ, Ủy ban nhân dân huyện nơi đi và sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã nơi đến tiếp nhận, đảm bảo bố trí đƣợc đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân tái định cƣ theo chính sách đã quy định. Ngoài ra tùy thuộc điều kiện địa bàn có thêm hình thức di vén dân: là hình thức TĐC di dời dân từ vùng thấp lên vùng cao hơn so với cos ngập của thủy điện nhƣ cos 218. Quá trình di vén không phải di chuyển đi xa, đồng thời có thể tận dụng vùng bán ngập nƣớc để sản xuất nông nghiệp bằng tập đoàn cây ngắn ngày, hay các hoạt động đánh bắt thủy sản, dịch vụ du lịch, giao thông, vận chuyển hàng hóa…Hình thức di dân này có hạn chế là dân cƣ sống phân tán, đi lại khó khăn, khó khăn trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng [1]. b. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La: - Tiếp tục hoàn chỉnh phƣơng án tái định cƣ, nhằm mục tiêu tạo điều kiện để đồng bào tái định cƣ sớm ổn định đƣợc chỗ ở, cuộc sống, sản xuất, tiến lên thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, có cuộc sống vật chất và văn hóa tốt hơn và ổn định lâu dài. Xây dựng công trình thủy điện Sơn La phải tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội cả vùng Tây Bắc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội, quốc phòng an ninh, môi trƣờng sinh thái. 11 Di dân tái định cƣ Dự án thủy điện Sơn La phải tạo đƣợc các điều kiện để đồng bào tái định cƣ sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bƣớc thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tái định cƣ trong vùng, trong tỉnh là chính, thực hiện các hình thức tái định cƣ khác nhau: tập trung nông thôn và đô thị, xen ghép, tự nguyện di chuyển, phù hợp với các điều kiện cho sản xuất, phong tục, tập quán và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở nơi đi cũng nhƣ nơi đến. Khuyến khích đồng bào tự di chuyển nhà cũ, tự xây dựng nhà ở tại nơi tái định cƣ theo quy hoạch và khuyến khích hình thức tái định cƣ xen ghép. Di dân, Tái định cƣ cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, sự đoàn kết giữa dân tái định cƣ và dân sở tại [2]. Quy hoạch bố trí dân tái định cƣ phải gắn với điều chỉnh lại dân cƣ, bố trí lại sản xuất và phân bố lại lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của từng vùng để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa, công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, môi trƣờng sinh thái. Di dân tái định cƣ trong nội tỉnh là chính, chỉ khi không thể tái định cƣ đƣợc trong tỉnh mới di dân ra ngoài tỉnh. Nhân dân di chuyển đến nơi định cƣ mới và nhân dân nơi đón dân đều phải có cuộc sống tốt hơn so với trƣớc và cùng đƣợc hƣởng lợi từ đầu tƣ phát triển sản xuất và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng của dự án. Xây dựng cộng đồng dân cƣ đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tổ chức di dân tái định cƣ phải gắn với xây dựng bản mới, xây dựng nông thôn mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với khả năng và xu hƣớng phát triển của lực lƣợng sản xuất, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tạo ra giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích, đạt hiệu quả kinh tế xã hội bền 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất