Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt của dê ở hai công thức lai đực f...

Tài liệu đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt của dê ở hai công thức lai đực f1, f2 (boer x bách thảo) với cái địa phương bắc kạn

.PDF
79
472
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––––––– ĐẶNG TUẤN ANH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA DÊ Ở HAI CÔNG THỨC LAI ĐỰC F1, F2 (BOER x BÁCH THẢO) VỚI CÁI ĐỊA PHƯƠNG BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––––––– ĐẶNG TUẤN ANH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA DÊ Ở HAI CÔNG THỨC LAI ĐỰC F1, F2 (BOER x BÁCH THẢO) VỚI CÁI ĐỊA PHƯƠNG BẮC KẠN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HƯNG QUANG THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hưng Quang với cương vị giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Cảm ơn Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi thú y - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên; Trạm thú y huyện Bạch Thông, Chi cục thú y (Bắc Kạn), các hộ gia đình chăn nuôi dê trên địa bàn các xã Chu Hương (Ba Bể), Hòa Mục (Chợ Mới), Phường Xuất Hóa (TP Bắc Kạn) đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày tháng Học viên Đặng Tuấn Anh năm 2016 ii LỜI NÓI ĐẦU Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng. Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và các số liệu đã công bố trong luận văn này. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn đầy đủ. Thái Nguyên, ngày tháng Học viên Đặng Tuấn Anh năm 2016 iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng, sinh sản và lai tạo của dê ..................................4 1.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng..........................................................................4 1.1.2. Cơ sở khoa học về sinh sản ...............................................................................6 1.1.3. Cơ sở khoa học về lai tạo ................................................................................11 1.2. Đặc điểm của dê Boer, Bách thảo và dê Cỏ ......................................................13 1.2.1. Đặc điểm của dê Boer ....................................................................................13 1.2.2. Đặc điểm về dê Bách Thảo .............................................................................14 1.2.3. Đặc điểm về dê Cỏ .........................................................................................15 1.3. Tình hình chăn nuôi, lai tạo dê trên thế giới ......................................................15 1.3.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới ...............................................................15 1.3.2. Tình hình lai tạo dê trên thế giới .....................................................................16 1.4. Tình hình chăn nuôi, lai tạo dê ở Việt Nam ......................................................18 1.4.1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam ................................................................18 1.4.2. Tình hình lai tạo dê ở Việt Nam......................................................................19 1.5. Tình hình chăn nuôi dê tại Bắc Kạn ...................................................................21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23 iv 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................23 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................23 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24 2.3.1. Phương pháp điều tra ......................................................................................24 2.3.2. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................24 2.3.3. Theo dõi thí nghiệm ........................................................................................25 2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp .............................................................26 2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30 3.1. Hiện trạng chăn nuôi dê trong nông hộ trên địa bàn nghiên cứu .......................30 3.1.1. Số lượng đàn dê của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015 ................................30 3.1.2. Cơ cấu độ tuổi đàn dê trên địa bàn nghiên cứu ...............................................31 3.1.3. Quy mô chăn nuôi dê trong nông hộ ...............................................................33 3.2. Khả năng sinh sản của các công thức lai............................................................33 3.2.1. Kết quả theo dõi sinh lý sinh sản của dê cái ...................................................33 3.2.2. Khả năng sinh sản của các lô TN ....................................................................36 3.3. Khả năng sinh trưởng của dê con các công thức lai...........................................37 3.3.1. Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy..............................................................37 3.3.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối ............................................................40 3.3.3. Kết quả theo dõi sinh trưởng tương đối ..........................................................44 3.3.4. Hệ số tương quan giữa khối lượng dê bố, mẹ và khối lượng sơ sinh dê con ..45 3.3.5. Kết quả theo dõi kích thước chiều đo .............................................................47 3.4. Kết quả khảo sát và đánh giá chất lượng thịt con lai .........................................50 3.4.1. Kết quả mổ khảo sát dê thí nghiệm .................................................................50 3.4.2. Kết quả đánh giá chất lượng thịt dê ................................................................52 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức lai ......................................................53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................56 1. Kết luận .................................................................................................................56 2. Đề nghị ..................................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58 DANH MỤC ẢNH MINH HỌA ............................................................................63 PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................65 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Boer BT Co cs Cv(%) CV DTC ĐC g Kg KL Nxb p. P (Sig.) SE X Dê Boer Dê Bách Thảo Dê Cỏ (địa phương) Cộng sự Hệ số biến dị Cao vây Dài thân chéo Đối chứng Gram Kilogram Khối lượng Nhà xuất bản Page (trang) So sánh sai khác số trung bình Sai số trung bình (SE: standard error) Giá trị trung bình (Mean) TL TN TP tr. VNđ VN PTNT UBND Tỷ lệ Thí nghiệm Thành phố Trang Việt Nam đồng Vòng ngực Phát triển nông thôn Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng sinh sản .................................24 Bảng 2.2. Sơ đồ theo dõi khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt ........................25 Bảng 3.1: Số lượng đàn dê tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015 ................................30 Bảng 3.2: Cơ cấu độ tuổi đàn dê trên địa bàn nghiên cứu ........................................32 Bảng 3.3: Quy mô chăn nuôi dê trong nông hộ trên địa bàn nghiên cứu .................33 Bảng 3.4: Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái trong thí nghiệm ............................34 Bảng 3.5: Khả năng sinh sản của các công thức lai ..................................................36 Bảng 3.6: Sinh trưởng tích lũy của dê con các thí nghiệm .......................................38 Bảng 3.7: Sinh trưởng tuyệt đối của dê thí nghiệm ..................................................41 Bảng 3.8: Sinh trưởng tương đối của dê thí nghiệm .................................................44 Bảng 3.9: Hệ số tương quan và phương trình hồi quy giữa khối lượng dê con sơ sinh và khối lượng dê bố, mẹ thời điểm phối giống ................................46 Bảng 3.10: Kích thước các chiều đo của dê thí nghiệm............................................48 Bảng 3.11: Kết quả mổ khảo sát dê thí nghiệm ........................................................50 Bảng 3.12: Thành phần hóa học của thịt dê thí nghiệm............................................52 Bảng 3.13: So sánh sơ bộ hạch toán kinh tế hiệu quả chăn nuôi dê .........................55 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 3.1: Biều đồ sinh trưởng tích lũy của dê thí nghiệm ........................................40 Hình 3.2: Biều đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê thí nghiệm ......................................42 Hình 3.3: Biều đồ sinh trưởng tương đối của dê thí nghiệm ....................................45 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, chăn nuôi dê tập trung ở các nước đang phát triển, những vùng khô cằn núi đá và chủ yếu ở khu vực nông thôn với quy mô nhỏ. Ở những nước phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và theo phương thức chăn nuôi thâm canh, hiệu quả kinh tế đạt khá cao. Trong vòng 15 năm qua, số lượng dê trên thế giới tăng 50%, trâu bò chỉ tăng 9%, trong khi đó số lượng cừu giảm 4%. Năm 2007 tổng sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt trên 269 triệu; trong đó thịt dê chỉ khoảng 4,8 triệu tấn, chiếm 1,76% tổng sản lượng thịt. Châu Á là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất, các nước cung cấp nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc, sau là Ấn Độ và Pakistan (Hoàng Văn Bình, 2014 [11]; FAOSTAT, 2016 [50]) Ở Việt Nam, chăn nuôi dê cũng là nghề truyền thống lâu đời của người nông dân. Dê được nuôi chủ yếu ở những vùng trung du, miền núi, trong đó có tỉnh Bắc Kạn, đây cũng là dịa phương có nghề chăn nuôi dê phát triển. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn là quảng canh. Giống dê đang được nuôi chủ yếu là dê Cỏ địa phương, có tầm vóc bé, khối lượng nhỏ, lớn chậm và khả năng cho thịt thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy dê nội thích nghi tốt với tập quán chăn thả quảng canh, mắn đẻ, tăng đàn nhanh, chất lượng thịt cao, được coi là đặc sản và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, năng suất không cao, do tầm vóc nhỏ (con cái trưởng thành đạt 25 - 28 kg, con đực đạt 30 - 35 kg); sinh trưởng chậm, khối lượng mỗi dê 6 tháng tuổi chỉ đạt 11 - 12 kg (Đặng Xuân Biên, 1993 [2]; Hội chăn nuôi, 2006 [22]). Tuy có những hạn chế trên, song nếu làm tốt công tác nuôi dưỡng và và công tác quản lý đàn, nhất là quản lý giao phối, thì tỷ lệ hao hụt của đàn dê sẽ giảm và tránh được thoái hóa giống. Hiện nay, Việt Nam đã nhập các giống dê từ Ấn Độ với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhận thức về vai trò của con dê đã thay đổi và tiềm năng của nó bắt đầu được khai thác tích cực hơn. Tuy còn có những quan điểm 2 khác nhau về chủ trương phát triển, song chăn nuôi dê đang ngày càng được chú trọng và có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế của người nghèo. Đặc biệt con dê được coi là con vật có thể giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lai tạo là phương pháp cải tiến giống nhanh nhất. Con lai có sức sản xuất cao hơn nhiều so với giống bản địa. Nhằm đánh giá được hiệu quả của tổ hợp dê lai, khai thác ưu thế và tiềm năng ưu việt của giống dê lai, khắc phục những nhược đểm của dê Cỏ, phát huy những ưu điểm của dê Bách Thảo và dê Boer, tạo con lai đạt năng suất cao, thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nói chung, phục vụ cho sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi dê. Nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở các vùng gò, đồi, núi trong tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là người nghèo có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Tuy nhiên dê lai là loại dê mới, nó được người chăn nuôi tiếp nhận một cách khác nhau và thực hiện khác nhau. Người chăn nuôi cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng, chuồng trại, thuốc thú y… mới phát huy được năng xuất, chất lượng của giống. Việc triển khai các mô hình chăn nuôi dê lai của trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Lâm tỉnh Bắc Kạn từ năm 2013 đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết là con giống có năng xuất cao so với dê cỏ, chi phí đầu tư thấp phù hợp với khả năng đầu tư của người chăn nuôi. Từ những nhận thức trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt của dê ở hai công thức lai đực F1, F2 (Boer x Bách thảo) với cái địa phương Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tổng đàn, quy mô chăn nuôi, cơ cấu độ tuổi, tỷ lệ đực giống, cái giống trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được khả năng sinh sản, sức sản xuất thịt của các công thức phối (đực 1/2 Boer x 1/2BT x cái cỏ), (đực 3/4 Boer x 1/4BT x cái cỏ) và (đực cỏ x cái cỏ). - Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của của các công thức phối (đực 1/2 Boer x 1/2BT x cái cỏ), (đực 3/4 Boer x 1/4BT x cái cỏ) và (đực cỏ x cái cỏ). 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Khai thác sử dụng ưu thế lai của dê ngoại về tầm vóc, khối lượng, khả năng sinh sản và sức kháng bệnh của dê nội. - Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần đẩy mạnh và phát triển đàn dê tại địa phương; tăng hiệu quả của việc chăn nuôi trong thực tiễn. - Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ dê, sản phẩm của dê bản địa. - Nhân rộng số lượng đàn dê tại địa phương, bổ sung nguồn tư liệu cho quá trình chăn nuôi và chế biến thực phẩm. - Nâng cao nhận thức của người dân đối với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng dê lai. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng, sinh sản và lai tạo của dê 1.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng 1.1.1.1. Quy luật sinh trưởng và khối lượng tích lũy của dê Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc tăng về kích thước (thay đổi về lượng) hay là quá trình tích lũy về khối lượng của các cơ quan và toàn bộ cơ thể, đồng thời là sự tăng lên về kích thước các chiều đo của cơ thể dựa trên cơ sở quy luật di truyền của sinh giới. Quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: - Giai đoạn trong bào thai: nguồn dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ. Do vậy để thai nhi phát triển bình thường, cần cung cấp cho cơ thể con mẹ một khối lượng thức ăn hợp lý thỏa mãn nhu cầu các hoạt động sinh lý của dê cái trong các giai đoạn khác nhau của kỳ mang thai, bao gồm nhu cầu cho duy trì của cơ thể mẹ, sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi và bản thân (nhau thai). Cũng cần tính đến sự tích lũy và tiết sữa của con mẹ. - Giai đoạn ngoài thai (Lê Thanh Hải và cs, 1994 [18]), đã nghiên cứu đây là giai đoạn cơ thể chịu tác động trực tiếp với các điều kiện sinh thái môi trường, dựa vào những đặc điểm sinh lý đặc trưng người ta chia một đời gia súc nói chung làm 5 giai đoạn: sơ sinh, thời ký bú sữa đầu, trước thành thục về tính, thành thục về tính và mang thai. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê, người ta dùng phương pháp cân đo từng thời điểm (thường từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi), khi con vật trưởng thành kết hợp với giám định. Sau đó kết quả được biểu diễn bằng đồ thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích lũy, cường độ sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản. Phát dục là sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các đặc tính, chức năng của các bộ phận của cơ thể (thay đổi về chất). Sự sinh trưởng và phát dục luôn đi đôi với nhau tạo nên sự phát triển của cơ thể. Đây là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Và do có sự tương tác giữa kiểu di truyền và ngoại cảnh mà mang tính quy luật, đảm bảo 5 cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hòa và cân đối. Sự sinh trưởng và phát dục của dê thường tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều theo giai đoạn tuổi và giới tính. Đối với sự phát triển của một cơ thể sống quá trình sinh trưởng và phát dục có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay đổi về chất lượng. Tại một thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song, nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình phát dục mạnh và ngược lại. Hai quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ, nếu phát dục không đầy đủ con vật sẽ trở nên dị tật, ngược lại nếu sinh trưởng không đầy đủ con vật sẽ còi cọc chậm lớn. Nguyễn Văn Thiện (1995) [41], cho rằng khả năng sinh trưởng của gia súc phụ thuộc vào giống, thức ăn, trạng thái sức khỏe của cơ thể, đồng thời còn phụ thuộc vào sự phát dục của giới tính, vào tập tính của gia súc và điều kiện môi trường sống. Do vậy, con người có thể sử dụng các phương pháp chọn lọc, lai tạo giống, cùng với các tác động quản lý, nuôi dưỡng chăm sóc tốt, hợp lý để nâng cao khả năng sinh trưởng. Trong chăn nuôi dê, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục ta dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều đo của cơ thể. Ở các cơ sở chăn nuôi thường chỉ dùng biện pháp cân khối lượng, ít chú ý đến các chiều đo, vì vậy đánh giá sự sinh trưởng thường không chính xác. Vì chỉ dựa vào khối lượng thì có thể dê thiếu thức ăn, khối lượng không tăng, nhưng các chiều vẫn có thể tăng lên. Đối với dê ta thường cân và đo vào các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì trong chăn nuôi cùng điều kiện sống như nhau, những dê có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ có tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp hơn những con khác. Từ khối lượng dê, ta tính toán các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng dê gồm: + Sinh trưởng tích lũy: Thể tích, kích thước, khối lượng của toàn bộ cơ thể hoặc từng bộ phận tích lũy được tại các thời điểm sinh trưởng. + Sinh trưởng tuyệt đối: Sự tăng lên về thể tích, kích thước, khối lượng của toàn thể hoặc từng bộ phận cơ thể trong một đơn vị thời gian. 6 + Sinh trưởng tương đối: Sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối lượng của cơ thể hoặc từng bộ phận tại thời điểm sinh trưởng sau, so với thời điểm sinh trưởng trước và được tính theo phần trăm. 1.1.1.2. Khả năng sản xuất của dê Khả năng sản xuất của gia súc là khả năng tạo ra các sản phẩm thịt, sữa, lông, da, sức kéo,… Khả năng sản xuất thịt là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi dê, bên cạnh đó còn phụ phẩm như nội tạng, máu, xương, lông… Khả năng sản xuất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, độ tuổi khảo sát. - Khả năng sản xuất thịt: Đánh giá khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gia súc ngoài việc theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia súc qua từng giai đoạn, còn phải theo dõi sự thay đổi về khối lượng, phẩm chất thịt, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là rất cần thiết, nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với đặc điểm của gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt gồm: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ xương, tỷ lệ da lông, tỷ lệ nội tạng… - Chất lượng thịt: Các thành phần hóa học, vật lý để đánh giá chất lượng thịt, chất lượng dinh dưỡng của thịt dê cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố giống, thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng, thời điểm khảo sát. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt phổ biến là: Tỷ lệ vật chất khô, tỷ lệ protein thô, tỷ lệ mỡ thô, tỷ lệ khoáng tổng số, tỷ lệ các axit amin… - Khả năng sản xuất sữa: còn phụ thuộc vào di truyền (bản chất con giống) và đặc điểm cá thể, mặt khác còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng gia súc. Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng tiết sữa bởi lẽ sữa được tạo nên từ các chất dinh dưỡng của thức ăn. Vì vậy, để nâng cao khả năng tiết sữa của gia súc không những phải chọn lọc, cải tiến chất lượng con giống mà còn phải cung cấp đầy đủ, cân đối về số lượng và chất lượng thức ăn. 1.1.2. Cơ sở khoa học về sinh sản 1.1.2.1. Đặc điểm về khả năng sinh sản của dê Các đặc tính sinh sản của dê được biểu hiện ra ngoài khi chúng đã thành thục về tính dục. Sự thành thục về tính của dê được xác định khi dê cái có biểu hiện thải 7 trứng, dê đực sản xuất được tinh trùng và có biểu hiện tính dục. Tuổi thành thục tính dục thực sự đến muộn hơn, khi đó cơ thể con vật đã phát triển khả đầy đủ và có khả năng sinh sản, nhân giống được. Sinh sản là một đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì và bảo tồn nòi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác của cơ thể sống. Động vật có vú thực hiện quá trình sinh sản thông qua sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng ở cơ quan sinh dục con cái. So với các loài vật nuôi và gia súc ăn cỏ khác, dê được coi là con vật có khả năng sinh sản cao. Để đánh giá sự sinh sản của chúng người ta thường thể hiện bằng các chỉ tiêu sinh sản như: tuổi thành thục về tính, tuổi phối giống lần đầu, tuổi động dục lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ,... đồng thời người ta còn quan tâm đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản như chu kỳ động dục, thời gian và những biểu hiện động dục của gia súc cái, thời gian mang thai của con cái. So với các gia súc ăn cỏ khác, dê là con vật có khả năng sinh sản cao. Từ nghiên cứu của Devendra và McLeroy (1984)[48], tuổi thành thục về tính trung bình của dê lúc 4 - 12 tháng tuổi, khác nhau theo giống và chế độ dinh dưỡng. Theo Đặng Xuân Biên (1993)[1], dê cỏ thành thục về tính dục lúc 4 - 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính, lúc này dê mới thực sự bước vào thời kỳ sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dê thông thường từ 7 - 10 năm. Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt được độ tuổi và khối lượng tối thiểu cần thiết, như dê Bách Thảo thường phải 7-9 tháng tuổi và khối lượng phải đạt 19-20kg. Trong thực tế sản xuất áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần dộng dục đầu tiên của dê cái sau đó mới phối giống. Đối với dê cái sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5-2 tháng khi dê đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại. Các tác giả Devendra và Burns (1983)[47], cho biết trong thời kỳ sinh sản, dê đực thường có hoạt động sinh sản thường xuyên và liên tục, dê cái có hoạt động sinh sản theo chu kỳ động dục, chửa đẻ, tiết sữa, nuôi con, rồi lại động dục trở lại. Ở dê có ba loại chu kỳ tính dục loại dài và ngắn là không phổ biến và có tỷ lệ thấp, còn loại vừa (17 - 23 ngày) chiếm tỷ lệ cao và phổ biến. Chu kỳ tính dục của dê xảy ra như đối với gia súc khác và có các giai đoạn với các biểu hiện ra ngoài: pha trước 8 động dục: 4 - 6 ngày; pha động dục: 24 – 28 giờ; pha sau động dục: 5 - 7 ngày và pha yên tĩnh: 11 - 16 ngày (Devendra và McLeroy, 1984 [48]). Khi dê động dục, dê có các biểu hiện: bồn chồn, kêu kéo dài, đuôi ve vẩy, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhày, nhảy lên con khác và chịu cho con khác nhảy lên, giảm ăn uống, giảm tiết sữa. Phát hiện động dục và phối giống nếu nhốt chung dê đực với dê cái thì dê đực dễ dàng phát hiện ra những con dê cái động dục. Vì thế để phát hiện dê cái động dục người ta có thể quan sát theo dõi các dấu hiệu động dục của dê cái hay sử dụng một vài con đực “thí tình” để kiểm tra. Đối với dê có thể dùng phương pháp đeo bao dương vật cho con đực để làm việc này. Buổi sáng thả dê cái và dê đực ra sân chơi, theo dõi đàn dê, nếu thấy con đực đuổi theo con dê cái nào mà con cái đó đứng im cho con đực nhảy thì nhanh chóng bắt nhốt riêng con dê cái đó vào chuồng, kiểm tra nếu thấy âm hộ hơi sưng và ướt thì chọn con đực để cho phối. Thời điểm rụng trứng của dê cái vào cuối thời gian động dục. Theo Devendra và McLeroy (1984)[48], thời điểm rụng trứng của dê 21 – 36 giờ kể từ khi có biểu hiện động dục. Phối giống dê cái tốt nhất vào thời điểm 12 giờ và phối lập lại 2 lần vào thời điểm 24 giờ kể từ khi dê cái bắt đầu động dục. Sự thụ tinh khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Tác giả Lê Anh Dương (2007)[16], cho biết thường sau phối giống 21 ngày, nếu dê cái không động dục lại thì có nghĩa là dê cái đã có thể có chửa. Thực tế, hầu hết các đàn dê có chung đực cái và được chăn thả tự do vì vậy phối giống tự nhiên là phổ biến. Phối tinh nhân tạo sẽ phức tạp hơn, tỷ lệ đậu thai thấp hơn đặc biệt là với tinh đông lạnh. Trong nuôi chung đực cái thì tỷ lệ đực giống so với cái sinh sản là 1/30. Trong giai đoạn động dục, nếu dê cái được phối giống đạt kết quả thì sẽ sảy ra quá trình thụ tinh. Sự thụ tinh diễn ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phần trên ống dẫn trứng, gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tinh trùng vận động trong ống dẫn trứng, hướng về tế bào trứng. Khi gặp tế bào trứng, tinh trùng bao vây quanh trứng, tiết enzim hyaluronidaza để phá vỡ màng phóng xạ. Enzim này không đặc trưng cho loài, nếu ít quá sẽ không đủ để phá vỡ màng, nhưng nhiều quá sẽ phá hủy tế bào trứng. 9 + Giai đoạn 2: Tinh trùng tiết enzim zonalizin phá hủy màng trong suốt, enzim này đặc trưng cho loài vì vậy chỉ có tinh trùng cùng loài mới phát huy được tác dụng. Những tinh trùng khỏe mạnh mới tiếp cận noãn hoàng. + Giai đoạn 3: Đầu tinh trùng tiết ezim muraminidaza, chỉ có một tinh trùng sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hoàng, đầu tinh trùng tự tách khỏi thân để vào gặp trứng. Tại đây diễn ra quá trình đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và nhân của trứng, tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n, hợp tử làm tổ ở sừng tử cung sau đó phát triển thành phôi. Sau giai đoạn thụ tinh, dê cái bước vào giai đoạn mang thai. Thời gian mang thai của dê giao động từ 143 - 165 ngày (Đinh Văn Bình, 1995 [3]; Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý, 2003 [6]). Vì vậy người chăn nuôi phải chuẩn bị đỡ đẻ cho dê trước 140 ngày. Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Đăng Khải, 2001)[25]. Kết thúc giai đoạn mang thai là quá trình đẻ. Đây là quá trình sinh lý phức tạp dẫn đến việc đẩy thai và nhau thai ra khỏi cơ thể mẹ Thông thường nhau thai ra sau khi đẻ 4-6 giờ, tối đa là 12 giờ. Các chất dịch tồn đọng trong tử cung được đẩy hết ra ngoài. Phần lớn chất này theo nhau thai ra ngoài. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một ít dịch lẫn máu, nhạt dần và được đẩy ra hết sau 2 tuần sau khi đẻ. Tử cung co lại trạng thái bình thường. Toàn bộ quá trình sinh sản này được điều phối một cách nhịp nhàng gây cho gia súc động dục theo chu kỳ, giữa nuôi thai khi chửa và sinh con khi đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. Dê là loại gia súc đa thai có khả năng đẻ từ 1 - 4 con/lứa. Sau khi đẻ con dê cần một thời gian nhất định để hồi phục cơ quan sinh dục. Thời gian động dục trở lại sau đẻ phụ thuộc vào quá trình hồi phục của buồng trứng. Do vậy cần chăm sóc nuôi dê tốt để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của dê cái. Để đánh giá khả năng sinh sản của dê, ta dùng các chỉ tiêu đánh giá gồm: + Tuổi đẻ lứa đầu: Tính từ khi dê sinh ra đến ngày đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục tính dục, việc phát hiện động dục, kỹ thuật 10 giống, di truyền, chế độ chăm sóc… Tuổi đẻ lứa đầu ở dê Barbari là 398,6 ngày, dê Jumnapari 581,3 ngày, dê Beetal 556,4 ngày, dê cỏ là 300 ngày (Đặng Xuân Biên, 1979 [1]), 336,4 ngày (Lê Văn Thông, 2005 [44]) + Tuổi động dục lần đầu: Thời điểm dê thành thục chức năng sinh dục và xuất hiện hạm muốn giao phối lần đầu. Theo Đinh Văn Bình (1998)[4] tuổi động dục lần đầu của dê Barbari là 313,1 ngày, dê Jumnapari 406,5 ngày, dê Beetal 372,7 ngày, dê cỏ là 176,81 ngày (Lê Văn Thông, 2005 [44]) + Khoảng cách lứa đẻ: Khoảng thời gian giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp sau. Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian có chửa lại sau đẻ. Theo Nguyễn Thị Mai (2002)[28] dê Bách Thảo có khoảng cách lứa đẻ 180-210 ngày; dê cỏ 270 ngày (Đặng Xuân Biên, 1979 [1]), 275,6 ngày (Chu Đình Khu, 1996 [24]). + Thời gian mang thai: Thời gian tính từ khi dê thụ thai đến khi đẻ, thời gian mang thai dao động từ 146-156 ngày (Đặng Xuân Biên, 1979 [1]); dê Barbari là 148,1 ngày, dê Jumnapari 149,61 ngày và dê Beetal 148,1 ngày (Đinh Văn Bình, 1998 [4]) + Số con sơ sinh/lứa: Số dê con đẻ ra trong một lứa đẻ của dê mẹ. Tác giả Lê Văn Thông (2005)[44] cho biết dê cỏ đẻ 1,61 con/lứa, Mai Hữu Yên (1998)[45] là 1,52 con/lứa, Đinh Văn Bình (1998)[4] dê Barbari là 1,45 con/lứa, dê Jumnapari 1,36 con/lứa, dê Beetal 1,3 con/lứa. + Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ thụ thai; thời gian có chửa lại sau đẻ; số con sơ sinh/cái/năm; số lứa/cái/năm. 1.1.2.2. Đặc điểm về cho sữa Nguyễn Kim Lin và cs (2010)[27]; Nguyễn Bá Mùi (2006)[29], cho rằng bầu vú của dê nằm ở dưới bụng giữa hai chân sau và gồm 2 núm vú. Trong bề ngoài bầu vú là một khối song song bao gồm hai tuyến sữa, giữa hai tuyến sữa có một vách ngăn. Vì thế tuyến sữa bên bầu vú này cạn hết thì bên bầu vú kia vẫn còn nguyên. Các tuyến tiết sữa của vú bố trí theo tuyến chùm, phân chia thành nhiều thùy, mỗi thùy lại chia thành nhiều túi. Các tuyến này tập trung vào những ống dẫn sữa, các ống này chảy dồn cái nọ vào cái kia và cuối cùng đổ vào bể sữa. Trong vú còn có các mạch máu, dây thần kinh và bạch huyết. Tỷ lệ hệ số trung bình để tạo ra 1 lít sữa cần một lượng máu đi qua tĩnh mạch vú là khoảng trên 500 lít máu. 11 1.1.3. Cơ sở khoa học về lai tạo 1.1.3.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lượng được gọi là tính trạng đo lường. Tuy nhiên, có một số tính trạng mà giá trị của nó thu được băng cách đếm: Số con đẻ ra trong một lứa, số trứng đẻ ra trong một chu kỳ… vẫn được coi là tính trạng số lượng. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số lượng, hầu như các thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật là sự thay đổi của tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau: Tính trạng số lượng biến thiên liên tục; Phân bố tần suất giá trị của tính trạng số lượng là phân bố chuẩn; Là tính trạng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen có một tác động nhỏ; Chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh. 1.1.3.2. Sự di truyền tính trạng số lượng Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với tính trạng chất lượng nên phương pháp nghiên cứu của di truyền học số lượng khác với phương pháp nghiên cứu của di truyền học Mendel (Trần Đình Miên và cs, 1994) [30]. Ở các đời lai, tính trạng số lượng không phân ly theo một tỷ lệ nhất định, kết quả đó hầu như đối lập với quy luật di truyền Mendel. Do vậy nhiều nhà nghiên cứu di truyền trước đây cho rằng sự di truyền tính trạng số lượng không tuân theo quy luật di truyền Mendel. Đến năm 1908, các công trình nghiên cứu của Nilsson - Ehle mới xác định được tính trạng số lượng biến thiên liên tục và di truyền theo đúng quy luật của tính trạng chất lượng có biến dị gián đoạn. tức là các định luật cơ bản về di truyền của Meldel (Trần Đình Miên và cs, 1994) [30]. Bộ phận di truyền liên quan tới các tính trạng số lượng được gọi là di truyền học số lượng hoặc di truyền sinh trắc hay di truyền thống kê. Do đặc trưng của tính trạng số lượng nên phương pháp nghiên cứu di truyền số lượng khác với phương pháp nghiên cứu di truyền chất lượng. Đối tượng nghiên cứu không dừng lại ở mức độ cá thể mà phải mở rộng ở mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể. Sự sai khác giữa các cá thể không thể chỉ là sự phân loại và phải có sự đo lường từng cá thể. Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng