Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả ở huyệ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả ở huyện phú bình tỉnh thái nguyên

.PDF
86
1
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÁI DƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO PHƯƠNG THỨC BÁN CHĂN THẢ Ở HUYỆN PHÚ BÌNH- TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thái Dương ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến TS. Dương Hoài An - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy Cô phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Hộ nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thái Dương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận văn...................................................................3 4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận .........................................................................................3 4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ......................................................................................3 4.3. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ..........................................................................4 1.1.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế .......................................................4 1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế .................................................................................5 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả .....................................................................................................................10 1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả chăn nuôi gà thịt. ................................15 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................17 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả của một số địa phương .................................................................17 iv CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........23 2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình ................................23 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................23 2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Bình ..............................................26 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................28 2.1.4. Đặc điểm văn hoá- xã hội................................................................................33 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................36 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................36 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ................................................36 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................37 2.3.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................43 3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi gà thịt tại Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ............43 3.2. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại Phú Bình – Thái Nguyên ..................................................................................................44 3.2.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả ...............................................................................................................45 3.2.2. Chi phí chăn nuôi gà thịt .................................................................................45 3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt .................................................48 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi gà thịt ..........................................48 3.4. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật....................52 3.4.1. Hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt .......................................................52 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt .............53 3.5. Thị trường đầu vào, đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại huyện Phú Bình ...............................................................................54 3.5.1. Thị trường các yếu tố đầu vào .........................................................................54 3.5.2. Thị trường các yếu tố đầu ra ...........................................................................55 3.6. Phân tích thuận lợi và khó khăn từ chăn nuôi gà thịt tại Phú Bình – Thái Nguyên ..............................................................................................................58 3.6.1. Đánh giá thuận lợi các yếu tố đầu vào ............................................................58 v 3.6.2. Đánh giá khung chính sách để phát triển chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả ...............................................................................................................59 3.6.3. Phân tích SWOT về HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại huyện Phú Bình ....................................................................................................59 3.7. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả từ chăn nuôi gà thịt tại Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 ...............................................................................61 3.7.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật ............................................................................61 3.7.2. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ ............................................................62 3.7.3. Nhóm giải pháp về chính sách ........................................................................62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................64 1. Kết luận .................................................................................................................64 2. Kiến nghị ...............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 HQKT Hiệu quả kinh tế 2 CNGT Chăn nuôi gà thịt 3 HTX Hợp tác xã 4 TSCĐ Tài sản cố định 5 NLN-TS 6 CTV Cộng tác viên 7 ĐVT Đơn vị tính 8 MI Thu nhập hỗn hợp 9 VA Giá trị gia tăng 10 NB Lợi nhuận kinh tế dòng 11 TBC Trung bình cộng 12 IC Chi phí trung gian 13 TC Tổng chi phí 14 GO Tổng giá trị sản phẩm 15 FC Chi phí cố định 16 D Khấu hao tài sản cố định 17 O Chi phí khác 18 Ch Chi phí tự có 19 H Hiệu quả 20 C Chi phí bỏ ra 21 Q Kết quả thu được 22 T Thuế Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Bình năm 2020 ................. 26 Bảng 2.2 Tăng trưởng và giá trị sản xuất Nông Lâm nghiệp – Thủy sản giai đoạn 2015 - 2020 ...................................................................................... 28 Bảng 2.3. Sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2015 – 2020........................... 31 Bảng 2.4 Sản xuất đàn vật nuôi giai đoạn 2015 - 2020 ................................. 32 Bảng 3.1. Sản xuất đàn vật nuôi giai đoạn 2015 – 2020................................. 43 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phản ảnh vai trò của ngành CNGT đối với phát triển kinh tế nông hộ ................................................................................................ 44 Bảng 3.3: Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật về hoạt động CNGT ............... 45 Bảng 3.4: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo hình thức nuôi bán chăn thả... 47 Bảng 3.5: Kết quả và HQKT của chăn nuôi gà thịt theo phương thức BCT .. 48 Bảng 3.6: So sánh sự khác biệt giữa các nhóm hộ CNGT .............................. 49 Bảng 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT CNGT..................... 50 Bảng 3.8. Các độ đo hiệu quả của các cơ sở CNGT ....................................... 52 Bảng 3.9: So sánh sự khác biệt về các yếu tố kinh tế xã hội giữa các nhóm hộ CNGT .............................................................................................................. 53 Bảng 3.10. Đánh giá về khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào ....................... 58 Bảng 3.11. Đánh giá về khung chính sách để phát triển chăn nuôi gà thịt ..... 59 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Bình ................................................ 24 Hình 3.1. Cơ cấu nguồn cung cấp con giống (%) ........................................... 54 Hình 3.2. Bản đồ chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ...... 56 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Những thông tin chung 1.1. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thái Dương 1.2. Tên đề tài: Đánh giá HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả ở huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An. 1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Nội dung trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài Huyện Phú Bình có cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển dịch chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, có chất lượng, giá trị như chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hoá với số lượng đàn gà và sản lượng thịt liên tục tăng lên từ khoảng 330 ngàn con và gần 1 ngàn tấn thịt năm 2018 lên gần 500 ngàn con và gần 1,7 ngàn tấn thịt năm 2020 (Chi cục thống kê huyện Phú Bình, 2020). Với số lượng đàn liên tục tăng đã giúp cho tỉnh giải quyết số lượng lớn nhân công và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, một số tiềm năng, thế mạnh trong chăn nuôi gà chưa được khai thác một cách có hiệu quả, quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ và phân tán, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất còn hạn chế nên năng suất và chất lượng của sản phẩm chưa cao, nguồn lực ưu tiên tập trung cho phát triển sản xuất chủ yếu còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp có năng lực đầu từ vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nhà đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm có lợi thế… Việc đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm, hiệu quả hoạt động chưa cao, các mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn còn ít và chưa hoạt động hiệu quả cao nên chưa phát huy được lợi thế cũng như gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp của huyện. 2.2. Mục đích nghiên cứu x - Đánh giá HQKT và các yếu tố ảnh hưởng trong chăn nuôi gà thịt theo hình thức bán chăn thả tại huyện Phú Bình trong giai đoạn 2018-2020 - Phân tích và chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại đại phương. - Đề xuất giải pháp nâng cao HQKT chăn nuôi gà theo phương thức bán chăn thả trên địa bàn huyện Phú Bình và định hướng phát triển đến năm 2030. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu được bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp từ 120 đối tượng điều tra. Phân tích số liệu dựa trên phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp màng bao dữ liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế.... 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được: (1) Chăn nuôi gia cầm ở huyện Phú Bình chủ yếu là gà lông màu lấy thịt và sản xuất con giống. Một số xã đang phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng gà đồi (Tân Kim, Tân Khánh…), chăn nuôi gà an toàn sinh học (Bàn Đạt, Tân Hoà..). Trên địa bàn huyện, có một số cơ sở giống gia cầm có quy mô sản xuất lớn và chất lượng đạt chuẩn đã đáp ứng được nhu cầu con giống trong địa bàn trong và ngoài tỉnh. Một số ít hộ dân cũng đang phát triển chăn nuôi gà trứng thương phẩm. (2) HQKT chăn nuôi gà thịt là tương đối cao, cụ thể: bình quân người chăn nuôi thu được 2.060.000 đồng thu nhập hỗn hợp (MI) và 1.448.490 đồng lợi nhuận kinh tế ròng (NB)/100kg gà hơi xuất chuồng; người chăn nuôi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được thu được 0,55 đồng thu nhập hỗn hợp và 0,39 đồng lợi nhuận kinh tế ròng. (3) Có mối tương quan nghịch giữa: chi phí giống, thức ăn, thời gian nuôi và tỷ lệ hao hụt với HQKT CNGT. xi (4) Có tương quan thuận giữa quy mô, trình độ học vấn của chủ cơ sở đối với hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, cụ thể nếu trình độ học vấn của chủ cơ sở tăng lên 1 lớp thì NB tăng 380.000 đ/100kg, và MI tăng 267.000đ/100kg. 2.4. Kết luận Đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại Huyện Phú Bình (1) Có chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, tổ chức nghiên cứu đầu tư xây dựng sơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động chăn nuôi: Cơ sở giết mổ tập trung; Chợ đầumối ; (2) Có chính sách rõ ràng về quyhoạch sử dụng đất, nhất là đất cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng trạng trại. Quan trong việc quy hoạch về phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là ở những vùng xa khu dân cư để đảm bảo an toàn sinh học và môi trường (3) Khuyến khích nghiên cứu thành lập các nhóm hộ, HTX trong chăn nuôi để dễ dàng trong việc chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất và thị trường, ngoài ra dễ dàng tiếp cận tới thị trường vốn. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam được biết đến là đất nước với hơn 65% dân số làm nông nghiệp. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực trong nền kinh tế, chỉ số GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó mức tăng của khu vực nông nghiệp tăng 2,74% đóng góp 23,52% vào GDP của cả nước (Tổng cục thống kê, 2021). Sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm trong nước không chỉ có ngành trồng trọt mà cũng có sự góp mặt của ngành chăn nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng và là ngành tạo ra thu nhập chính cho người dân nông thôn. Chăn nuôi là ngành quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người và cũng là nguồn cung cấp các nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt và là nguồn thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng hàng hoá và tạo ra sự bền vững và sức cạnh tranh cao, góp phần ổn định kinh tế xã hội Huyện Phú Bình với hệ thống giao thông thuận lợi, tiếp giáp với một số tỉnh đồng bằng, tạo điều kiện thuận lợi về lợi thế và điều kiện tự nhiên, giúp kết nối với các nguồn lực đầu tư và tạo sự hiệu quả trong phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển dịch chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, có chất lượng, giá trị như chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hoá với số lượng đàn gà và sản lượng thịt liên tục tăng lên từ khoảng 330 ngàn con và gần 1 ngàn tấn thịt năm 2018 lên gần 500 ngàn con và gần 1,7 ngàn tấn thịt năm 2020 (Chi cục thống kê huyện Phú Bình, năm 2020). Với số lượng đàn liên tục tăng đã giúp cho tỉnh giải quyết số lượng lớn nhân công và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, một số tiềm năng, thế mạnh trong chăn nuôi gà chưa được khai thác một cách có hiệu quả, quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ và phân tán, việc 2 ứng dụng công nghệ trong sản xuất còn hạn chế nên năng suất và chất lượng của sản phẩm chưa cao, nguồn lực ưu tiên tập trung cho phát triển sản xuất chủ yếu còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp có năng lực đầu từ vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nhà đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm có lợi thế… Việc đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm, hiệu quả hoạt động chưa cao, các mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn còn ít và chưa hoạt động hiệu quả cao nên chưa phát huy được lợi thế cũng như gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp của huyện. Từ thực tế trên và nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập và góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả ở huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chăn nuôi gà thịt thoe phương thức bán chăn thả - Đánh giá HQKT chăn nuôi gà theo phương thức bán chăn thả trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2018 – 2020 - Đề xuất giải pháp nâng cao HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả trên địa bàn huyện Phú Bình định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề để đánh giá Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng điều tra là nông hộ và các chủ trang trại có chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú 3 Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2021. Số liệu thứ cấp được tổng hợp giai đoạn: 2018 – 2020. 4. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận văn 4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ cở thực tiễn về HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả do vậy luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp trong nghiên cứu và học tập. 4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Là tài liệu để các cấp, các ngành của huyện Phú Bình tham khảo, đưa ra các chính sách, giải pháp thực hiện nâng cao HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả Góp phần khái quát thực tiễn về HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả trong hoàn cảnh thực tiễn ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị xem xét điều chỉnh nhằm nâng cao HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong cho các lãnh đạo và các phòng ban tại huyện Phú Bình trong công tác định hướng chăn nuôi an toàn, bền vững. 4.3. Đóng góp mới của luận văn Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả Các giải pháp gợi ý nếu được thực thi đồng bộ và hiệu quả sẽ góp phần tích cực trong quá trình nâng cao HQKT chăn nuôi gà thịt theo phương thức bán chăn thả tại huyện Phú Bình định hướng đến năm 2030 mà chưa có nghiên cứu nào được đề cập đến. Chương 1 4 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế HQKT là chỉ tiêu phản ánh kết quả của qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xem xét sự kết hợp các nhân tố đầu vào để tạo ra một mức sản lượng nhất định với chi phí bỏ ra ít nhất. HQKT cũng phản ảnh mức độ khai thác hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lao động, nhiên vật liệu, vốn, trình độ khoa học công nghệ… để đạt được mục tiêu tối đa hoá các lợi nhuận. Có nhiều quan điểm về HQKT như sau: Theo quan điểm của Mác- Lenin thì mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau. Mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh có mối quan hệ mật thiết, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh. Nhược điểm của quan điểm này là chỉ xem xét đến phần tăng thêm của kết quả và chi phí chứ không xem xét đến kết quả và chi phí ban đầu. Như vậy quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất mà không thể đánh giá toàn bộ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Adam Smith là nhà kinh tế học người Anh có quan điểm rằng "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Dự trên quan điểm đồng nhất giữa kết quả sản xuất kinh doanh với hiệu quả sản xuất. Quan điểm này chỉ ra kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào. Hạn chế của quan điểm này chính là khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên do mở rộng các nguồn lực hay do chi phí sản xuất thì không thể phản ánh được. Như vậy nếu cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì quan điểm này cũng có hiệu quả (Nguyễn Ngọc Châu, 2012). 1.1.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 5 Bản chất của HQKT là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh và phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, vốn, lao động, thiết bị máy móc…) để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Cần phân biệt rõ khái niệm hiệu quả sản xuất và kết quả của hoạt động sản xuất. Kết quả là những gì mà doanh nghiệp có thể đạt được sau một chu kỳ sản xuất và nó bao gồm lợi nhuận , doanh thu… và phản ánh mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới là tối đa hoá lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Trong khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh sử dụng cả chỉ tiêu kết quả đầu ra và chi phí nguồn lực đầu vào để đánh giá hiệu quả sản xuất. Trong thực tế thì cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều được xác định bằng đơn vị hiện vật và giá trị, tuy nhiên sẽ gặp phải khó khăn là giá trị đầu vào và đầu ra không có cùng đơn vị đo vì vậy để có thể đo lường giá trị được quy về cùng đơn vị đo lường là tiền tệ (Nguyễn Quốc Nghi, 2011). 1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế 1.1.3.1. Phân loại theo yếu tố cấu thành Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng trong các nguồn lực sản xuất để tạo ra sản phẩm với giá trị cận biên bằng chi phí cận biên. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đầu ra từ nguồn lực đầu vào được áp dụng trình độ công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất HQKT bao gồm cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. 1.1.3.2. Phân loại theo mức độ khái quát Hiệu quả xã hội: là giữa kết quả giữa chi phí phải bỏ ra và kết quả để đạt được. Hiệu quả xã hội: là xem xét kết quả của các hoạt động kinh tế trên khia cạnh phục vụ lợi ích chung cho xã hội như xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho các lao động địa phương, đảm bảo an ninh- xã hội… Hiệu quả môi trường: là kết quả của việc bảo vệ môi trường như xử lý vấn đề 6 khí thải và nước thải, giảm ô nhiễm đất, nước, tăng độ che phủ mặt đất… Trong các loại hiệu quả kể trên thì HQKT là một trong những hiệu quả quan trọng nhất và khi nhắc đến HQKT là bao gồm cả hiệu quả về môi trường và xã hội (Nguyễn Mạnh Hùng, 2013). 1.1.4. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt theo hình thức bán chăn thả 1.1.4.1. Vai trò của ngành chăn nuôi gà thịt theo hình thức bán chăn thả Chăn nuôi gia cầm là nghề có từ rất lâu đời với các hộ gia đình sống tại nông thôn, thực tế đã chứng minh chăn nuôi gia cầm đem lại nguồn thu nhập với chu kỳ sản xuất ngắn ngày, sản lượng thịt, trứng nhiều hơn so với các vật nuôi khác và đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất. Các hình thức chăn nuôi nông hộ, trang trại, bán công nghiệp và thả vườn phù hợp với điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất và phong tục tập quán của từng vùng nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Sản phẩm của chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao như trứng gia cầm có chứa 12,5% protein, thịt gia cầm có 22,5% protein trong khi đó thịt lợn chỉ chứa có 18% protein và thịt bò là 20% protein. Sản phẩm thịt gia cầm dễ chế biến và phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau, tỷ lệ đồng hoá cao. Chăn nuôi gà lấy thịt cũng là một trong những hình thức trong chăn nuôi gia cầm. Hiện nay chăn nuôi gà lấy thịt đã và đang có những bước thay đổi đáng kể trong tư duy và cách làm của những người chăn nuôi. Ngoài mục đích tự cung tự cấp các sản phẩm chăn nuôi cho hộ gia đình, hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi và trang trại cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng và nguồn tài chính vững vàng để có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật , quản lý và nâng cao hiệu quả chăn nuôi (Nguyễn Lê Hiệp, 2016). * Vai trò chăn nuôi gà thịt: - Chăn nuôi gà thịt đóng góp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người dân 7 Là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin cần thiết cho cơ thể, nhiều năng lượng, phù hợp với trẻ nhỏ, người bệnh và người già. Sản phẩm thịt gà dễ chế biến thành những món ăn đa dạng và giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như trong các cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Jollibee, McDonald… - Chăn nuôi gà thịt góp phần làm giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống Theo nghiên cứu của tổ chức FAO, trên thế giới hiện nay có khoảng 3/4 người nghèo, sống ở vùng nông thôn và sinh kế của họ là dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi gà thịt là góp phần quan trọng vào những hoạt động sinh kế này (FAO, 2020). CNGT góp phần quan trọng làm giảm thất nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt cho người nghèo. Theo tổng cục thống kê năm 2020 hiện nay trên cả nước có khoảng 7,86 triệu hộ chăn nuôi gà, chiếm 82% trong tổng số hộ làm nông nghiệp. Chăn nuôi có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong nông nghiệp và góp phần cải thiện kinh tế nông hộ, tạo việc làm và khắc phục tính chất thời vụ trong nông nghiệp, cải thiện mức sống của người dân vùng nông thôn. Theo như báo cáo, tỷ lệ hộ chăn nuôi gà thịt trên cả nước chiếm khoảng 5% trong tổng thu nhập của các hộ dân, chiếm 27% trong tổng thu nhập từ chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc và chiếm 18% ở các tỉnh đồng bằng sông Mê Kông. Đặc biệt đối với các hộ nghèo thì tỷ lệ các hộ có nguồn thu từ chăn nuôi gà thịt lại càng lớn Chăn nuôi góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực Một số quốc gia với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì đa số các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi và trồng trọt góp phần quan trọng trọng việc khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, đặc biệt là lao động thời vụ. 8 Đặc điểm các hoạt động sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ cao, các nguồn lực không được khai thác hiệu quả vì vậy chăn nuôi là một trong những biện phải có thể khai thác và sử dụng thường xuyên các nguồn lực này, đảm bảo việc hạn chế các lao động thời vụ. Các sản phẩm của nông nghiệp thường tạo ra nhiều sản phẩm phụ thu, các sản phẩm này thường không có giá trị kinh tế và khó tiêu thụ. Nhưng những sản phẩm này lại được sử dụng trong chăn nuôi và là nguồn thu nhập đáng kể (Nguyễn Lê Hiệp (2016). - Sản phẩm từ thịt gà có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Sản phẩm từ thịt gà luôn đóng vai trò quan trọng đối với người dân ở nông thôn và thành thị. Thịt gà luôn được coi là món chinh trong mâm tiệp được dùng để tiếp đãi bạn bè, khách quý, thậm chí gà được sử là một phần quan trọng trong sính lễ của hôn nhân. 1.1.4.2. Một số hình thức chăn nuôi gà thịt Có 3 hình thức chăn nuôi gà thịt: hình thức chăn nuôi thả rông, hình thức nuôi nhốt hoàn toàn và sự kết hợp của hai hình thức trên là hình thức nuôi thá chăn thả. Nuôi thả rông: là hình thức truyền thống và tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn. Đặc trưng của hình thức này là chi phí đầu tư ban đầu thấp. Ngoài ra hình thức này có rất nhiều nhược điểm như năng suất sản phẩm nông nghiệp thấp, do không hệ thống chuồng trại đảm bảo, không có chuồng trại kiện cố, không có sự kiểm soát, không đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, dịch bệnh thường xuyên xảy ra … Tuy nhiên, hình thức này có thể phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ nhằm tận dụng thức ăn tự nhiên và cải thiện nhu cầu thực phẩm…Tính theo tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ mỗi hộ khoảng từ 10- 30 con chiếm khoảng từ 40-50% tỷ trọng gia cầm của cả nước (Cục chăn nuôi 2020). Phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả): là phương thức kết hợp giữa kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất