Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất phù hợp t...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất phù hợp tại huyện yên minh, tỉnh hà giang

.PDF
99
730
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC HÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHÙ HỢP TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC HÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHÙ HỢP TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG Ngành : Quản lý đất đai Mã số ngành : 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Đức Hà ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài Nguyên và Khoa Môi trường, các Thầy Cô thuộc phòng Đào tạo - Đào tạo sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn ĐU- HĐND - UBND huyện Yên Minh; Phòng Tài nguyên Môi Trường huyện Yên Minh; UBND các xã: Du Già; Mậu Duệ; thị trấn Yên Minh; Na Khê; Sủng Cháng; Đường Thượng huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và các hộ gia đình ở 6 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 08 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Đức Hà iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................................... 4 1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến đất nông nghiệp................................................ 4 1.1.1.1. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ....................... 4 1.1.1.2. Khái niệm về Đất và Đất nông nghiệp ........................................................ 4 1.1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp ........................................................................... 6 1.1.1.4. Đặc trưng của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ...................................... 6 1.1.1.5. Vai trò của đất nông nghiệp ........................................................................ 8 1.1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong nông nghiệp............ 9 1.1.1.7. Nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp .................................. 12 1.1.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững .................................................................. 13 1.1.3. Xu hướng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ................................................................................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới .......................................... 19 1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam .......................................... 21 1.2.3. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trên Thế Giới và Việt Nam ...... 23 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 26 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................................ 26 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 26 iv 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Minh .............. 26 2.3.2. Điều tra hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện.................................................................................................................. 26 2.3.3. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .............................................................................................................. 26 2.3.4. Đề xuất hướng sử dụng đất và giải pháp phát triển phù hợp cho nông nghiệp tại huyện Yên Minh .................................................................................................. 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 27 2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 27 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 27 2.4.3. Phương pháp phân tích, đánh giá thông tin.................................................... 28 2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 30 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang .............. 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 30 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 34 3.2. Thực trạng sử dụng đất tại huyện Yên Minh .................................................... 44 3.2.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai huyện Yên Minh ............................... 44 3.2.2. Đánh giá chung việc sử dụng đất trên địa bàn huyện .................................... 53 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Minh ..... 55 3.3.1. C ác loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện .......................... 55 3.3.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp: ..................... 57 3.4. Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Minh trong thời gian tới .................................................................. 74 3.4.1. Khái quát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới:................... 74 3.4.2. Quan điểm sử dụng đất huyện Yên Minh cho giai đoạn 20 năm tới hoặc xa hơn ....................................................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 82 1. Kết luận ................................................................................................................ 82 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2014 .....................................34 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Yên Minh ....................................................................................................35 Bảng 3.3: Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Minh giai đoạn 2012 - 2014 .................................................................................38 Bảng 3.4: Dân số trung bình huyện Yên Minh năm 2010 - 2014 phân theo giới tính, thành thị và nông thôn ................................................................................42 Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Minh năm 2014 ..........................48 Bảng 3.6: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................................49 Bảng 3.7: Phân vùng kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính .................................53 Bảng 3.8: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Minh .................55 Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất của các cây trồng chính (tiểu vùng 1) ......58 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính (tiểu vùng 2) .........................60 Bảng 3.11: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp..........60 Bảng 3.12: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (tiểu vùng 1) ...............................................................................................61 Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (tiểu vùng 2) ...............................................................................................63 Bảng 3.14: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội ............................................65 Bảng 3.15: Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ..........66 Bảng 3.16: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất.................70 Bảng 3.17: So sánh mức sử dụng phân bón của các nông hộ với quy trình .............72 Bảng 3.18. Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng.....................73 Bảng 3.19: Dự báo tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Yên Minh ........................74 Bảng 3.20: Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Minh đến năm 2020 ....................................................................................................80 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hà Giang nói riêng, có những đặc điểm chung là sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả năng liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm. Thêm vào đó quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên khoáng sản và sự gia tăng dân số đã gây áp lực mạnh mẽ đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp một cách đúng đắn bền vững và có hiệu quả là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay. Yên Minh là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hà Giang, tổng số đơn vị hành chính của huyện bao gồm 17 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 78.365,17 ha. Phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa; Phía Nam giáp tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê; Phía Tây giáp huyện Quản Bạ và Vị Xuyên; Phía Đông giáp huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 4C chạy qua là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Hà Giang. Trung tâm huỵên cách thành phố Hà Giang 100 km về phía Đông Bắc, Yên Minh vừa là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hà Giang vừa là một điểm trên trục trung chuyển lớn giữa vùng cao nguyên Đồng Văn - Quản Bạ với Trung Quốc và thành phố Hà Giang. Vị trí đó vừa là lợi thế, vừa là một thách thức đối với huyện Yên Minh trong xu hướng hoà nhập nền kinh tế của huyện nói riêng và cả tỉnh Hà Giang nói chung với nền kinh tế của cả nước. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển biến mạnh với sự tăng trưởng nhanh chóng của hai khu vực kinh tế đó là khu vực kinh tế công 2 nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp cũng có bước tăng trưởng nhưng chậm hơn dẫn đến cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua cùng với những dự báo về gia tăng dân số, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn và mức độ phát triển hạ tầng cơ sở, khai thác khoáng sản… đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra áp lực rất lớn đến việc sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng thời gian tới. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và giữ gìn được bản sắc của địa phương là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất phù hợp tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang". 2. Mục tiêu của đề tài * Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Từ đó, đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. * Mục tiêu cụ thể - Đánh giá những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện. - Xác định được yêu cầu và hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để đưa được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích hợp vào sản xuất tại huyện Yên Minh. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Các khuyến cáo về loại hình sử dụng đất phù hợp, cung cấp cho nông dân lựa chọn hợp lý để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao và bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đất đai. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến đất nông nghiệp 1.1.1.1. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường [7] * Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất - Yếu tố điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. - Yếu tố về kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sử dụng đất. 1.1.1.2. Khái niệm về Đất và Đất nông nghiệp Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep (năm 1886), cho rằng “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh. Do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Ngoài ra, còn có một số học giả khác cũng có những khái niệm về đất như sau: Học giả người Anh V.R William đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng [7] Học giả E.Mitscherlich (1923), cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ, cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực vật”. Các Mác cho rằng “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”.[7] 5 Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối ), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại”[7]. Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người. Như Luật đất đai (2003) đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng. Còn theo Luật đất đai (2013), “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ".[15] Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở 6 tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với gần 80% dân số làm trong ngành nông nghiệp cho nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp Theo luật đất đai 2013 [15], nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: - Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - ngô, ngô - đậu tương,… Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm. Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu như ngô, đậu tương… - Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất. Đất rừng phòng hộ là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ. Đất rừng đặc dụng là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. - Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá… - Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối. 1.1.1.4. Đặc trưng của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên thiên có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất vật chất. Có những đặc điểm chủ yếu sau: 7 * Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được Đất đai là tư liệu sản xuất vì nó vừa là tư liệu lao động khi đất đai sản xuất ra sản phẩm, vừa là đối tượng lao động khi đất đai chịu tác động của công cụ lao động. Con người sử dụng hệ thống công cụ tác động vào đất để làm ra sản phẩm. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, không có các công trình xây dựng, không có các nhà máy công nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, với các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng chúng bị hao mòn, nhưng đối với đất nếu biết sử dụng hợp lý thì đất có thể ngày càng tốt hơn. * Đất đai có vị trí cố định Đất gắn liền với các vị trí địa lý, địa hình, cho nên mỗi vùng đều có một diện tích đất cố định. Đất gắn chặt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết của vùng đó. Tùy vào điều kiện từng vùng mà có phương thức sản xuất phù hợp. Tính cố định của đất đai gắn liền với điều kiện kinh tế của vùng. Trong Nông nghiệp điều đó là điều kiện để quyết định nên sản xuất sản phẩm nào thì thu được lợi nhuận cao. * Diện tích đất có hạn Đất có giới hạn sẵn của diện tích bề mặt quả cầu, diện tích đất đai gắn với diện tích của vỏ Trái đất. Xét trên góc độ kinh tế đường cung của diện tích đất đai tuân theo quy luật cung - cầu trong thị trường. * Đất xuất hiện tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người Bởi lẽ, đất là một trong những yếu tố tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. Khi con người xuất hiện thì đất đã có rồi. Đất đai thực chất là của cải của tự nhiên, không do lao động sáng tạo ra. * Đất thuộc sở hữu chung của toàn xã hội không riêng một ai Theo Luật Đất đai, thì đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài dưới hình thức giao đất. Nhà nước có thể thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất. 8 * Đất là hàng hóa đặc biệt Đất đai là hàng hóa nhưng khác với các loại hàng hóa thông thường khác. Các loại hàng hóa bình thường khác thì thống nhất giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Còn đất đai không thống nhất hai quyền trên. Đối với đất đai, quyền sở hữu là của toàn dân mà Nhà nước là người đại diện. 1.1.1.5. Vai trò của đất nông nghiệp Đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và các sinh vật trên trái đất. Đất tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông... Đất và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội ở mỗi vùng của đất nước. Đất tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội nhưng là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với mỗi ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trò khác nhau. Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Con người lợi dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lí học, hóa học, sinh vật và các tính chất khác để tác động lên cây trồng. Đất nông nghiệp là một loại đất chủ yếu trong vốn đất đai của Nhà nước. Tầm quan trọng đặc biệt của nó được xác định bởi phần lớn loại đất này đóng vai trò là tư liệu sản xuất chính tạo ra sản phẩm nông nghiệp mà chủ yếu là lương thực, thực phẩm - yếu tố cơ bản để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. 9 Đất nông nghiệp là loại đất phù hợp cho trồng cây lương thực, cây hoa màu và chỉ trồng trên đất nông nghiệp thì mới đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của các loại cây lương thực, hoa màu này. Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu do quỹ đất nông nghiệp và tính chất đất đó là yếu tố cơ sở, nền tảng và làm tiền đề cho sự phát triển này. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp có nhiệm vụ bảo đảm lương thực, thực phẩm cho toàn dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mở rộng thị trường, ổn định xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đảm bảo được các vấn đề nêu trên thì đất nông nghiệp phải đảm bảo trú trọng hàng đầu. Bởi vì quỹ đất đai tự nhiên là không thay đổi song do nhu cầu phát triển của xã hội đã làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, do đó cần phải có các chính sách đảm bảo quỹ đất nông nghiệp luôn luôn đủ để đáp ứng cho quá trình sản xuất nông nghiệp đảm bảo lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội và kích thích các ngành nghề khác cùng phát triển. 1.1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong nông nghiệp * Cơ cấu dân số Tỷ lệ dân số nông nghiệp và phi nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lí đất đai bởi vì tỷ lệ đó phản ánh mức độ, nhu cầu sử dụng đất đai cho hoạt động sản xuất và đời sống của dân cư. Một đặc trưng khác nữa trong cơ cấu dân số là tỷ lệ dân số biến động cơ học. Việc tỷ lệ dân số biến động cơ học tăng cao thì nhu cầu tất yếu phải thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các công trình đô thị, dân cư nông nghiệp một bộ phận chuyển đổi nghề nghiệp tại chỗ thành dân cư phi nông nghiệp, một bộ phận phải di chuyển tới các đô thị khác hoặc các vùng nông nghiệp khác còn có khả năng diện tích đất để sinh sống. 10 * Cơ cấu các ngành kinh tế Phản ánh mức độ nhu cầu sử dụng đất đai làm cơ sở nền tảng, đối tượng lao động, tư liệu lao động trong quá trình bố trí hoạt động kinh doanh sản xuất. Cụ thể là cơ cấu các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - du lịch thương mại, giao thông vận tải. * Tác động của quá trình đô thị hóa Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên quá trình đô thị hóa dẫn tới đất nông nghiệp bị thu hẹp khá lớn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở đô thị của dân cư, của các đơn vị cơ quan Nhà nước và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Do vậy gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lí đất đai bởi các lí do chủ yếu là: Do tác động của quá trình đô thị hóa, dân cư biến động cơ học dẫn đến tăng nhu cầu về đất xây dựng, tình trạng mua bán đất trái phép, mua bán đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở phát sinh rất phức tạp. Hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai của các cá nhân, tổ chức... kèm theo đó là tình trạng vi phạm về công tác quản lí trật tự xây dựng đô thị. Quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải sử dụng diện tích đất ngày càng nhiều để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và các công trình phục vụ đời sống văn hóa, phát triển sản xuất trong khi quỹ đất lại có hạn. Do tốc độ của đô thị hóa nhanh nên có ảnh hưởng rất lớn tới việc thiết lập các hồ sơ tài liệu địa chính bao gồm: - Thống kê tổng hợp diện tích các loại đất theo loại đất và theo thành phần quản lí sử dụng. - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các loại tỷ lệ. - Hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính, thiết lập sổ mục kê, sổ đăng kí thống kê đất đai tới từng chủ sử dụng. Quá trình lập quy hoạch kiến trúc chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa. 11 * Chính sách đất đai Chính sách ruộng đất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính sách đất đai tác động đến một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp là đất đai. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp. Ruộng đất là nguồn lực chủ yếu và cơ bản của hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt, là cơ sở tự nhiên để tạo ra các sản phẩm. Người nông dân coi ruộng đất là tài sản quý giá và thiêng liêng. Tuy nhiên, họ chỉ quý trọng ruộng đất khi nó là của chính họ. Do vậy, họ chỉ đầu tư vào cải tạo ruộng đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất khi mà họ làm chủ nó. Bởi vậy,chính sách ruộng đất hợp lý là rất cần thiết, nó làm cho việc sử dụng đất đai hợp lý hơn đồng thời cũng làm tăng hiệu quả của các chính sách phát triển nông nghiệp khác do: Chính sách hợp lý tạo điều kiện cho việc sử dụng ruộng đất hợp lý có hiệu quả; thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; có tác dụng trong quá trình chuyển nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, chính sách ruộng đất hợp lý cũng làm giảm bớt vấn đề tranh chấp ruộng đất. * Vốn đầu tư Vốn đầu tư cho nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy vai trò của vốn đầu tư là rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp cũng như đối với hiệu quả sử dụng đất. * Khoa học - công nghệ Là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật con người hạn chế được ảnh hưởng của tự nhiên tạo ra sự chủ động trong hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hình thành vùng chuyên canh: lúa, ngô, rau,… Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp như: Điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, sinh học hóa. 12 Nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên 1 đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ được nâng cao. 1.1.1.7. Nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. Theo quy định tại luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: 1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; 2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý: Có nghĩa là đất đai cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi giữa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đất. Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao: Để tính được hiệu quả kinh tế về sử dụng đất đai cần phải tính năng suất đất đai và giá cả của đất đai. Để nâng cao năng suất đất đai cần phải áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Đất đai cần được quản lý và sử dụng bền vững: Sự bền vững trong sử dụng đất đai có nghĩa là cả về số lượng và chất lượng đất đai phải được bảo tồn không những đáp ứng được mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì thế cần đảm bảo hài hoà phương thức sử dụng đất đai vì lợi ích trước mắt kết hợp với lợi ích lâu dài. 13 1.1.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững 1.1.2.1. Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật được xác định [8] Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình sử dụng đất chính ( Major type of land use) hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type-LUT). * Loại hình sử dụng đất chính: Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất các cây trồng hàng năm, cây lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi… Tuy nhiên trong đánh giá đất (LE- Land Evaluation), nếu chỉ xem xét việc sử dụng đất qua các loại hình sử dụng đất chính thì chưa đủ, sẽ có những câu hỏi như sau được đưa ra trong quá trình đánh giá đất: - Những loại cây trồng hay những giống loài cây gì sẽ được trồng? điều này rất quan trọng vì mỗi loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai khác nhau. - Các loại phân bón được dùng đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loài cây trồng chưa? Đôi khi sử dụng phân bón không hợp lý còn giảm độ phì của đất. Để trả lời được những vấn đề nêu trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơn trong việc sử dụng đất, vì vậy một khái niệm “ Loại hình sử dụng đất” (LUT) được đề cập trong LE. * Loại hình sử dụng đất (Land Use type - LUT): Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật … và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn, thâm canh, lao động vấn đề sở hữu đất đai. Không phải các thuộc tính trên đều được đề cập đến như nhau trong một dự án LE mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử dụng đất của dịa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêu của mỗi dự án LE khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng