Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp t...

Tài liệu đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã hòa bình, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

.PDF
102
182
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - Năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận Thái Nguyên - Năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 07 năm 2015 Tác giả Trần Minh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân.Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn với tất cả tập thể và các cá nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Đàm Xuân Vận, đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên và Phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Hòa Bình, UBND huyện Đồng Hỷ, phòng thống kê, Hội nông dân tập thể đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu. Tôi xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 07 năm 2015 Tác giả Trần Minh Tuấn iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Vai trò của công tác đánh giá đất.....................................................................4 1.2. Cơ sở lí luận về đánh giá đất............................................................................5 1.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở nước ngoài ............................................7 1.3.1. Đánh giá đất đai ở Canađa ........................................................................7 1.3.2. Đánh giá đất đai ở Ấn Độ .........................................................................8 1.3.3. Đánh giá đất đai theo phân loại định lượng (Soil Taxonomy) của Mỹ ....9 1.3.4. Đánh giá đất đai ở Anh ...........................................................................10 1.3.5. Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) .............................................................11 1.3.6. Nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO ............................................12 1.3.7. Nhận xét chung về các phương pháp đánh giá đất đai ở nước ngoài .....18 1.4. Nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam........................................................18 Chương 2:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................26 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ................................................................26 iv 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................26 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã ..........................................26 2.2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................27 2.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo các đơn vị đất đai ..27 2.2.4. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ...................................27 2.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..........................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................27 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp .......................................27 2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .......................................................28 2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ..........................................28 2.3.4 Phương pháp xây dựng bản đồ dơn vị đất đai bằng công nghệ GIS .......29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội .............................................................30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................30 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.........................................................................32 3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .....................................................................42 3.2.1. Xác định các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai ............43 3.2.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính ................................................................46 3.2.3. Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU) .................................................53 3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hòa Bình ..........................60 3.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã Hòa Bình ...........................................60 3.3.2. Các hệ thống sử dụng đất của xã Hòa Bình............................................62 3.3.3. Xác định các yêu cầu sử dụng đất ..........................................................64 3.4. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất .........................................65 3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu dụng đất ...................................65 3.4.2. Phân tích hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ...............70 3.4.3. Phân tích hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất .......................73 3.4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất ........................................................76 v 3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...........................77 3.5.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đất .........................................................77 3.5.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ........................79 3.5.3. Giải pháp đầu tư .....................................................................................80 3.5.4. Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................80 3.5.5. Giải pháp về khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật……………..80 3.5.6. Hoàn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ......................................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNNN : Công nghiệp ngắn ngày ĐB : Đông Bắc ĐN : Đông Nam ĐVT : Đơn vị tính FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc) GIS : Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) GO : Tổng giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã KT – XH : Kinh Tế - Xã Hội LĐ : Lao động LH : Loại hình LMU : Land Mapping Unit – Đơn vị bản đồ đất đai LUS : Land Use System – Hệ thống sử dụng đất LUT : Land Use Type – Loại hình sử dụng đất NN : Nông nghiệp TB : Trung bình THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTCC : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Các loại đất sản xuất nông nghiệp của xã Hòa Bình ....................... 31 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất Hòa Bình năm 2013 ................................... 34 Bảng 3.3.Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Hòa Bình năm 2013 ........................................................................................ 35 Bảng 3.4(a) Tình hình sản xuất một số cây trồng chính .................................. 37 Bảng 3.4.(b) Diễn biến sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013 ....... 38 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ đơn vị đất đai ............................. 45 Bảng 3.6. Cấu trúc của bản đồ đất ................................................................... 46 Bảng 3.7. Thuộc tính của bản đồ đất................................................................ 46 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ đất.................................... 47 Bảng 3.9. Cấu trúc của bản đồ độ dốc ............................................................ 47 Bảng 3.10. Thuộc tính của bản đồ độ dốc ........................................................ 48 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ độ dốc ............................ 48 Bảng 3.12. Cấu trúc của bản đồ thành phần cơ giới ........................................ 49 Bảng 3.13. Thuộc tính của bản đồ thành phần cơ giới .................................... 49 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ thành phần cơ giới ........ 49 Bảng 3.15. Cấu trúc của bản đồ độ dày tầng đất.............................................. 50 Bảng 3.16. Thuộc tính của bản đồ độ dày tầng đất .......................................... 50 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ độ dày tầng đất .............. 51 Bảng 3.18. Cấu trúc của bản đồ độ phì ............................................................ 51 Bảng 3.19. Thuộc tính của bản đồ độ phì ........................................................ 52 Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ độ phì ............................ 52 Bảng 3.21. Cấu trúc của bản đồ chế độ tưới .................................................... 52 Bảng 3.22. Thuộc tính của bản đồ chế độ tưới ................................................ 53 Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ chế độ tưới ................... 53 viii Bảng 3.24. Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai xã Hòa Bình ................... 54 Bảng 3.26. Hệ thống sử dụng đất ở xã Hòa Bình ............................................ 63 Bảng 3.28. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng chính tính bình quân cho 1 ha ................................................................................................. 67 Bảng 3.29. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ............. 68 Bảng 3.30. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tính bình quân cho 1 ha .......................................................................................... 69 Bảng 3.31: Mức phân bón cho các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Bình (tính trên 360/10000 ha) ............................................... 70 Bảng 3.32: Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế trên cây trồng trên đại bàn xã Hòa Bình ............................................................................ 71 Bảng 3.33: Khả năng thu hút lao động của loại hình sử dụng đất .................. 74 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1.Sơ đồ các bước chính trong đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất .........14 Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO.......................15 Hình 3.1. Bản đồ thổ nhưỡng xã Hòa Bình ...............................................................32 Hình 3.2. Cơ cấu các thành phần dân tộc ..................................................................33 Hình 3.3. Hiện trạng sử đất của xã Hòa Bình năm 2013 ..........................................33 Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hòa Bình năm 2013 ............................36 Hình 3.5. Cơ cấu kinh tế của xã Hòa Bình năm 2013 ...............................................39 Hình 3.6. Quy trình GIS trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai................................42 Hình 3.7. Bản đồ đơn vị đất đai ................................................................................58 Hình 3.8. Cảnh quan LUT 2 màu – lúa .....................................................................62 Hình 3.9. Cảnh quan LUT chuyên rau, màu và cây CNNN .....................................62 Hình 3.10. Cảnh quan LUT 2 lúa .............................................................................62 Hình 3.11. Cảnh quan LUT 2 lúa – màu ...................................................................62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng.[6] Trong cuộc sống đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được, trong cuộc sống hàng ngày với các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả sinh hoạt của mình, con người đã tác động trực tiếp vào đất đai, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và đôi khi làm giảm dần tính bền vững của đất đai. Đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết của con người trong quá trình hoạt động sản xuất. Khi xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu về đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng... Trên thực tế đã để lại những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng đất chưa hợp lý như đất bị rửa trôi, xói mòn, đất bị sa mạc hóa. Điều này đã tạo nên áp lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu đánh giá đất từ rất lâu và ngày càng hiện đại hơn. Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong chương trình phát triển một nền nông lâm nghiệp bền vững và có hiệu quả, vì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất của người nông dân, họ phải tự tích lũy những hiểu biết hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được những phương thức sử dụng đất thích hợp. Trong nền nông nghiệp ổn định và phát triển bền vững th́ ì công tác đánh giá đất đai là công việc đầu tiên mang tính nền tảng cho qui hoạch sử dụng đất hợp lư, có hiệu quả cao. 2 Việc đánh giá đúng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng hợp lý, có hiệu quả đang trở thành một vấn đề có tính thiết thực với tất cả các địa phương. Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phải đưa ra được các giải pháp mang tính chiến lược và định hướng sử dụng đất cho tương lai để tổ chức sử dụng đất hiệu quả và lâu bền. Những năm gần đây, phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo chỉ dẫn của FAO đã được nhiều nước trên thế giới công nhận và áp dụng.[13] Xã Hòa Bình là một xã trung du miền núi nằm ở phía nam của huyện Đồng Hỷ, là một xă có diện tích nông nghiệp khá lớn. Việc định hướng quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung và chuyên môn hoá tạo ra vùng nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược và cấp thiết. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu đánh giá được tiềm năng đất đai và các tài nguyên thiên nhiên của xã để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong xã. Việc đánh giá các loại hình sử dụng đất thích hợp nhằm sử dụng đất hiệu quả và lâu bền trên cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp đa canh và mang tính thương mại là nhu cầu bức thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Đàm Xuân Vận tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, từ đó đánh giá các loại hình sử dụng đất trên các đơn vị đất đai làm cơ sở đề xuất hướng phát triển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của xã. - Trên cơ sở kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất, đề xuất được các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ. - Xác định hướng phát triển trong sử dụng đất nông nghiệp của xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thông qua yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Về khoa học - Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng đất nông nghiệp tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và khu vực vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam. * Về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu chỉ rõ thế mạnh và sự hạn chế của các đặc tính, tính chất đất đai và các loại hình sử dụng đất hiện tại trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu. - So sánh ưu thế của loại hình sử dụng đất đề xuất với loại hình sử dụng đất trước đây của xã. - Xây dựng các giải pháp sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Bình - huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vai trò của công tác đánh giá đất Ngày nay, hoạt động của con người ngày càng gia tăng cùng với việc gia tăng dân số làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và đất đai ngày càng bị suy thoái dẫn đến giảm năng suất và không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nên cần phải đánh giá lại vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường để phục vụ cho công tác quy hoạch đạt hiệu quả lâu dài và ổn định. Trong đó công tác đánh giá đất đai là một phần quan trọng và là nền tảng trong quy hoạch sử dụng đất đai, cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất đất đai và các kết quả hoạt động của con người trên từng đơn vị đất đai đó, từ đó các nhà chuyên môn có thể vận dụng để chọn lọc và đề nghị cho các đánh giá và đề xuất khác nhau làm cơ sở cho các quyết định và cấp độ quản lý sử dụng đất. Đánh giá đất đai từ lâu đã được các nhà khoa học ở nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu, những kết quả đánh giá đất đã được tổng kết và khái quát chung trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức liên hợp quốc như: FAO, unesco... và được coi như tài sản tri thức chung của nhân loại. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nói giống đến ngày nay. Chính vì vậy, để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà khoa học. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó 5 khăn. Trong 45 năm qua, theo kết quả đánh giá của Liên hợp quốc về "Chương trình môi trường " cho thấy: 1,2 tỷ ha đất đang bị thoái hoá ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng do những hoạt động của con người. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 21 này vẫn còn gần 1/10 dân số thế giới thiếu ăn và bị đe dọa hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực trên thế giới vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn. Mặt khác, hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hoá. Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn được những suy thoái về tài nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người và hướng tới việc sử dụng và quản lý đất một cách có hiệu quả trong tương lai thì công tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất quan trọng và cần thiết. Như vậy, đánh giá đất đai gắn liền với sự tồn tại của loài người và khoa học công nghệ; gắn liền với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai; là cơ sở cốt lõi để sử dụng đất bền vững. Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, các yếu tố tự nhiên và xã hội. Đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn mang tính kinh tế và kỹ thuật nữa [16]. Vì vậy, cần kết hợp chuyên gia của nhiều ngành tham gia đánh giá đất. 1.2. Cơ sở lí luận về đánh giá đất * Đánh giá đất đai dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường - Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả kinh tế Đánh giá kinh tế đất là các ước tính thực tế của sự thích nghi về kinh tế ở mỗi đơn vị đất đai theo các chỉ tiêu về kinh tế. Các chỉ tiêu này cũng thể hiện mối liên quan tới các đặc tính của đất đai. Các chỉ tiêu kinh tế thường dùng trong đánh giá đất là: + Tổng giá trị sản phẩm + Thu nhập thuần tuý + Hiệu quả sử dụng vốn 6 + Giá trị ngày công lao động - Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả xã hội + Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm). + Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. + Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động. + Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. + Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng.... - Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả môi trường + Tỷ lệ che phủ. + Mức độ xói mòn. + Khả năng bảo vệ, cải tạo đất. + Tỷ lệ diện tích đất trồng được trồng rừng. + Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao sử dụng. * Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên là: Xác định mối quan hệ của các yếu tố cấu thành đất (sinh vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ, thời gian và tác động của con người), các điều kiện sinh thái đất và các thuộc tính của chúng có tính quy luật hoặc không có tính quy luật ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) tới hiệu quả và mục đích của các loại sử dụng đất. Theo FAO[20], [21]: - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên chỉ ra mức độ thích nghi đối với sử dụng đất hoàn toàn dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên mà không xem xét đến các điều kiện kinh tế. - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhấn mạnh các khía cạnh bền vững tương đối của sự thích nghi cuả các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… vì chúng ít thay đổi hơn so với các yếu tố kinh tế. - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên được sử dụng để chia các đơn vị đất đai thành các nhóm quản lý, phục vụ các nghiên cứu chi tiết và hoàn toàn có giá trị trong thời gian lâu dài vì các mức thích nghi về mặt tự nhiên thay đổi rất chậm. 7 1.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới Công tác đánh giá đất đai có vai trò rất lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất đai bền vững và trở thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất hợp lý.Đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay, những kết quả và thành tựu về đánh giá đất đai đã được người ta tổng kết trong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó như tàisản trí thức chung của nhân loại. Có thể khái quát một số phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới như sau: 1.3.1. Đánh giá đất đai ở Canađa Canađa đánh giá đất đai theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn. Phẩm chất đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên cơ sở đó đất của Canađa được chia thành 7 nhóm: - Nhóm 1 gồm những loại đất có thể trồng được nhiều loại cây, địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, khả năng giữ nước tốt, không bị xói mòn. - Nhóm 2 gồm những loại đất bị xói mòn do điều kiện khí hậu không thuận lợi, độ thấm nước kém, nghèo dinh dưỡng, có khả năng thích hợp với một số loại cây trồng. Khi sử dụng cần đầu tư phân bón, lao động, có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất. - Nhóm 3 gồm những loại đất có độ dốc lớn (250 - 300), thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng, những nơi thấp dễ bị ngập úng, tầng đất mỏng, có sỏi đá, có thể bị nhiễm mặn, chỉ thích hợp cho một số cây trồng. - Nhóm 4 gồm những loại đất thích hợp với rất ít cây trồng, có nhiều trở ngại như nhóm 3, khí hậu khắc nghiệt, không có khả năng giữ nước, bị xói mòn mạnh, tầng đất mỏng, có nhiều sỏi đá, cây trồng trên đất này cho năng suất thấp, mặc dù đầu tư chăm bón nhiều.[17] 8 - Nhóm 5 gồm những loại đất ít trồng cây hàng năm mà phải trồng cây lâu năm, nhưng cũng rất cần sự đầu tư chăm sóc và các biện pháp cải tạo đất. - Nhóm 6 gồm những loại đất chỉ dùng vào mục đích chăn thả gia súc, gia cầm, nếu trồng cây ngắn ngày cần có sự đầu tư lớn cho khâu làm đất. - Nhóm 7 gồm những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được. 1.3.2. Đánh giá đất đai ở Ấn Độ Tại Ấn Độ, một số bang đã tiến hành đánh giá đất đai, áp dụng các phương pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng các phương trình toán học sau: Y = F(A). F(B). F(C). F(X) Trong đó: Y. Biểu thị sức sản xuất của đất. A. Độ dày và đặc tính tầng đất B. Thành phần cơ giới lớp đất mặt C. Độ dốc X. Các yếu tố biến động như tưới, tiêu, độ chua, hàm lượng dinh dưỡng, xói mòn. Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm. Mỗi yếu tố được phân thành nhiều cấp và tính bằng %. Dựa theo nguyên tắc trên, đất đai của Ấn Độ được chia thành 6 nhóm: - Nhóm thượng hảo hạng: đất đạt 80 - 100%, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao. - Nhóm tốt: Đạt 60 - 79%, đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất thấp hơn. - Nhóm trung bình: Đạt 40 - 59%, đất trồng được một số nhóm cây trồng không đòi hỏi đầu tư chăm sóc nhiều. - Nhóm nghèo: đạt 20 - 39%, đất chỉ trồng được một số loại cây cỏ. - Nhóm rất nghèo: đạt 10 - 19%, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc. - Nhóm cuối cùng: Đạt dưới 10%, đất không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp được. 9 1.3.3. Đánh giá đất đai theo phân loại định lượng (Soil Taxonomy) của Mỹ Tại Mỹ công tác phân hạng đất đai nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất đã được quan tâm vào những năm 1950. Mặc dù công tác điều tra phân loại đất của Hoa Kỳ mang tính thực tiễn cao, nhưng việc thể hiện kết quả điều tra lại quá phức tạp do đó khó vận dụng trong thực tế sản xuất. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng một phương pháp đánh giá đất đai mới: "Phân loại tiềm năng đất đai". Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất những yếu tố hạn chế này được chia thành 2 nhóm: - Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ dàng thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. - Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng cải tạo được bằng các biện pháp quản lý và chăm sóc như: hàm lượng dinh dưỡng, điều tiết nước..... Đất đai được đánh giá theo 3 cấp: Nhóm, nhóm phụ và loại. Có 2 phương pháp đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi ở Mỹ: - Phương pháp tổng hợp: Phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất đai theo năng suất cây trồng trong nhiều năm (10 năm trở lên). Khi tiến hành đánh giá đất đai, các nhà khoa học đã tiến hành phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính. - Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác. Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất. Người ta chia đất đai trong lãnh thổ Mỹ thành 8 nhóm khác nhau: Bốn nhóm đầu là thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bốn nhóm sau là những nhóm không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác. Phương pháp đánh giá "Phân loại tiềm năng đất đai" của Mỹ tuy không đi sâu vào từng loại hình cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và xác định về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội, song lại rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất lợi trong sử dụng đất và việc xác định các biện pháp bảo về đất có tính đến các vấn đề về môi trường là rất có ý nghĩa cho việc tăng cương bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan