Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải ở công ty cổ phần thức ăn thủy sản vĩ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải ở công ty cổ phần thức ăn thủy sản vĩnh hoàn 1

.DOC
55
347
125

Mô tả:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sông nước với mạng lưới sông ngòi chằn chịt. Vì vậy mà ngành nghề CBTS được quan tâm và phát triển như một điều tất yếu. Tuy nhiên, nước thải từ các ngành nghề này là một mối đe dọa đáng quan tâm đối với môi trường. Chính vì thế cần có những nghiên cứu cụ thể về hệ thống xử lý nước thải để kiểm soát và xử lý tốt nguồn ô nhiễm dễ lây lan này. Một trong những công nghệ xử lý tốt nước thải hiện nay được áp dụng ở Việt Nam là xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính. Đây là công nghệ có thể đạt hiệu quả xử lý cao đối với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như nước thải thủy sản, nước thải chăn nuôi, … Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 là một trong những công ty thành viên của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn hoạt động trên ngành nghề sản xuất bột từ phụ phẩm cá (cá tra, cá basa).Theo quá trình quan sát HTXLNT ở Vĩnh Hoàn 1, nước thải sau khi sản xuất đưa về hệ thống thu gom nước và được xử lý với 3 công đoạn: xử lý sơ cấp, thứ cấp, và khử trùng…. Trong đó, công nghệ chính trong việc xử lý chất hữu cơ là công đoạn xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính mương oxy hóa. Qua kết quả đánh giá cho thấy, nước thải đầu ra của công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 có các tiêu chất lượng nước nhưBOD, COD, TSS, pH, TN … trong 2 năm 2012 và năm 2013 đạt loại A theo QCVN 11 : 2008/BTNMT. i ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 Mục lục TÓM TẮT............................................................................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................v DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................vii MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1 I. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1 II. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................................2 III. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2 IV. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................................3 1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................3 2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................3 Chương 1............................................................................................................................. 4 TỔNG QUAN...................................................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam............................................4 1.1.1 Tình hình ngành thủy sản Việt Nam.....................................................................4 1.1.2 Tác động của ngành công nghiệp thủy sản đối với môi trường:.............................6 1.1.2.1 Chất thải rắn.........................................................................................................................6 1.1.2.2 Khí thải:................................................................................................................................7 1.1.2.3 Nước thải...............................................................................................................................7 1.2 Ngành nghề chế biến phụ phẩm thủy sản...............................................................8 1.2.1 Giới thiệu nguyên liệu sản xuất bột cá.....................................................................8 1.2.2 Vài nét về bột cá.........................................................................................................9 1.3 Vài nét về VH1 và lĩnh vực hoạt động......................................................................10 1.3.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu.................................................................................10 1.3.2 Quy trình chế biến bột cá........................................................................................12 ii ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 1.4 Hệ thống xử lý nước thải ở VH1................................................................................15 1.4.1 Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải........................................................................15 1.4.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải......................................................................15 1.4.3 Đặc điểm và chức năng các quy trình.....................................................................18 1.4.3.1 Bể tách béo...........................................................................................................................18 1.4.3.2 Bể tiếp nhận..........................................................................................................................18 1.4.3.3 Bể điều hòa...........................................................................................................................18 1.4.3.4 Bồn tạo bông........................................................................................................................19 1.4.3.5 Bể tuyển nổi DAF.................................................................................................................20 1.4.3.6 Mương oxy hóa.....................................................................................................................22 1.4.3.7 Bể lắng.................................................................................................................................25 1.4.3.8 Bể chứa bùn..........................................................................................................................25 1.4.3.9 Máy ép bùn...........................................................................................................................26 1.4.3.10 Bồn lọc...............................................................................................................................26 1.4.3.11 Bể khử trùng.......................................................................................................................26 Chương 2........................................................................................................................... 28 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH............................................................................................28 2.1 Diễn biến pH của nước thải 2012 – 2013...................................................................28 2.2 Diễn biến chất lượng BOD5 của nước thải 2012 – 2013.......................................29 2.3 Diễn biến chất lượng COD của nước thải 2012 – 2013.............................................30 2.4 Diễn biến chất lượng TSS của nước thải 2012 – 2013..........................................32 2.5 Diễn biến chất lượng nước thải giai đoạn 2012 – 2013 đối với các chỉ tiêu khác 33 2.6 Tổng kết quá trình xử lý của HTXLNT trong năm 2012 – 2013.........................35 2.6.1 Đánh giá chung kết quả chất lượng nước thải................................................35 2.6.2 Các trục trặc thường gặp trong HTXLNT........................................................37 2.7 Nhận xét ưu và nhược điểm của HTXLNT...............................................................38 2.7.1 Ưu điểm..................................................................................................................... 38 iii ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 2.7.2 Nhược điểm.......................................................................................................38 2.8 Kết quả điều tra phỏng vấn........................................................................................39 2.9 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HTXLNT của VH1......................40 2.9.1 Giải pháp quản lý:...................................................................................................40 2.9.1.1 Tăng cường bảo dưỡng thiết bị, nâng cao tay nghề nhân viên.................................................40 2.9.1.2 Xây dụng một hệ thống ủ phân để tận dụng bùn thải..............................................................41 2.9.1.3 Trồng thêm hàng rào cây xanh xung quanh nhà máy..............................................................42 2.9.2 Giải pháp kỹ thuật...................................................................................................42 2.9.2.1 Bố trí thêm một bể lắng sơ cấp..............................................................................................42 2.9.2.2Tăng cường xử lý bùn............................................................................................................43 2.9.2.2 Trang bị thêm hệ thống lọc bụi.............................................................................................44 Chương 3........................................................................................................................... 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................45 4.1 Kết luận....................................................................................................................... 45 4.2 Kiến nghị..................................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................47 iv ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013 Bảng 1.2: Thông số các bể xử lý trong hệ thống XLNT của VH1 Bảng 1.3: Một số thông số về mương oxy ở VH1 Bảng 1.4: Ưu và nhược điểm của hệ thống mương oxy hóa: Bảng 2.1: Bảng biến thiên pH trong năm 2012 - 2013 Bảng 2.2: Bảng biến thiên BOD5 trong năm 2012 - 2013 Bảng 2.3: Bảng biến thiên COD trong năm 2012 - 2013 Bảng 2.4: Bảng biến thiên TSS trong năm 2012 - 2013 Bảng 2.5: Bảng biến thiên các chỉ tiêu khác trong năm 2012 - 2013 DANH MỤC HÌNH v ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 Hình 1.1: Giá trị và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2006 – 2011. Hình 1.2: Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 Hình 1.3: Quy trình chế biến bột cá Hình 1.4: Quy trình xử xý nước thải Hình 1.5: Sơ đồ tạo bông Hình 1.6: Bể tuyển nổi DAF Hình 1.7: Quy trình xử lý mương oxy hóa Hình 1.8: Mương oxy hóa ở VH1 Hình 1.9 : Bể khử trùng Hình 2.1: Biểu đồ pH trong giai đoạn 2012 – 2013 Hình 2.2: Biểu đồ BOD5 trong giai đoạn 2012 – 2013 Hình 2.3: Biểu đồ COD trong giai đoạn 2012 – 2013 Hình 2.4: Biểu đồ TSS trong giai đoạn 2012 – 2013 Hình 2.5: Biểu đồ các chỉ tiêu khác trong giai đoạn 2012 – 2013 Hình 2.6: Biểu đồ phân tích chất lượng nước thải trong giai đoạn 2012 – 2013 vi ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBTS: Chế biến thủy sản ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải KCN: Khu công nghiệp VH1: Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 vii ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy là một quốc gia có diện tích nhỏ nhưng Việt Nam được biết đến với mạng lưới sông ngòi chằn chịt và vùng bờ biển dài và rộng. Đây là quốc gia có chiều dài đường bờ biển dài hơn 3200 km, vùng mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi và đầm phá, đặc biệt có hơn 2000 loài thủy hải sải phong phú đa dạng. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp thủy sản và hiện nay đây là ngành kinh tế mũi nhọn, phần phần vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Hiện nay, Việt Nam có gần 300 khu công nghiệp (KCN) và hơn 900 cụm công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có gần một nửa hoạt động trên ngành nghề thủy sản. Với diện tích đất ngập nước nội địa và ven biển gần 10 triệu ha, hoạt động chế biến thủy sản (CBTS) sẽ là một ngành nghề mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trong đó, phải kể đến hoạt động nuôi trồng và CBTS tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL với diện tích nước dồi dào do được cung cấp nước từ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Hậu, sông MeKong, … là một ưu thế lớn trong việc phát triển ngành nghề thủy sản. Không những vậy, mỗi năm ĐBSCL đều có định kỳ ngập nước 3 tháng (tháng 7, tháng 8, tháng 9), đều này giúp gia tăng thêm sản lượng từ việc đánh bắt thay vì chỉ nuôi trồng như hiện nay. Đây là khu vực đi đầu trong lĩnh vực chế biến cá basa, cá tra xuất khẩu của cả nước, hay mới nhất là ngành công nghiệp sản xuất phụ phẩm cá mà nhiều khu công nghiệp đang áp dụng nhằm gia tăng lợi nhuận và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Với tiềm năng thủy sản to lớn, ngành công nghiệp thủy sản luôn chiếm tỷ trọng quan trọng trong ngành kinh tế cả nước. Song song với những lợi ích đạt được từ hoạt động khai thác tiềm năng thủy sản, việc chế biến thủy hải sản lại tạo ra một lương chất thải khó xử lý. Nước thải thủy sản chứa hàm lượng chất hữu cơ cao và mầm bệnh là một nguồn ô 1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 nhiễm dễ lây lan khó kiểm soát và xử lý. Vì vậy, đối với mỗi cơ sở hoạt động trên ngành công nghiệp thủy sản cần có những công nghệ để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, các khu công nghiệp hiện nay đều lơ là trong việc xử lý nước thải thủy sản trước khi thải ra môi trường. Hiện nay, ĐBSCL có 75% cụm công nghiệp và 85% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) tập trung. Trung bình mỗi năm, các KCN, cụm công nghiệp thải ra gần 50 triệu m 3 nước thải ra môi trường. Ước tính trên cả nước, Tỷ lệ nước thải ra môi trường không qua xử lý chiếm đến 70%. Vì vậy, việc trang bị một HTXLNT để đảm bảo một môi trường sạch là điều cần thiết của mỗi cơ sở. Ở tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều công ty hoạt động trên ngành nghề thủy sản, công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 (VH1) là một trong những công ty đi đầu trong hoạt động thủy sản ở đây. VH1 kinh doanh trên ngành nghề chế biến bột cá, công ty còn được trang bị HTXLNT để đáp ứng về chất lượng nước thải đầu ra trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, để đánh giá đúng hơn về chất lượng xử lý của hệ thống xử lý nước thải ở VH1 cần có quá trình theo dõi trong một khoảng thời gian.Vì vậy đề tài sẽ dựa trên số liệu 2 năm để đánh giá và đưa ra kết luận, đó là lý do chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải ở công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp. II. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải theo QCVN 11:2008/BTNMT về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến công nghệ để tăng hiệu quả xử lý và giảm thiểu sự ảnh hưởng của VH1 đối với môi trường. III. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1. - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống xử lý nước thải tại VH1 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 IV. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu về các nguồn gây ô nhiễm: từ nguyên liệu (đầu cá, da, mỡ cá …), từ khâu sản xuất, vận chuyển. - Tìm hiểu từng chức năng của các bể trong quy trình XLNT. - Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tại công ty. - Lập phiếu điều tra, khảo sát người dân về mức độ ảnh hưởng của VH1 đối với môi trường. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu Thu thập các số liệu về công ty và hệ thống xử lý nước thải từ các bài báo cáo hằng năm của công ty, kết quả đo đạc mỗi năm, sách và các website thống kê, … Tổng hợp và phân loại các số liệu đó. 2.2 Phương pháp khảo sát thực tế Tham gia hoạt động khảo sát hệ thống xử lý nước thải phục vụ cho đề tài nghiên cứu qua việc: chụp ảnh, ghi chép các lỗi thường gặp trong vận hành… Theo dõi nước thải qua màu sắc và các trạng thái biến đổi. 1.4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các phần mềm để tính toán và xử lý số liệu: Excel 2007, GIS, … 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 Chương 1 TỔNG QUAN I.1 Tổng quan về ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam I.1.1 Tình hình ngành thủy sản Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ sản xuất và nuôi trồng thủy sản cao nhất trẹn thế giới. Với vùng bờ biển rộng lớn, Việt Nam chú trọng vào việc khai thác thủy sản và hiện nay đang một đối thủ đáng gờm đối với các nước trên thế giới. Bờ biển Việt Nam thuộc ngư trường trung tây Thái Bình Dương có nguồn thủy hải sản đa dạng, phong phú có trữ lượng vào khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Đây là vùng bờ biển được đánh giá là một trong những ngư trường có trữ lượng cao trong vùng biển quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam có điều kiện mưa nhiều nên đã tạo ra có nhiều con sông lớn nhỏ đan xen nhau, ước tính cả nước có 2360 con sông và kênh lớn nhỏ với tổng diện tích lưu vực trên cả nước hơn 1 triệu km 2. Đây là một ưu thế cho việc Nam trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, góp phần vào việc khẳng định ưu thế của thủy sản Việt Nam so với thị trường quốc tế. Ngành công nghiệp thủy sản là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) của cả nước. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như thế, Việt Nam đã đầu tư vào ngành thủy sản và đạt được nhiều lợi ích. Hiện nay, Sản lượng thủy sản của nước ta tăng mạnh và chiếm ưu thế cao so với các hoạt động đánh bắt. Trong năm 2013, sản lượng thủy sản đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm trước, diện tích đất thủy sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012. Diện tích đất thủy sản có giảm so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách cả nước thông qua các hoạt động xuất khẩu, qua đó tạo thêm công việc cho người dân. Bảng 1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013. Năm Tỷ USD % 2006 3.36 22.6 2007 3.76 12.1 2008 4.51 19.9 2009 4.25 -5.7 4 2010 5.02 18 2011 6.11 21.8 2012 6.2 -0.4 2013 6.7 10.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2013) Thủy sản luôn là một trong những ngành nghề chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Kể từ lúc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan. Cụ thể từ thời điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản nước ta đạt 3,4 tỷ USD, đến năm 2013 con số này là 6,7 tỷ USD vượt xa mục tiêu 6,5 tỷ USD đặt ra vào năm 2012. Hình 1.1: Giá trị và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2006 – 2011. Năm 2013, dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết nhưng ngành thủy sản nước ta vẫn tăng trưởng mạnh. Sản lượng thủy sản của nước ta được xuất khẩu ra 30 quốc gia, trong đó thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Mỹ ( chiếm 21,89% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản). Trong 2013, xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, và đã vượt xa mục tiêu 6,5 tỷ USD mà năm 2012 (6,2 tỷ USD) chưa thực hiện được. Với mức tăng trưởng 10,7%, ngành thủy sản góp vai trò to lớn vào nền kinh tế của cả nước. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, các vùng trong nước đang đầu tư phát triển ngành nghề này trong đó ĐBSCL vẫn đóng vai trò chủ yếu. 5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 1.1.2 Tác động của ngành công nghiệp thủy sản đối với môi trường: Với những điều kiện thuận lợi, nguồn tài nguyên dồi dào, ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển mạnh, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước. Song song với những lợi ích to lớn đó, công nghiệp thủy sản còn có những tác động tiêu cực của nó, thủy sản là một trong những nguồn đe dọa đến môi trường vì các thành phần của chúng. Ở Việt Nam, các cơ sơ khai thác và CBTS mọc ra ngày càng nhiều mà ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của thủy sản đến môi trường. Theo tổng cục thủy sản (năm 2013), hiện nay cả nước có 576 nhà máy chế biến thủy hải sản với quy mô lớn nhỏ khác nhau, nếu mỗi cơ sở đều thải ra môi trường mà không qua xử lý thì đây sẽ một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng. Việc CBTS của các cơ sở không gây ô nhiễm môi trường mà chính là lượng thải ra từ sau quá trình chế biến mới là nguồn gây ô nhiễm. Ô nhiễm của ngành CBTS bắt nguồn từ 3 quá trình chính: chất thải rắn, khí thải, nước thải. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất là nước thải. 1.1.2.1 Chất thải rắn Chất thải rắn từ quá trình CBTS chủ yếu sinh ra từ công đoạn sơ chế sản phẩm và khâu tiếp nhận nguyên liệu. Thành phần của rác thủy sản bao gồm các chất hữu cơ giàu lipit và các chất dinh dưỡng. Bản thân chất thải rắn không gây ô nhiễm môi trường nếu được xử lý kịp thời và hiệu quả. Vì chứa nhiều thành phần hữu cơ nên khi lưu trên mặt đất một thời gian sẽ bị phân hủy nhanh gây mùi khó chịu và ô nhiễm không khí. Không những thế, chất thải rắn khi ngấm xuống đất sẽ làm ô nhiễm tầng nước ngầm, tạo điều kiện phát sinh cho các loài vi khuẩn gây bệnh, có thể gây ra dịch bệnh. Hiện nay, hầu hết các cơ sở CBTS đều thực hiện các biện pháp thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn. Điều này sẽ rất tốt cho việc tái sử dụng, đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm thải bỏ. Phế liệu thủy sản được gom lại đưa ra khỏi khu vực sản xuất hoặc sử dụng làm nguồn nguyên liệu (phụ phẩm thủy sản) cho việc sản xuất phục vụ cho các mục đích khác: như chế biến bột cá chăn nuôi, thức ăn gia súc, phân bón … Vì vậy, chất thải rắn không phải là mối quan tâm đối với các doanh nghiệp CBTS nhưng cũng cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để có thể duy trì và phát huy toàn diện tác dụng của nguồn phụ phẩm thủy sản. 1.1.2.2 Khí thải: 6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 Trong quá trình CBTS, ngoài chất thải rắn, khí thải cũng là một ngu6o2n gây ô nhiễm đối với môi trường. Thành phần của khí thải bao gồm: SO 2, CO2, NH3,…Khí thải trong quá trình CBTS bắt nguồn từ các công đoạn sấy khô và làm bột cá. Hiện nay, các nhà máy CBTS sử dụng nhiều thiết bị lạnh để bảo quản, điều này sẽ sản sinh ra các hơi độc như NH3, CFC…. Khí thải phát sinh từ các quá trình trên sẽ làm ô nhiễm không khí xung quanh ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của công nhân. Hơn nữa, khu vực CBTS thường không thông thoáng và có độ ẩm cao để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động làm việc tại đây. Ngoài tác động của khí thải, khi làm việc với các thiết bị gây nhiều âm thanh như: máy cấp đông, máy nghiền, máy lạnh, … sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn, tuy nhiên không gây nghiêm trọng và chỉ mang tính cục bộ. 1.1.2.3 Nước thải * Tác động của nước thải đối với môi trường: Nước thải trong quá trình CBTS chiếm hơn 85% lượng nước thải, bắt nguồn từ các quá trình: rửa nguyên liệu, rửa sản phẩm, vệ sinh thiết bị, nước thải sinh hoạt, … Nước thải thủy sản có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ lớn như: protit, acid amin tự do, chất hữu cơ chứ nitơ. Đây là loại nước thải có màu đục và dễ bị phân hủy sinh học. Trong thành phần của nước thải thủy sản chứa các mảnh vụn cá, đầu cá, vây cá, … đều tập trung ở giai đoạn xử lý nguyên liệu. Ngoài ra còn có mỡ cá, chất nhờn rất khó lắng và dễ lây lan khí tiếp với môi trường nước như sông, hồ,… Nước thải CBTS thường chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng tạo nên độ màu, độ đục cho dòng thải. Trong quá trình phân hủy, nước thải gây mùi khó chịu và độc hại và các tạp chất khác. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu và công nghệ chế biến mà thành phần và tính chất của nước thải khác nhau. Các công nghệ CBTS đều sử dụng một lượng nước lớn để sản xuất cũng như vệ sinh các thiết bị máy móc, vì vậy lượng nước thải ra môi trường là khá lớn. * Hiện trạng xử lý nước thải thủy sản tại Việt Nam: Nước thải của các cơ sở CBTS đều chứa hàm lượng hữu cơ cao, ngoài ra còn nhiều chất rắn lơ lửng, chất gây ô nhiễm khác … Đây là nguồn dễ lây lan và cần được xử lý khi thải ra môi trường. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất thủy sản đều có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước thải thủy sản còn cao do các cơ sở chưa thực 7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 hiện nghiêm các biện pháp xử lý nước thải. Tính đến năm 2011, nước ta có khoảng 84% số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, trong đó có khoảng 240 cơ sở áp dụng phương pháp kết hợp ( cơ học, hóa lý, sinh học) vào xử lý nước thải. Tuy nhiên vẫn còn 15,92% cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải và 29% cơ sở chưa áp dụng biện pháp xử lý hiệu quả cao ( phương pháp kết hợp). I.2 Ngành nghề chế biến phụ phẩm thủy sản 1.2.1 Giới thiệu nguyên liệu sản xuất bột cá Sản xuất, chế biến cá tra là một trong những thế mạnh của nước ta, nhất là vùng ĐBSCL, góp phần to lớn vào nền kinh tế thủy sản cả nước. Trong đó, việc sản xuất ra sản phẩm thủy sản đã thừa ra một phần không nhỏ lượng phế phẩm thủy sản trong quá trình chế biến. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ để khai thác lợi ích của nguồn phế phẩm này. Phụ phẩm cá được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến bột cá phục vụ cho chăn nuôi. Đây là ngành nghề mới nhằm gia tăng lợi nhuận, gia tăng giá trị kinh tế của cá. Phế phẩm cá bao gồm: đầu, xương, vây, mỡ, … được thải ra trong quá trình chế biến được tận dụng tốì đa để sản xuất ra các dạng chế phẩm có giá trị. Điều này không những đã giải quyết được bài toán về môi trường mà còn đem lại nguồn lợi lớn cho ngành này. Hiện nay, sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam vào khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khi đưa vào chế biến xuất khẩu với định mức 2,6 kg nguyên liệu cho ra 1 kg thành phẩm. Như vậy, lượng phu phẩm từ công nghiệp chế biến cá vào khoảng 700.000 tấn/năm. Đây sẽ là nguồn lợi to lớn cho ngành công nghiệp biết tận dụng nguồn phế phẩm này (ước lượng khoảng 4000 tỷ đồng/năm). Ngành sản xuất bột tuy không không sử dụng nguyên liệu giàu hữu cơ như ngành CBTS nhưng thành phần nguyên liệu là chất dễ phân hủy, đặc biệt là dễ hưu hỏng và hôi thối nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vì vậy, phụ phẩm cá phải được sử dụng ngay hoặc dùng các biện pháp bảo quản (dùng muối, bảo quản lạnh). Nếu không được xử lý triệt để, phụ phẩm thủy sản sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí, đất, và đặc biệt là môi trường nước dễ 8 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 lây lan. Ở Việt Nam, việc chế biến, tiêu thụ phụ phẩm cá tra được thực hiện theo nhiều cách như: mô hình sản xuất dây chuyền khép kín, cơ sở thu mua phụ phẩm từ các cơ sở khác, các cơ sở quy mô nhỏ lẻ. Việc này càng gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần có những biện pháp xử lý hiệu quả để vừa mang lại giá trị kinh tế từ phụ phẩm vừa hạn chế mức độ ảnh hưởng của ngành nghề này đối với môi trường. 1.2.2 Vài nét về bột cá Phụ phẩm cá được chế biến và tinh luyện thành thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi gia súc, gia cầm,… Mặc dù nguồn dinh dưỡng trong bột cá không cao nhưng lại chứa nhiều protein hữu ích cho động vật, giúp cho động vật kích thích mau ăn chóng lớn. Chất lượng bột cá phụ thuộc vào hàm lượng protein có trong đó. Đây đều là những protein hữu ích cho động vật, góp phần làm cân bằng và đồng hóa các thành phần cấu thành acid amin. Ngoài ra, trong bột cá còn chứa các loại vitamin như: B 1, B12, B2 và các nguyên tố đa lượng (Ca, Mg, …) và vi lượng (Cu, Fe, …). Ở Việt Nam, bột cá được sử dụng cho việc chăn nuôi lợn và gia cầm. Dầu cá thành phần chủ yếu là triglyceride acid béo, glycerol, vitamin A, D, phosphate và các chất mang màu khác, ngoài ra còn có sáp Dầu cá được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: + Trong y học: Trị bệnh quáng gà, khô mắt, còi xương, tim mạch, rụng tóc … + Trong thực phẩm: làm dầu rán thực phẩm, dầu xào … + Ngoài ra dầu cá còn được dùng trong công nghệ bội trơn trong thuộc da mỹ nghệ. 1.3 Vài nét về VH1 và lĩnh vực hoạt động 1.3.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu Công ty Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1997 dưới dạng công ty tư nhân. Đến ngày 17/04/2007, công ty được cổ phần hóa và được đổi tên thành công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nằm ở QL 30, phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với vốn điều lệ hơn 600 tỷ đồng. Công ty là lựa chọn đầu tiên của nước ngoài trong việc lựa chọn các mặt hàng cá tra, cá basa và loại hàng giá trị gia tăng. Sản phẩm của Vĩnh Hoàn hiện có mặt trên 9 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 40 quốc gia trên thế giới, trong đó châu Âu và Mỹ chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu. ( nguồn: http://vinhhoanfeed.vn/Gioithieu/index.aspx?id=8) Hình 1.2: Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 Hiện nay, công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đi vào hoạt động với 5 công ty thành viên, bao gồm: - Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Hoa Kỳ): thành lập năm 2007 nằm ở số 3371, Hostetter-rd. San Jose, California 95132, Hoa Kỳ với vốn điều lệ 100% từ tập đoàn. Ngành nghề chính của công ty là nhập khẩu các sản phẩm phân phối vào thị trường Mỹ nhằm phát triển kinh doanh. - Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 (VH1): quốc lộ 30, cụm công nghiệp Thanh Bình, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp với vốn điều lệ 69,9%. Công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản, mỡ cá tra và bột cá tra. - Công ty TNHH lương thực Vĩnh Hoàn 2: thành lập tháng 07/2011 ở Ấp Tân An, xã Bình Thạnh Trung, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp với vốn điều lệ là 98,6%. Công ty hoạt động trên lĩnh vực là sản xuất gạo. 10 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 - Công ty TNHH Lương thực Vĩnh Hoàn 3: thành lập tháng 09/2011 ở khu công nghiệp Trường Xuân, ấp 4, Trường Xuân, Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp với vớn điều lệ 90%. Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất gạo - Công ty cổ phần Vình Hoàn Collagen 5: thành lập tháng 12/2011 ở quốc lộ 30, phường 11, TP Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp với vốn điều lệ là 85%. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất Collagen và Genlatin từ da cá. Hệ thống công ty Vĩnh Hoàn tuy hoạt động rộng trên lĩnh vực sản xuất lương thực thực phẩm, tuy nhiên thế mạnh của công ty vẫn là xuất nhập khẩu thủy sản. Trong 5 công ty thành viên, VH1 được xây dựng và hoạt động trên lĩnh vực chế biến phụ phẩm thủy sản. Công ty với mục tiêu chính là chủ động kiểm soát được sản lượng và chất lượng nguyên liệu, nâng cao giá trị gia tăng phế phẩm từ nhà máy chế biến. Ngành nghề chính của công ty là sản xuất thức ăn thủy sản, bột cá tra và mỡ cá basa từ phụ phẩm cá, qua đó làm gia tăng giá trị kinh tế của cá tra, cá basa. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho người nuôi những loại thức ăn tốt nhất theo đúng mục tiêu chiến lược “cá tốt ao sạch”, năm 2008 VH1 đã đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn viên với công suất 60.000 tấn/năm, với những máy móc hiện đại, quy trình sản xuất được khép kín vào được kiểm tra nghiêm ngặt. Ngoài ra để gia tăng giá trị phế phẩm từ nhà máy chế biến, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất bột cá và mỡ cá chất lượng cao nhằm cung cấp sản phẩm cho ngành chăn nuôi gia súc. 1.3.2 Quy trình chế biến bột cá 11 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 Phụ phẩm tươi Chặt Bồn chứa Nấu Ly tâm 1 DẦU THÔ Ép BỒN DẦU TINH Sấy   Làm nguội BỒN NƯỚC ÉP Hình 1.3: Quy trình chế biến bột cá Sau khi vận chuyển phế phẩm từXương công ty CP Vĩnh Hoàn về VH1, các phế phẩm Ly tâm được tập trung để sơ chế loại ra bong bóng và bao tử rồi được chuyển vào hố nạp liệu. Tại đây vít tải sẽ chuyển chuyển phụ phẩm lên máy chặt để chặt nhuyễn vụn đầu và xương cá để giúp cho quá trình tiếp theo được nhanh chóng hơn. Sau khi xử lý Sấy cácchân tạp không chất, phụ Nghiền phẩm được chặt nhuyễn sẽ được đưa vào bồn chứa tạm trước khi đưa vào máy nấu khi Nước ép nước đang sôi. Tại máy nấu, phụ phẩm được nấu ở 95 0C – 1100C trong thời gian nấu 2 - 3 phút đến khiBồn cóchứa mùithành thơmphẩm của cá chín. Sau khi được nấu chín, phụ phẩm sẽ được đưa vào DỊCH CÁ máy ép để tách ra thành nước và bã. Thành phẩm bột cá Thành phẩm mỡ cá 12 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 1 Nước ép sau khi được tách ra ở quá trình ép được chứa trong bồn tạm ở nhiệt độ 800C – 1000C trước khi được đưa vào 2 bồn nước ép chính. Nước ép sau đó được đưa vào máy quay ly tâm. Tại đây, nước cá sẽ được tách ra thành 2 phần chính là dịch cá và mỡ cá thô. Mỡ thô sau khi tách ở nhiệt độ 60 - 100 0C, được hoàn lưu và chuyển sang bồn dầu tinh cho cả 2 dây chuyền. Tại đây, sử dụng phương pháp sấy chân không nhằm loại bỏ hơi nước; phần còn lại là thành phẩm mỡ cá sẽ chuyển vào bồn chứa tạm, lắng cặn bã trước khi đưa vào bồn dự trữ. Phần còn lại dịch cá và nước rửa không được sử dụng sẽ được đưa đến hệ thống xử lý nước thải để xử lý và thải ra môi trường. Bã cá sau xử lý được đưa vào máy sấy ở nhiệt độ 60 0C – 900C. Sau đó được đưa đến bồn làm nguội trong 3 – 15 phút để ổn định trước khi được đưa vào máy ly tâm để tách xương to, xương nhỏ... Bã cá trong máy ly tâm 200 vòng/phút trong 2 – 3 phút đến khi không còn nước chảy ra từ vòi thoát nước của máy. Tại công đoạn này, bã được trộn rời ra từng mảnh nhỏ để được đưa đến máy nghiền để nghiền thành bột cá. Trong máy nghiền, có trang bị lưới đường kính lỗ 3mm, với phần trên lưới phần lớn là xương, vẩy có thể bỏ đi. Phần bột cá sau khi được nghiền được làm nguội và đóng bao để đem ra cung cấp cho thị trường. Nhận xét: Như vậy, công nghệ chế biến bột cá cho ra 2 thành phẩm là bột cá và mỡ cá. Trong quá trình chế biến, có 3 giai đoạn đưa ra lượng thải cần xử lý là - Lượng bã cá dư ra trong quá trình sơ chế nước ép sau khi được lắng ở bồn chứa thành phẩm và dịch cá sau quá trình ly tâm sẽ được thu gom đưa đến công đoạn khác để xử lý. - Ở giai đoạn chế biến thành phẩm bột cá, xương cá sau quá trình ly tâm sẽ đưa đến máy nghiền, phần xương cá và vẩy không được sử dụng sẽ được lọc lại và thu gom đưa đến HTXLNT trước khi thải ra ngoài. - Ngoài ra, còn một lượng lớn nước thải từ việc rửa các thiết bị máy móc sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý trước khi thải. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan