Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất cỏ va06 (varisme) tại xã tân nam huyệ...

Tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất cỏ va06 (varisme) tại xã tân nam huyện quang bình tỉnh hà giang.

.PDF
66
488
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- VƢƠNG THỊ XÃ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT CỎ VA06 (Varisme) TẠI XÃ TÂN NAM HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Nông lâm kết hợp : Lâm nghiệp : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- VƢƠNG THỊ XÃ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT CỎ VA06 (Varisme) TẠI XÃ TÂN NAM HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Lớp Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Nông lâm kết hợp : Lâm nghiệp : K43 NLKH : 2011 - 2015 : PGS.TS. Lê Sỹ Trung Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là thí nghiệm của tôi, hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD Ngƣời viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng PGS.TS Lê Sĩ Trung Vƣơng Thị Xã XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN “Học đi đôi với hành”, khi ngồi trên lớp học chúng ta chỉ có được những kiến thức từ lý thuyết, chưa đủ để rèn tay nghề khi bước ra ngoài xã hội. Do vậy để có được điều kiện thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình học 4 năm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã nhận được những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý thầy cô bộ môn Khoa Lâm Nghiệp và các thầy cô dạy các môn cơ sở ngành của trường Đại Học Nông Lâm. Được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, và sự đồng ý của các thầy giáo PGS.TS. Lê Sỹ Trung, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất cỏ VA06 (Varisme) tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Lê Sỹ Trung , đã trực tiếp hướng dẫn, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Xin gửi lời tới quý cơ quan các ban ngành trong xã Tân Nam lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Và tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 5 năm 2015 SINH VIÊN Vƣơng Thị Xã iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của tập đoàn cỏ được trồng thử nghiệm ........ 9 Bảng 2.2: Năng suất chất xanh và số lứa thu cắt của tập đoàn cỏ ............ 17 Bảng 2.3. Thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo ................. 18 Mẫu bảng 3.1: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố .................................................................................. 27 Mẫu bảng 3.2: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ................ 31 Bảng 4.1: Kết quả về sinh trưởng chiều cao của cỏ VA06 tại xã Tân Nam ... 33 Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát H vn trong phân tích phương sai một nhân tố .................................................................................. 37 Bảng 4.3. Bảng phân tích phương sai một nhân tố tới sinh trưởng chiều cao cây cỏ VA06 ................................................................... 37 Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp xi  xj cho sinh trưởng về chiều cao của cây cỏ VA06 ......................................................................... 38 Bảng 4.5: Tăng trưởng của cỏ VA06 tại xã Tân Nam ở định kỳ theo dõi 39 Bảng 4.6: Kết quả đường kính thân trung bình của cỏ VA06 ở các công thức thí nghiệm ..................................................................... 41 Bảng 4.7: Kết quả số lá/thân của cỏ VA06 ở các công thức thí nghiệm .. 43 Bảng 4.8: Sắp xếp các chỉ số quan sát sô lá trong phân tích phương sai một nhân tố ........................................................................... 44 Bảng 4.9: Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với số lá của cây cỏ VA06 .. 45 Bảng 4.10: Bảng sai dị từng cặp xi  xj cho sinh trưởng về số lá của cỏ VA06 ... 45 Bảng 4.11: Năng suất của cỏ VA06 ở các công thức thí nghiệm ............. 46 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 25 Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng chiều cao cỏ VA06 của các CTTN ở định kỳ theo dõi .................................................................................. 33 Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tăng trưởng chiều cao cỏ VA06 của các CTTN ở định kỳ theo dõi .................................................................................. 39 Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng đường kính thân ở các CTTN ........ 42 Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng số lá trung bình của cỏ VA06 ở các công thức thí nghiệm .......................................................................... 43 Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn năng suất trung bình của cỏ VA06 ở các công thức thí nghiệm................................................................................... 47 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức CTTN : Công thức thí nghiệm SL : Số lượng TB : Trung bình UBND : Uỷ Ban Nhân Dân VA06 : Varisme số 6 VCK : Vật chất khô FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp vi MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 1.3. Ý của đề tài................................................................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến sản xuất ............................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.1.1. Khái quát về cỏ hoà thảo ........................................................................ 5 2.1.2. Đặc điểm của giống cỏ .......................................................................... 10 2.1.3. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá các giống cỏ hoà thảo......... 12 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 18 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 19 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 20 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20 2.4.2. Điều kiện về địa hình, đất đai, giao thông, thuỷ lợi.............................. 21 2.4.3. Tình hình chăn nuôi của địa bàn xã Tân Nam ...................................... 22 2.4.4. Công tác thú y ....................................... Error! Bookmark not defined. Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 24 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................. 24 3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu ................................................ 25 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 26 3.4.4. Phương pháp khác ................................................................................ 32 vii PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 33 4.1. Kết quả về sinh trưởng về chiều cao của cỏ VA06 tại Tân Nam............. 33 4.2. Tăng trưởng về chiều cao của cỏ VA06 ở các công thức thí nghiệm ...... 38 4.3. Kết quả sinh trưởng về đường kính thân cỏ VA06 tại xã Tân Nam ........ 41 4.4. Kết quả sinh trưởng về số lá cỏ VA06 tại xã Tân Nam ........................... 42 4.5. Năng suất của cỏ VA06 được trồng tại xã Tân Nam ............................... 46 4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng cỏ VA06 tại xã Tân Nam........ 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 51 5.1. Kết luận .................................................................................................... 51 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, nền nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có không ít thách thức, đòi hỏi phải thay đổi sao cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Từ xưa đến nay nông nghiệp vẫn là cốt lõi của sự phát triển. Hơn 60% dân số coi nông nghiệp là nguồn sinh kế chính. Bên cạnh phát triển ngành trồng trọt nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng. Hiện nay chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là chăn nuôi trâu bò, với hệ thống tổ chức, năng lực chăn nuôi, thú y còn rất nhiều bấp bênh chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn phát triển và nhu cầu hội nhập cùng phương thức chăn thả tự nhiên theo truyền thống trên các bãi, đồi, các chân ruộng bỏ hoang không còn phù hợp nữa, vì diện tích đất tự nhiên ngày càng thu nhỏ bởi nhiều mô hình kinh tế có giá trị cao. Việc tổ chức trồng cỏ cung cấp cho nhu cầu đàn gia súc con chưa được chú trọng đúng mức, chủ yếu là các cơ sở quốc doanh tập thể. Nhưng nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây ngành chăn nuôi trên địa bàn xã những khởi sắc đáng kể, nhất là chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Cùng với đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc trên toàn xã phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa tại các hộ gia đình, xu hướng này cũng đã và đang diễn ra tại các tỉnh miền núi. Bên cạnh số đầu gia súc không ngừng tăng lên về số lượng, đòi hỏi nguồn thức ăn thô xanh cũng phải tăng lên một cách đồng bộ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là vào mùa khô. Giải pháp mang tính chiến lược đặt ra từ những năm 80 của thế kỷ 20, đó là trồng các giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho gia súc. Song chúng ta đều biết, đặc điểm cơ bản của kỹ thuật đồng cỏ là “tính hệ 2 thống”, ngoài kỹ thuật chăn thả, chế độ chăn thả tự nhiên (còn có các yếu tố khác như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất (phân bón, giống, chăm sóc,…), mục tiêu kinh tế. Chính “việc quan tâm chưa toàn diện các yếu tố này cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm cho diện tích đồng cỏ chưa phát triển và đáp ứng nhu cầu nhu mong muốn” (Hamphray,1980) [19]. Như vậy, để đồng cỏ sinh trưởng tốt đạt năng suất cao thì ngoài yếu tố giống, chế độ chăm sóc, chúng ta cần phải chú ý đến bón các loại phân cho đồng cỏ. Các loại phân bón khác nhau (đạm, Kali, lân,…) sẽ tác động đến năng suất cỏ. Cùng một loại phân bón nhưng bón với liều lượng khác nhau cũng cho ta năng suất khác nhau. Trong những năm gần đây, có thêm một số giống cỏ mới có khả năng cho năng suất cao, sinh trưởng và phát triển ở những nơi khô cạn, dốc. Nhưng ở các nông hộ cũng phải bỏ ra một diện tích đất khá nhiều để trồng cỏ, nếu đối với các giống cỏ cho năng suất cao thì có thể cho năng suất gấp đôi khi được canh tác tốt. Điển hình là giống cỏ VA06 có khả năng cho năng suất rất cao khi được canh tác chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Tân Nam là xã vùng cao núi đất với 98% làm nông, chủ yếu canh tác ruộng bậc thang ở các chân, sườn đồi. Với phương châm “con trâu là đầu cơ nghiệp”, canh tác chủ yếu là nhờ sức trâu, bò kéo. Do vậy, việc trồng các loại cỏ có năng suất, chất lượng cao, giàu dinh dưỡng phục vụ đàn gia súc vào mùa khô là vô cùng cấp thiết. Và trong những năm gần đây phong trào trồng cỏ cho chăn nuôi trâu, bò trên toàn xã có những bước phát triển đáng kể về số lượng. Cỏ VA06 là một giống cỏ mới có nguồn gốc được lai tạo giữa giống cỏ voi thường và cỏ đuôi sói của châu Mỹ. Hiện nước ta đã có rất nhiều giống cỏ có năng suất hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt giống cỏ Varisme số 6 (viết tắt là VA06) được đánh giá là " Vua của các loại cỏ". Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất cỏ VA06 (Varisme) tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được sinh trưởng và năng suất chất xanh của cỏ VA06 trồng tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang. Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng cỏ VA06 tại địa phương 1.3. Ý của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học được trên lớp vào thực tế sản xuất và biết cách trình bày một khóa luận. - Giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, sáng tạo và đúc rút được những kinh nghiệm từ thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến sản xuất Qua thời gian thực tập tại xã Tan Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ chính quyền địa phương, giúp tôi có điều kiện tiếp xúc thực tế với công việc chuyên môn, củng cố hiểu biết thêm về kiến thức nghề nghiệp của mình. Điều quan trọng là tôi đã rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân như: - Trong thời gian thực tập tại địa phương tôi đã nhận thấy rằng một số loại giống cỏ được người dân trồng chưa đúng kỹ thuật, chiếm diện tích lớn, tốn nhiều công sức tôi đã trực tiếp hướng dẫn và đưa ra một số phương pháp mới giúp người dân trong quá trình trồng đánh rãnh để tận dụng diện tích. - Tôi biết được các loại bệnh thường gặp, ngoài ra cũng biết được các quy trình chăm sóc về đàn gia súc tại các hộ gia đình. - Biết được nhiều giống cỏ có năng suất cao và hơn thế nữa tôi đã trồng đúng với kỹ thuật thành công giống cỏ VA06 cho năng suất rất cao giúp cho địa phương từ thiếu cỏ cho trâu vào mùa đông, thậm chí còn bớt thêm diện tích trồng cỏ sang trồng cây rừng và các loại hoa màu khác trên địa bàn. 4 - Ngoài ra tôi còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ việc trồng các loại hoa màu trên đất dốc từ người dân địa phương. - Từ những kết quả đã làm được tôi tự nhận thấy tay nghề chuyên môn vững vàng hơn rất nhiều, thêm lòng yêu nghề và tự tin trong công việc. Và tôi thấy chủ trương của Nhà trường là cho sinh viện về địa phương thực tập là rất quan trọng, cần thiết và bổ ích. Thực tập giúp sinh viên nắm vững hơn kiến thức đã được học, gắn lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, đồng thời củng cố và nâng cao lòng yêu nghề nghiệp cho mỗi sinh viên. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái quát về cỏ hoà thảo *) Đặc tính thực vật của cỏ hoà thảo Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiếm 95 - 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4]. *) Đặc tính sinh thái Cỏ hòa thảo đặc điểm sinh thái học là các mối quan hệ riêng biệt của thực vật với từng yếu tố sinh thái, cũng như ảnh hưởng của thực vật trên nơi sống. Cỏ hòa thảo có vị trí quan trọng trong thảm cỏ do cỏ hoà thảo có khả năng phân bố rộng rãi, có thể thích ứng được ở nhiều vùng và trong nhữngđiều kiện đất đai khí hậu khác nhau. Cỏ hoà thảo có thể sinh trưởng. Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng đất khô hạn, độ ẩm trung bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục tốt như: cỏ xương cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ B.decumbens... Một số loài sinh trưởng được ở những vùng đất ẩm, độ ẩm lớn từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục bình thường như: cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (Festuca rubra), cỏ đuôi mèo (Pleuin pratense)... Có loài sống cả ở những nơi đất nhập nước, đất thụt lầy như: Cỏ môi (Leersia hexandra), cỏ bấc (Juncus effusus), cỏ lồng vực (Echilochloa crus galli)...Như vậy, dựa trên cơ sở đặc tính sinh lý có thể nói thực vật trong đồng cỏ tồn tại trong những điều kiện khác nhau nên ta có thể chọn giống cỏ phù hợp để trồng trên các địa hình đất đai khác nhau, có độ ẩm, độ cao khác nhau. 6 *) Đặc tính sinh vật Cỏ hoà thảo là cây có một lá mầm (đơn tử diệp) thân tròn hoặc bầu dục (tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá dài, vân lá song song. Thân cỏ thuộc loại thân rạ, rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ voi, goatemala, rễ thuộc loại rễ chùm, hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến,1976) [2]. Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng người ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau: * Loại thân rễ: Loại thân này nằm dưới mặt đất, chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (Jmperata cylindrica) loài này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa có thể trồng làm đồng cỏ chăn thả. * Loại thân bụi: Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ từ dưới mặt đất hoặc lên trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và thoáng khí. Đại diện loại cỏ này là cỏ ghinê (Panicum maximum); cỏ mộc châu (Paspalum wirvilei). Loại cỏ này có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. * Loại thân bò: Cỏ loại này thân nhỏ và mềm chính vì vậy thường nằm ngả trên mặt đất một số giống như dây lang, từ các đốt có thể đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò lan và nằm ngả trên mặt đất nên nó có khả năng tạo nhanh thành một thảm cỏ dầy đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ pangola (Digitaria decumbens), Lông para (Brachiaria mutica). Cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông. * Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất hoặc hom trồng. Mầm vươn thẳng lên giống như cây mía, cây ngô. Thân cao, to, cho năng suất cao. Đại diện cỏ này là cỏ (Varisme số 6). 7 * Đặc tính sinh lý. - Nhu cầu về nước: Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500 gram, trong khi cỏ họ đậu 214-216 gram. Độ ẩm đất yêu cầu theo từng giai đoạn: + Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%. + Giai đoạn phát triển cành: 75%. + Cuối thời kỳ sinh trưởng lượng nước giảm dần. Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1974) ) [13]. - Nhu cầu về dinh dưỡng: Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giầu mùn và đạm, lân, kali. Nhu cầu dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1 (nảy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kali. Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân. Giai đoạn 3 (ra hoa, hình thành hạt) cần nhiều lân và kali. Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn, (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [6]. - Nhu cầu về không khí: + Các loại thân rễ, thân bụi, thân đứng chia nhánh dưới mặt đất thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí. + Các loại thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí hơn. * Đặc tính sinh trưởng. Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh trải qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt lúc này tốc độ sinh trưởng chậm. 8 + Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh. + Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày cỏ sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn,Võ Văn Trị, 1976) [1]. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm. nếu bộ phận trên đất quá mau lứa thì dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để phát triển cành lá sẽ bị kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi. Đối với cỏ ghinê thu hoach khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50 cm (Hamphray, 1980) [20] Theo Điền Văn Hưng (1964) [5] cho biết: - Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau khi trồng từ 50 - 55 ngày còn sau khi cắt 30 - 45 ngày. - Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày còn lứa sau khi cắt 35 - 45 ngày. - Cỏ thân đứng sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày. *) Sức sống của cỏ hoà thảo Sức sống của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm nhưng có loài cũng chỉ sống được một năm. Vì vậy người ta chia cỏ hoà thảo ra làm 4 loại sau: Loại cỏ sống 1 năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như cỏ Xu đăng, cỏ Lồng vực... Loại cỏ sức sống ngắn (2 -3 năm) như cỏ giày, cỏ mật (melinis minutiflora). Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như cỏ pangola, cỏ voi, cỏ ghinê, paspalum, Brachiaria....Loại có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976) [7]. 9 Căn cứ vào sức sống của các loại cỏ mà người ta dự tính thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất. Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng của một số giống cỏ hòa thảo: Bảng 2.1. Thành phần dinh dƣỡng của tập đoàn cỏ đƣợc trồng thử nghiệm (Đơn vị tính: %) STT Giống cỏ VCK Protein Tinh Đƣờng thô bột thô tổng số Xơ thô 1 Tín hiệu 21,51 4,85 15,56 9,15 21,42 2 Mulato 22,05 5,13 17,09 9,24 22,54 3 Cỏ Ghinê 20,08 5,05 18,90 14,37 23,62 4 Cỏ Voi 18,08 5,05 20,60 11,22 20,60 5 Guatemala 16,55 5,03 19.18 8,83 23,84 6 VA06 17,55 4,9 17,64 12,32 20,27 7 Cỏ Stylo 21,41 18,1 26,8 Nguồn: Nghiên cứu trồng cây thức ăn gia súc trên đất lúa một vụ năng suất thấp bấp bênh vùng núi phía Bắc (Nguyễn Quang Tin)[18] b) Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo trong nông nghiệp Thực tiễn sản xuất chỉ rõ rằng cỏ không những là thức ăn chủ yếu và tốt nhất của gia súc nhai lại mà nó còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao và tương đối ổn định, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được trong nhiều năm. Cỏ hoà thảo cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, khi chế biến dự trữ ít rơi rụng lá, ít thối mốc, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao. Một hecta cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn chất xanh/ha/năm, 1ha cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn, thân bụi cho 50 - 60 tấn, thân đứng cho 100 tấn/ha/năm (cỏ voi lai, kingrass), 1kg cỏ tươi cho từ 0,1 - 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500kcal ME, (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4]. 10 Theo tài liệu nghiên cứu nước ngoài, 1 ha cỏ trồng mỗi năm có thể cung cấp từ 5000 - 5500kg chất dinh dưỡng và 1000 - 1100kg đạm tiêu hoá. Nhiều chuyên gia đồng cỏ cũng cho biết 1ha đồng cỏ tốt có giá trị dinh dưỡng bằng 27 - 28 tạ ngô hạt hoặc 27 - 28 tạ lúa mì (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976) [1]. Ngoài ra, đồng cỏ còn có lợi ích là không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, cỏ có thể trồng trên nhiều loại đất, cỏ trồng một lần có thể sử dụng được trong nhiều năm. Như vậy, trồng cỏ cần đầu tư lao động ít hơn so với các loại cây trồng khác, từ đó giá thành cũng tương đối hạ hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ý nghĩa làm thức ăn cho gia súc, cỏ còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất. 2.1.2. Đặc điểm của giống cỏ * Nguồn gốc, phân bố Cỏ voi thuộc họ hòa thảo có tên khoa học là Varisme số 6. Giống cỏ này phát triển tốt ở nơi có lượng mưa cao (trên 150mm / năm), không cao tuy nhiên do có rễ sâu nên có thể hút nước từ dưới lòng đất nên nó cũng tồn tại ở vùng đất khô (Russell và Webb,1976 ) [23]. Cỏ voi được nhập vào nước ta từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các dự án hợp tác trong và ngoài nước, hiện nay đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, chủ yếu là giống King Grass có nhiều lông và phát triển chiều cao khá nhanh. Năng suất thâm canh có thể đạt 350 - 400 tấn/ha/năm. Trong nhưng năm gần đây có thêm một số giống cỏ mới như: Madagasca Florida, VAO6 , ... Cỏ VA06 là giống cỏ mới có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Đã được đưa vào nước ta từ những năm 2000, hơn 14 năm nay giống cỏ này đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi tuy khả năng cho năng xuất tối đa vẫn chưa hoàn toàn được như ý muốn của các nhà nghiên cứu và các nhà chăn nuôi. 11 * Đặc tính thực vật Cỏ VA06 có hình dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Theo thông tin ở một số nước cỏ VA06 không chỉ làm thức ăn cho gia súc mà còn được trồng để làm nguyên liệu giấy và gỗ ván nhân tạo. Giống cỏ VA06 yêu cầu điều kiện môi trường như sau: số ngày nắng trong 1 năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt độ bình quân năm trên 150C, lượng mưa/ năm trên 800mm, số ngày không sương muối/ năm trên 300 ngày. Do phổ biến thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, trồng ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%. [27] Thời vụ: trồng tốt nhất vào vụ xuân, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm, khi nhiệt độ đã trên 150 C, ở vùng ấm, có thể trồng vào bất cứ mùa nào, khi có mưa. Làm đất: Trước khi trồng cần cày bừa kỹ 2 - 3 lần làm đất vỡ ở độ sâu 20 cm, làm sạch cỏ. Trên đất bằng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tưới tiêu nước. + Bón vôi 1 - 1,5 tấn/ha vào lần phay thứ 2. + Bón phân: Bón lót: Phân chuồng: 15 - 20 tấn/ha; Supe lân: 200 - 300 kg/ha; Kaliclorua: 100 kg/ha. Bón thúc: Sau mỗi lứa cắt bon 500 - 100 kg đạm Ure/ha. Cày rạch hàng rải phân đều và lấp đất. Bón hàng năm vào đầu xuân: Phân chuồng: 10 - 15 tấn/ha. Supe lân: 200 - 300 kg/ha, Kaliclorua: 100 kg/ha, Đạm Ure: 80 - 100 kg/ha. Sau 3 năm bón vôi 1 tấn/ ha cùng với bòn phân hàng năm đầu xuân. Trồng trên đất dốc, phải trồng theo đường đồng mức, hoặc trồng theo hốc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng