Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh ngành xây dựng trên đ...

Tài liệu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh ngành xây dựng trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang

.PDF
98
198
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HUỲNH CẨM TRANG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HUỲNH CẨM TRANG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Mã số: Quyết định giao đề tài: Quyết định thành lập HĐ: Quyết định bảo vệ: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: Quản trị kinh doanh 60 34 01 02 /QĐ-ĐHNT ngày 1163/QĐ-ĐHNT ngày 29/12/2016 13/01/2017 TS. PHẠM HỒNG MẠNH Chủ tịch hội đồng: PGS - TS. ĐỖ THỊ THANH VINH Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn của bản thân tôi được thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Phạm Hồng Mạnh. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm với Hội đồng khoa học về những nghiên cứu của mình. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, chưa được công bố trong một công trình nghiên cứu nào. Khánh Hòa, tháng 12 năm 2016 TÁC GIẢ Huỳnh Cẩm Trang iii LỜI CẢM ƠN Sau gần hai năm học tập và nghiên cứu nội dung chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Nha Trang, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh của ngành xây dựng trên địa bàn Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô đã dìu dắt, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hồng Mạnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo, những đồng nghiệp, bạn bè nơi tôi từng công tác đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất để giúp tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu một cách tốt nhất. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nơi luôn là mái ấm, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi học tập và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cám ơn ! Khánh Hòa, tháng 12 năm 2016 TÁC GIẢ Huỳnh Cẩm Trang iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv MỤC LỤC....................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................. xi MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........... 6 1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ..................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm kết quả kinh doanh .............................................................................. 6 1.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................... 7 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................... 7 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh................................................... 8 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .............................. 9 1.3. Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp..... 15 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...... 16 1.4.1. Yếu tố bên trong.................................................................................................. 16 1.4.2. Yếu tố bên ngoài ................................................................................................. 18 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................... 19 1.5.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 19 1.5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước................................................................ 22 1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu.................................... 23 1.6.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 23 1.7. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................... 25 Tóm tắt chương 1: ......................................................................................................... 25 v CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26 2.1. Khái quát về TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và đặc điểm kinh doanh trong ngành xây dựng ........................................................................................................................ 26 2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 26 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang................. 26 2.1.3. Đặc điểm của ngành xây dựng và doanh nghiệp kinh doanh xây dựng.............. 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 30 2.2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 30 2.2.2. Mô tả dữ liệu ....................................................................................................... 31 2.2.3. Các phương pháp xử lý số liệu trong mô hình nghiên cứu ................................. 32 Tóm tắt chương 2: ......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 38 3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp dân doanh ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ............................................................................................ 38 3.2. Kết quả kinh doanh của các DNDD ngành xây dựng trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000 - 2014......................................................................... 39 3.2.1. Diễn biến về tổng tài sản, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các DNDD ngành xây dựng trên địa bàn Tp Rạch Giá .............................................................................. 39 3.2.2. Kết quả kinh doanh của DNDD ngành xây dựng tại địa bàn Tp Rạch Giá thông qua một số chỉ số tài chính............................................................................................ 43 3.3. Diễn biến các yếu tố tài chính tác động đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành xây dựng trên địa bàn Tp Rạch Giá.................................................................... 46 3.3.1. Diễn biến kết quả kinh doanh của DNDD thông qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) ................................................................................................ 46 3.3.2. Diễn biến các yếu tố tài chính tác động đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành xây dựng tại địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .......................................... 49 3.4. Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của các DNDD kinh doanh ngành xây dựng trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang........................................ 53 vi 3.4.1. Thống kê mô tả và tương quan biến.................................................................... 53 3.4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị.................................................................................... 55 3.4.3. Kết quả mô hình hồi quy..................................................................................... 56 3.4.4. Kiểm định sự vi phạm của mô hình hồi quy ....................................................... 57 3.4.5. Kiểm định các giả thiết thống kê ........................................................................ 60 3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 60 3.5.1. Thảo luận về kết quả kiểm định mô hình............................................................ 60 3.5.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................... 63 Tóm tắt chương 3: ......................................................................................................... 66 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 67 4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.................................................................................... 67 4.2. Những đề xuất và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu .......................................... 68 4.2.1. Có chính sách để tăng trưởng doanh thu một cách bền vững ............................. 68 4.2.2. Đa dạng hoá nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ................... 69 4.2.3. Quản lý hiệu quả chi phí để nâng cao lợi nhuận ................................................. 70 4.2.4. Các doanh nghiệp dân doanh trong ngành cần liên kết với nhau để tăng qui mô và hiệu quả kinh doanh ................................................................................................. 70 4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................................................. 70 4.3. Hạn chế còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................... 71 4.3.1. Hạn chế còn tồn tại.............................................................................................. 71 4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................ 71 Tóm tắt chương 4: ......................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 73 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính DA: Nợ trên tài sản DN: Doanh nghiệp DC: Trên tổng vốn DEM: Nợ trên vốn cổ phần thường DEMV: Nợ trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu DER: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu EPS: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu HĐQT: Hội đồng quản trị KG: Kiên Giang LDC: Nợ dài hạn trên tổng vốn LDCE: Nợ dài hạn trên tổng vốn cổ phần thường NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NM: Hệ số biên lợi nhuận ròng OM: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên PSSSTĐ: Phương sai sai số thay đổi ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản ROC: Lợi nhuận trên vốn ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động TTS: Tổng tài sản VLXD: Vật liệu xây dựng XD: Xây dựng Tp: Thành phố DNDD: Doanh nghiệp dân doanh OLS: Bình phương bé nhất XDCB: Xây dựng cơ bản viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng DNDD ngành xây dựng trên địa bàn Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .....38 Bảng 3.2: Biến động qui mô và tốc độ tăng tổng tài sản của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn..........................................................................................................39 Bảng 3.3: Biến động qui mô và tốc độ tăng tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn...................................................................................................40 Bảng 3.4: Biến động chi phí và tốc độ tăng các khoản chi phí của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai đoạn 2000 - 2014 ....................................41 Bảng 3.5: Diễn biến qui mô lợi nhuận của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai đoạn 2000 - 2014 .............................................................................43 Bảng 3.6: Sự biến động về tỉ số quản lý nợ của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai đoạn 2000 - 2014 ............................................................44 Bảng 3.7: Sự biến động về lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai đoạn 2000 – 2014....................................45 Bảng 3.8: Sự biến động về tỉ số khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai đoạn 2000 – 2014......................................................46 Bảng 3.9: Mối tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính tác động đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD .............................................................................................53 Bảng 3.10: Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu ..............................................53 Bảng 3.11: Tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy......................................54 Bảng 3.12: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị...............................................................55 Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình lần 1....................................................................56 Bảng 3.14: Kết quả kiểm định tự tương quan lần 1 ......................................................57 Bảng 3.15: Kết quả hồi quy mô hình lần 2....................................................................57 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định lại tự tương quan lần 2 .................................................58 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................59 Bảng 3.18: Các hệ số VIF của hồi quy phụ trong mô hình ...........................................59 Bảng 3.19: Kết quả kiểm định giả thiết thống kê ..........................................................60 ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................24 Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................30 Hình 3.1: Diễn biến tỉ trọng các khoản chi phí trong tổng chi phí của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai đoạn 2000 - 2014..............................42 Hình 3.2: Diễn biến chỉ tiêu ROA của các DNDD dân doanh ngành XD trên địa bàn Rạck Giá, Kiên Giang giai đoạn 2000-2014 .................................................................48 Hình 3.3: Diễn biến một số yếu tố tài chính tác động đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD tại địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh KG....................................................50 Hình 3.4: Diễn biến chỉ tiêu rủi ro của các DNDD ngành XD tỉnh KG .......................51 Hình 3.5: Diễn biến chỉ tiêu quy mô các DNDD ngành XD Tp Rạch Giá ...................52 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu Kiên Giang là một tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Kiên Giang nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như phát triển: kinh tế nông - lâm nghiệp; kinh tế biển,... Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Kiên Giang vẫn là một tỉnh nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNDD ngành XD được Tp Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, với đặc điểm các DNDD trong ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá hiện nay đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu nguồn lực, thiếu kỹ năng quản lý, thông tin, và khả năng tiếp cận đến tín dụng…. Tất cả những vấn đề này đang làm cản trở sự phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này, ảnh hưởng tới sự phát triển cho sự phát triển của Tp Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Chính vì thế, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNDD ngành XD là điều cần thiết đối với Tp Rạch Giá. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn thực hiện mục tiêu chung của luận văn là đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá. Từ đó cần thiết phải khái quát cơ sở lý thuyết về kinh doanh và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng về thực trạng kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá; phân tích đánh giá kết quả kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp XD; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả của các doanh nghiệp XD trên địa bàn Tp Rạch Giá. 3. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng Phương pháp thu thập số liệu: dựa vào nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dân doanh và báo cáo tài chính của Phòng tài chính UBND Tp Rạch Giá giai đoạn 2000 – 2014. xi Phương pháp phân tích: dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được và các giả thiết của mô hình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi quy OLS bằng phần mềm Eviews 6.0, kiểm định các giả thuyết của mô hình. 4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được Đề tài đã khái quát cơ sở lý thuyết về kinh doanh và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Đánh giá được thực trạng về thực trạng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp Rạch Gıá. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá bao gồm 6 nhân tố: LEV, SIZE, RISK, GROWTH, TANG, TAX. Phân tích đánh giá kết quả kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá: trong 6 nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của các DNDD ngành XD KG, các biến cơ cấu vốn (LEV), quy mô công ty (SIZE), rủi ro (RISK) và biến phụ thuộc ROA là chuỗi thời gian không dừng ở mức Level mà dừng ở mức sai phân bậc 1, các biến độc lập khác như: cơ hôi tăng trưởng (GROWTH), tỷ lệ tài sản hữu hình (TANG), và thuế (TAX) là các chuỗi thời gian dừng ở mức ban đầu. Có 3 biến độc lập LEV, TAX và RISK là có tác động đến kết quả kinh doanh của DN (ROA). Hệ số p_value của hệ số hồi quy của các đều nhỏ hơn 10%. 5. Kết luận và kiến nghị Trên cơ sở kết quả mô hình hồi quy, tác giả kiến nghị đề xuất xác giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá bao gồm tăng trưởng doanh thu bền vững, đa dạng hóa nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu quả chi phí để nâng cao lợi nhuận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do hạn chế về mặt tiếp cận số liệu, số liệu nghiên cứu chỉ được lấy từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2014 nên quy mỗ mẫu chỉ đạt 60 quan sát. Quy mô mẫu không cao dẫn đến kết quả hồi quy có nhiều khác biệt so với nghiên cứu gốc. Tác giả có thể mở rộng quy mô mẫu lớn hơn. 6. Từ khóa: Kết quả kinh doanh, doanh nghiệp dân doanh, xây dựng. xii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiên Giang là một tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên 6,348.5 km2, bằng 1.9% diện tích cả nước và 15.78% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chiều dài lớn nhất theo hướng Đông Nam - Tây Bắc khoảng 120 km; chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông - Đông Tây khoảng 60 km, thuận lợi cho việc mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Đồng thời, Kiên Giang còn kết nối với các nước Đông Nam Á bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, đặc biệt có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia với chiều dài 56 km. Là tỉnh có địa hình đa dạng, bờ biển dài trên 200 km với nhiều sông núi, có trên 140 đảo lớn nhỏ nằm rãi rác và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý như trên đã tạo cho Kiên Giang nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như phát triển: kinh tế nông - lâm nghiệp; kinh tế biển; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông - thủy sản và du lịch, dịch vụ,... Thành phố Rạch Giá là một đơn vị trực thuộc của tỉnh Kiên Giang, trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, môi trường đầu tư của Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, bình đẳng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp dân doanh. Điều này đã tạo điều kiện cho Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thu hút các nhà đầu tư, và huy động khá tốt các nguồn lực của các thành phần kinh tế, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Tp Rạch Giá xét về quy mô của kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật công nghệ còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Để đạt được các mục tiêu phát triển của địa phương cần huy động một nguồn lớn của xã hội, trong đó việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ khối DNDD nói chung và DNDD ngành XD nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, với đặc điểm các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá hiện nay đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu nguồn lực, thiếu kỹ năng quản lý, 1 thông tin, và khả năng tiếp cận đến tín dụng…. Tất cả những vấn đề này đang làm cản trở sự phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này, ảnh hưởng tới sự phát triển cho sự phát triển của Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Xuất phát từ những vấn đề bức thiết đó mà tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh ngành xây dựng trên địa bàn Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua nghiên cứu nhằm phát hiện những rào cản để cải thiện hiệu quả kinh doanh cho khu vực doanh nghiệp này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài luận văn là đánh giá kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn tỉnh Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng về thực trạng kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 3. Câu hỏi nghiên cứu Qua phân tích thực trạng kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang? Đâu là những những giải pháp để nâng cao kết quả kinh doanh đối với các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới là gì? 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả kinh doanh và các vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh của DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi lý thuyết: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi ngành nghề kinh doanh: Đề tài chỉ khảo sát DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu điều tra một số DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Các số liệu thứ cấp được thu thập tại các DNDD ngành XD giai đoạn 2000 – 2014, số liệu sơ cấp được thu thập trong các doanh nghiệp dân doanh giai đoạn từ tháng 12/2015 – 7/2016. 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: dựa trên các kết quả nghiên cứu có liên quan để xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn doanh nghiệp; phương pháp thống kê mô tả phân tích đặc trưng mẫu khảo sát. Phương pháp phân tích kinh tế lượng: sử dụng phương pháp hồi quy OLS phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh của các DN nói chung và DNDD nói riêng. Đồng thời tổng hợp các lý thuyết về hoạt động kinh doanh, yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh. Thứ hai, xây dựng phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tập trung chủ yếu là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thứ nhất, để thực hiện luận văn tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, đồng thời thu thập và tổng hợp một khối lượng lớn các tài liệu liên quan đến phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là những tài liệu không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài mà còn là những tài liệu hữu ích phục vụ cho công tác thực tiễn tại địa phương. Thứ hai, luận văn đã khái quát khá toàn diện về thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá để có bức tranh khá toàn diện về khu vực DN này. Thứ ba, luận văn đã đi sâu phân tích yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cơ bản, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới kết quả kinh doanh trên địa bàn. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh để làm cơ sở cho các DN ngành XD, các cơ quan quản lý trong việc nhận diện và xác định những vấn đề cần ưu tiên trong chính sách phát triển DN ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá hiện nay. Cuối cùng, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp, các bộ phận chức năng của Tp Rạch Giá, Sở xây dựng tỉnh Kiên Giang trong việc đề xuất các chính sách góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu luận văn bao gồm 4 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này tác giả giới thiệu những cơ sở lý thuyết liên quan đến kết quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của DN, mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng được xây dựng. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Nội dung chương 2, tác giả trình bày các bước nghiên cứu để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, như: qui trình nghiên cứu, phương pháp điều tra, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu. 4 Chương 3: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan về các DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, phân tích hồi quy tìm mô hình ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy. Chương 4: Kết luận và đề xuất Chương này trình bày kết luận nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh Kinh doanh theo nghĩa rộng được hiểu là thuật ngữ chung chỉ tất cả các hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng được nhu cầu xã hội. Theo luật định, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa là hoạt động kiếm lời, hoạt động sinh lời của các doanh nhân. Đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, trang trại, các loại hình công ty,… Do đó, người làm kinh doanh đòi hỏi phải biết cân nhắc lựa chọn phương án tối ưu sao cho chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất, hoạt động thương mại và các hoạt động cung cấp dịch vụ. 1.1.2. Khái niệm kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp quá trình từ khi mua hàng đến khi hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận hoặc thu mua nguyên liệu đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của DN là tổng kết quả các khâu mua hàng, gia công chế biến, đóng gói và tiêu thụ. Do đó, kết quả kinh doanh chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, kết cấu mặt hàng tiêu thụ. Ngoài ra doanh nghiệp còn các hoạt động khác như các hoạt động tài chính và nhiều hoạt động khác nữa. Bởi vậy kết quả kinh doanh là sự thể hiện tổng hợp mọi hoạt động của doanh nghiệp và thường được xác định theo từng kết quả nhất định. Kết quả kinh doanh có thể là kết quả ban đầu hoặc kết quả cuối cùng nên khi đánh giá phải xem xét qua từng thời kỳ kinh doanh. Kết quả kinh doanh trong từng giai đoạn được thể hiện qua phần lãi, lỗ ở phần báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở kết quả về số lượng và kết quả về chất lượng. 6 Kết quả về số lượng thể hiện số hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Số lượng tiêu thụ lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả và ngược lại nếu số lượng tiêu thụ giảm sút chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Kết quả về mặt chất lượng: Thứ nhất, doanh thu bán là tổng giá trị các mặt hàng hóa được tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh theo doanh số thực tế tiêu thụ được, là sơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của DN. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng gồm khối lượng hàng hóa tiêu thụ, giá bán hàng hóa và chất lượng hàng hóa. Thứ hai, khối lượng hàng hóa tiêu thụ là chỉ tiêu phản ảnh kết quả tiêu thụ của DN. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ lờn chứng tỏ hoạt động tiêu thụ tốt và ngược lại. Một trong những chỉ tiêu kinh tế xem xét về khía cạnh chất lượng của kết quả kinh doanh chính là hiệu quả kinh doanh của DN. 1.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của DN là rất cần thiết trong quản lý vì nó là một kết quả đã được thực hiện bởi một cá nhân hay một nhóm các cá nhân trong một tổ chức liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc đạt được mục tiêu một cách hợp pháp, không trái pháp luật, phù hợp với tinh thần và đạo đức. Hiệu quả kinh doanh DN đo lường khả năng của một tổ chức trong việc quản lý các nguồn tài nguyên bằng nhiều cách khác nhau để phát triển lợi thế cạnh tranh (Iswatia, & Anshoria, 2007). Có hai loại hiệu quả, hiệu quả tài chính và hiệu suất phi tài chính. Hoạt động tài chính nhấn mạnh vào các biến liên quan trực tiếp đến báo cáo tài chính. Hiệu suất của doanh nghiệp được đánh giá bằng thước đo. Thước đo đầu tiên là năng suất của DN, hoặc đầu vào chế biến thành kết quả đầu ra có hiệu quả. Thứ hai là thước đo lợi nhuận, hoặc mức độ mà thu nhập của doanh nghiệp là lớn hơn chi phí của nó. Thước đo thứ ba là vị trí trên thị trường, hay mức độ mà giá trị thị trường của doanh nghiệp vượt quá giá trị sổ sách. 7 Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm khó định nghĩa và đo lường. Nó đã được định nghĩa là kết quả của hoạt động, và các biện pháp thích hợp được lựa chọn để đánh giá hoạt động của DN được xem là phụ thuộc vào loại tổ chức được đánh giá và các mục tiêu cần đạt được thông qua đánh giá đó. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý chiến lược đã được cung cấp một loạt các mô hình để phân tích hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, ít có sự đồng thuận nổi lên trên những gì tạo nên một tập hợp lệ của tiêu chuẩn hiệu suất. Ví dụ, các nhà nghiên cứu cho rằng các nghiên cứu về hoạt động tài chính phải bao gồm nhiều phân tích tiêu chuẩn. Nhìn đa chiều của hiệu suất có nghĩa là mô hình khác nhau hoặc mô hình của mối quan hệ giữa hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tài chính của nó sẽ xuất hiện để chứng minh các bộ khác nhau của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và độc lập trong các mô hình ước tính. Các tài liệu thường phân biệt giữa hai loại hiệu quả, hiệu quả tài chính và hiệu quả sáng tạo. Hiệu quả tài chính và kinh tế thường được thể hiện bằng tăng trưởng doanh số bán hàng, doanh thu, việc làm, hoặc giá cổ phiếu (Havnes và Senneseth 2001), trong khi hiệu quả sáng tạo thường được thể hiện dưới dạng chi phí, bằng sáng chế, tỷ lệ doanh thu sáng tạo, hoặc tự báo cáo (kết quả) đổi mới. Mặc dù cả hai loại hiệu suất thường liên quan đến nhau, các tài liệu thường sử dụng cả hai loại hoạt động như khái niệm riêng biệt hoặc chỉ tập trung vào một trong hai (Knoben và Oerlemans, 2006). 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng như ở từng bộ phận cấu thành của DN. Hiệu quả kinh doanh không những cho biết trình độ sản xuất mà còn giúp tìm ra các biện pháp tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án sản xuất 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng